Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người

Trên cơ sở trình bày quan điểm của J. P. Sartre - nhà

triết học hiện sinh vô thần Pháp - và quan điểm của Phật giáo

về bản chất của con người, bài viết đưa ra so sánh những điểm

tương đồng và khác biệt giữa hai quan điểm này. Mặc dù J. P.

Sartre và Phật giáo có rất nhiều điểm khác nhau, nhưng trong

quan điểm về bản chất người lại có khá nhiều điểm tương đồng.

Tiêu biểu nhất là cả hai quan điểm này đều cho rằng không có

bản chất con người được định hình sẵn, cả hai quan điểm đều

phủ nhận thuyết tiền định hay định mệnh về bản chất con người.

Bản chất con người là do con người tự tạo ra, con người được

tự do lựa chọn bản chất cho chính mình. Có thể nói, quan điểm

của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người có ý nghĩa quan

trọng trong khẳng định tính chủ thể, đề cao con người. Đây

cũng chính là lý do mà J. P. Sartre gọi chủ nghĩa hiện sinh là

một học thuyết nhân bản

Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người trang 1

Trang 1

Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người trang 2

Trang 2

Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người trang 3

Trang 3

Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người trang 4

Trang 4

Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người trang 5

Trang 5

Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người trang 6

Trang 6

Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người trang 7

Trang 7

Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người trang 8

Trang 8

Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người trang 9

Trang 9

Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 5140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người

Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người
n tại. Cần hết sức lưu ý rằng, 
đối với Phật giáo, chỉ những hành vi, lời nói, suy nghĩ có mục đích, có 
chủ đích mới tạo ra nghiệp. Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật nói: 
Này các tỳ kheo, Ta bảo rằng tác ý (cetana) đấy là nghiệp (karma, 
kamma). Với ý muốn (chủ đích trong tâm thức) người ta hành động 
bằng thân xác, bằng ngôn từ và bằng cơ quan tâm thần của mình. 
Như vậy, quan điểm về bản chất con người của Phật giáo gắn liền 
với học thuyết về Nghiệp. Nghiệp (tiếng Pàli, nghiệp là Kamma, còn 
trong tiếng Phạn nghiệp là Karma) được tạo nên từ tư tưởng, suy nghĩ, 
Chu Văn Tuấn. Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo 7 
lời nói, việc làm, hành động thường xuất phát ý muốn, ý chí hay 
chủ đích nào đó. Ý muốn hay chủ đích đó Phật giáo gọi là tác ý. Phật 
giáo không nói rằng, phải hội tụ đầy đủ những hành vi, lời nói, suy 
nghĩ mới tạo nên nghiệp, mà có bất kỳ một yếu tố nào trong 3 yếu tố 
đó đều có thể tạo nghiệp. Có nghĩa, chỉ cần có những ý nghĩ, tư tưởng 
có chủ đích mà chưa cần có những lời nói hay hành vi nào cũng có thể 
tạo ra nghiệp. Tác ý hay tính chủ đích, chủ tâm là yếu tố quan trọng 
nhất để tạo nghiệp. Những hành vi, lời nói, suy nghĩ không có tác ý, 
không có chủ đích thì không tạo nên nghiệp. Phật giáo còn phân tích 
chỉ rõ các hành vi (thuộc về thân nghiệp), các lời nói (thuộc về khẩu 
nghiệp) và những suy nghĩ (ý nghiệp) khác nhau sẽ tạo nên nghiệp 
khác nhau. Hành vi, lời nói, suy nghĩ thì cũng có tốt hay xấu, tích cực 
hay tiêu cực, đúng đắn hay sai lầm. Hành vi, lời nói, suy nghĩ tốt đẹp, 
đúng đắn, tích cực sẽ tạp nên nghiệp tốt, nghiệp thiện. Ngược lại, hành 
vi, lời nói, suy nghĩ xấu xa, tiêu cực, không đúng đắn sẽ tạo nên 
nghiệp xấu. Phật giáo cũng nói đến nghiệp lực, hay là mức độ của 
những hành vi, lời nói, suy nghĩ. Nghiệp lực càng lớn nghiệp càng bộc 
lộ, hiển hiện một cách nhanh chóng, rõ ràng. 
Trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật cũng nói: chúng sinh là chủ nhân 
của nghiệp, là kẻ thừa kế nghiệp, xuất phát từ nghiệp, ràng buộc với 
nghiệp, nghiệp là nơi nương tựa của họ. Chính là nghiệp đã phân biệt 
chúng sinh thành kẻ cao sang, người hạ liệt11. Như vậy, Đức Phật đã 
nói rất rõ: chính con người là chủ nhân nghiệp, tức là tự quyết định 
nghiệp của mình mà không phải một lực lượng nào đó quyết định. Kệ 
Pháp Cú có viết: 
Tự mình làm điều ác 
Tự mình làm nhiễm ô 
Tự mình ác không làm 
Tự mình làm thanh tịnh 
Tịnh không tịnh tự mình 
Không ai thanh tịnh ai12. 
Cũng cần lưu ý, Phật giáo nói đến nghiệp không chỉ nói đến 
nghiệp chung (cộng nghiệp) mà còn nói đến nghiệp của mỗi cá nhân 
8 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2018 
(biệt nghiệp). Mặc dù Đức Phật có nói con người là kẻ thừa kế của 
nghiệp, tức là con người hiện tại phải chịu nghiệp từ quá khứ, nhưng 
không phải Phật giáo chủ trương thuyết định mệnh. Bởi Phật giáo 
cho rằng con người có thể cải được nghiệp. Không những con người 
có thể cải được nghiệp của tương lai mà còn có thể cải được nghiệp 
từ quá khứ để lại. Chính vì vậy, theo Phật giáo có những người xấu, 
người ác nếu biết sửa mình, bỏ việc làm ác, tích cực làm điều thiện 
thì cũng có thể trở thành người tốt. Ngược lại, người tốt, người thiện 
nếu không biết giữ gìn, sống buông thả, làm những điều xấu xa thì 
cũng sẽ trở thành người xấu. Như vậy, bản chất con người có trước 
khi con người xuất hiện do nghiệp từ quá khứ để lại, nhưng không 
phải là nhất thành, bất biến và mang tính chất quyết định luận. Nói 
cách khác, Phật giáo thừa nhận tính quy định của bản chất người vốn 
được hình thành từ nghiệp của quá khứ có tác động đến bản chất 
người hiện tại. Tuy nhiên, tính quy định đó như thế nào hoàn toàn do 
con người hiện tại quyết định. 
Học thuyết về Nghiệp của Phật giáo không chỉ đưa ra cách lý giải 
về bản chất con người như tốt, xấu, thiện, ác, thông minh hay ngu 
đần, mà còn đưa ra cách lý giải về những gì con người đang gặp 
phải, đang có như giàu sang hay nghèo khó, hạnh phúc hay đau khổ, 
xinh đẹp hay xấu xí, thành công hay thất bại, v.v... Quan điểm về 
nghiệp của Phật giáo đã dựa trên quan điểm của quy luật nhân quả, 
đưa ra sự phân tích một cách lô gic về mối quan hệ phổ biến của các 
sự vật, hiện tượng, quá trình cũng như các yếu tố cấu thành cuộc sống 
của con người và xã hội. Học thuyết về Nghiệp và quan điểm nhân 
quả của Phật giáo là sự kết hợp để lý giải về các hiện tượng trong đời 
sống con người, cũng như về bản chất con người. Theo đó, bản chất 
con người không phải được hình thành một cách ngẫu nhiên, hay được 
cố định sẵn, mà được hình thành trên cơ sở tương tác của nhiều yếu tố 
khác nhau theo quy luật “nhân nào quả nấy”. 
Học thuyết về nghiệp chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đề cao 
con người, có tác dụng giáo dục con người. Đây chính là học thuyết 
của Phật giáo về bản chất người. Có thể tóm tắt quan điểm của Phật 
giáo về bản chất người như sau: 
Chu Văn Tuấn. Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo 9 
- Bản chất của con người hiện tại do nghiệp từ quá khứ để lại, bản 
chất của con người trong tương lai do nghiệp hiện tại quyết định; 
- Bản chất của mỗi con người do chính họ tạo ra, không ai có thể 
quyết định nghiệp của người khác; 
- Con người có thể cải nghiệp ngay trong hiện tại. 
Nói tóm lại, bản chất của con người, theo Phật giáo không phải là 
thiện, ác, tốt, xấu hay nói cách khác, không có một bản chất người 
cố định, bản chất đó như thế nào là do con người tự tạo ra, do con 
người tự quyết định. Tuy rằng, bản chất con người do quá khứ để lại 
nhưng không phải là quyết định luận mà hoàn toàn có thể thay đổi. 
Học thuyết nghiệp của Phật giáo do vậy thúc đẩy con người không 
ngừng nỗ lực vươn lên, học tập không ngừng, cố gắng không ngừng 
để đạt được những bản chất tốt đẹp. Học thuyết nghiệp của Phật giáo 
cũng chống lại quan điểm của thuyết định mệnh, thuyết tiền định, 
đồng thời hướng con người đến những suy nghĩ và hành động đúng 
đắn, tích cực, tạo niềm tin chắc chắc cho tất cả mọi người cố gắng 
vươn lên với một cuộc sống tốt đẹp hơn. 
3. So sánh quan điểm của J. P. Satre và Phật giáo về bản chất người 
3.1. Những điểm tương đồng 
Có thể thấy, quan niệm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất 
con người có khá nhiều điểm tương đồng. Trước hết, chúng ta thấy, cả 
Sartre và Phật giáo đều cho rằng bản chất của con người không phải là 
cố định, nghĩa là luôn có sự vận động, biến đổi. Không có bản chất 
nào định sẵn cho con người. Con người là ai do con người tự quyết 
định, con người là chủ nhân của chính mình, là kiến trúc sư của chính 
mình, bản chất con người như thế nào do con người tự thiết kế. Như 
thế, cả hai quan điểm đều phủ nhận thuyết tiền định, định mệnh mệnh 
vận không có một lực lượng nào quyết định bản chất con người 
ngoài chính họ. 
Cả Sartre và Phật giáo đều đề cao con người cá nhân, không có sức 
mạnh nào, lực lượng nào có thể quyết định bản chất con người được. 
Con người đặt ra mục tiêu cho bản chất của mình, nhưng việc đạt 
được như thế nào là do sự cố gắng, nỗ lực mà con người bỏ ra quyết 
10 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2018 
định mà không phải do những yếu tố khác hoặc của môi trường xã 
hội tác động. Do vậy, ở đây cả hai quan điểm đều nhấn mạnh tính chất 
cá nhân của bản chất con người. Điều này khác với quan điểm của K. 
Marx khi ông nhấn mạnh bản chất của con người mang tính xã hội, 
như K. Marx đã viết: “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người 
là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Như vậy, ở điểm này J. P. Sartre và 
Phật giáo cũng có điểm tương đồng khi đề cao sự tự do của con người 
trong việc quyết định bản chất của mình. 
Một điểm tương đồng nữa là trong khi Sartre nhấn mạnh đến tính ý 
hướng của ý thức trong việc quyết định bản chất con người thì Phật 
giáo nhấn mạnh đến vai trò của tác ý, của sự chủ tâm của con người. 
Điều này cho thấy cả hai quan điểm đều nhấn mạnh đến vai trò của 
yếu tố chủ quan trong sự hình thành bản chất người. Với Sartre, con 
người càng tồn tại mạnh mẽ bao nhiêu, bản chất con người càng bộc 
lộ rõ hơn bấy nhiêu. Với Phật giáo, con người càng tích cực, càng tinh 
tấn bao nhiêu trong mọi hành động, lời nói, suy nghĩ của mình, bản 
chất của con người càng thay đổi bấy nhiêu. Ngoài ra, như chúng ta 
thấy, bản chất người trong quan điểm của Sartre và Phật giáo là khá cụ 
thể, không chung chung, trừu tượng hay có tính chất thần bí. 
3.2. Những điểm khác biệt 
Điểm khác biệt giữa Sartre và Phật giáo là, trong khi Sartre cho 
rằng, con người tồn tại rồi mới có bản chất, còn Phật giáo thì nói rằng 
bản chất đã có trước khi con người tồn tại. Tuy nhiên, Phật giáo cũng 
khẳng định, ngay cả khi bản chất đã có trước khi con người tồn tại, 
con người vẫn có thể thay đổi được bản chất của mình. Khi nói “tồn 
tại có trước bản chất”, Sartre muốn phân biệt tồn tại người với tồn tại 
của các sự vật, hiện tượng, đây chính là ý nghĩa nhân văn trong quan 
điểm của Sartre như trong tác phẩm Thuyết hiện sinh là một thuyết 
nhân bản mà ông đã viết. Còn khi Phật giáo nói bản chất có trước tồn 
tại, thì điều đó không phải là không đề cao con người, mà là nói đến 
chuỗi nhân quả hay mối nhân quả của bản chất con người. Nghĩa là 
bản chất người quá khứ có tính quy định đối với bản chất người hiện 
tại, bản chất người hiện tại mang tính quy định bản chất người trong 
tương lai, chuỗi nhân quả này cứ nối tiếp như vậy. 
Chu Văn Tuấn. Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo 11 
Trong khi nói về bản chất con người, Sartre chủ yếu nhấn mạnh 
đến con người cá nhân, đến ý nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân người 
mà họ tự nhận thức. Bản chất con người dựa trên tự do lựa chọn, dựa 
trên ý thức về nhân vị của mỗi người, do đó, mang tính chủ thể cao, 
dường như không có một khuôn khổ nào có thể bao chứa được. Còn 
với Phật giáo, khi nói đến bản chất người cũng nhấn mạnh đến khía 
cạnh con người cá nhân, đến tính chủ động, tự quyết định đối với bản 
chất của mỗi người, nhưng không hoàn toàn theo nghĩa con người có 
thể tùy thích chọn lựa bản chất của mình. Ở đây, chúng tôi muốn nói 
đến tính “khuôn khổ” trong định hình bản chất người theo quan điểm 
Phật giáo. Với tư cách là một tôn giáo, một học thuyết về giải thoát, 
mọi quan điểm, mọi lý luận của Phật giáo đều chịu sự chi phối của thế 
giới quan, nhân sinh quan, của Phật giáo. Do vậy, việc định hình 
bản chất con người, dù là mỗi người tự quyết định, không ai có thể 
làm thay, nhưng cũng chịu sự quy định của thế giới quan, nhân sinh 
quan, đạo đức học Phật giáo, chịu sự quy định từ mục tiêu giải thoát, 
mục tiêu hướng đến vô ngã, vị tha của Phật giáo. 
Tạm kết 
Ý nghĩa quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo về bản chất người 
thể hiện ở chỗ khẳng định tính nhân văn, đề cao con người, đề cao 
tính tích cực, chủ động của con người, phản đối thuyết định mệnh, 
những quan điểm thần bí về bản chất con người. Quan điểm bản chất 
người của J. P. Sartre và Phật giáo có ý nghĩa thúc đẩy con người 
không ngừng vươn lên hoàn thiện mình, trở thành những cá nhân có 
bản chất tốt, có một cuộc sống ý nghĩa. 
Nhấn mạnh đến bản chất con người mang tính cá nhân, J. P. Sartre 
và Phật giáo dường như chưa đề cập đến bản chất xã hội của con 
người. Mỗi con người cho dù là một cá thể tự do lựa chọn cho mình 
một nhân cách, một phẩm chất hay một ý nghĩa, nhưng khi tham gia 
vào xã hội, mỗi cá nhân không tránh khỏi bị tác động bởi những điều 
kiện, bối cảnh xã hội, các mối quan hệ xã hội. Nói cách khác, những 
phẩm chất, nhân cách của con người không thể mang tính chất phi 
thời gian, phi không gian, phi giá trị, phi văn hóa, v.v... những yếu tố 
vốn thuộc về bản chất xã hội. Như thế, cần phải hiểu bản chất con 
12 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2018 
người là tổng hòa của yếu tố cá nhân và yếu tố xã hội. Và do vậy, mỗi 
một giai đoạn hay thời đại khác nhau, bối cảnh xã hội khác nhau bản 
chất người cũng có sự thay đổi và cần phải thay đổi. /. 
CHÚ THÍCH: 
1 Iean Paul Sartre (2015), Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản, Đinh Hồng 
Phúc dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội, tr. 33. 
2 Jean Paul Sartre (2015), Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản, Sđd, tr. 32-33. 
3 Jean Paul Sartre (2015), Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản, Sđd, tr. 44. 
4 Jean Paul Sartre (2015), Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản, Sđd, tr. 33. 
5 Xem: Trần Thái Đỉnh (2008), Triết học hiện sinh, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr. 309. 
6 Xem: Trần Thái Đỉnh (2008), Triết học hiện sinh, Sđd, tr. 312. 
7 Dẫn theo Trần Thái Đỉnh (2008), Triết học hiện sinh, Sđd, tr. 315. 
8 Xem: Trần Thái Đỉnh (2008), Triết học hiện sinh, Sđd, tr. 315. 
9 Trần Thái Đỉnh (2008), Triết học hiện sinh, Sđd, tr. 321. 
10 Trần Thái Đỉnh (2008), Triết học hiện sinh, Sđd, tr. 327. 
11 Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (2016), Hợp tuyển lời Phật dạy từ kinh 
tạng Pàli, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 237. 
12 Dẫn theo Lê Văn Tùng (2016), Nghiên cứu Triết học Tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, 
Hà Nội, tr. 174. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Thái Đỉnh (2008), Triết học hiện sinh, Nxb. Văn học, Hà Nội. 
2. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Hà Nội. 
3. Đỗ Minh Hợp (chủ biên, 2010), Triết học hiện sinh, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
4. Jean Paul Sartre (1987), “Existentialism Is a Humanism”, trong Moral 
Philosophy, Selected Readings, Harcourt Brace College Publishers, USA. 
5. Jean Paul Sartre (2015), Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản, Đinh Hồng 
Phúc dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội. 
6. Đặng Hữu Toàn (2005), “G. P. Xáctơrơ - Người sáng lập chủ nghĩa hiện sinh vô 
thần Pháp”, Triết học, số 10. 
7. Chu Văn Tuấn (2001), “Quan niệm của G. P. Xáctơrơ về ý thức”, Triết học, số 8. 
8. Lê Văn Tùng (2016), Nghiên cứu Triết học Tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
9. Onoseishu (Tiểu Dã Thanh Tú) (2016), Triết học Phật giáo, Samon Trí Hải dịch, 
Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
10. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (2016), Hợp tuyển lời Phật dạy từ kinh 
tạng Pàli, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. 
Chu Văn Tuấn. Quan điểm của J. P. Sartre và Phật giáo 13 
Abstract 
VIEWS OF JEAN PAUL SARTRE AND BUDDHISM ON THE 
HUMAN NATURE 
Chu Van Tuan 
Institute for Religious Studies, VASS 
Based on the introduction the view of Jean Paul Sartre- a French 
philosopher, one of the key figures in the philosophy of existentialism, 
Marxism- and the view of Buddhism about the human nature, the 
article shows the similarities and differences between these two views. 
Despite of differences, there are many similarities between J. P. Sartre 
and Buddhism in the view of the human nature. These two views hold 
that there is no pre-determined human nature. They deny the doctrine 
of predestination or fate of human nature. Human nature is created by 
human-beings, they are free to choose their nature. It can be said that 
the view of J. P. Sartre and Buddhism about the human nature is 
important in elevating the human-beings. This is also the reason that J. 
P. Sartre called existentialism is a humanistic theory. 
Keywords: Viewpoint; J. P. Sartre; Buddhism; human nature. 

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_cua_j_p_sartre_va_phat_giao_ve_ban_chat_nguoi.pdf