Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng

Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ quản lý rừng (FM) và chứng chỉ chuổi hành trình sản

phẩm (CoC) không chỉ là xu thế khách quan toàn cầu trong quản trị rừng mà còn là yêu cầu tất yếu

của thị trường gỗ và lâm sản quốc tế nhằm hướng tới quản lý bền vững tài nguyên rừng theo các hệ

thống tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời để đảm bảo tiếp cận thị trường cho các sản phẩm đã được chứng

nhận. Những năm gần đây, việc triển khai thực thi quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở nước

ta đã nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước;

nhiều văn bản phát luật và đề án cũng được ban hành để thúc đẩy quản lý rừng bền vững và cấp

chứng chỉ rừng phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ và lâm sản. Tuy

nhiên, hiện nay diện tích rừng được thực thi quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ ở Việt Nam còn

quá ít so với mục tiêu đề ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu hụt nguồn nhân lực cả về số

lượng và chất lượng. Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ chính sách quản lý rừng bền vững và

chứng chỉ rừng ở Việt Nam, ngoài việc hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách về lĩnh vực này, cần

áp dụng đồng bộ các giải pháp như thiết lập trung tâm đào tạo ngắn hạn, thực thi chương trình đào

tạo chuyên sâu bậc đại học và sau đại học, xây dựng các hướng dẫn thực thi, đào tạo đội ngũ chuyên

gia, và tăng cường hợp tác quốc tế.

Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trang 1

Trang 1

Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trang 2

Trang 2

Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trang 3

Trang 3

Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trang 4

Trang 4

Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trang 5

Trang 5

Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trang 6

Trang 6

Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 5280
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng

Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng
chuẩn mà việc quản lý kinh doanh rừng phải 
đạt tới; QLRBV và chứng chỉ rừng vì thế không chỉ là một nhu cầu mà còn là một xu 
thế khách quan toàn cầu và là yêu cầu tất yếu của thị trường gỗ và lâm sản quốc tế 
nhằm hướng tới quản lý bền vững tài nguyên rừng theo các hệ thống tiêu chuẩn quốc 
tế, đồng thời để đảm bảo tiếp cận thị trường cho các sản phẩm từ rừng đã được chứng 
nhận. Những năm gần đây, việc triển khai thực thi quản lý rừng bền vững và chứng 
chỉ rừng ở Việt Nam đã đươc quan tâm, tuy nhiên hiện nay diện tích rừng được thực 
thi quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ ở Việt Nam còn quá ít so với mục tiêu đề 
ra và yêu cầu nguồn gỗ rừng trồng nội địa có chứng chỉ quốc tế để phục ngành công 
nghiệp gỗ tỷ đô của nước ta, do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu hụt nguồn 
nhân lực cả về số lượng và chất lượng. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam: thực trạng và hạn chế 
 Nước ta có diện tích rừng khá lớn, theo số liệu công bố diện tích rừng của Bộ 
Nông nghiệp và PTNT (2018), tổng diện tích có rừng ở nước ta là 14.415.381 ha 
 68 
(tương ứng với độ che phủ là 41,45 %), trong đó có 10.236.416 ha rừng tự nhiên và 
4.178.966 ha rừng trồng, gồm 2.141.324 ha rừng đặc dụng, 4.567.106 ha rừng phòng, 
6.765.936 ha rừng sản xuất và 941.015 ha rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Ngành 
công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam cũng phát triển khá 
mạnh, đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 2 châu Á với tổng kim ngạch xuất khẩu 
năm 2018 đạt tới 9,382 tỷ USD, năm 2019 là trên 10 tỷ USD; cả nước hiện có khoảng 
4500 doanh nghiệp chế biến, trong đó có khoảng 1800 doanh nghiệp chế biến sản 
phẩm xuất khẩu. Trong những năm tới, với bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế sâu 
rộng của Việt Nam và mục tiêu phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp chế biến gỗ 
và lâm sản, việc thực thi quản lý rừng bền và chứng chỉ rừng FM đặc biệt quan trọng 
để cung cấp nguyên liệu được chứng nhận cho ngành chế biến gỗ; đồng thời thúc đẩy 
các doanh nghiệp thực thi chứng chỉ CoC là điều kiện quan trọng và cần thiết để tiếp 
cận các thị trường gỗ quốc tế, giảm tỷ trọng nhập khẩu gỗ để thúc đẩy phát triển rừng 
trồng và chế biến gỗ trong nước. 
 Do vai trò quan trọng của ngành lâm nghiệp, Đảng và Nhà Nước đặc biệt quan 
tâm đến bảo vệ và phát triển rừng và phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ. Vì 
vậy đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng được coi là công cụ và 
phương thức quan trọng để đạt được mục tiêu quốc gia về quản lý sử dụng bền vững 
tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ môi trường, đáp ứng 
yêu cầu thị trường về nguồn gốc gỗ hợp pháp và tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm gỗ. 
Nhà nước, Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã ban hành một loạt có văn bản pháp quy, 
chiến lược và kế hoạch thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Năm 
2017, Quốc hội đã phê duyệt Luật Lâm nghiệp, đã đưa khái niệm quản lý rừng bền và 
chứng chỉ quản lý rừng bền vững, đặc biệt có 2 điều (Điều 27 và Điều 28) ở Mục 3, 
Chương III của Luật) để quy định riêng về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. 
Trong đó quy định rõ, chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án 
quản lý rừng bền vững (Khoản a, Điều 27), và khuyến khích các chủ rừng khác xây 
dựng và thực thi phương án quản lý rừng bền vứng (Khoản b, Điều 27). Bộ 
NN&PTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 đã ban hành Thông tư số 28/2018/TT-
BNNPTNT quy đinh về Quản lý rừng bền vững nhằm hướng dẫn các chủ rừng xây 
dựng phương án quản lý rừng bền vững. Thủ tướng Chính phủ ngày 1 tháng 10 năm 
2018 đã ban hành Quyết định số 1288/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền 
vững và Chứng chỉ rừng với mục tiêu cụ thể là xây dựng và thực hiện phương án 
quản lý rừng bền vững cho 7.216.889 ha rừng các loại cho các tổ chức và doang 
nghiệp, và đến năm 2030 xây dựng và cấp chứng chỉ cho 1.000.000 ha rừng cho các 
chủ rừng. Bộ NN&PTNT ngày 27 tháng 11 năm 2018 đã ban hành Quyết định số 
4591/QĐ-BNN-TCLN về ban hành kế hoạch thực hiện Đề án Quản lý rừng bền vững 
và Chứng chỉ rừng của Thủ tướng Chính phủ. 
 Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng được quan tâm và thực hành ở 
nước ta từ những năm 2003 (từ sáng kiến của dự án Lâm nghiệp bền vững do GTZ 
 69 
(nay là GIZ) tài trợ), và đã được coi là một trong những ưu tiên trong Chiến lược phát 
triển Lâm Nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2020 với mục tiêu đạt được diện 
tích rừng được cấp chứng chỉ khoảng 30% tổng diện tích rừng sản xuất vào năm 
2020. Tuy nhiên, đến cuối năm 2012 (giữa kỳ của giai đoạn 2006 - 2020) tổng diện 
tích rừng được cấp chứng chỉ toàn quốc còn quá ít, chỉ khoảng 45.000 ha (ít hơn 1% 
tổng diện tích rừng ở Việt Nam). Hiện nay, tổng diện tích rừng ở Việt nam được cấp 
chứng chỉ Quản lý rừng (FM) là khoảng 240.000 ha (cấp cho hơn 40 đơn vị quản lý 
rừng), toàn bộ diện tích này là chứng chỉ FSC và cả nước được cấp 925 chứng chỉ 
CoC. Như vậy có thể thấy, so với mục tiêu chiến lược của Chính phủ, tổng diện tích 
rừng có phương án quản lý rừng bền vững là còn quá ít, mới chiếm khoảng gần 3% 
so với mục tiêu hơn 7 triệu ha rừng cần xây dựng và thực thi phương án QLRBV, hay 
khoảng 5 % tổng diện tích rừng trồng toàn quốc. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ 
FM mới chỉ chiếm hơn 20 % so với mục tiêu 1.000.000 ha rừng có chứng chỉ vào 
năm 2030, và cũng chỉ mới có khoảng 50% tổng số doanh nghiệp chế biến xuất gỗ và 
lâm sản có chứng chỉ CoC (925 đơn vị được cấp chứng chỉ CoC). Hạn chế về diện 
tích rừng và số đơn vị được cấp chứng quản lý rừng bền vững quốc tế và CoC như 
hiện nay là do một số nguyên nhân sau: 
 i) Về mặt thể chế, chính sách: trước đây hầu hết các diện tích rừng được xây 
dựng và thực thi phương án quản lý rừng bền vững và được cấp chứng chỉ rừng là các 
đơn vị nhận được hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như GIZ, WWF, WB, KFW, SNV.., 
cho nên nguồn lực vi phạm vi ảnh hưởng còn rất hạn chế, chưa thành một chương 
trình/đề án có tính chất quốc gia với nguồn lực tài chính cụ thể. Việc ban hành Luật 
Lâm nghiệp 2017 và Đề án của Chính phủ mới đây về quản lý rừng bền vững và 
chính phủ rừng đã góp phần giải quyết vấn đề này, sẽ tạo cơ sở pháp lý và nguồn lực 
tài chính quan trọng cho thực thi mục tiêu về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ 
rừng quốc gia. 
 ii) Thiếu bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững được quốc tế phê 
duyệt được triển khai: Hiện Việt Nam mới hoàn thành việc xây dựng bộ tiêu chuẩn 
quốc gia về quản lý rừng bền vững FSC và PEFC được quốc tế quốc tế công nhận. 
Việc trong một thời gian dài trước đây thiếu các bộ tiêu chuẩn QLRBV theo chuẩn 
quốc tế dẫn đến việc các tổ chức cấp chứng chỉ (ví dụ như GFA, SGS, Soil 
Association, BVQI.....) vào đánh giá cấp chứng chỉ ở Việt Nam thường phải dựa vào 
bộ tiêu chuẩn tạm thời do họ xây dựng; các bộ tiêu chuẩn tạm thời này thường có một 
số điểm không phù hợp với bối cảnh Việt Nam (bộ thì quá thiên về các tiêu chí cứng 
nhắc về môi trường, bộ thì quá thiên về tiêu chí xã hội), hơn nữa các bản dịch tiếng 
Việt của hầu hết các bộ tiêu chuẩn tạm thời này thời có nhiều điểm không sát với 
thuật ngữ ngành lâm nghiệp.. dẫn đến khó khăn khi đánh giá và triển khai ở hiện 
trường. Nếu có bộ tiêu chuẩn quốc gia được FSC hay PEFC phê duyệt, thì sẽ hài hòa 
hóa được một số đặc điểm đặc thù về lâm nghiệp của Việt Nam trong thực hành 
 70 
QLRBV, và tất cả các tổ chức cấp chứng chỉ đều phải sử dụng các bộ tiêu chuẩn quốc 
gia này nên khả năng triển khai cấp chứng chỉ trên thực tế sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. 
 iii) Thiếu hệ thống tổ chức, cơ quan quản lý đầu mối: Hiện nay ở các cấp 
quản lý từ cấp bộ và cấp sở chưa có cơ quan chuyên trách về QLRBV và chứng chỉ 
rừng, nhân sự đảm nhận chủ yếu là kiêm nhiệm cho nên khả năng lập kế hoạch và tổ 
chức triển khai còn hạn chế, do trước đây chưa có nguồn lực và nhận thức về QLRBV 
và chứng chỉ rừng còn là lĩnh vực khá mới đối với nhiều cán bộ địa phương. Vì vậy 
cần phải xây dựng cơ quan đầu mối chuyên trách ở cấp bộ và sở để triển khai (giống 
như mô hình cơ cấu của quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng). 
 iv) Thiếu mạng lưới chia sẻ kinh nghiệm về QLRBV và chứng chỉ rừng: Hiện 
nay, việc thực hiện xây dựng phương án QLRBV và hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng chủ 
yếu được thực hiện bởi các chuyên gia tư vấn. Nước ta chưa có trung tâm, mạng lưới 
chia sẻ thông tin và hướng dẫn các chủ rừng xây dựng và thực thi QLRBV và chứng 
chỉ rừng hiệu quả, thiếu liên kết giữa người trồng rừng và nhà máy chế biến xuất 
khẩu, điều này là một nhân tố hạn chế phát triển chứng chỉ rừng ở Viêt Nam. 
 v) Thiếu nguồn nhân lực: Có thể nói nhu cầu về nguồn nhân lực để xây dựng 
và thực thi QLRBV và chứng chỉ rừng trong ngành lâm nghiệp là rất lớn xét cả về 
mặt yêu cầu pháp lý (Luật Lâm nghiệp) và thị trường chứng chỉ FM/CoC. Tuy nhiên 
nguồn nhân lực hiện nay trong lĩnh vực này là đang thiếu trầm trọng. Toàn quốc mới 
có vài chuyên gia có chứng chỉ quốc tế về lĩnh vực này. Hiện nay môn học này mới 
được đưa vào giảng dạy ở một số cơ sở đào tạo, ở Đại học lâm nghiệp đã đưa vào đào 
tạo ở bậc đại học và sau đại học, tuy nhiên còn mang tính lý thuyết nhiều. Hiện chính 
phủ Đức đang hỗ trợ 1 dự án (sắp kết thúc) nâng cao năng lực thực thi QLRBV với 
một trung tâm đào tạo đặt ở miền Trung, tuy nhiên đội ngũ giảng viên còn có năng 
lực hạn chế. Trong khi đó về bản chất việc xây dựng và thực thi QLRBV và chứng 
chỉ rừng yêu cầu nền kiến thức và kỹ năng thực hành tổng hợp về lâm sinh, môi 
trường, kinh tế, xã hội.. và quản trị rừng theo chuẩn quốc tế (giống như ISO), nên có 
thể nói việc đào tạo hiện nay về lĩnh vực này vẫn còn có một khoảnh cách khá xa so 
với thực tiễn xét cả về mặt số lượng và chất lượng. 
2.2. Giải pháp triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý rừng bền vững và chứng 
chỉ rừng 
 Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng để thực thi chính sách quản lý rừng 
bền và chứng chỉ rừng ở nước ta, để phát triển nguồn lực trong lĩnh vực này cần thực 
thi một số giải pháp sau đây: 
 i) Thiết lập trung tâm đào tạo về QLRBV và chứng chỉ rừng: Trung tâm này 
có thể đặt ở một trường đại học hay viện nguyên cứu về lâm nghiệp, có chức năng 
đào tạo, tư vấn các chủ rừng, công ty, doanh nghiệp xây dựng và thực thi QLRBV và 
chứng chỉ rừng. Đào tạo cán bộ lâm nghiệp các cấp về quản lý và thực thi QLRBV và 
chứng chỉ rừng thông qua việc cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn. Giải pháp này sẽ 
 71 
góp phần giải quyết sự thiếu hụt nhân lực ngắn hạn về QLRBV và chứng chỉ rừng, 
cung cấp nguồn nhân lực để triển khai QLRBV và chứng chỉ rừng ở các địa phương. 
 ii) Xây dựng hệ thống tài liệu, hướng dẫn về QLRBV và chứng chỉ rừng: 
Nhằm cung cấp thông tin và nâng cao kiến thức, nâng cao năng lực cho các bên liên 
quan. 
 iii) Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo về QLRBV và chứng chỉ 
rừng: Xây dựng các chương trình môn học ở bậc đại học và sau đại học về QLRBV 
và chứng chỉ rừng. Đối với bậc đại học nên xây dựng thành một chuyên ngành hoặc ở 
mức chuyên môn hóa, để cung cấp các module kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực 
kỹ thuật, kinh tế, xã hội, bảo tồn trong QLRBV và chứng chỉ rừng. Đối với bậc sau 
đại học phát triển thành môn học bắt buộc để cung cấp các kiến thức và kỹ năng quản 
trị trong QLRBV và chứng chỉ rừng. 
 iv) Đào tạo đội ngũ chuyên gia: thực hiện việc đào tạo đội ngũ chuyên gia và 
người đánh giá về QLRBV và cấp chứng chỉ (auditors và lead auditors) để đẩy nhanh 
thực thi việc cấp chứng chỉ ở Việt Nam. Bước cao hơn tiến tới thiết lập đơn vị cấp 
chứng chỉ (certification body) là người Việt được FSC và/hoặc PEFC ủy quyền. 
 v) Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực này bằng cách hợp tác với FSC và 
PEFC quốc tế tổ chức các khóa tập huấn và trao đổi học thuật, chuyên gia. 
 KẾT LUẬN 
 Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng vừa là một chính sách lâm nghiệp 
quốc gia vừa là yêu cầu khách quan trong quản lý rừng và yêu cầu của thị trường gỗ 
và lâm sản quốc tế. Trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh quản lý rừng bền vững theo 
chuỗi giá trị và ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, việc thực thi QLRBV và 
chứng chỉ rừng ở nước ta là rất cấp thiết. Tuy nhiên diện tích rừng có chứng chỉ quản 
lý bền vững quốc tế ở nước ta còn khá thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự 
thiếu hụt nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng thực hành tốt trong việc triển khai 
hiện và hỗ trợ các chủ rừng thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Do 
vậy cần có các giải pháp đồng bộ để phát triển nguồn nhân lực về lĩnh vực này bao 
gồm: xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn, đào tạo cán bộ thực 
hành và kỹ sư, và xây dựng đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Bộ NN&PTNT, Quyết định số 1187/QĐ-BNN-TCLN ngày 3 tháng 4 năm 
2018 Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017. 
 2. Bộ NN&PTNT (2019), Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản 
năm 2018- thành công, bài học khinh nghiệm; giải phát bứt phá năm 2019, Báo cáo 
tại Diễn đàn Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018- thành 
công, bài học khinh nghiệm; giải phát bứt phá năm 2019, Hà Nội, ngày 22 tháng 02 
 72 
năm 2019. Bộ NN&PTNT, Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 
năm 2018 Quy định về quản lý rừng bền vững. 
 3. Forest Europe (2011) State of Europe’s Forests 2011, Status and Trends in 
Sustainable Forest Management in Europe. Forest Europe, United Nations Economic 
Commission for Europe. Food and Agriculture Organization, Oslo, Norway, 337 pp. 
 4. FSC (2019). FSC facts & figures từ https://ic.fsc.org/en/facts-and-figures, 
tháng 3 năm 2019. 
 5. Gafo, M.; Caparros, A. & San-Miguel, A. (2011). 15 years of forest 
certification in the European Union. Are we doing things right? Forest Systems, Vol. 
20, No. 1, pp. 8194. 
 6. ITTO (1992), Criteria for the measurement of sustainable tropical forest 
management, International Tropical Timber Organization Policy Development, Series 
No. 3. 
 7. Yokohama, Japan.MCPFE (1993), General declaration and resolutions 
adopted. In: Proceedings of the Second Ministerial Conference on the Protection of 
Forest in Europe, Helsinki, 1993. Report, Liaison Unit, Vienna. 
 8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Lâm nghiệp (Luật số 
16/2017/QH14). PEFC (2019). PEFC facts & figures từ https://www.pefc.org/about-
pefc/who-we-are/facts-a-figures, tháng 3 năm 2019). 
 9. Thủ tướng Chính phủ, Quyết đinh số 1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 
2018 Phê duyệt đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng. 
 10. Tuan, D.A. (2011), Development of a revenue sharing system for Small 
holder Forest Certification Groups in Quang Tri province, Report submitted to WWF. 
 11. Tuan. D.A. et al. (2014), Assessing opportunity and implementation cost of 
forest certification for ecosystem services, SNV Vietnam.Wang, S. & Wilson, B. 
(2007). Pluralism in the economics of sustainable forest management, Forest Policy 
and Economics, Vol. 9, pp. 743-750. 
 73 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nguon_nhan_luc_trong_quan_ly_rung_ben_vung_va_cap.pdf