Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà

Bài viết tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết về phương pháp giảng dạy thực tế

tiếng Anh chuyên ngành Du lịch. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả sử dụng các số

liệu thống kê về chương trình đào tạo, trình độ đội ngũ giảng viên, sinh viên ngành Du

lịch tại Đại học Khánh Hoà đồng thời sử dụng phương pháp quan sát lớp học, khảo sát

bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu đối với giảng viên và sinh viên để phân tích, tìm ra vấn đề

và giải pháp cho việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Du lịch. Dựa trên kết quả

nghiên cứu này, bài viết đưa ra các giải pháp về triển khai phương pháp dạy và học thực

tế để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh

Hoà.

Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà trang 1

Trang 1

Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà trang 2

Trang 2

Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà trang 3

Trang 3

Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà trang 4

Trang 4

Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà trang 5

Trang 5

Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà trang 6

Trang 6

Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà trang 7

Trang 7

Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà trang 8

Trang 8

Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà trang 9

Trang 9

Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 03/01/2022 2680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà

Phát triển phương pháp dạy và học thực tế cho môn học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch tại Đại học Khánh Hoà
 nghiệp. 
Bản thân sinh viên khi bƣớc vào giai đoạn thực tập cũng đã chủ động tìm đến các cơ sở du 
lịch có yếu tố nƣớc ngoài để học hỏi, tích luỹ thêm kinh nghiệm. Đây là những bƣớc đi đầu 
tiên trong việc đẩy mạnh hoạt động bên ngoài cơ sở đào tạo của nhà trƣờng trong những năm 
qua và trên thực tế đã mang lại những kết quả tích cực. 
Hình 5: Đánh giá của sinh viên về thực trạng hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp 
 Tuy nhiên vẫn còn tới 28,3% sinh viên không đánh giá và 15% không hài lòng, 1,6% 
sinh viên rất không hài lòng. Điều này cần nhà trƣờng tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh hơn nữa 
các hoạt động phối hợp đào tạo với các đối tác bên ngoài để tăng cƣờng khả năng ngoại ngữ 
chuyên ngành cho sinh viên. Do vậy những ý kiến của sinh viên trong câu hỏi mở về kiến 
nghị giải pháp tăng cƣờng tiếng Anh chuyên ngành thƣờng tập trung vào: Tổ chức các câu lạc 
bộ nói tiếng Anh chuyên ngành; tăng cƣờng giao lƣu tiếng Anh với khách du lịch nƣớc ngoài 
và các hoạt động ngoại khoá. Đây cũng là cơ sở để Đại học Khánh Hoà xây dựng kế hoạch 
phát triển chƣơng trình tiếng Anh chuyên ngành Du lịch trong thời gian tới. 
- Đánh giá về khả năng áp dụng phương pháp dạy và học thực tế tiếng Anh chuyên 
ngành cho sinh viên chuyên ngành Du lịch tại Trường Đại học Khánh Hoà 
Nhìn vào thực trạng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành Du lịch trong những năm vừa qua có 
thể thấy đƣợc sự nỗ lực và cố gắng trong việc đổi mới chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo 
của Nhà trƣờng. Với mục tiêu là sinh viên Du lịch tốt nghiệp ra trƣờng có thể sử dụng thành 
thạo tiếng Anh trong giao tiếp công việc, chƣơng trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành liên 
tục đƣợc cập nhật và đổi mới bởi đội ngũ giảng viên để bắt kịp với xu thế phát triển chung 
của xã hội nói chung và sự phát triển ngành Du lịch nói riêng. Giáo trình giảng dạy tiếng Anh 
chuyên ngành đƣợc điều chỉnh liên tục theo hƣớng nội dung bám sát thực tế bối cảnh du lịch 
ở Việt Nam. Các bài học về tình huống du lịch đƣợc đƣa vào nội dung giảng dạy một cách 
linh hoạt, phong phú và đa dạng. 
Trong các giờ học, kỹ năng nghe – nói đƣợc thực hành và kiểm tra liên tục để tăng 
các phản xạ trong giao tiếp ngôn ngữ của sinh viên chuyên ngành Du lịch. Một thuận lợi khác 
để áp dụng phƣơng pháp dạy và học thực tế tiếng Anh chuyên ngành Du lịch trong hoạt động 
đào tạo tiếng Anh chuyên ngành Du lịch chính là trƣờng Đại học Khánh Hoà nằm ở trung 
tâm thành phố Nha Trang – nơi có sự phát triển sôi động của các hoạt động dịch vụ du lịch và 
đây cũng là điểm dừng chân của nhiều du khách quốc tế. Chính điều kiện này đã tạo thuận lợi 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 195 
cho sinh viên chuyên ngành Du lịch có cơ hội để trau dồi ngoại ngữ trực tiếp với các du 
khách ngƣời bản địa, nâng cao các kỹ năng về ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của mình ở 
thời gian ngoài giờ học trên lớp. Bên cạnh đó sự mở rộng các đối tác hợp tác phát triển của 
Khoa, đặc biệt các đối tác là tổ chức du lịch nƣớc ngoài cũng tạo ra một cơ hội lớn về môi 
trƣờng thực tế, thực tập cho những sinh viên muốn tăng thêm vốn kiến thức về tiếng Anh 
chuyên ngành của mình. 
 Trên thực tế, áp dụng phƣơng pháp dạy và học thực tế tiếng Anh chuyên ngành Du 
lịch tại Đại học Khánh Hoà cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Trƣớc tiên là do mặt 
bằng chung đầu vào của sinh viên còn thấp dẫn đến việc đào tạo theo phƣơng thức này sẽ gặp 
nhiều khó khăn. Trong số đó có rất nhiều sinh viên chuyên ngành Du lịch lại đến từ những 
vùng miền còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, không có điều kiện để tiếp xúc nhiều với ngoại 
ngữ từ những cấp học phổ thông dẫn tới sự chênh lệch về trình độ giữa các em sinh viên ở 
các địa bàn trung tâm thành phố, thị xã. Hiện nay, thực trạng sĩ số trong các lớp tiếng Anh 
chuyên ngành Du lịch tƣơng đối đông là một thách thức lớn trong việc dạy và học, điều này 
gây cản trở đáng kể cho giảng viên, khiến giảng viên không thể chủ động để ứng dụng các 
phƣơng pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra của môn học. Trong hợp tác đào tạo của nhà 
trƣờng với các doanh nghiệp du lịch nƣớc ngoài, nội dung hợp tác vẫn chƣa đề cao việc yêu 
cầu phát triển ngôn ngữ tiếng Anh cho sinh viên. Vì vậy, sinh viên ít có cơ hội đƣợc làm 
những công việc chuyên ngành và không có môi trƣờng phát triển ngôn ngữ, kỹ năng thực tế 
chƣa đƣợc cải thiện. 
5. Thảo luận và khuyến nghị 
 Để hiện thực hóa mục tiêu đào tạo tiếng Anh chuyên ngành Du lịch, hƣớng đến giải 
quyết những vấn đề tồn tại trong giảng dạy thực tế chuyên ngành tiếng Anh du lịch tại trƣờng 
Đại học Khánh Hoà, kế hoạch giảng dạy thực tế về tiếng Anh chuyên ngành Du lịch cần quan 
tâm tới những vấn đề sau: 
5.1. Tối ƣu hóa và tích hợp các khóa học có liên quan để làm nổi bật các liên kết giảng 
dạy thực tế 
 Giảng viên cần thiết lập một hệ thống chƣơng trình giảng dạy bao gồm kiến thức, kỹ 
năng và năng lực cần thiết cho các vị trí nghề nghiệp chuyên nghiệp dựa trên nhu cầu của các 
vị trí chuyên nghiệp. Hệ thống này bao gồm một mô-đun chƣơng trình giảng dạy cốt lõi 
chuyên nghiệp, một mô-đun khóa học công nghệ đào tạo khả năng nghề nghiệp và đào tạo 
năng lực chất lƣợng toàn diện mô-đun khóa học. 
 Nhà trƣờng cần phải thực hiện điều kiện tiên quyết một cách nghiêm ngặt để sàng lọc 
trình độ sinh viên trƣớc khi tham gia lớp học tiếng Anh chuyên ngành. Nghĩa là sinh viên bắt 
buộc phải hoàn thành các học phần tiếng Anh cơ bản khi đó mới có đủ nền tảng kiến thức để 
tham gia vào lớp tiếng Anh chuyên ngành. Bên cạnh đó, nhà trƣờng cần sắp xếp sĩ số lớp một 
cách hợp lý, khoa học và trang bị tốt các phƣơng tiện hỗ trợ giúp giảng viên phát huy tối đa 
hiệu quả phƣơng pháp giảng dạy, giúp ngƣời học tiếp thu tốt nhất nội dung bài giảng. 
5.2. Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy thực tế để cải thiện kỷ năng chuyên môn của sinh viên 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 196 
 Theo mục tiêu giảng dạy của chƣơng trình giảng dạy thực tế, các phƣơng pháp giảng 
dạy đƣợc cải cách để nâng cao chất lƣợng giảng dạy thực tế. Phƣơng pháp giảng dạy tập 
trung vào tƣơng tác giữa các sinh viên với nhau, sử dụng hình ảnh, video và phƣơng pháp mô 
phỏng, role-play (đóng vai). Cụ thể: 
 + Video: Trong quá trình học, sinh viên đƣợc tham khảo các video mô phỏng các tình 
huống kinh doanh. Từ đó, các em sinh viên đƣợc giáo viên giới thiệu các mẫu câu và thực 
hiện các đoạn hội thoại theo nhóm 2 hoặc 3 ngƣời. 
 + Simulation (mô phỏng môi trƣờng kinh doanh): sinh viên sẽ đƣợc đặt vào các mô 
hình trong môi trƣờng. Ví dụ để sinh viên thực tập về cách thức chào bán hàng ăn uống và 
không khí kinh doanh thực tế, giảng viên có thể tổ chức một hội chợ ẩm thực mà trong đó các 
nhóm đƣợc phân công sẽ tự chọn lựa sản phẩm và tự trang trí gian hàng. Còn cả lớp với vai 
trò là ngƣời mua sẽ tƣơng tác với ngƣời bán, và chọn lựa sản phẩm mình thích. 
 + Records (các đoạn ghi âm): Đây là hình thức đã đƣợc sử dụng phổ biến ở các lớp 
học tiếng Anh, qua đó sinh viên sẽ đƣợc yêu cầu thực hiện một đoạn ghi âm tƣơng tự (dƣới 
hình thức bài tập cá nhân). 
 + Roleplay (đóng vai): đây là mô hình đƣợc áp dụng nhằm tăng tính tƣơng tác của các 
sinh viên với nhau cũng nhƣ tăng khả năng phản xạ của các em. Ví dụ: sinh viên đƣợc cung 
cấp một mô hình khách sạn với giá phòng, điều kiện phòng ốc và danh sách các khách hàng 
với các yêu cầu khác nhau. Sinh viên phải sắp xếp các khách này vào các phòng sao cho bảo 
đảm doanh thu của khách sạn và đáp ứng yêu cầu của từng khách hàng. 
 Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng thực thế giúp sinh viên hứng thú và nhiệt 
tình của việc học, để các kỹ năng giao tiếp và khả năng nói tiếng Anh của học sinh đƣợc rèn 
luyện. 
5.3. Kết hợp nội dung đánh giá kỷ năng nghề vào chƣơng trình giảng dạy và học tập 
tiếng chuyên ngành 
 Sự kết hợp giữa chƣơng trình giảng dạy và bằng cấp chuyên nghiệp là một cách hiệu 
quả để củng cố các kỹ năng chuyên nghiệp của sinh viên. Trong khi xây dựng môn học, nội 
dung liên quan của thẩm định kỹ năng nghề nghiệp phải mang tính bắt buộc. Ví dụ, bao gồm 
các nội dung về du lịch, những điều cơ bản về hƣớng dẫn viên du lịch, chính sách và quy 
định của hoạt động du lịch. Đồng thời, tăng tỷ lệ thực tập mô phỏng, để sinh viên áp dụng lý 
thuyết liên quan đến trình độ nghề nghiệp để thực hành, nâng cao năng lực chuyên môn của 
sinh viên và làm cho họ đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên nghiệp theo yêu cầu của ngành và 
cuối cùng đạt đƣợc chứng chỉ trình độ chuyên môn cho tiếp cận xã hội. 
5.4. Đẩy mạnh hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp 
 Nhà trƣờng cần tăng cƣờng hợp tác với các doanh nghiệp, tận dụng các nguồn lực xã 
hội và mở cửa đến trƣờng, mời các chuyên gia kinh doanh để chia sẻ kiến thức với các giảng 
viên và sinh viên có liên quan dƣới dạng hội thảo và bài giảng và kiến thức thực tế. Điều này 
sẽ mở rộng tầm nhìn của giảng viên và sinh viên, kết hợp kiến thức chuyên môn mà họ đã 
học đƣợc với thực tiễn, để hƣớng giảng dạy sẽ rõ ràng hơn. Bằng cách sắp xếp thực tập sinh 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 197 
viên và thực tập việc làm, công ty đánh giá phẩm chất tƣ tƣởng và đạo đức của sinh viên, 
phẩm chất nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, và tạo cơ sở cho các doanh nghiệp lựa chọn 
nhân viên chất lƣợng cao xuất sắc. 
5.5. Tăng cƣờng hoạt động đánh giá để đảm bảo chất lƣợng giảng dạy thực tế 
 Tổ chức các bài học thực tế về ―trực quan, nghe, đọc và nói‖ bằng tiếng Anh và các 
bài học thực tế về tiếng Anh Du lịch đƣợc sử dụng nhƣ một khóa học bắt buộc để kiểm tra, 
đánh giá. Tổ chức ra các buổi seminar, toạ đàm, câu lạc bộ tiếng Anh và trao giải thƣởng 
trong Cuộc thi Kỹ năng Tiếng Anh hoặc Cuộc thi Kỹ năng Chuyên nghiệp; sinh viên nhận 
đƣợc các chứng chỉ kỹ năng liên quan nhƣ chứng chỉ lớp tiếng Anh và chứng chỉ lớp chuyên 
nghiệp du lịch và cấp tín chỉ cho các kỹ năng; sinh viên tham gia đào tạo tự thực hành, tham 
gia vào các hoạt động khác nhau nhƣ bài giảng và thuyết trình, và cải thiện các hoạt động 
chất lƣợng của họ. 
5.6. Nâng cao đào tạo trình độ đội ngũ giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Du lịch 
 Đối với giảng viên tiếng Anh chuyên ngành Du lịch, cần phải có khả năng giảng dạy 
ghép ―dạy + tiếng Anh‖. Giảng viên cần đƣợc tham gia đào tạo theo đợt để cập nhật kiến thức 
chuyên ngành và cả phƣơng pháp giảng dạy; phát triển hệ thống thực hành doanh nghiệp 
giảng viên, khuyến khích giảng viên đến các ngành và doanh nghiệp liên quan để làm việc 
hoặc thực hành, hiểu nhu cầu của tiêu chuẩn công việc chuyên nghiệp đối với tài năng du lịch 
và nâng cao kỹ năng chuyên môn của giảng viên chuyên nghiệp và khả năng giảng dạy thực 
tế. Cũng cần phải thành lập một ban giảng dạy và chỉ đạo chuyên nghiệp và thuê các chuyên 
gia trong ngành đến trƣờng để hƣớng dẫn xây dựng chuyên nghiệp và đào tạo giảng viên. 
Liên kết với các công ty du lịch và các chuyên gia trong ngành khách sạn, nhà hàng liên quan 
đến nƣớc ngoài để làm giảng viên bán thời gian, giảng dạy các khóa học kỹ năng thực tế và 
lập kế hoạch nghề nghiệp để khuyến khích giảng viên đạt đƣợc chứng chỉ trình độ chuyên 
môn. Thông qua các biện pháp trên, một đội ngũ giảng dạy ―kỹ năng kép‖ chất lƣợng cao 
thích nghi với các đặc điểm và yêu cầu của giáo dục đại học, có trình độ giảng dạy cao, khả 
năng thực tế mạnh mẽ và kết hợp với nhau để thúc đẩy việc thực hiện giảng dạy thực tế và 
nâng cao chất lƣợng giảng dạy đảm bảo giảng dạy tiếng Anh. 
6. Kết luận 
 Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Du lịch 
tại Trƣờng Đại học Khánh Hoà đã đạt đƣợc sự hài lòng cao từ phía ngƣời học song vẫn còn 
tồn tại những hạn chế nhất định, làm ảnh hƣởng đến mục tiêu đào tạo. Với những đề xuất về 
việc phát triển phƣơng pháp dạy và học thực tế tiếng Anh chuyên ngành Du lịch ở Đại học 
Khánh Hoà nhƣ trên, nhóm nghiên cứu hy vọng ngƣời học sẽ đƣợc lĩnh hội tiếng Anh chuyên 
ngành trong nhiều học phần cùng lúc khi học kiến thức chuyên môn và trong suốt quá trình 
học (thay cho một ngƣời giảng, kiến thức lĩnh hội của ngƣời học phụ thuộc rất nhiều vào 
chuyên môn ngƣời giảng). Đẩy mạnh đƣợc phƣơng pháp dạy và học thực tế cho môn học 
tiếng Anh chuyên ngành Du lịch sẽ giúp nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội 
của sinh viên ngành Du lịch Đại học Khánh Hoà trƣớc yêu cầu của sự phát triển du lịch tỉnh 
Khánh Hoà nói riêng và cả nƣớc nói chung. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 198 
Tài liệu tham khảo 
Basturkmen, H. (2010). Developing Courses for English for Specifc Purposes. New York: Pelgrave 
Macmillan 
Creswell, J.W. & Clark, V.L.P. (2011). Designing and Conducting Mixed Methods Research (2nd 
ed.). Thousand Oaks, CA: Sage. 
Ding, C. (2019). Research on Practical Teaching Mode of Tourism English Major. Retrived from: 
https://webofproceedings.org/proceedings_series/ESSP/EDUER%202019/EDUER102927.pdf 
Đông, L. Q. (2011). Tiếng Anh chuyên ngành - Một số vấn đề về nội dung giảng dạy. Tạp chí Ngôn 
ngữ và đời sống, 11(193), 27-32. 
Harmer, J. (2015). The Practice of English Language Teaching Fifth Edition. Pearson Education 
Limited. 
Hoàng, V. T. (2018). Dạy học ngoại ngữ chuyên ngành du lịch. Tạp chí Du lịch. Truy cập tại: 
Hutchinson, T.; Waters, A. (1987). English for specific purposes, A learning centred approach. 
Cambridge: Cambridge Universiti Press 
Kennedy, C. & Bolitho, R (1984), English for specific purposes London: Macmillan. 
Li, M. (2015). Practical Teaching of Tourism English under School-Enterprise Cooperation 
Mechanism. Chinese & Foreign Entrepreneurs. 32 (36),139-140. 
Munby, J. (1978) Communicative syllabus design. Cambridge: Cambridge Universiti Press. 
Tuấn, N.H. (2007). Một vài suy nghĩ về việc dạy tiếng Anh chuyên ngành ở bậc đại học, Giảng dạy 
tiếng Anh bậc đại học ở Việt Nam: vấn đề và giải pháp. Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 
DEVELOPING PRACTICAL METHODS IN TEACHING AND 
LEARNING ENGLISH FOR TOURISM AT KHANH HOA UNIVERSITY 
Abstract 
The article focuses on clarifying some theories about the practical teaching methods of 
English for Tourism. In the article, the authors applied the statistics to the curriculum 
framework, the qualifications of the lecturers and students of the Faculty of Tourism at 
Khanh Hoa University. Besides, the methods of classroom observation, survey and 
assessment with questionnaires for students were also implemented in order to find out 
the problems and solutions for teaching and learning English for Tourism. Based on the 
results of this research, some solutions for implementing the practical teaching methods 
are proposed to improve the quality of teaching and learning English for Tourism at 
Khanh Hoa University. 
Keywords 
practical teaching methods, English for Tourism, Khanh Hoa University 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_phuong_phap_day_va_hoc_thuc_te_cho_mon_hoc_tieng.pdf