Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn

Dựa vào dữ liệu thống kê về số lượng lao động đang làm việc trong khu vực nông lâm nghiệp

và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (từ trình độ kỹ thuật sơ cấp nghề trở lên), bài viết một mặt đã tiến

hành phân tích thực trạng và nhu cầu lao động cho sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn

nói chung, phân tích xu thế tất yếu của việc áp dụng cơ khí hóa, tự động hóa vào trong sản xuất nông

lâm nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0 nói riêng, từ đó nêu bật được sự cần thiết của việc phát

triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Mặt khác, dựa vào số liệu về dự báo nhu cầu lao động qua đào

tạo cho sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020, các mục tiêu cần đạt được

trong sản xuất nông lâm nghiệp tầm nhìn 2030, bài viết đã phân tích và đưa ra hai nhóm giải pháp

cho phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp

và phát triển nông thôn.

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn trang 1

Trang 1

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn trang 2

Trang 2

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn trang 3

Trang 3

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn trang 4

Trang 4

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn trang 5

Trang 5

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn trang 6

Trang 6

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2380
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn
qua đào tạo từ trình độ “Sơ cấp nghề” 
trở lên ước tính là 12,1 triệu người (chiếm 22,2% số lao động có việc làm của toàn 
quốc); số lao động có việc làm trong khu vực khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 
ước tính là 19,2 triệu người, chiếm 35,3% tổng số lao động trong cả nước [1]. 
 Như vậy, có thể thấy nhu cầu lao động trong lĩnh vực sản xuất nông lâm 
nghiệp là rất lớn và theo số liệu dự báo đến năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành 
nông lâm ngư nghiệp sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo [3]. Đây là một 
con số rất lớn, đặt ra bài toán cũng như nhiệm vụ và trọng trách to lớn cho các trường 
đại học, cao đẳng, trung cấp nghề trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 
3. CƠ KHÍ HÓA VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG LÂM 
NGHIỆP - XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG 
THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0 
 Để đạt được mục tiêu về phát triển sản xuất nông nghiệp như đề ra ở mục “ b) 
Tầm nhìn năm 2030” trong “Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp 
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cụ thể 
là: Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2030: Nông nghiệp 55%, lâm nghiệp 
1,5%, thủy sản 43,5%; tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3 - 
3,2%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4 - 4,3%/năm; kim 
ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 60 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 30 tỷ USD, 
lâm nghiệp 10 tỷ USD, thủy sản 20 tỷ USD; giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất 
nông nghiệp đạt bình quân 100 - 120 triệu đồng [4], đòi hỏi phải đẩy mạnh áp dụng các 
tiến bộ khoa học, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông lâm nghiệp. 
 Việc áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 
cùng với đào tạo nhân lực cho ngành này vừa là đòi hỏi cấp bách vừa là với xu thế 
 100 
phát triển chung của toàn ngành, đồng thời phù hợp với quan điểm “phát triển sản 
xuất nông nghiệp trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng 
nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, 
nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh 
thái để khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa 
phương” (Trích quan điểm quy hoạch 2. [4]). 
 Để có thể áp dụng được các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông lâm 
nghiệp thì cần thiết phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản, có trình độ 
chuyên môn phù hợp làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển 
nông thôn. Thực tế cho thấy, với số lượng doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông 
nghiệp ngày càng tăng như hiện nay thì đòi hỏi một số lượng lớn các cán bộ kỹ thuật 
không chỉ là cán bộ kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi mà còn cần một lượng lớn các 
cán bộ kỹ thuật về cơ khí, tự động hóa nhằm đưa máy móc, thiết bị, hệ thống canh tác 
thông minh, hệ thống chăm sóc, thu hoạch tự động vào áp dụng trong quy trình sản 
xuất nông nghiệp. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật cơ khí, tự động hóa này có nhiệm vụ thiết 
kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì các máy móc, thiết bị cũng như áp dụng các 
giải pháp công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào trong sản xuất nông lâm nghiệp. 
4. THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC 
CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
 Theo quan sát của giới chuyên gia và các nhà phân tích lao động cho thấy, 
trong 5 năm trở lại đây, cơ cấu lao động có sự dịch chuyển từ khu vực nông, lâm 
nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đây là xu hướng 
chuyển dịch tất yếu do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông 
thôn. Tuy nhiên, ở vùng các vùng nông thôn, thậm trí là ở cả một số vùng thành thị 
thì tỷ lệ lao động giản đơn vẫn chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 35% lao động có việc làm trên 
toàn quốc), và trong số này chỉ có 22,2% số lao động được đào tạo chuyên môn kỹ 
thuật từ trình độ sơ cấp nghề trở lên. Như vậy, vẫn còn gần 80% lao động chưa qua 
đào tạo. Đây là một lực cản lớn trong bối cảnh phát triển sản xuất đòi hỏi ngày càng 
cao về chất lượng sản phẩm, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả, Điều này, một lần 
nữa đặt ra vấn đề cho các nhà hoạch định chính sách và các cơ sở đào tạo (bao gồm 
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề) nhiệm vụ và trọng trách to lớn là làm 
thế nào để tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, từ đó nâng cao trình độ sản xuất, nâng cao 
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. 
 Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có khoảng trên 20 cơ sở đào tạo, trường 
đại học, cao đẳng và trung cấp nghề chuyên đào tạo về nông, lâm nghiệp và phát triển 
nông thôn, như Đại học Lâm nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông 
Lâm Bắc Giang, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ 
Chí Minh, Đại học Thủy Lợi, Đại học Thủy sản Nha Trang, Trường Cao đẳng Nông 
 101 
nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ, Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc, 
Tuy nhiên, với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, các cơ cơ sở đào tạo, 
trường đại học, cao đẳng thuộc khối ngành này cũng đã và đang chuyển dịch sang 
hướng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Tỷ lệ người học đăng ký vào các ngành nông 
lâm nghiệp đang có xu hướng giảm dần theo từng năm ngoại trừ ngành chăn nuôi, thú 
ý vẫn có xu hướng gia tăng, còn các ngành như trồng trọt, công nghiệp phát triển 
nông thôn (công thôn), cơ khí nông - lâm nghiệp, lâm nghiệp, lâm sinh, rơi vào 
tình trạng khó tuyển sinh, thậm trí một số ngành nhiều năm liền không tuyển được 
sinh viên trong khi nhu cầu của xã hội vẫn rất cần. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến 
tình trạng ngày càng thiếu hụt nguồn nhân lực qua đào tạo nhất là nhân lực có trình 
độ đại học trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn. 
5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC CƠ 
KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
5.1. Giải pháp vĩ mô cho phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực cơ khí và tự 
động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn 
 Chuyển dịch cơ cấu lao động là xu thế tất yếu trong sự phát triển của xã hội, 
tuy nhiên cần có sự điều tiết mang tính vĩ mô từ các nhà hoạch định chính sách nhằm 
tránh mất cân đối trong cơ cấu lao động, dẫn đến có ngành thì thừa nhân lực, có 
ngành lại thiếu trầm trọng nhân lực qua đào tạo, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông 
lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Để thực hiện được điều này, cần thiết phải có sự 
vào cuộc cả hệ thống chính trị, sự phối hợp giữa các nhà hoạch định chính sách, các 
nhà quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn trong 
việc xây dựng các chính sách, quy định về việc sử dụng lao động trong lĩnh vực này, 
theo hướng sau: 
 - Cần có quy định về tỷ lệ lao động qua đào tạo (từ trình độ trung cấp kỹ thuật 
trở lên) trong tổng số lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông nghiệp. 
Theo đó, yêu cầu các doanh nghiệp nếu chưa có đủ số lao động đã qua đào tạo về 
chuyên môn nghiệp vụ phù hợp phải tuyển đủ về về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 
hoặc cử cán bộ kỹ thuật tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ 
tại các cơ sở đào tạo thuộc danh mục các cơ sở đào tạo do cơ quan quản lý có thẩm 
quyền quy định. 
 - Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động 
trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn để họ tuyển đủ lao 
động qua đào tạo và đúng chuyên môn vào làm việc trong doanh nghiệp hoặc cơ sở 
sản xuất của họ thông qua chính sách hỗ trợ về vốn vay, ưu đãi thuế,  
 102 
5.2. Giải pháp vi mô cho phát triển nguồn nhân lực có trình độ đại học trong 
lĩnh vực cơ khí và tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển 
nông thôn 
a) Về nghiên cứu khoa học trong cơ khí và tự động hóa sản xuất nông lâm nghiệp 
và phát triển nông thôn 
 Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học về cơ giới hóa và tự động hóa trong sản 
xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng ứng dụng, tập trung chủ 
yếu vào các lĩnh vực sau: 
 (1) Cơ khí hóa và tự động hóa trong bảo vệ thực vật: Nghiên cứu, thiết kế, chế 
tạo các máy móc, thiết bị bảo vệ thực vật theo dạng phun sương mù, phun khói, thiết 
bị phun không người lái, nhằm tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu ô nhiễm 
môi trường và nâng cao năng suất lao động. 
 (2) Cơ khí hóa và tự động hóa trong tưới nước cho cây trồng, cây ăn quả, rau 
xanh,: Nghiên cứu các hệ thống tưới nước thông minh, tự động tưới dựa trên hệ 
thống cảm biến về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm đất, ; hệ thống tưới nhỏ giọt tại các 
vùng khô hạn, hệ thống tưới phun mưa tại các vùng có nguồn nước dồi dào, 
 (3) Cơ khí hóa và tự động hóa trong tiêu độc, khử trùng chuồng trại, vật nuôi: 
Nghiên cứu, thiết kế chế tạo các máy móc, thiết bị, hệ thống phun thuốc tiêu độc khử 
trùng tự động cho chuồng trại chăn nuôi; hệ thống tiêu hủy gia súc gia, gia cầm chết 
do dịch bệnh, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiêu hủy tận gốc mầm bệnh 
tránh nguy cơ tái lây nhiễm. 
 (4) Cơ khí hóa và tự động hóa trong khâu thu hoạch, phân loại nông sản: 
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các máy móc, thiết bị cơ giới hóa, tự động hóa khâu 
thu hoạch nông sản, như hệ thống máy thu hoạch dứa tự động, máy thu hoạch thanh 
long tự động, máy phân loại cam tự động, 
 (5) Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất lâm nghiệp: Với đặc thù của sản 
xuất lâm nghiệp là địa hình rộng, độ dốc cao, giao thông đi lại khó khăn. Do vậy, để 
tiến hành cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất lâm nghiệp thì cần giải quyết nút 
thắt đó là mạng lưới đường giao thông lâm nghiệp. Cần tập trung nghiên cứu thiết kế, 
quy hoạch mạng lưới đường giao thông lâm nghiệp hoàn chỉnh dùng làm cơ sở khoa 
học cho các tỉnh, địa phương có rừng lấy đó làm căn cứ để đề xuất xây dựng hệ thống 
đường giao thông lâm nghiệp. Hệ thống đường giao thông lâm nghiệp vừa là đường 
giao thông nông thôn miền núi, vừa là đường lâm nghiệp phục vụ cho việc trồng, 
chăm sóc rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản. 
b) Về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học trong lĩnh vực cơ khí và tự động 
hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn 
 Nâng cao chất lượng đào tạo là giải pháp cốt lõi một mặt mang tính quyết định 
sự thành công trong công tác đào tạo kỹ sư của các trường đại học. Mặt khác nâng 
 103 
cao chất lượng đào tạo là thước đo đánh giá uy tín của cơ sở đào tạo, từ đó thu hút sự 
quan tâm và niềm tin của người học đối với cơ sở đào tạo. Để nâng cao chất lượng 
đào tạo kỹ sư nói chung và kỹ sư các ngành cơ khí, tự động hóa đáp ứng nhu cầu về 
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho sản xuất nông lâm nghiệp và phát 
triển nông thôn, các cơ sở đào tạo đại học cần thực hiện một số giải pháp sau: 
 Đầu tư nâng cấp hoặc xây mới các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành thực 
tập cho nghề nghiệp cho sinh viên khối các ngành kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử theo 
hướng tinh gọn, hiện đại và cập nhật phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. 
Trong đó, mỗi trường hoặc viện nghiên cứu cần đầu tư xây dựng từ 01 đến 02 phòng 
thí nghiệm (hoặc phòng thí nghiệm đo lường khảo nghiệm máy) trọng điểm quốc gia 
về lĩnh vực mà đơn vị mình có thế mạnh. Các phòng thí nghiệm trọng điểm này, 
ngoài việc dùng cho việc đào tạo và nghiên cứu khoa học ra, thì còn được dùng để 
đánh giá, kiểm định chất lượng các sản phẩm mới, chất lượng các máy móc, thiết bị 
mới thiết kế chế tạo, các sản phẩm của nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cơ khí, tự 
động hóa nói chung và cơ khí, tự động hóa ứng dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp 
và phát triển nông thôn nói riêng. 
 Ngoài ra, trong đào tạo kỹ sư trình độ đại học, bên cạnh việc chuẩn hóa hệ 
thống giáo trình bài giảng, thư viện, giảng đường, thì cần có chính sách khuyến 
khích thu hút nhân tài trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, cơ điện tử vào làm công tác 
giảng dạy và nghiên cứu về cơ giới hóa, tự động hóa ứng dụng trong sản xuất nông 
lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Bởi lẽ có thầy giỏi thì ắt sẽ có trò giỏi. Đây cũng 
là giải pháp được nhiều trường Đại học trên thế giới áp dụng. 
 Rà soát nội dung và chương trình đào tạo, nhằm xây dựng chương trình đào 
tạo kỹ sư cơ khí, kỹ sư tự động hóa, cơ điện tử theo định hướng nghiên cứu kết hợp 
ứng dụng để các kỹ sư ra ngay sau khi tốt nghiệp có thể làm việc đúng chuyên môn 
được ngay mà không cần phải đào tạo lại. Muốn vậy, nhà trường cần hợp tác chặt chẽ 
với các doanh nghiệp trong việc đào tạo và chuyển giao khoa học công nghệ. Nhà 
trường và doanh nghiệp cần có các ký kết, thỏa thuận hợp tác cụ thể như: Doanh 
nghiệp tạo điều kiện về địa bàn, điều kiện thực hành thực tập cho sinh viên đến thực 
tập theo kế hoạch “học kỳ doanh nghiệp” của nhà trường; Còn nhà trường hỗ trợ 
doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản 
xuất hoặc chuyển giao miễn phí (hoặc hợp tác chuyển giao) thành quả nghiên cứu 
khoa học của Nhà trường cho doanh nghiệp có hợp tác trong đào tạo sinh viên. 
6. KẾT LUẬN 
 Cơ khí hóa, tự động hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển nông 
thôn là xu thế tất yếu trong thời đại công nghiệp 4.0 nhằm đẩy nhanh tiến trình công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và phát triển. Trong đó, yếu tố 
then chốt để thực hiện thành công việc cơ khí hóa, tự động hóa trong sản xuất nông 
lâm nghiệp và phát triển nông đó chính là nguồn lực con người. Sản xuất nông lâm 
 104 
nghiệp theo hướng hàng hóa đang là xu thế tất yếu trong thời đại công nghiệp 4.0, 
trong đó phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao cần một số lượng 
lớn các chuyên gia, các kỹ sư về cơ khí và tự động hóa nhằm đẩy mạnh tiến trình ứng 
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng 
hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó, cần chú 
trọng và tập trung nguồn lực cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp chất lượng cao 
để có các sản phẩm hàng hóa nông lâm sản có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, phù 
hợp các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ cho thị trường trong 
nước và xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu là vô cùng cần thiết và có ý 
nghĩa thiết thực trong phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương (2019). Kết quả tổng 
điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019. Nhà xuất bản 
thống kê, Hà Nội. 
 2. Đỗ Hương. Tăng hơn 25% số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. 
nghiep/383280.vgp, 23/12/2019. 
 3. Hùng Quân. Thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh 
vực nông nghiệp. 
chat-luong-cao-trong-linh-vuc-nong-nghiep-543214/ 01/05/2019 
 4. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 2 năm 
2012, Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông 
nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 
 105 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nguon_nhan_luc_trong_linh_vuc_co_khi_va_tu_dong_h.pdf