Quan điểm của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội
Sự khác biệt thực chất giữa quan điểm của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội với quan
điểm của các nhà triết học trước C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội là ở chỗ, lần đầu tiên C.Mác
giải thích trên quan điểm duy vật biện chứng về quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội, quan
hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng
tầng. Khi phân kỳ các hình thái kinh tế - xã hội theo thứ tự từ thấp đến cao, C.Mác dựa vào các loại
phương thức sản xuất; cách phân kỳ đó coi lịch sử là một quá trình tự nhiên. Khi tiên đoán về xã
hội tương lai, tuy C.Mác chưa chỉ rõ tính đặc thù về trình độ của lực lượng sản xuất trong chủ
nghĩa xã hội, nhưng ông cho rằng lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa xã hội phải cao hơn lực lượng
sản xuất trong chủ nghĩa tư bản. Quan điểm của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội là quan điểm
khoa học.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội
thức sản xuất Châu Á, hình thái kinh tế - xã hội dựa trên phương thức sản xuất cổ đại (hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ), hình thái kinh tế - xã hội dựa trên phương thức sản xuất phong kiến (hình thái kinh tế - xã hội phong kiến), hình thái kinh tế - xã hội dựa trên phương thức sản xuất tư sản hiện đại (hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa), hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Cách phân kỳ lịch sử này của C.Mác về cơ bản phù hợp (chứ không phải hoàn toàn phù hợp) với cách phân kỳ của sách giáo khoa triết học mác-xít ở Việt Nam, vì C.Mác cho rằng phương thức sản xuất Châu Á là một loại phương thức sản xuất tồn tại sau phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy và trước phương thức sản xuất cổ đại. Ngoài hai cách phân kỳ trên đây về lịch sử xã hội loài người, còn có 3 cách phân kỳ đáng chú ý sau. Thứ nhất, lịch sử xã hội loài ngýời ðã trải qua 2 giai đoạn: xã hội tiền công nghiệp, xã hội công nghiệp. Cách phân kỳ này không căn cứ vào quan hệ sản xuất, mà căn cứ vào tính chất công nghiệp hay không phải công nghiệp của lực lượng sản xuất. Khi có phát minh ra máy hơi nước (năm 1780), một số nước bắt đầu chuyển từ xã hội tiền công nghiệp (chỉ có sản xuất nông nghiệp) sang xã hội công nghiệp. Hiện nay, nhiều nước vẫn chưa phải là nước công nghiệp. Thứ hai, lịch sử xã hội loài người đã trải qua 4 giai đoạn: xã hội không có giai cấp lần thứ nhất, xã hội có giai cấp, xã hội không có giai cấp lần thứ hai, xã hội có giai cấp lần thứ hai. Cách phân kỳ này căn cứ vào việc có hay không có giai cấp. Ví dụ, xã hội Nga lúc đầu là xã hội không có giai cấp; từ thời cổ đại đến năm 1917 là xã hội có giai cấp; từ năm 1917 đến năm 1985 là xã hội không có giai cấp lần thứ hai; từ năm 1985 (khi diễn ra công cuộc cải tổ) là xã hội có giai cấp lần thứ hai. Các nước Anh, Pháp và nhiều nước khác đang là xã hội có giai cấp lần thứ nhất. Thứ ba, lịch sử xã hội loài người đã trải qua 4 giai đoạn: xã hội không có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất lần thứ nhất, xã hội có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất lần thứ nhất, xã hội không có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất lần thứ hai, xã hội có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất lần thứ hai. Cách phân kỳ này căn cứ vào việc có hay không có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, và tương ứng với cách phân kỳ căn cứ vào việc có hay không có giai cấp; bởi vì khi không có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì cũng không có giai cấp. Từ năm 1917, nước Nga bắt đầu chuyển từ xã hội có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất lần thứ nhất sang xã hội không có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất lần thứ hai; từ năm 1985, nước Nga lại bắt đầu chuyển từ xã hội không có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất lần thứ hai sang xã hội có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất lần thứ hai. Trên đây là 5 cách phân kỳ lịch sử. Mỗi cách phân kỳ lịch sử trong 5 cách phân kỳ ấy đều có ý nghĩa nhất định. Ngoài 5 cách phân kỳ đó, chúng ta có thể phân kỳ lịch sử Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 8 theo một số cách khác tùy theo mục đích nhận thức cụ thể về lịch sử. Dù áp dụng cách phân kỳ nào thì cũng cần quán triệt nguyên tắc thống nhất lịch sử và lôgíc. Theo nguyên tắc này, bất kỳ sự vật nào cũng có lịch sử, tức là có quá trình sinh thành, phát triển và mất đi, quá trình đó tất yếu phải trải qua các giai đoạn nào đó giống như các giai đoạn phát triển tất yếu của một cơ thể sinh vật. Nói cách khác, lịch sử của bất kỳ sự vật nào cũng diễn ra có tính lôgíc. Tính lôgíc của lịch sử có nghĩa rằng, lịch sử là sự nối tiếp tất yếu của các các giai đoạn khác nhau, trong đó giai đoạn sau là sự phát triển hơn giai đoạn trước. Khi xem xét cách phân kỳ của C.Mác về lịch sử xã hội loài người, ta cần chú ý 4 điểm sau. Thứ nhất, xét về lịch sử, một số cộng đồng đã bước sang giai đoạn sau trong khi một số cộng đồng khác vẫn ở giai đoạn trước. Chẳng hạn, trên thế giới hiện nay, một số cộng đồng đang ở hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy, hoặc đang ở hình thái kinh tế - xã hội phong kiến; trong khi đó một số cộng đồng khác thì đang ở hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa; một số cộng đồng (như ở Châu Á) không có hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, mà lại có phương thức sản xuất Châu Á và tương ứng có “hình thái kinh tế - xã hội dựa trên phương thức sản xuất Châu Á”; một số cộng đồng (như ở Châu Âu) không có hình thái kinh tế - xã hội dựa trên phương thức sản xuất Châu Á. Xét về lôgíc, mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một giai đoạn của lịch sử; thứ tự hình thành các hình thái kinh tế - xã hội nhìn chung là từ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy (dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất) đến các hình thái kinh tế - xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (“hình thái kinh tế - xã hội dựa trên phương thức sản xuất Châu Á”, hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa tư bản); và sẽ đến hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa (dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất). Như vậy, thứ tự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tuy là một quá trình lịch sử - tự nhiên nhưng không giống nhau ở các cộng đồng khác nhau. Quá trình lịch sử - tự nhiên thể hiện ở chỗ, lịch sử của mọi cộng đồng đều đã và sẽ phải trải qua ba giai đoạn: xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (giai đoạn 1), xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (giai đoạn 2), xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (giai đoạn 3). Giai đoạn 3 là sự lặp lại giai đoạn 1 nhưng ở trình độ cao hơn. Thứ hai, không có xã hội nào là giai đoạn cao tột cùng. Sự phát triển của xã hội thể hiện trước hết và chủ yếu ở sự phát triển của công cụ sản xuất; công cụ sản xuất phát triển dần dần và tự nhiên; điều đó kéo sự thay thế các quan hệ xã hội ở trình độ thấp bằng các quan hệ xã hội ở trình độ cao hơn; xã hội loài người không ngừng phát triển từ trình độ thấp hơn đến trình độ cao hơn theo sự phát triển không ngừng của công cụ sản xuất. Tiến trình 3 giai đoạn ở trên (xã hội không có chế độ tư hữu xã hội có chế độ tư hữu xã hội không có chế độ tư hữu) chỉ là một vòng khâu trong vô số vòng khâu. Xã hội không có chế độ tư hữu sau lần phủ định thứ hai không phải là giai đoạn tột cùng của xã hội. Xã hội loài người có giai đoạn khởi đầu (xã hội không có chế độ tư hữu) nhưng không có giai đoạn cuối cùng. Có thể hình dung tiến trình phát triển của xã hội loài người như sau: xã hội không có chế độ tư hữu xã hội có chế độ tư hữu xã hội không có chế độ tư hữu xã hội Nguyễn Ngọc Hà, Trịnh Thị Hằng 9 có chế độ tư hữu Tiến trình này là vô tận. Tiến trình này là một trường hợp biểu hiện của quy luật phủ định của phủ định (được nói đến trong lôgíc học của Hêgen). Xóa bỏ chế độ tư hữu và phục hồi chế độ tư hữu là hai lần phủ định. Phục hồi chế độ tư hữu là phủ định của phủ định chế độ tư hữu. Hai lần phủ định này là hai lần thay đổi theo chiều hướng phát triển. Xã hội ở giai đoạn sau cao hơn xã hội ở giai đoạn trước; xã hội ở giai đoạn sau lặp lại xã hội ở chu kỳ trước (vì đều có hoặc không có chế độ tư hữu) nhưng lại cao hơn xã hội ở chu kỳ trước. Mọi cộng đồng (bộ tộc, dân tộc, quốc gia, khu vực) đều đi theo tiến trình này. Việc nước Nga xóa bỏ chế độ tư hữu (từ năm 1917) và phục hồi chế độ tư hữu (năm 1985) là phù hợp với lôgíc trên. Không chỉ nước Nga mà các nước khác cũng sẽ như vậy. Thứ ba, lịch sử của một nước hoặc một khu vực cụ thể có thể bỏ qua một số giai đoạn trung gian nếu có sự giúp đỡ của các cộng đồng tiến bộ hơn. Ví dụ, một cộng đồng có thể chuyển từ xã hội nông nghiệp, bỏ qua xã hội công nghiệp bậc 1, tiến thẳng lên xã hội công nghiệp bậc 2; hoặc bỏ qua xã hội tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên xã hội cộng sản văn minh; thậm chí có thể từ xã hội cộng sản nguyên thủy tiến thẳng lên xã hội tư bản chủ nghĩa. Sự bỏ qua đó là điều có thể nếu có sự giúp đỡ của các cộng đồng tiến bộ hơn. Thứ tư, thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội này đến hình thái kinh tế - xã hội khác không phải là một hình thái kinh tế - xã hội, thời gian tồn tại của thời kỳ quá độ đó không lâu như thời gian tồn tại của một hình thái kinh tế - xã hội. C.Mác không dự đoán cụ thể về thời gian tồn tại của thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, ông cũng không dự đoán nào cho rằng thời gian tồn tại của thời kỳ quá độ đó là hàng trăm năm (tức là lâu hơn cả thời gian tồn tại dự đoán của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa). 4. Quan điểm của C.Mác về trình độ của lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa xã hội C.Mác dự đoán rằng, xã hội tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ mất đi, xã hội cộng sản nhất định sẽ hình thành. Hơn nữa, ông còn dự đoán rằng, có 3 giai đoạn khác nhau sau khi nhà nước tư sản mất đi. Đó là: thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản, giai đoạn đầu của xã hội cộng sản (chủ nghĩa xã hội), giai đoạn cao của xã hội cộng sản. Thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản vẫn có chế độ tư hữu, có kinh tế thị trường, có tình trạng người bóc lột người, có tồn tại hình thức phân phối không theo lao động, có bất công, có bất bình đẳng về thu nhập, có giai cấp, có nhà nước, có chế độ dân chủ, có sự cưỡng bức, có sự mất tự do. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ, nhà nước tư sản được thay bằng nhà nước vô sản, chế độ dân chủ tư sản được thay bằng chế độ dân chủ vô sản, “chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào cũng dân chủ hơn gấp triệu lần” [4, t.37, tr.312], giai cấp vô sản cưỡng bức giai cấp tư sản (chứ không phải giai cấp tư sản cưỡng bức giai cấp vô sản). Trong hệ thống quan điểm của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội, chủ nghĩa xã hội là một giai đoạn của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội có chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; không có nền kinh tế thị trường; thực hiện nguyên tắc phân phối Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 10 theo lao động; không có tình trạng người bóc lột người, nhưng vẫn có tình trạng bất công; vẫn có tình trạng bất bình đẳng về thu nhập. Chủ nghĩa xã hội không có giai cấp, không có nhà nước, không có chế độ dân chủ, không có sự cưỡng bức, có tự do. Giai đoạn cao của xã hội cộng sản phát triển cao hơn chủ nghĩa xã hội về lực lượng sản xuất; thực hiện nguyên tắc phân phối theo nhu cầu (chứ không phải theo lao động). Chủ nghĩa xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa xã hội cũng có nền sản xuất công nghiệp như chủ nghĩa tư bản, nhưng nền sản xuất công nghiệp trong chủ nghĩa xã hội cao hơn nền sản xuất công nghiệp trong chủ nghĩa tư bản. Mặc dù cho rằng chủ nghĩa xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về lực lượng sản xuất, nhưng C.Mác chưa chỉ ra sự khác biệt về trình độ giữa lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản với lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa xã hội; chưa chỉ ra sự khác biệt giữa nền sản xuất công nghiệp trong chủ nghĩa tư bản với nền sản xuất công nghiệp trong chủ nghĩa xã hội. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã làm cho xã hội phong kiến mất đi và xã hội tư bản chủ nghĩa hình thành. Vào thời của C.Mác, mới chỉ có cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Cách mạng công nghiệp hiện nay đã là cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vào giữa thế kỷ XX, khi Liên Xô còn là cường quốc, nhiều người mác-xít cho rằng, trình độ của nền sản xuất công nghiệp lúc đó (tức là sản xuất công nghiệp dựa trên thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ ba) đã không tương thích với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cách mạng công nghiệp phát triển không ngừng. Tiếp theo cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là cách mạng công nghiệp 5.0, rồi cách mạng công nghiệp 6.0, và cứ thế mãi. Khó có thể dự đoán chính xác rằng đến cách mạng công nghiệp lần thứ bao nhiêu thì quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ cạn kiệt sức sống, nhường chỗ cho quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nếu còn sống, C.Mác cũng sẽ bổ sung nhận thức mới về hình thái kinh tế - xã hội, theo đó quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có khả năng đổi mới để tương thích với cách mạng công nghiệp 4.0. 5. Kết luận Khi nghiên cứu học thuyết đó, chúng ta cần chú ý đến thực chất quan điểm của C.Mác, chứ không phải chú ý đến các thuật ngữ mới được C.Mác đưa ra. Cách mà C.Mác phân loại phương thức sản xuất và phân kỳ lịch sử tương ứng với các phương thức sản xuất, tuy không áp dụng cho mọi cộng đồng, nhưng là một cách phân loại khoa học vì cách đó dựa trên nguyên tắc coi lịch sử là một quá trình tự nhiên. Mặc dù C.Mác chưa chỉ rõ tính đặc thù về trình độ của lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa xã hội, nhưng ông dự đoán rằng lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa xã hội phải cao hơn lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản. Ngày nay, với bao biến cố lịch sử, quan điểm của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội từ thế kỷ XXI cần phải được bổ sung và phát triển hơn nữa. Mặc dù vậy, quan điểm của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội vẫn là quan điểm khoa học, vì về thực chất đó là quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử. Tài liệu tham khảo [1] Hoàng Chí Bảo (Chủ biên) (2010), Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Hà, Trịnh Thị Hằng 11 [2] Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (Đồng chủ biên) (1997), Những quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Nguyễn Chí Dũng (2015), “Học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội dưới ánh sáng thời đại ngày nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2. [3] Nguyễn Ngọc Long (Chủ biên) (2010), Chủ nghĩa Mác - Lênin với vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội hiện thực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4] V.I.Lênin (1976 - 1981), Toàn tập, t.16, t.17, t.33, t.36, 37, t.39, t.42, t.43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. [5] C.Mác và Ph.Ăngghen (1984), Tuyển tập, Gồm sáu tập, t.I, t.V, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Dương Phú Hiệp (Chủ biên) (2001), Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Trần Văn Phòng (2013), “Có phải học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội là sai lầm?”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8. [8] Dương Văn Thịnh (2016), “Về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5. [9] Hà Đăng (2011), Từ bỏ chủ nghĩa xã hội là một sai lầm lớn, dien-bien-hoa-binh/tu-bo-chu-nghia-xa-hoi-la- mot-sai-lam-lon-522845, truy cập ngày 20/12/2018
File đính kèm:
- quan_diem_cua_c_mac_ve_hinh_thai_kinh_te_xa_hoi.pdf