Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí

TÓM TẮT Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho sự ra đời và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh là di sản to lớn, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển nền báo chí cách mạng, góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc. Di sản báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là một bộ phận hữu cơ quan trọng trong toàn bộ di sản tư tưởng cách mạng của Người. Người làm báo là để làm cách mạng, nhưng bằng sự say mê, nhiệt thành của một trái tim cộng sản cộng với tài năng thiên bẩm và bề dày văn hóa, Hồ Chí Minh đã trở thành một nhà báo tầm vóc quốc tế, người thầy mẫu mực của nền báo chí cách mạng Việt Nam

Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí trang 1

Trang 1

Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí trang 2

Trang 2

Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí trang 3

Trang 3

Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí trang 4

Trang 4

Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí trang 5

Trang 5

Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí trang 6

Trang 6

Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí trang 7

Trang 7

Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí trang 8

Trang 8

Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí trang 9

Trang 9

Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 7440
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí

Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí
 XX, Người đã đưa bản yêu sách đến Hội nghị Versailles đòi chính phủ Pháp trả 
lại quyền tự do báo chí và tự do tư tưởng cho nhân dân Việt Nam. Sau này, Chủ tịch 
Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh về báo chí nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận 
của nhân dân trên báo chí. Người nói: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”, 
vì vậy cách viết bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, tránh dùng 
từ nước ngoài. Việc xác định đúng đối tượng phục vụ của báo chí cũng có nghĩa là nhà 
báo phải biết chọn lựa những nội dung gì nên viết, cái gì không nên viết. Viết phục vụ 
nhân dân thì nhất định phải chọn cái gì có lợi cho dân và phục vụ cách mạng. 
 Báo chí là tiếng nói của Đảng, là diễn đàn của nhân dân lao động dưới sự lãnh 
đạo của Đảng. Hồ Chí Minh còn nói: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao 
động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước 
nhà, cho hoà bình thế giới”[7]. Với tư cách là đối tượng phục vụ của báo chí cách mạng, 
nhân dân lao động không chỉ là người tiếp nhận các thông tin mà báo chí đem lại mà 
còn là người trực tiếp tham gia sáng tạo các tác phẩm báo chí. Sự đóng góp của quần 
chúng nhân dân trong hoạt động báo chí làm cho báo chí thực sự trở thành diễn đàn để 
nhân dân bày tỏ nguyện vọng, tâm tư của mình với Đảng, chế độ, điều này đã góp 
phần làm cho báo chí thực sự trở thành diễn đàn dân chủ. 
2.4. Giàu tính thời sự và chất liệu hiện thực 
 Báo chí là hoạt động tuyên truyền thông tin nên phải có tính thời sự. Toàn bộ 
tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh phản ánh theo nhiều hình thức, nhiều cấp độ khác nhau 
một cách xác thực, chân thực cuộc sống. 
 Với những bài báo trong tờ Người cùng khổ và tập Bản án chế độ thực dân Pháp, 
Nguyễn Ái Quốc là người đã bắn những phát súng lớn vào thời đại của chủ nghĩa thực 
dân làm rung chuyển và báo hiệu sự sụp đổ của chế độ này. Những bài báo trong các 
thời kỳ hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc), ở Liên Xô đều thể hiện sự kết hợp giữa 
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, những tư tưởng mới trong phương hướng 
 136 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 
giải phóng các dân tộc hiện đại. Ở chặng đường lịch sử nào, vốn sống được tích lũy ở 
Người đều rất phong phú, nắm sâu sắc những vấn đề bản chất từ khái quát đến chi tiết 
hiện thực. 
 Tờ Việt Nam độc lập do Người chỉ đạo, đảm nhiệm hoạt động tuyên truyền cách 
mạng cho thời kỳ tiền khởi nghĩa. Và sau cách mạng, từng giai đoạn, từng thời điểm 
báo chí Hồ Chí Minh đều mang ý nghĩa phát hiện và những mốc về tư tưởng có ý 
nghĩa với thời cuộc. Nhiều bài báo của Người kết hợp được tính thời sự và lâu dài. Bài 
viết về cuộc hành hình ở Lynch kể lại tội ác dã man của chủ nghĩa đế quốc vẫn mang 
tính thời sự. Các bài viết của Người trong những thời điểm hệ trọng của đất nước như 
Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quý hơn độc lập tự do, Di 
chúc mãi mãi mang khí thế, sức sống của dân tộc như những áng văn thấm vào lòng 
người sâu sắc. 
 Dù trong hoàn cảnh nào, Người tìm hiểu cuộc sống bằng nhiều phương thức, 
khi trực tiếp, khi qua thông tin báo chí... tất cả góp phần tạo cho những trang báo chí 
của Người giàu chất liệu hiện thực, chỉ đạo sát sao phong trào. 
 Báo chí Hồ Chí Minh đã phản ánh chân thực xác thực, những sự kiện lớn về 
chính trị xã hội, những vấn đề về tư tưởng đạo đức của con người qua từng giai đoạn 
cách mạng. Mặt khác, bên cạnh dòng chảy của hiện thực dù mãnh liệt sôi động hay 
thanh bình vẫn có một nhà báo luôn có ý thức tìm hiểu, phân tích và bày tỏ thái độ góp 
phần định hướng qua những sự kiện của đời sống xã hội. 
2.5. Coi trọng quyền tự do báo chí 
 Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền tự do báo chí như là một bộ 
phận rất quan trọng của quyền con người. Báo chí là diễn đàn để nhân dân thể hiện ý 
chí và nguyện vọng của mình, là thước đo tinh thần dân chủ có được của một xã hội. 
 Trong quá trình hoạt động cách mạng, Người rất chú ý và quan tâm đến hoạt 
động báo chí và quyền tự do báo chí, vừa coi đó là một “vũ khí” và phương tiện trong 
quá trình đấu tranh cách mạng, đồng thời Người còn coi đó như là một cuộc đấu tranh 
cho quyền con người. Hồ Chí Minh đã mạnh mẽ tố cáo chế độ thực dân Pháp ngăn 
cấm quyền tự do báo chí: “Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn 
luận< chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt và tối tăm vì chúng tôi không có quyền 
tự do học tập” [8]. 
 Trong tác phẩm Đông Dương và một số bài báo khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 
phê phán tình trạng mất tự do của báo chí dưới chế độ thực dân Pháp nhưng đồng thời 
cũng nêu lên những ý tưởng quan trọng về chức năng của báo chí. Báo chí dưới chế độ 
cũ phải thực hiện đúng chức năng phê phán, phê phán chế độ chính trị tàn bạo và 
khuynh hướng nô dịch hóa của bọn thực dân, phê phán trên bình diện rộng lớn nhiều 
 137 
Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí 
vấn đề kinh tế và từ đấy vạch trần những hành vi chính trị của giai cấp thống trị, bọn 
quan lại da trắng và những kẻ đồng mưu. 
 Như vậy, vấn đề tự do báo chí được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. 
Người cho rằng tự do báo chí là quyền lợi tinh thần to lớn của một dân tộc, một đất 
nước. Bởi vì báo chí là hoạt động tinh thần quan trọng của một xã hội. Đó chính là diễn 
đàn để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình, là thước đo tinh thần dân 
chủ có được của một xã hội, là gương mặt rõ nét về một trình độ văn hóa và khoa học. 
 Tự do báo chí theo Hồ Chí Minh không phải là tự do tuỳ tiện, tự do vô hạn độ 
mà báo chí được quyền tự do trong khuôn khổ mà Hiến pháp và pháp luật Việt Nam 
cho phép. Sắc lệnh về chế độ báo chí của Người một mặt khẳng định đảm bảo quyền 
tự do báo chí, tự do ngôn luận của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, mặt khác, 
quy định báo chí phải tuân thủ pháp luật để đảm bảo quyền tự do ngôn luận được sử 
dụng một cách đúng đắn. Nhà nước đã thừa nhận các quyền tự do dân chủ cho mọi 
công dân trong Hiến pháp nhưng không cho phép lợi dụng các quyền đó để xâm 
phạm lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ của tự do 
gắn với phạm vi pháp luật, với trách nhiệm và nghĩa vụ của các công dân trong xã hội. 
Người nói: “Tự do tư tưởng - Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do”. 
2.6. Bảo đảm tính trung thực 
 Trung thực là phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo và sự chân 
thật, xác thực là sức mạnh của báo chí nói chung. Nói đến báo chí phải xác định đến 
tính xác thực của hiện tượng được miêu tả, một số nhà báo phương Tây thường nhắc 
đến năm yếu tố: “Ai, Khi nào, Tại sao, ở đâu, Cái gì” khi nói đến phóng sự báo chí. 
Tính thời sự, tính xác thực, đều là những đặc điểm, tiêu chí không thể vi phạm. Vì 
người thật việc thật dù khai thác ở thể loại nào của báo chí, nhiếp ảnh, phim thời sự 
đều phải tuân theo nguyên tắc tôn trọng tính xác thực. Trong bài Ý kiến về việc làm và 
xuất bản loại sách người tốt, việc tốt, Hồ Chủ tịch đã chủ trì cuộc họp với nhiều nhà xuất 
bản và báo chí bàn về việc làm sách người tốt, việc tốt. Xác định việc lấy tấm gương 
người tốt, việc tốt để giáo dục, ngăn chặn cái xấu là có hiệu quả. Người tốt, việc tốt là 
những con người và sự việc có thực, người viết chỉ cần miêu tả đúng sự thật không cần 
tô điểm, thêu dệt đặc biệt là cấm bịa đặt. Hồ Chủ tịch căn dặn: “Viết giản dị thôi và 
phải dùng đúng sự thật, không được bịa đặt ra”[9]. 
 Tính trung thực trong viết báo của Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở chỗ, Người 
không chỉ nói cái tốt, cái thành công, mà còn nói cả cái chưa tốt, chưa thành công để 
mỗi cá nhân, tập thể nhận rõ mà khắc phục, phấn đấu tốt hơn. Người thường phê phán 
những biểu hiện nói một chiều và đôi khi thổi phồng thành tích, mà ít khi hoặc phản 
ánh không đúng mức những khó khăn, khuyết điểm của cá nhân, tập thể đó. Người 
yêu cầu: “Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. 
Nêu cái hay, cái tốt, thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy. Bộ đội 
 138 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 
và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nói lên, không cần phải bịa đặt ra”[10], song 
“nói có sách, mách có chứng”, tức là phải nói rõ “cái việc ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, 
nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả thế nào”[11]. 
2.7. Coi trọng đạo đức người làm báo 
 Đạo đức cách mạng, đạo đức nghề báo là “cái gốc” của nhà báo. Sinh thời, Hồ 
Chí Minh có nhiều định hướng xây dựng nhân cách nhà báo cách mạng, nhưng vấn đề 
quan trọng hàng đầu là phải có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Nhà báo cũng phải là chiến 
sĩ cách mạng, “... Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu 
dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau rồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hoá; chú trọng 
học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu 
vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động... Người cán bộ cách mạng phải có đạo 
đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng 
chân chính. Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức hay 
không”[12]. 
 Tháng 9/1962, khi nói chuyện ở Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, 
Người khẳng định: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang viết là 
vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần 
phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”[13]. Với tư cách là một nhà báo cách mạng, Chủ tịch 
Hồ Chí Minh đã tự trau dồi đạo đức, phong cách của người chiến sỹ trên mặt trận báo 
chí và chính Người đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của báo chí cách 
mạng nước ta. Vấn đề hàng đầu Người đòi hỏi các nhà báo là phải có phẩm chất chính 
trị vững vàng và theo đó phải có đạo đức tốt đẹp và trong sáng. Ngày 25-5-1947, trong 
thư gửi anh em văn hoá và trí thức Nam bộ, Người viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là 
những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà”[14]. Người làm báo phải có lập 
trường chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng với Nhân dân, phải luôn 
gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, phải nâng cao tinh thần trách nhiệm 
trước Đảng, nhân dân, phải trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật, chịu khó rèn 
luyện, trau dồi kiến thức và học tập suốt đời và cần phải nêu cao tinh thần phê bình và 
tự phê bình. 
 Đạo đức nghề báo là một nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh mang 
giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần to lớn vào việc định hướng và đào tạo cho 
các thế hệ nhà báo Việt nam đủ đức và tài, trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận 
tư tưởng, văn hóa của Đảng. Người là tấm gương sáng ngời về đạo đức của người làm 
báo. 
3. KẾT LUẬN 
 Hơn 90 năm qua, nền Báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh 
 139 
Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí 
sáng lập và lãnh đạo, đã luôn đồng hành cùng những chặng đường đấu tranh kiên 
cường của Đảng ta, nhân dân ta, vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Trong các cuộc 
kháng chiến anh dũng chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, báo chí nước ta đã trở thành 
một binh chủng quan trọng trên mặt trận tư tưởng thúc giục đồng bào cả nước cùng ra 
trận. Từ trong máu lửa chiến tranh, hàng trăm nhà báo - chiến sỹ của chúng ta đã anh 
dũng hy sinh, góp phần tô thắm thêm trang sử vẻ vang của báo chí cách mạng, của dân 
tộc Việt Nam anh hùng. Bước vào thời kỳ đổi mới, báo chí đã đạt được nhiều thành 
tựu quan trọng, có đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Những người 
làm báo tiếp tục là đội quân chủ lực trong việc định hướng dư luận xã hội, tuyên 
truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi đường lối 
đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. 
 Suốt cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là cả một cuộc chiến đấu trên mặt trận văn 
hóa, báo chí với một văn phong đa dạng nhiều sắc thái khác nhau. Ý chí chiến đấu 
mạnh mẽ và cái tâm rộng lớn, sâu sắc của Bác cũng là điều cần nhất cho bất kỳ một nhà 
báo nào khi cầm bút. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, những quan điểm của Hồ 
Chí Minh về báo chí đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nền báo chí cách 
mạng trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; một nền 
báo chí dân chủ, trung thực, khoa học và hiện đại vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội; 
một nền báo chí hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ, hướng tới sự phát triển con 
người toàn diện, hướng tới xây dựng chủ nghĩa xã hội một xã hội công bằng, văn minh 
và tiến bộ. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Báo Nhân dân ngày 24.4.1965 
*2+. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 9, tr. 419. 
*3+, *4+. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 4, tr.7, tr.40. 
*5+. Hồ Chí MinhToàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 3, tr.661. 
*6+. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2005, tập 9, tr. 414. 
*7+. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2005, tập 12, tr. 166. 
*8+. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2005, t.1, tr.34-35, 39, 428. 
*9+. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2005, tập 12, tr 559. 
*10+. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2005, tập 8, tr. 208. 
*11+. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2005, tập 8, tr. 206. 
*12+. Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí, Tạ Ngọc Tấn biên soạn, Cục xuất bản, Hà Nội 1995, tr. 23. 
*13+. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2005, tập 10, tr. 616. 
[14]. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2005, tập 5, tr.523. 
 140 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 
 HO CHI MINH’S VIEW ON JOURNALISM 
 Dang Nu Hoang Quyen 
 Faculty of Political Theory, University of Sciences, Hue University 
 Email: hoangquyenhue@gmail.com 
 ABSTRACT 
 President Ho Chi Minh laid the foundation for the birth and construction of the 
 revolutionary Vietnamese press. Ho Chi Minh's journalistic career is a great legacy, 
 creating an important foundation for the development of revolutionary journalism 
 and contributing to enrich the national culture. President Ho Chi Minh's 
 journalistic legacy is an important organic part within his revolutionary ideological 
 legacy. The journalist was meant to do revolutionary activities, but with the 
 passion and enthusiasm of a communist heart, the innate talents and the thickness 
 of culture knowledge. 
 Keywords: Ho Chi Minh, perspective, press, revolutionary career. 
 Đặng Nữ Hoàng Quyên sinh ngày 10/11/1980 tại Bình Định. Năm 2002, 
 bà tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Ngữ văn tại Trường Đại học Khoa 
 học, Đại học Huế. Năm 2004, bà học Thạc sĩ hệ tập trung chuyên ngành 
 Văn học Việt Nam tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 
 2007, bà là giảng viên tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tác phẩm Hồ Chí Minh 
 141 
Quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí 
 142 

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_ho_chi_minh_ve_bao_chi.pdf