Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến lâm góp phần bảo vệ và phát triển rừng

Nguồn nhân lực khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc triển khai và thực hiện các hoạt

động khuyến nông, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, quản lý bảo vệ

rừng. Bài tham luận đã dựa trên thực trạng nguồn nhân lực khuyến nông hiện nay, nghiên cứu thực tiễn

tại Trường Đại học Lâm nghiệp để mô tả thực trạng phát triển nguồn nhân lực khuyến nông hiện nay.

Qua đó cho thấy thực trạng về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực hiện nay đang đứng trước

những khó khăn, thách thức; nhất là đối với các cơ sở đào tạo. Nguyên nhân được xem xét từ nhiều

phía, bao gồm sự thay đổi cơ chế chính sách, sự hấp dẫn ngành nghề, những khó khăn trong lĩnh vực

nông lâm nghiệp, Từ đó định hướng các giải pháp trong việc khắc phục các khó khăn và phát triển

nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến lâm góp phần bảo vệ và phát triển rừng trang 1

Trang 1

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến lâm góp phần bảo vệ và phát triển rừng trang 2

Trang 2

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến lâm góp phần bảo vệ và phát triển rừng trang 3

Trang 3

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến lâm góp phần bảo vệ và phát triển rừng trang 4

Trang 4

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến lâm góp phần bảo vệ và phát triển rừng trang 5

Trang 5

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến lâm góp phần bảo vệ và phát triển rừng trang 6

Trang 6

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến lâm góp phần bảo vệ và phát triển rừng trang 7

Trang 7

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến lâm góp phần bảo vệ và phát triển rừng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 6900
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến lâm góp phần bảo vệ và phát triển rừng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến lâm góp phần bảo vệ và phát triển rừng

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến lâm góp phần bảo vệ và phát triển rừng
ực tế cho thấy nhu 
cầu về cán bộ được đào tạo qua các trường này là rất lớn, nhưng hầu hết các trường 
lại có sức hấp dẫn thấp, công tác tuyển sinh đều gặp nhiều khó khăn. Vậy nguyên 
nhân do đâu? 
 Đặc biệt năm 2017 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương 
khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và 
hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã ảnh hưởng rõ rệt đến công 
tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến nông. Trong đó Nghị quyết này 
nêu rõ về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: sắp xếp lại, giảm mạnh đầu 
mối và nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp. Hợp nhất trạm chăn nuôi 
và thú y, trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông, khuyến ngư, cấp 
huyện thành trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và 
chuyển một số chức năng, nhiệm vụ về quản lý nhà nước ở các đơn vị này về phòng 
nông nghiệp (hoặc phòng kinh tế) cấp huyện. Sáp nhập các cơ quan tương ứng ở cấp 
tỉnh, đưa chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan này về Sở nông nghiệp và phát 
triển nông thôn. Rà soát, sắp xếp lại, kiện toàn các ban quản lý rừng phòng hộ theo 
hướng tinh gọn, hiệu quả [1]. Từ năm 2017 cho đến nay, nhiều địa phương đã và 
đang sắp xếp lại bộ máy ngành nông nghiệp, trong đó có hệ thống khuyến nông. Điều 
này đã làm giảm cơ hội việc làm và sức hấp dẫn ngành nghề về lĩnh vực khuyến nông 
của các trường Đại học khi tuyển sinh. Đồng thời cũng tạo tâm lý lo lắng, không yên 
tâm học tập và công tác đối với các sinh viên của ngành. Thực tế nhiều sinh viên đã 
nghỉ học, chuyển ngành vì không tìm thấy cơ hội việc làm tại cơ quan nhà nước hoặc 
thuộc diện tinh giảm biên chế. 
 Một trong những thực trạng phổ biến hiện nay là tâm lý phổ biến của các lao 
động đã được đào tạo có chất lượng cao không muốn về nông thôn, họ bám trụ ở đô 
thị để có cơ hội việc làm và mức lương cao hơn. Tâm lý này được tạo ra bởi thực tế 
khách quan là nông thôn không có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để sử dụng người 
 121 
lao động tay nghề cao, các cá nhân ít có cơ hội thăng tiến về nghề nghiệp cũng như 
phát huy được tính năng động sáng tạo. 
 Sức hấp dẫn ngành nghề không cao cũng là lý do làm giảm lượng sinh viên 
của khối ngành nông lâm nói chung và ngành khuyến nông nói riêng. Đại bộ phận 
cha mẹ học sinh, nhất là các phụ huynh vùng nông thôn sống bằng nghề nông nghiệp 
đều mong muốn con cái làm nghề khác. Thí sinh vùng nông thôn, miền núi chọn học 
các ngành nông - lâm - ngư ngày càng giảm do suy nghĩ của thế hệ trẻ muốn thoát ly 
nông nghiệp vì hiểu chưa đúng đầu ra việc làm. Cũng có một số gia đình khó khăn 
cho con đi lao động để kiếm tiền thay vì bỏ thời gian và chi phí học đại học. 
 Bên cạnh đó, sự phát triển nông nghiệp ở nhiều nơi đặc biệt khu vực miền núi 
còn rất chậm, chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và đơn giản, trình độ phát triển sản 
xuất chưa cao. Nhu cầu lao động vẫn dừng lại ở sử dụng lao động chân tay, không 
có/hoặc rất ít nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật cao và phức tạp, nên nguồn lao động 
có kiến thức và tay nghề ở nông thôn trở nên bị dư thừa. Vấn đề này cũng gây cản trở 
đến công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến lâm. 
2. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHUYẾN NÔNG 
LÂM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM 
NGHIỆP 
 Trường Đại học Lâm nghiệp được phép đào tạo ngành khuyến nông và PTNT 
từ năm 2006, bộ môn Nông lâm kết hợp, khoa Lâm học là đơn vị quản lý trực tiếp 
ngành học này. Vào năm 2013 tên ngành đào tạo đã thay đổi, từ “Khuyến nông và 
PTNT” sang ngành “Khuyến nông” do nhu cầu phát triển của xã hội và định hướng 
của bộ môn. Năm 2016, do sự sáp nhập 2 bộ môn Khuyến nông và PTNT, khoa Lâm 
học và bộ môn Quản lý đất đai, khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh thành Viện Quản 
lý đất đai và PTNT. Bộ môn Khuyến nông và Khoa học cây trồng thuộc Viện Quản lý 
đất đai và PTNT trực tiếp quản lý ngành Khuyến nông. Hiện nay số giảng viên cơ 
hữu tại bộ môn Khuyến nông và Khoa học cây trồng là 02 người, số giảng viên kiêm 
giảng là 05 người. 85,7% giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm giảng có trình độ thạc 
sỹ, còn lại 14,3% có trình độ tiến sỹ. 
 Kể từ năm 2006 đến nay, Viện Quản lý đất đai và PTNT đã và đang tham gia 
đào tạo tổng số 279 sinh viên chính quy bậc đại học, 17 sinh viên hệ vừa làm vừa học 
(K2 Khuyến nông Bắc Yên, khoá học 2014 - 2019). 
 122 
 Hình 1. Kết quả đào tạo nhân lực lĩnh vực khuyến nông lâm tại Trường Đại học 
 Lâm nghiệp từ năm 2006 đến tháng 5 năm 2020 
 Kết quả cho thấy, số lượng sinh viên ngành Khuyến nông và PTNT, ngành 
Khuyến nông có sự thay đổi lớn và không ổn định trong 14 năm từ năm 2006 cho đến 
nay. Năm 2006 có 56 sinh viên, số lượng duy trì và tương đối ổn định đến năm 2014 
cao nhất là 73 sinh viên. Sau năm 2014 số lượng sinh viên sụt giảm mạnh, hiện nay 
còn khóa 62 Khuyến nông có 03 sinh viên. Tình hình tuyển sinh ngành khuyến nông 
ở các trường Đại học khác trong cả nước thời gian qua cũng gặp phải vấn đề tương 
tự. Như vậy, điều này cho thấy trong tương lai tại Trường Đại học Lâm nghiệp nói 
riêng và các cơ sở đào tạo nói chung có thể không đào tạo được sinh viên ngành 
Khuyến nông, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyến 
nông lâm và quản lý bảo vệ rừng. 
 Việc đào tạo nhân lực ở Trường Đại học Lâm nghiệp trong lĩnh vực khuyến 
nông, PTNT có những điểm mạnh và tồn tại như sau: 
 - Về nội dung chương trình đào tạo: Theo khung chương trình đào tạo ngành 
Khuyến nông đã được phê duyệt năm 2017, với thời gian đào tạo 4 năm người học 
phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu là 140 tín chỉ. Kiến thức giáo dục đại 
cương là 52 tín chỉ bao gồm Lý luận chính trị, Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự 
nhiên, Công nghệ và môi trường. Khối kiến thức về Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc 
phòng được tính riêng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kiến thức giáo dục 
chuyên nghiệp gồm 78 tín chỉ, trong đó kiến thức cơ sở 25 tín chỉ, kiến thức tự chọn 
04 tín chỉ, kiến thức ngành 43 tín chỉ. Trong kiến thức cơ sở ngành và kiến thức 
ngành đều có chia thành kiến thức bắt buộc và kiến thức tự chọn. Sinh viên có 10 tín 
chỉ làm khoá luận tốt nghiệp và 10 tín chỉ dành cho đợt thực tập nghề nghiệp. 
 Nội dung chương trình học về cơ bản khá hợp lý. Sinh viên ngành khuyến 
nông được tiếp cận với các kiến thức đa dạng về kinh tế kỹ thuật nông lâm nghiệp, 
chính sách PTNT đặc biệt là hàng loạt môn học thuộc nhóm phương pháp, kỹ năng 
đào tạo, tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, xây dựng mô hình trình diễn 
trong khuyến nông Tuy nhiên có một số môn học còn mang tính trùng lặp về nội 
dung. 
 123 
 - Về công tác tổ chức đào tạo 
 Việc tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Sinh viên đăng ký vào các lớp tín chỉ 
theo từng học kỳ chính thức và các lớp học bổ sung để học lý thuyết, thực hành và bài 
tập. Thực tập nghề nghiệp được bố trí theo đợt ở cuối học kỳ 5, 6, 7. Sinh viên làm tốt 
nghiệp hoặc học và thi 10 tín chỉ để tốt nghiệp. 
 Thực tế cho thấy trong 5 năm trở lại đây, số lượng sinh viên ngành Khuyến 
nông giảm mạnh (quy mô lớp dưới 10 người) thì giảng viên có điều kiện được tiếp 
xúc và quan tâm sâu sắc đến việc học của từng sinh viên. Mặt khác số lượng sinh 
viên ít lại gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động thực hành, thực tập, thậm 
chí việc tổ chức thảo luận nhóm trên lớp đôi khi cũng không tạo được không khí học 
tập. Thời gian để sinh viên tiếp cận với các cơ sở sản xuất, các cơ quan khuyến nông 
còn ít dẫn đến sinh viên còn thiếu nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. 
 Năm 2020 nhà trường có đổi mới trong việc tổ chức đào tạo thông qua việc bố 
trí học kỳ doanh nghiệp. Ngành Khuyến nông cũng đã xây dựng bảng thực trạng và 
đề xuất các giải pháp bố trí học kỳ doanh nghiệp, tập trung vào đợt thực tập nghề 
nghiệp 3 và đợt thực tập tốt nghiệp đang chờ nhà trường phê duyệt, dự kiến áp dụng 
cho K62 Khuyến nông. Trong đó tập trung vào việc liên kết với các cơ quan thuộc hệ 
thống khuyến nông như: trung tâm khuyến nông các tỉnh, trạm khuyến nông các 
huyện; các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao 
có liên quan đến hoạt động khuyến nông: trường, viện, doanh nghiệp, hợp tác xã, 
trang trại,góp phần vận dụng kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên. 
 - Về giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập 
 Hầu hết các môn học của ngành Khuyến nông đều có hệ thống bài giảng 
phong phú. Tuy nhiên số lượng giáo trình phục vụ cho giảng dạy các môn chuyên 
ngành còn rất ít. 
 - Về trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập 
 Về cơ bản các điều kiện về trang thiết bị thí nghiệm, thực hành cho các môn 
học đại cương như Hoá học, Sinh học đảm bảo tốt. Năm 2018, Nhà trường đã quan 
tâm tạo điều kiện cho Viện Quản lý đất đai và PTNT xây dựng khu vườn ươm cho 
sinh viên thực hành và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên khu vườn ươm diện tích nhỏ, 
bộ môn chưa có điều kiện đầu tư các mô hình trình diễn trong khuyến nông mang tính 
bài bản, chưa có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. 
 - Về đội ngũ giảng viên 
 Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy ngành học Khuyến nông đều có trình 
độ thạc sỹ, và nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy. Đặc biệt các giảng viên đã có nhiều 
kinh nghiệm trong việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, các hoạt động tư vấn về 
khuyến nông lâm và PTNT. Tuy nhiên việc tiếp cận để xây dựng các mô hình trình 
diễn về khuyến nông thì còn hạn chế. 
3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHUYẾN NÔNG LÂM, 
PTNT PHỤC VỤ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN 
NAY 
 Trước những vai trò của khuyến nông đối với sự phát triển của ngành nông 
nghiệp và phân tích thực trạng về đội ngũ nhân lực khuyến nông ở hiện tại và tương 
 124 
lai cho thấy yêu cầu cấp bách cần có giải pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân 
lực trong khuyến nông, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp nông 
thôn, quản lý và bảo vệ rừng giai đoạn hiện nay. 
 Về phía Nhà nước 
 + Cần có sự điều chỉnh, bổ sung các chính sách trong công tác đào tạo nguồn 
nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp nói chung và đào tạo ngành khuyến nông nói 
riêng, thông qua việc đầu tư cho các cơ sở giáo dục đào tạo; cơ chế đãi ngộ đối với 
cán bộ đặc biệt đối với địa bàn nông thôn, vùng miền núi; tăng nguồn đầu tư cho hoạt 
động nghiên cứu khoa học, 
 + Có định hướng chính sách vào việc đãi ngộ nhân tài phục vụ ở nông thôn, 
nông nghiệp, nhằm thu hút người giỏi quản lý và lãnh đạo về với nông thôn, từ đó 
phá bỏ tính cục bộ địa phương và kích thích sự vươn của nông thôn trong phát hiện 
và đào tạo nhân tài. 
 + Có cơ chế chính sách cụ thể để thu hút nguồn nhân lực lĩnh vực khuyến 
nông và phát triển nông thôn 
 Về phía các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành Khuyến nông 
 + Tại các cơ sở đào tạo, cần chủ động áp dụng các giải pháp nâng cao chất 
lượng đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực khuyến nông. 
 + Trong công tác đào tạo sinh viên ngành khuyến nông tại các trường Đại học, 
cao đẳng cần liên tục cập nhật thông tin, bổ sung biên soạn bài giảng, giáo trình phù 
hợp với thực tiễn và yêu cầu mới của nền nông nghiệp. Điều chỉnh chương trình đào 
tạo, giảm tỷ trọng lý thuyết và tăng thực hành theo hướng tiếp cận thực tế, liên kết 
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Đổi mới nội dung và phương thức đào tạo nguồn nhân 
lực theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào trong hoạt 
động giảng dạy, theo hướng hiệu quả, thiết thực. 
 + Trong công tác tuyển sinh cần đổi mới hình thức và các phương án quảng bá 
tuyển sinh, hoạt động tư vấn ngành nghề đến phụ huynh học sinh. 
 + Thúc đẩy liên kết với các cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất theo định hướng học 
kỳ doanh nghiệp, thực tập nghề nghiệp, thực hành sản xuất. 
 + Liên kết đào tạo với các trường Đại học trên thế giới, triển khai thực tập sinh 
ở nước ngoài. 
 Về phía các địa phương 
 + Cần có cơ chế chính sách thu hút cán bộ có năng lực, tay nghề để bổ sung 
nguồn cán bộ trẻ cho các địa phương, các cơ sở nghiên cứu, các HTX kiểu mới và 
doanh nghiệp lớn đầu tư vào ngành nông nghiệp. 
 + Huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động khuyến 
nông, ưu tiên công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động; ưu tiên hỗ trợ 
đầu tư cho doanh nghiệp, HTX khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có dự án ứng 
dụng công nghệ cao và doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu liên kết với nông 
dân 
 125 
 + Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ 
khuyến nông, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật tham gia công tác tập huấn, đào tạo nghề 
nông nghiệp cho lao động nông thôn 
 + Tăng cường đào tạo chuyên môn kỹ thuật, phương pháp khuyến nông cũng 
như nghiệp vụ và trình độ tổ chức, giám sát, quản lý các hoạt động khuyến nông cho 
cán bộ khuyến nông. 
 + Tiếp tục đẩy mạnh việc gắn kết hệ thống khuyến nông giữa các địa phương 
với cấp tỉnh, Trung ương; nhân rộng, chuyển giao các mô hình khuyến nông hiệu quả, 
đổi mới hoạt động đào tạo về kỹ năng, phương pháp để nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực làm công tác khuyến nông. 
4. KẾT LUẬN 
 Đào tạo nguồn nhân lực khuyến nông cho phát triển nông nghiệp nông thôn và 
quản lý bảo vệ rừng là công việc quan trọng không thể xem nhẹ trong chiến lược phát 
triển đất nước nói chung, cho phát triển nông thôn nói riêng. Tình hình nguồn nhân 
lực khuyến nông hiện nay đang đứng trước những khó khăn và thách thức, tạo ra sức 
ép cho công tác đào tạo, các cơ sở đào tạo và sự phát triển của ngành trong tương lai. 
Giải quyết vấn đề này, rất cần có những giải pháp tổng hợp, đồng bộ từ cơ chế chính 
sách của Nhà nước, các cơ sở đào tạo, các địa phương. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Ban chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết số 19/NQ-W ngày 25 tháng 
10 năm 2017 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Khoá XII về 
tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt 
động của các đơn vị sự nghiệp công lập. 
 2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014), Quyết định số 1323/QĐ-BNN-TCCB 
ngày 17 tháng 06 năm 2014 về Phê duyệt đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014 - 2020. 
 3. Thủ tướng chính phủ (2018), Nghị định 83/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 
2018 của Chính phủ về Khuyến nông. 
 4. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 1216/QĐ-TTG của Thủ tướng 
Chính phủ ngày 22/7/2011 về Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai 
đoạn 2011-2020. 
 5. Trường Đại học Lâm nghiệp (2017), Khung chương trình đào tạo Đại học 
ngành Khuyến nông. 
 6. Trường Đại học Lâm nghiệp (2019), Hội thảo: “Phát triển nguồn nhân lực 
chất lượng cao và ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất lâm 
nghiệp”. 
 7.https://www.mard.gov.vn/Pages/hoi-nghi-tong-ket-cong-tac-khuyen-nong-
nam-2019-va-trien-khai-ke-hoach-nam-2020.aspx. 
 8. https://hueuni.edu.vn/portal/vi/. 
 126 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nguon_nhan_luc_trong_linh_vuc_khuyen_lam_gop_phan.pdf