Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng
Abstract. Hê ̣thống hóa và xây dƣṇ g các khái niêṃ liên quan vấn đề nghiên cƣ́ u , góp
phần làm rõ khung lý thuyết và nhâṇ diêṇ phong cách chính luâṇ của nhà báo Trần
Bạch Đằng. Khảo sát các tác phẩm báo chí chính luận của Trần Bạch Đằng đã đăng tải
trên các báo: Thanh Niên, Phụ Nữ TP.HCM, Công An TP.HCM, Tuổi Trẻ, Sài Gòn
Giải Phóng, Phụ Nữ, Lao Động (giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2007), để phân tích
những đặc điểm định hình nên phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng.
Khảo sát nguồn tƣ liệu riêng từ phía gia đình cố nhà báo Trần Bạch Đằng, và tìm hiểu
những ý kiến, đánh giá nhận xét từ báo giới, từ công chúng, từ các nhà lãnh đạo có uy
tín nhằm phục vụ cho mục đích đề tài. Phân tích so sánh dƣạ trên lý thuyết và tƣ liêụ
khảo sát để nhận diện những đặc điểm nổi bật trong phong cách chính luận của nhà báo
Trần Bạch Đằng, từ đó, luận văn rút ra bài hoc̣ kinh nghiêṃ v ề ứng xử văn hóa với tác
phẩm báo chí chính luận và nêu lên một số giải pháp về việc nâng cao tính chính luận
trong tác phẩm báo chí và về hoạt động đào tạo phóng viên, nhà báo viết chính luận
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng
ng vấn đề nóng bỏng vừa mới nảy sinh trong xã hội. Ông tìm cách viết uyển chuyển, mềm mại, sinh động và dễ hiểu để phù hợp với sự tiếp nhận của công chúng nói chung. Tâm niệm dùng ngòi bút để chiến đấu trên trận địa báo chí, ông thấy nơi nào, lĩnh vực nào cần phải góp một tiếng nói để điều chỉnh, sửa đổi thì ông lao vào. 3.1.2. Ứng xử cẩn trọng với tư liệu Dù có trí nhớ phi thƣờng nhƣng Trần Bạch Đằng rất cẩn trọng. Ông từng nói: “Ham thích là chuyêṇ tình cảm trong khi nhâṇ xé t laị đòi phải ngh iên cứ u và tích lũy rôṇ g và sâu về môṭ đề tà i” . Những tƣ liệu mà Trần Bạch Đằng tích lũy đƣợc không chỉ phục vụ đắc lực cho công việc viết báo của ông mà còn giúp ông viết đƣợc nhiều tác phẩm văn học – nghệ thuật giá trị khác. 3.1.3. Ứng xử phong nhã với tiếng Việt Qua khảo sát thấy rất rõ ộm t điều: tác giả Trần Bạch Đằng viết báo bằng ngôn ngữ tiếng Việt vô cùng chuẩn xác. Bên cạnh đó, diễn đạt từ ngữ trong sáng, giản dị, dễ hiểu và gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân cũng là cách tác giả giữ gìn và làm giàu đẹp thêm tiếng Việt. Xuyên suốt cả một quá trình làm báo, Trần Bạch Đằng có ộm t cách ứng xử rất văn hóa với tiếng Việt. Ông biên tập bài rất kỹ, sửa lại từng dấu câu trƣớc khi gửi bài đi đăng. 3.1.4. Ứng xử lịch thiệp với người đọc “Viết để xoáy thẳng vào những vấn đề gai góc, để làm sao cho cuộc sống, cho ngƣời dân tốt đẹp hơn” là cách mà nhà báo Trần Bạch Đằng hƣớng đến để phục vụ độc giả của mình. Trƣớc một vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội, không bao giờ ông để ngƣời đọc phải chờ đợi lâu. Khi bận không viết bài đƣợc, ông có đôi dòng phía cuối bài cáo lỗi cùng độc giả. 3.1.5. Ứng xử chuyên nghiệp với cách tổ chức tác phẩm báo chí chính luận Đối chiếu vào các tác phẩm báo chí chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng, có thể thấy rằng, cách tổ chức tác phẩm báo chí chính luận của ông vẫn đảm bảo theo yêu cầu của một văn bản chính luận với lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, đồng thời cũng không dập khuôn cứng nhắc mà rất linh hoạt với cách thể hiện sinh động, hấp dẫn tùy vào từng sự kiện, vấn đề phản ánh. 11 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao tính chính luận trong tác phẩm báo chí 3.2.1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và gắn chặt tư duy lý luận với thực tiễn báo chí sôi động Để nâng cao năng lực tƣ duy lý luận, để kịp thời nắm bắt dòng chảy thông tin, nhà báo viết chính luận phải đạt những yêu cầu sau: Thứ nhất, nhà báo phải có nhãn quan chính trị. Thứ hai, nhà báo phải luôn nhạy cảm nắm bắt sự kiện thời sự chính trị xã hội. Thứ ba, nhà báo phải có khả năng lập luận sắc sảo, phân tích, lý giải vấn đề một cách logic, chặt chẽ. 3.2.2. Phải có chính kiến và cách thể hiện chính kiến để định hướng dư luận Tác phẩm báo chí chính luận là nơi mà nhà báo thể hiện chính kiến một cách trực tiếp nhất, rõ nét nhất bằng cách bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình trƣớc sự kiện đang diễn ra hoặc vừa mới xảy ra. Nếu trong một tác phẩm báo chí chính luận, ngƣời đọc không tìm thấy chính kiến của nhà báo thì tác phẩm đó khó có khả năng định hƣớng dƣ luận xã hội và không thể trở thành một tác phẩm báo chí chính luận hay, hấp dẫn và có sức thuyết phục. 3.2.3. Ngôn ngữ diễn đạt tác phẩm báo chí nhất định phải là ngôn ngữ chính luận Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chính luận, phong cách chính luận đƣợc bộc lộ rõ nét. Đó là ngôn ngữ giàu tính lý luận kết hợp với biểu cảm và giản dị, chân thật, gần gũi, dễ hiểu với quần chúng. 3.3. Một số giải pháp về hoạt động đào tạo phóng viên, nhà báo viết chính luận 3.3.1. Đối với hoạt động đào tạo cơ bản trong nhà trường -Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên giảng dạy học phần báo chí chính luận. -Hoàn thiện và thống nhất các giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan tới học phần báo chí chính luận. -Bên cạnh việc cung cấp những kiến thức nền tảng lẫn kiến thức báo chí căn bản, cần yêu cầu sinh viên xác định: viết cái gì, học cái đó. -Yêu cầu sinh viên tập viết tác phẩm báo chí chính luận ngay khi còn ngồi trên giảng đƣờng. 3.3.2. Đối với hoạt động đào tạo tại chỗ ở các cơ quan báo chí -Các cơ quan báo chí cần sàng lọc trong đội ngũ phóng viên nhà báo của mình những cây viết xuất sắc và đào tạo họ trở thành những chuyên gia viết chính luận ở lĩnh vực mà họ đang phụ trách. - Song song với việc đào tạo tại chỗ, các cơ quan báo chí cũng cần đầu tƣ thích đáng cho đội ngũ phóng viên, nhà báo viết chính luận. -Cuối cùng, các cơ quan báo chí nên quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ các phóng viên trẻ và sinh viên báo chí. Tiểu kết chương 3 Từ kết quả nghiên cứu ở chƣơng 2, chƣơng 3 của luận văn rút ra bài học ứng xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận từ nhà báo Trần Bạch Đằng. Đó là cách ứng xử linh hoạt, uyển chuyển với môi trƣờng truyền thông Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, cẩn trọng với tƣ liệu, phong nhã với tiếng Việt, lịch thiệp với ngƣời đọc, và chuyên nghiệp với cách tổ chức tác phẩm báo chí chính luận. 12 Trong chƣơng này luận văn cũng đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính chính luận trong tác phẩm báo chí: Và cuối cùng là một số giải pháp về hoạt động đào tạo, phóng viên nhà báo viết chính luận trong nhà trƣờng và trong các cơ quan báo chí. KẾT LUẬN Trong cuốn Về văn học và nghệ thuật, Lênin có viết: “Theo tôi thì hình như đặc trưng của cá nhân không những thể hiện ở việc cá nhân ấy làm mà còn ở cách mà cá nhân ấy làm việc đó nữa”. Điều này quả đúng với nhà báo Trần Bạch Đằng. Có thể khẳng định, ông là một trong số những nhà báo chính luận xuất sắc nhất của nền báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ông đã kết hợp giữa sự sắc bén của nhà chính trị, khiếu quan sát tinh tế của nhà văn, sự nhạy cảm của nhà báo để viết nên những tác phẩm báo chí có sức lay động lòng ngƣời đến mai sau. Con đƣờng hình thành nên phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng hội tụ rất nhiều yếu tố. Đúc kết lại, đó là một nhà báo có TẦM và có TÂM. Ông làm báo không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng tấm lòng, bằng con tim thao thức với nhịp sống của nhân sinh và thời đại. Qua nghiên cứu phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng, ngƣời viết luận văn mạnh dạn rút ra một số bài học sau: Trƣớc hết, phải khẳng định phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng là một phong cách báo chí độc đáo trong làng báo cách mạng Việt Nam. Phong cách này đƣợc thể hiện rõ nét ở bốn đặc điểm: Luận bàn những vấn đề lớn, bức xúc liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, dân tộc; Đậm chất văn chƣơng; Giàu tố chất Nam bộ; Và viết nhiều, viết nhanh, viết sắc. Ngòi bút của ông thể hiện sự uyên bác trong kiến thức, sự miệt mài trong lao động, sự linh hoạt, nhanh nhạy, uyển chuyển trong việc nắm bắt yêu cầu của môi trƣờng truyền thông xã hội Việt Nam giai đoạn đổi mới, sự cẩn trọng trong công tác tƣ liệu, sự phong nhã khi sử dụng tiếng mẹ đẻ, sự trân quý đối với ngƣời đọc, sự thông minh, chuyên nghiệp khi tổ chức tác phẩm báo chí chính luận. Các bài viết của ông thƣờng rất ngắn gọn, hàm lƣợng chữ cô đọng, súc tích nhƣng rất giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm và luôn luôn đi thẳng vào vấn đề trọng tâm, không dài dòng diễn giải. Để có đƣợc những tác phẩm báo chí chính luận thuyết phục, hấp dẫn, có sức sống lâu bền, ngƣời viết phải tích lũy vốn sống, vốn kiến thức từ sách vở lẫn trải nghiệm thực tế. Tác giả Trần Bạch Đằng đã đặt chân tới khắp mọi miền của Tổ quốc, từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tới các tỉnh đồng bằng sông Hồng, từ mũi Năm Căn – Cà Mau tới Móng Cái – Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn Ở đâu ông cũng trực tiếp tiếp xúc với ngƣời dân, “mắt thấy tai nghe” về cuộc sống, tâm tƣ của họ và viết bằng chính cảm xúc và lý trí của riêng mình. Quan niệm của tác giả, “đừng coi nghề báo là nghề kiếm tiền” cũng là một bài học quý giá cho những ngƣời làm báo chân chính. Cả một đời, nhà cách mạng – nhà báo Trần Bạch Đằng đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Dù ông đã ra đi nhƣng các tác phẩm báo chí của 13 ông – “những tác phẩm báo chí kinh điển”, sẽ mãi là pho tƣ liệu quý đối với tất cả chúng ta. References. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách tiếng Việt 1. Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM - Tạp chí Sổ tay xây dựng Đảng (2010), Báo chí Việt Nam những dấu ấn đấu tranh cách mạng, Nxb Tổng hợp, TP.HCM. 2. Hoàng Đình Cúc – Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 3. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục. 4. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị. 6. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2007), Thể loại báo chí (tập 2), Nxb Lý luận chính trị. 7. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2004), Báo chí với trẻ em, Nxb Lao động. 8. Ngọc Đản (1995), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Nxb Lao động, Hà Nội. 9. Hữu Đạt (2000), Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 10. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 11. Trần Bạch Đằng (1990), Bút ký kinh tế, Nxb Sự thật, Hà Nội. 12. Trần Bạch Đằng (2001), Đổi mới đi lên từ thực tế (tuyển tập), Nxb Trẻ 13. Trần Bạch Đằng (2004), Truyện dài nhiều thế kỷ, Nxb Thông tấn. 14. Trần Bạch Đằng (2005), Thanh kiếm và lá chắn, Nxb Công an nhân dân. 15. Trần Bạch Đằng (2006), Cuộc đời và ký ức, Nxb Trẻ. 16. Trần Bạch Đằng (2008), Trần Bạch Đằng du ký, Nxb Trẻ. 17. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí, đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Nhiều tác giả (2005), Thể loại báo chí, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM. 20. Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông Tấn. 21. Phạm Thành Hƣng (2007), Thuật ngữ báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 22. Đinh Văn Hƣờng và một số tác giả (1994, 1996, 1997, 2001, 2005), Báo chí: Những vấn đề lí luận và thực tiễn (5 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội 23. Đinh Văn Hƣờng (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc 14 gia Hà Nội. 24. Đinh Trọng Lạc (2001), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 25. Phƣơng Lựu (chủ biên) (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 26. V.I.Lênin (1970), Vấn đề báo chí, Nxb Sự thật, Hà Nội. 27. Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn và giới thiệu) (1997), Tuyển tập văn chính luận Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục. 28. Nhà xuất bản KHXH (1984), Từ điển văn học, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. 29. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2001), Tập II, Báo chí – Những điểm nhìn từ thực tiễn, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội. 30. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ. 31. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 32. Dƣơng Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 33. Dƣơng Xuân Sơn – Đinh Văn Hƣờng – Trần Quang (2005), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 34. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1995), Tác phẩm báo chí, Tập 1, Nxb Giáo dục. 35. Nguyễn Thị Minh Thái (2005), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 36. TS.Vũ Duy Thông (Chủ biên) (2004), Mác – Ăngghen, Lê Nin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí xuất bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Lại Văn Toàn (Chủ tịch hội đồng biên tập) (2000), Chuẩn hóa và phong cách ngôn ngữ, Viện thông tin khoa học – xã hội, Hà Nội. 38. Cù Đình Tú (2002), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 39. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) (2003), Hồ Chí Minh tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ, Nxb Giáo dục. B. Sách nƣớc ngoài dịch ra tiếng Việt 40. G.V.Lazutina (2003), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 41. Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch (1998), Nhà báo - những bí quyết kỹ năng nghề nghiệp, Nxb Lao Động 42. Jean – Luc Martin – Lagardette (2004), Hướng dẫn cách viết báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 43. E.P.Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận của báo chí, tập 1-2, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 44. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ. 45. V.V.Xmirnop (2004), Các thể loại báo chí phát thanh, Nxb Thông tấn. 15 C. Bài viết và các tài liệu khác 46. Nguyễn Thị Kim Dung (2002), Phong cách ngôn ngữ nhà báo Hữu Thọ, khóa khóa luận cử nhân Báo chí, khoa Báo chí & Truyền thông, trƣờng ĐH KHXH&NV, Hà Nội. 47. Nguyễn Văn Dững (2007), Báo chí và truyền thông nước ta: Những vấn đề đặt ra cho sự phát triển, tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2007. 48. Nguyễn Văn Dững (2008), Văn hóa truyền thông trên báo chí hiện nay, tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2008. 49. Nguyễn Văn Dững (2008), Tính chuyên nghiệp của báo chí, tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2008. 50. Nghiêm Thị Thu Hà (2002), Phong cách báo chí Lý Sinh Sự, khóa luận cử nhân Báo chí, khoa Báo chí & Truyền thông, trƣờng ĐH KHXH&NV, Hà Nội. 51. Hoàng Thu Hằng (2009), Ký báo chí Phan Quang, luận văn thạc sỹ báo chí, khoa Báo chí & Truyền thông, trƣờng ĐH KHXH&NV, Hà Nội. 52. Đặng Việt Hoa (1998), Nhà báo Trần Bạch Đằng: “Trung thực sẽ giúp nhà báo thêm bạn!”, báo Thanh Niên, số 98/1998. 53. Nguyễn Văn Nam (1987), Trần Bạch Đằng – một cây bút đa dạng, Tạp chí văn học số 03/1987. 54. Huỳnh Dũng Nhân (2006), Nhà báo Trần Bạch Đằng: Cuộc hành trình cùng đất nước, Báo Lao động cuối tuần, ngày 2/9/2006. 55. Phạm Quang Nghị (2007), Sống, suy tư làm việc nhưng không hề biết mệt, báo Phụ nữ TP.HCM, 17/4/2007. 56. TS.Quách Thị Thu Nguyệt (2006), Người bạn lớn của tuổi trẻ thành phố, báo Sài Gòn giải phóng, 16/7/2006. 57. Lê Huyền Ái Mỹ (2001), Trần Bạch Đằng – một người cầm bút, báo Phụ Nữ TP.HCM, 13/6/2001, tr.11. 58. Lê Huyền Ái Mỹ (2006), Nhà báo – nhà cách mạng Trần Bạch Đằng: Trên hành trình báo chí, tôi là một kiếm khách, Phụ nữ chủ nhật, số 30/2006. 59. Hồng Thanh Quang (2007), Tưởng nhớ đồng chí Trần Bạch Đằng: ta phải là ta, Báo An ninh Thế giới cuối tháng, số 69/2007. 60. Dƣơng Trung Quốc (2007), Vĩnh biệt một con người có tài và có tình, Báo Xƣa và Nay, số 282/2007. 61. Từ Sơn (2007), Anh mãi là thần tượng của tôi, báo Văn nghệ công an, số 58 (158)/2007. 62. Đinh Phong (2008), Trần Bạch Đằng với nghề báo, tạp chí Nghề báo, số 70/2008. 63. Trần Xuân Thân (2006), Phong cách hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên Hoan, Thảo Hảo, luận văn thạc sỹ báo chí, khoa Báo chí & Truyền thông, trƣờng ĐH KHXH&NV, Hà Nội. 64. Nguyễn Quốc Trung (2002), Chất văn trong tác phẩm báo chí của Trần Bạch Đằng, báo Sài Gòn giải phóng, ngày 22/6/2002. 16
File đính kèm:
- phong_cach_chinh_luan_cua_nha_bao_tran_bach_dang.pdf