Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020)

TÓM TẮT

Trong giai đoạn 2012 – 2020, bất chấp sự thay đổi đảng phái cầm quyền ở Mỹ,

quan hệ Việt Nam – Hoa trên lĩnh vực an ninh – quân sự đã có những bước phát

triển hết sức quan trọng và đạt được nhiều thành tựu như: đối thoại quốc phòng,

nâng cao năng lực Cảnh sát biển Việt Nam, hợp tác an ninh hàng hải, tăng cường

các chuyến thăm của tàu chiến Mỹ đến Việt Nam, khắc phục hậu quả chiến

tranh . Đặc biệt nhất là sự kiện Mỹ xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát

thương đối với Việt Nam (23/5/2016) và việc Việt Nam lần đầu tiên tham gia cuộc

tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) (27/6 - 2/08/2018) đã cho thấy mối

quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã thực sự bình thường hóa hoàn toàn. Trong nghiên

cứu này, chúng tôi phân tích các thành tựu trong quan hệ an ninh – quân sự Việt

Nam – Mỹ từ năm 2012 đến năm 2020. Từ đó, rút ra một số nhận xét về quan hệ

Việt Nam – Mỹ trên lĩnh vực an ninh quân sự trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền

trên Biển Đông đang có những diễn biến phức tạp hiện nay

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020) trang 1

Trang 1

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020) trang 2

Trang 2

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020) trang 3

Trang 3

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020) trang 4

Trang 4

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020) trang 5

Trang 5

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020) trang 6

Trang 6

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020) trang 7

Trang 7

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020) trang 8

Trang 8

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020) trang 9

Trang 9

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 2460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020)

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực An ninh & Quân sự (2012-2020)
; ủng hộ việc tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước; (4) kêu gọi 
thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và 
sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có tính ràng buộc về 
mặt pháp lý. Hai bên cũng kêu gọi tất cả các bên yêu sách ở Biển Đông làm rõ và thực 
thi những yêu sách hàng hải của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, như được phản 
ánh trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, và thực hiện một cách thiện chí 
những trách nhiệm pháp lý quốc tế của mình trong quá trình quản lý và giải quyết 
tranh chấp. (5) thảo luận và hoan nghênh các sáng kiến nhằm duy trì hòa bình và thúc 
đẩy hợp tác phát triển tại Ấn Độ Dương – TBD, ủng hộ ASEAN đóng vai trò to lớn hơn 
trong ứng phó với các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống ở khu vực, làm 
sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ - ASEAN trên cơ sở các nguyên tắc 
nêu trong Tuyên bố Sunnylands 2016(1). 
 Có thể nói, chuyến thăm của Tổng thống D.Trump đến Hà Nội, tuy chỉ là 
chuyến thăm sau khi dự Hội nghị APEC năm 2017, song đặt trong bối cảnh tình hình 
châu Á - TBD có nhiều diễn biến hết sức phức tạp thì việc lựa chọn Việt Nam là nước 
đầu tiên ở Đông Nam Á cho chuyến thăm chính thức sau khi nhậm chức của Tổng 
thống D.Trump là một việc làm cho thấy sức ảnh hưởng cũng như vai trò của Việt 
Nam đối với Hoa Kỳ ngày càng lớn; do vậy, đây là một sự kiện đặc biệt quan trọng đối 
với quan hệ hai nước. Đây cũng là cơ sở để thấy rằng, trong nhiệm kỳ của mình, Tổng 
thống D.Trump sẽ tiếp tục xem Việt Nam là một nhân tố không thể thiếu trong chiến 
lược của mình ở khu vực châu Á - TBD, đặc biệt là vấn đề kiềm chế sự bành trướng và 
các hành động gây hấn ở Biển Đông của Trung Quốc, ảnh hưởng đến quyền lợi cũng 
như vị thế của Hoa Kỳ tại khu vực này. 
 Tiếp sau đó, trong Tuyên bố chung vào tháng 11 năm 2017, Tổng thống Mỹ 
D.Trump và Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã tuyên bố Tầm nhìn chung về 
tương lai của một khu vực Ấn Độ Dương - TBD tự do và rộng mở, hai bên khẳng định 
dựa trên cam kết chung để tăng cường hợp tác quốc phòng và quyết tâm chung để xử 
lý các thách thức an ninh khu vực. 
(1) Nguyễn Thúy Quỳnh (2017), Những nét chính trong tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ, 
Châu Mỹ ngày nay, số 11 (236) 
 99 
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực an ninh - quân sự (2012 - 2020) 
 Tầm nhìn chung này tiếp tục được củng cố bởi các chuyến thăm Việt Nam của 
Bộ trưởng Quốc phòng J.Mattis vào tháng 1/2018, chuyến thăm thứ hai từ ngày 16 - 
17/10/2018 chỉ trong vòng một năm cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng trong hợp 
tác về quốc phòng, an ninh giữa hai nước. Trọng tâm chuyến thăm này là khu xử lý 
chất độc da cam dioxin - nơi quân đội Mỹ chứa chất diệt cỏ trong thời kỳ chiến tranh. 
Việc làm này nhằm tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ trong việc đóng góp cho hoạt 
động tẩy rửa dioxin - một bước quan trọng nữa trong việc xử lý các hậu quả chiến 
tranh để lại. Ngoài ra, phía Mỹ cũng kỳ vọng đẩy mạnh hơn hợp tác quốc phòng song 
phương, trong đó có việc thường xuyên thực hiện nhiều chuyến thăm hải quân 
hơn. Những chuyến thăm này đã khẳng định cam kết của Tổng thống Trump và các 
nhà lãnh đạo Việt Nam đối với Kế hoạch Hành động về Hợp tác Quốc phòng mới, kéo 
dài ba năm, từ năm 2018 đến 2020. 
 Một minh chứng nữa cho sự phát triển quan hệ an ninh - quân sự Việt Nam - 
Hoa Kỳ là vào tháng 3 năm 2018, tàu sân bay USS Carl Vinson đã tới Đà Nẵng trong 
một chuyến thăm lịch sử kéo dài bốn ngày. USS Carl Vinson là tàu sân bay đầu tiên 
của Hoa Kỳ ghé thăm Việt Nam sau Chiến tranh Việt Nam, và cùng với hai tàu chiến 
cùng 6.000 binh sĩ đi kèm, tạo nên sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam 
kể từ thời điểm đó(1). Điều quan trọng hơn, chuyến thăm cũng cho thấy hai nước đã 
cảm thấy “thoải mái” hơn 8 năm trước (trong cuộc ghé thăm của tàu USS George 
Washington neo ngoài khơi Đà Nẵng) khi tiến hành các hoạt động hợp tác quốc phòng 
cấp cao, quy mô lớn. Đây là một kết quả tự nhiên nhưng không hề dễ dàng có được từ 
nỗ lực liên tục của hai bên nhằm vun đắp cho quan hệ quốc phòng song phương trong 
suốt 10 năm qua. Chuyến thăm trên cũng có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ chiến 
lược quốc phòng tại khu vực châu Á - TBD của Hoa Kỳ. 
 Tiếp đó, từ 27/6 đến 2/08/2018, Việt Nam lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận 
Vành đai TBD (RIMPAC)(2), sau khi tham dự với tư cách quan sát viên vào các năm 
2012 và 2016. Trước đó, Việt Nam đã từng được mời làm quan sát viên cuộc tập trận 
RIMPAC 2012, năm đó, Việt Nam cử 6 sĩ quan đến quan sát hoạt động diễn tập quân y 
trong khuôn khổ cuộc tập trận này. Việc Mỹ mời Việt Nam tham gia RIMPAC là một 
bước phát triển mới trong quan hệ quân sự giữa hai quốc gia. 
 Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng quan hệ Việt - Mỹ trên lĩnh 
vực an ninh quân sự vẫn tồn tại những rào cản và thách thức. Cho đến hiện nay, nhân 
( 1 ) US and Vietnam Need to Build on Momentum of Carrier Visit” tại 
https://www.iseas.edu.sg/medias/commentaries /item/7080-us-and-vietnam-need-to-build-on-
momentum-of-carrier-visit-by-le-hong-hiep 
(2) RIMPAC là chương trình tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới, do Hoa Kỳ cùng các 
đồng minh và đối tác tổ chức hai năm một lần xung quanh quần đảo Hawaii và Nam 
California, quy tụ hải quân của 26 quốc gia, huy động 47 chiến hạm, 5 tàu ngầm, 18 lực lượng 
đổ bộ, hơn 200 máy bay và 25.000 binh sĩ. 
 100 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
quyền vẫn luôn luôn là vấn đề mà Hoa Kỳ lấy làm lý do để gây trở ngại trong việc hợp 
tác với Việt Nam. Hợp tác quốc phòng và an ninh - mặc dù có những bước tiến ấn 
tượng - vẫn chưa được như kỳ vọng của Mỹ. Kể từ khi dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát 
thương, Việt Nam đã không thực hiện bất kỳ hoạt động mua vũ khí nào do Mỹ sản 
xuất. Vì hơn 80% thiết bị quân sự của Việt Nam là từ Nga, nên sẽ là một thách thức 
đáng kể nếu đưa vũ khí của Mỹ vào các hệ thống hiện có(1). Ngoài ra, vũ khí và thiết bị 
do Nga sản xuất được coi là rẻ hơn so với các đối tác Mỹ. Một trở ngại khác là vị thế 
của Việt Nam theo Đạo luật trừng phạt chống đối thủ của Mỹ năm 2017, theo đó Hoa 
Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nước mua vũ khí và thiết bị quân sự từ 
Nga. Mặc dù cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ J.Mattis đã đề nghị Quốc hội miễn trừ 
trách nhiệm đối với Việt Nam nhưng quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra. 
 Trong Sách trắng quốc phòng năm 2019, Việt Nam một lần nữa kiên trì nguyên 
tắc “Ba không”(2) nhưng cũng đồng thời chủ trương tăng cường và mở rộng hợp tác 
quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách 
thức an ninh chung. Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, 
Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với 
mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh 
thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có 
lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế(3). Đây là lần đầu tiên Việt Nam 
dành chỗ cho việc giải thích nguyên tắc “ba không” của mình, điều này sẽ mở đường 
cho Việt Nam làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ. 
4. KẾT LUẬN 
 Trải qua 8 năm cầm quyền với hai đời tổng thống B.Obama (Đảng Dân chủ, 
nhiệm kỳ thứ hai, 2012 – 2016) và D.Trump (Đảng Cộng hòa, 2017 – 2020), trên tinh 
thần tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng sự khác 
biệt về thể chế chính trị, Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực tăng cường đối thoại, thúc 
đẩy hợp tác, không ngừng củng cố lòng tin giữa hai quốc gia đã từng là cựu thù. Trên 
lĩnh vực hợp tác an ninh - quân sự, kế thừa và tiếp nối những kết quả của các đời tổng 
thống trước, chính quyền của Tổng thống B.Obama và của Tổng thống D.Trump đã có 
nhiều chính sách và hành động nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ với Việt Nam trên 
(1) Will We See a US-Vietnam Strategic Partnership? tại https://thediplomat.com/2020/07/will-
we-see-a-us-vietnam-strategic-partnership/ 
(2) Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không 
cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; 
không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế 
(3) Bộ Quốc phòng (2019), Quốc phòng Việt Nam 2019, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 
tr.25. 
 101 
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực an ninh - quân sự (2012 - 2020) 
lĩnh vực vốn hết sức nhạy cảm này. Những rào cản trong quan hệ an ninh quân sự Việt 
Nam – Hoa Kỳ đã được gỡ bỏ bằng việc Mỹ bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát 
thương đối với Việt Nam, đây là một dấu ấn đậm nét và chưa từng có tiền lệ trong 
quan hệ giữa hai nước. Từ đó, các hoạt động hợp tác trên lĩnh vực an ninh quân sự 
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ như đối thoại quốc phòng, nâng cao năng lực Cảnh sát biển 
Việt Nam, hợp tác an ninh hàng hải, tăng cường các chuyến thăm của tàu chiến Mỹ 
đến Việt Nam, khắc phục hậu quả chiến tranh ngày càng được chú trọng, thực chất và 
sâu sắc hơn. Đó chính là minh chứng rõ ràng, sống động của sự đúng đắn trong chính 
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cũng là một bộ phận quan trọng 
trong chính sách quay trở lại châu Á của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế và ngăn chặn sự trỗi 
dậy và bành trướng của Trung Quốc. Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng gia 
tăng các hoạt động phi pháp nhằm chiếm trọn Biển Đông, ảnh hưởng xấu đến an ninh 
khu vực thì việc tăng cường hợp tác an ninh - quân sự với Hoa Kỳ - siêu cường số một 
thế giới - là điều cần thiết đối với Việt Nam. Kết quả của việc tăng cường quan hệ an 
ninh - quân sự với Hoa Kỳ sẽ góp phần nâng cao năng lực cho Việt Nam trong việc giữ 
vững toàn vẹn lãnh hải, lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc trên Biển Đông hiện nay./. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ Quốc phòng (2019). Quốc phòng Việt Nam 2019, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 
[2]. Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ 2017 tại https://vietnamnet.vn/vn/thoi-
 su/quoc-phong/doi-thoai-chinh-sach-quoc-phong-viet-nam-hoa-ky-2017-405518.html, ngày 
 truy cập: 22/8/2020. 
[3]. Le Thu Huong (2017). US-Vietnam relations under President Trump, Lowy Institute for 
 International Policy. 
[4]. Improving Maritime Security in Southeast Asia, website:  
 /a/improving-maritime-security-in-southeast-sia/1816357/html, ngày truy cập: 19/7/2020. 
[5]. Rishi Iyengar (2016). US Will Lift Embargo on Arms Sales to Vietnam, President Obama 
 Announces, The Time, Website: 
 lifted-hanoi-us-war/, ngày truy cập: 17/7/2020 . 
[6]. John Kerry (2013). Remarks to Ho Chi Minh City Business Community and Fulbright 
 Economic Teaching Program Participants, Ho Chi Minh City, Vietnam, Website: 
 https://2009-2017.state.gov/secretary /remarks/2013/12/218721.htm, ngày truy cập: 
 12/8/2020. 
[7]. Nguyễn Thúy Quỳnh (2017). Những nét chính trong tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ, 
 Châu Mỹ ngày nay, số 11 (236). 
[8]. Huong Le Thu (2016). The Bilateral and Regional Significance of Obama’s Visit in Vietnam, 
 CSIS PacNet, No 48 , Website: https://www.csis.org/analysis/pacnet-48-bilateral-and-
 regional-significa...’s-visit-vietnam, ngày truy cập: 18/7/2020. 
 102 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
[9]. Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Đức Toàn (2015). Hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ về quốc phòng và 
 giải quyết vấn đề “di sản” chiến tranh Việt Nam (1995 - 2015), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “20 
 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: thành tựu và triển vọng “(1995 - 2015), Huế. 
[10]. Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn 
 Sang, Website: 
 nam-hoa-ky-nhan-chuyen-tham-hoa-ky-cua-chu-tich-nuoc-truong-tan, ngày truy cập: 
 21/8/2020. 
[11]. US Delivers Six Patrol Vessels to Vietnam in Defense Boost, Website: 
 https://thediplomat.com/2017/05/us-delivers-six-patrol-vessels-to-vietnam-in-defense-
 boost/, ngày truy cập: 25/8/2020. 
[12]. US and Vietnam Need to Build on Momentum of Carrier Visit, Website: 
 https://www.iseas.edu.sg/medias/commentaries /item/7080-us-and-vietnam-need-to-build-
 on-momentum-of-carrier-visit-by-le-hong-hiep, ngày truy cập: 27/8/2020. 
[13]. Phạm Thị Yên (2017). Quan hệ Việt - Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump: vấn đề và 
 triển vọng, Châu Mỹ ngày nay, số 9 (234). 
[14]. Will We See a US-Vietnam Strategic Partnership?, 
 Website: https://thediplomat.com/2020/07/will-we-see-a-us-vietnam-strategic-partnership/, 
 ngày truy cập: 19/8/2020. 
 VIETNAM – THE UNITED STATES RELATONS 
 IN MILITARY AND SECURITY FIELD (2012 – 2020) 
 Duong Quang Hiep1, Nguyen Thi Thong2 
 1 University of Sciences, Hue University 
 2 Hoang Hoa Tham High School, Gia Lai Province 
 Email: dqhiep@hueuni.edu.vn, tuanhaidogo@gmail.com 
 ABSTRACT 
 In the period 2012 - 2020, Vietnam – U.S relations in security - military field have 
 made significant achievements in spite of changing ruling party. These 
 achievements include defense dialogues, capacity building of the Vietnam’s Coast 
 Guard, maritime security cooperation, visits of American warships to Vietnam, 
 overcoming the consequences of war. That the US complete removal of the ban 
 on lethal weapons against Vietnam (23/5/2016) and Vietnam's first participation in 
 the exercise of the Pacific Rim (RIMPAC) (from June 27 to August 2, 2018) marked 
 as complete normalization of Vietnam – U.S relationship and a milestone in the 
 two countries military and security relations. This study analyzes the achievements 
 103 
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực an ninh - quân sự (2012 - 2020) 
 in Vietnam – U.S security-military relations from 2012 to 2020 and based on which 
 result draws some comments on Vietnam - US relations in the field of military - 
 security in the context of disputes in the South China Sea getting more and more 
 complicated 
 Keyword: military – security, Vietnam - The United States relations, cooporation. 
 Dương Quang Hiệp sinh ngày 28/3/1978 tại Thừa Thiên Huế. Ông nhận 
 bằng Cử nhân năm 2000 tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế và 
 bằng Thạc sĩ năm 2005 tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Năm 
 2016, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
 Hiện ông đang công tác tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại 
 học Huế. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: Lịch sử quan hệ quốc tế của Việt Nam hiện đại, Lịch 
 sử và chính sách đối ngoại Mỹ, Lịch sử, văn hóa Mỹ Latinh. 
 Nguyễn Thị Thông sinh ngày 15/11/1982 tại Gia Lai. Bà nhận bằng cử 
 nhân năm 2004 tại Trường Đại học Quy Nhơn và bằng Thạc sĩ năm 2020 
 tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Hiện bà đang công tác tại 
 trường THPT Hoàng Hoa Thám, Tp. Pleiku, Gia Lai. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: Lịch sử quan hệ quốc tế của Việt Nam hiện đại, Lịch 
 sử bang giao Việt Nam – Hoa Kỳ. 
 104 

File đính kèm:

  • pdfquan_he_viet_nam_hoa_ky_tren_linh_vuc_an_ninh_quan_su_2012_2.pdf