Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Đại dịch COVID-19 khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, các nước nhập

khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, bảo hộ trong nước gia tăng, nhưng với kim

ngạch xuất - nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và

năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế và đây chính là bước tạo đà, tạo

lực bứt phá cho công tác xuất - nhập khẩu trong giai đoạn tới. COVID-19 kéo theo hàng loạt khó

khăn, gây ra đứt gãy các chuỗi cung ứng khiến hàng loạt ngành nghề sản xuất bị đình trệ, chậm

trả, thậm chí dừng và hủy đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp các lĩnh vực hoang mang. Các giải

pháp thiết thực của Chính phủ đã giúp các doanh nghiệp tìm hướng đi và “thoát hiểm” từ các

thị trường ngách, sản xuất các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch bệnh mà thị

trường ngoài nước đang khan hiếm như: khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ y tế giúp xuất

siêu lập nên kỳ tích mới. Để hoạt động xuất - nhập khẩu diễn ra thuận lợi hơn trong năm tới, bài

viết tập trung đánh giá thực trạng của xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch

COVID-19, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu bền vững trong tình hình

mới, chung sống an toàn với đại dịch COVID-19.

Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 7

Trang 7

Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 8

Trang 8

Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 9

Trang 9

Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang xuanhieu 2960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19
ào kỹ thuật đối với nhóm hàng lớn như thủy sản, hồ tiêu, gỗ và các sản phẩm gỗ, cho nên các 
doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cũng cần chủ động có giải pháp ứng phó linh hoạt. 
Có thể thấy, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đã bổ sung nguồn thu ngoại tệ, ổn 
định kinh tế vĩ mô, tạo động lực cho việc tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới cũng 
như thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, hiệu quả của công tác hội nhập đã được thể hiện rõ ràng hơn, 
khi hoạt động xuất - nhập khẩu không bị tác động quá lớn bởi sự phụ thuộc vào một số thị trường 
và những xáo trộn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
597
4. GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH 
COVID-19
4.1. Phát triển xuất khẩu trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam vẫn khá ổn định trước những thách thức của đại dịch COVID-19. 
Tuy nhiên, nguy cơ lớn vẫn còn và tiềm ẩn nhiều bất ổn nếu dịch bùng phát trở lại. Đại dịch 
COVID-19 kéo dài trên toàn cầu vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế 
và phát triển bền vững. Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 
trong năm 2021, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore 
và Malaysia. Việt Nam đang có vị thế tốt để thoát khỏi bẫy kinh tế của đại dịch COVID-19. Ðể 
đạt mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi tăng trưởng, bảo đảm an sinh 
xã hội, phát triển bền vững, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục duy trì gói hỗ trợ tài chính đủ lớn và hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản 
xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, trong đó tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, vì đây là khu 
vực đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP.
Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất, chú trọng 
đến việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, nhất là các dự án trọng điểm, quy mô 
lớn, có sức lan tỏa rộng, tạo đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng và tạo động lực cho tăng trưởng 
kinh tế.
Thứ ba, kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu để chủ động 
nguồn hàng khi thị trường thế giới mở lại bình thường. 
Thứ tư, thực hiện tốt việc phòng ngừa lây lan của bệnh dịch để không tái phát dịch, tạo điều 
kiện cho việc mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt là thương mại.
Để tận dụng các cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục thực hiện 
đồng bộ các nhóm giải pháp: 
Thứ nhất, tập trung rà soát pháp luật trong quá trình thực thi các FTA để sửa đổi, bổ sung các văn 
bản quy phạm pháp luật, các nội dung đã cam kết, bảo đảm tính nhất quán của hệ thống luật pháp. 
Thứ hai, tăng cường phổ biến về nội dung cam kết, công việc cần triển khai cho các doanh 
nghiệp dưới nhiều hình thức đổi mới, sáng tạo hơn thông qua phương tiện truyền thông, trang 
thông tin điện tử, các ấn phẩm, tài liệu, chương trình phát thanh và truyền hình hoặc các lớp tập 
huấn, hội thảo; xây dựng các đầu mối hỗ trợ để thực thi hiệu quả; liên kết đầu mối thực thi tại 
các bộ, ngành và địa phương. 
Thứ ba, nghiên cứu kỹ lưỡng từng mặt hàng tại thị trường cụ thể, từ đó định hướng doanh 
nghiệp về các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này, thông tin về nhu cầu nhập 
khẩu của các nước và định hướng hoạt động xúc tiến thương mại. 
Thứ tư, xây dựng các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, kết hợp đào tạo nguồn 
nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cho các ngành hàng, doanh nghiệp, phù 
hợp cam kết quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
598
chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Đối với ngành nông nghiệp, ngành phải tiếp tục đổi mới 
toàn diện các lĩnh vực, từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ để tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất 
lượng, mẫu mã. Theo đó, cần sự ý thức, chung tay của từng hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp 
chế biến, xuất khẩu để hoàn thiện chuỗi nông sản khép kín trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm 
chế biến; chú trọng chất lượng thay vì chạy theo số lượng; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các quy 
định về kiểm dịch thực vật; thực hiện tốt các yêu cầu về lao động, môi trường và phát triển bền 
vững Ðồng thời, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ để tạo 
ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nữa. Mặt khác, dịch COVID-19 chắc chắn sẽ còn 
tác động lớn đến giao thương nông sản trên toàn cầu, cho nên các ngành chức năng cần theo dõi 
chặt diễn biến của dịch để sớm đưa ra giải pháp phù hợp trong từng thời điểm cụ thể, bảo đảm 
cho hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản được thông suốt và hiệu quả.
Thứ năm, sử dụng hiệu quả các công cụ phù hợp cam kết quốc tế, nhất là phòng vệ thương 
mại và phòng, chống gian lận xuất xứ. Triển khai các chương trình, đề án lớn về phòng vệ thương 
mại, phòng, chống gian lận xuất xứ nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành 
sản xuất trong nước, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy sản xuất trong 
nước, duy trì việc làm cho người lao động. 
Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi và 
tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Trong dài hạn, để bảo đảm được tăng trưởng bền 
vững cho xuất khẩu, yếu tố then chốt nhất vẫn là tiếp tục tái cơ cấu sản xuất, cải tiến chất lượng 
sản phẩm đi liền với cắt giảm chi phí vận hành để đưa ra thị trường các sản phẩm có lợi thế cạnh 
tranh hơn so với các đối thủ.
Thứ bảy, các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ... đang chịu tác động nặng nề có 
động lực để đổi mới và sáng tạo nhanh hơn, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quá trình sản xuất. 
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các doanh nghiệp cần phải tăng cường áp dụng các công 
nghệ kỹ thuật số trong quá trình sản xuất - kinh doanh và tận dụng công nghệ để duy trì các hoạt 
động kết nối, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các thách thức trong chuỗi cung 
ứng, pháp lý và quản lý lực lượng lao động từ xa. Sự phát triển của kỹ thuật số chắc chắn sẽ là 
một trong những động lực tăng năng suất mới. Tự động hóa, số hóa sẽ dần thay thế nhiều khâu 
trong quy trình sản xuất của nhiều ngành kinh tế, góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận và sử 
dụng ít lao động hơn, giảm tiếp xúc trực tiếp hơn. Công nghệ số có khả năng ứng dụng ở hầu hết 
ngành kinh tế, có thể tạo nên những thay đổi lớn về phương thức sản xuất và năng suất lao động. 
Thứ tám, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang “chuỗi cung ứng xanh” để chuẩn bị tái gia 
nhập thị trường tiêu dùng toàn cầu. Người tiêu dùng trên khắp thế giới đang ngày càng ủng hộ 
hàng hóa và dịch vụ đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm năng lượng gió và năng 
lượng mặt trời, cũng như nền kinh tế tuần hoàn cho nhựa và chất thải khác. Việt Nam cũng nhanh 
chóng đưa các yếu tố này vào chuỗi cung ứng nội địa của mình để nâng cao giá trị của các sản 
phẩm xuất khẩu khi đại dịch đi qua. Khi đối mặt với dịch bệnh nguy hiểm như COVID-19, rất 
nhiều người đã nhận ra rằng, sức khỏe là thứ vốn quý nhất mà tiền bạc, danh vọng không thể thay 
thế được. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, những thực phẩm chất lượng, mang giá trị dinh dưỡng 
cao, tốt cho sức khỏe sẽ được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình hơn. 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
599
4.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu 
Trong khi trên thế giới đại dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt hẳn thì tại Việt 
Nam, các doanh nghiệp cần khôi phục sản xuất và trở lại hoạt động bình thường khi đã kiểm soát 
tốt được dịch bệnh. Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, cũng có rất nhiều các doanh nghiệp ở 
một số lĩnh vực nắm được thời cơ từ đại dịch COVID-19. Chẳng hạn như các doanh nghiệp bán 
lẻ trực tuyến, doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ hỗ trợ làm việc từ xa (phần mềm học 
tập, tư vấn dịch vụ trực tuyến, khám bệnh trực tuyến,), các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang 
y tế, thiết bị y tế phòng dịch, các doanh nghiệp cung ứng hàng thiết yếu ra thị trường. Ngoài ra, 
những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh thì có thể nắm bắt thời cơ, tập trung đầu tư và 
những lĩnh vực mà thị trường đang cần để mở rộng hoạt động sản xuất bằng cách xây dựng các 
nhà máy và cơ sở kinh doanh. 
Theo các dự báo, có thể có đến 30% - 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam sẽ phá 
sản. Trong số các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực thì doanh nghiệp vừa và nhỏ là những 
doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bản chất các doanh nghiệp này dễ bị tổn thương vì sở 
hữu nguồn vốn hạn chế, kinh nghiệm tích lũy ít, nhiều doanh nghiệp mới thành lập còn non trẻ 
nhưng lại là thành phần kinh tế chính của nền kinh tế nội địa. Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, 
việc xoay sở và chống chọi đối với họ quả thực là một bài toán khó. Đối với nhóm doanh nghiệp 
này, khuyến nghị đưa ra dựa trên giải pháp hướng đến mục tiêu là giảm thiểu thiệt hại tới mức 
tối thiểu hoặc chuẩn bị những nguồn lực mới cho những cơ hội mới giống như người ta thường 
ví là “xóa ván cờ đi đánh lại ván khác”. 
Các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, người phụ trách kinh doanh, marketing, nhà khởi nghiệp 
cần quan tâm đến việc xây dựng các bộ quy trình khác nhau trong các khâu tác nghiệp khác nhau 
của một quá trình phục vụ khách hàng để tạo tính thống nhất, nâng cao năng suất lao động, giảm 
chi phí, giảm hao hụt, cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Điều này sẽ gia tăng hiệu quả kinh 
doanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp sau khủng hoảng COVID-19. Tập trung vào xây dựng quy 
trình và cải tiến quy trình, cải tiến liên tục hằng ngày, hằng tuần để có được quy trình sản xuất 
tốt hơn. Trong quá trình kinh doanh và marketing sắp tới, các doanh nghiệp hoặc các nhà khởi 
nghiệp cần phải xây dựng trọn vẹn quy trình từ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, 
phát triển sản phẩm mới, xây dựng kênh phân phối, xây dựng chiến lược bán hàng, phát triển 
thương hiệu và quảng cáo, bán hàng và chăm sóc khách hàng sau bán, lắng nghe ý kiến phản hồi 
của khách hàng và tiếp tục sản xuất Mỗi một khâu đều cần doanh nghiệp xây dựng một hay 
nhiều quy trình. Ví dụ như quy trình bán hàng tại shop; quy trình nhận và xử lý phản hồi của 
khách hàng, quy trình chạy quảng cáo, quy trình nhận sản phẩm bảo hành và thực hiện bảo hành 
sản phẩm, quy trình chốt sales, quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông để chuẩn bị cho việc 
tái kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.
5. KẾT LUẬN
Tại Việt Nam, dịch bệnh về cơ bản vẫn diễn biến rất phức tạp và khó lường bởi trước đó, các 
tổ chức y tế đánh giá là có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 rất cao. Việt Nam là quốc 
gia có độ hài lòng cao nhất thế giới về phản ứng của Chính phủ đối với dịch bệnh. Ngoài ra, cần 
phải xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau từ ngắn đến dài hạn để đối phó với 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
600
tình hình dịch tại Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Các phản ứng chính sách chủ yếu 
nên mang tính hỗ trợ, kéo dài khả năng chống đỡ cho xã hội. Nếu tình hình bệnh dịch kéo dài, 
Chính phủ cần phải tính tới các biện pháp mạnh mẽ hơn mang tính giải cứu. Đồng thời, các giải 
pháp chính sách đưa ra cần tính toán một cách linh hoạt, đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả khi 
triển khai. Sự nguy hiểm của đại dịch COVID-19 hiện nay đã gây ra sự bất ổn về kinh tế và xã 
hội trên toàn cầu. Nhờ những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành với hàng loạt giải pháp ứng 
phó dịch COVID-19 hiệu quả, bảo đảm tăng trưởng kinh tế, cùng nỗ lực của cộng đồng doanh 
nghiệp, hoạt động xuất - nhập khẩu đã và đang giữ được đà tăng trưởng khá, trở thành động lực 
quan trọng đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Các đề xuất và kiến nghị ở trên sẽ 
góp phần quan trọng trong định hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu bền vững các hàng hóa của 
Việt Nam ra thị trường thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đối 
với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Cùng nỗ lực - Vượt thách thức - Đón thời cơ - Phục hồi nền 
kinh tế.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo số 6219-BC/BKHĐT ngày 22 tháng 9 năm 2020 về 
đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và dự kiến Kế 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
4. Congressional Research Service (CRS) (2020), Global Economic Effects of COVID -19. 
5. Phan Thế Công và cộng sự (2020), Tác động của đại dịch COVID-19 và ứng phó của Việt 
Nam. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Sách chuyên khảo.
6. Trần Thọ Đạt (2020), Tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam và giải 
pháp ứng phó, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 274, tr.14 - 22.
7. Đinh Trường Hinh (2020), Một số giải pháp cho kinh tế Việt Nam mùa dịch COVID-19.
8. H. Lambert (2020), Government documents show no planning for ventilators in the event of 
a pandemic. 
9. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV (2020), Báo cáo đánh giá 
sơ bộ tác động của dịch nCoV đến kinh tế thế giới và Việt Nam.
10. Phan Kim Châu Mẫn, Trần Xuân Chương (2020), Đặc điểm virus của Coronavirus và chủng 
Sars-Cov-2. 
11. Ministry of Economy and Finance, Korea (2020), Tackling COVID-19: Health, Quarantine 
and Economic Measures: Korean Experience.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020), Báo cáo đánh giá tác động của dịch COVID-19 lên 
kinh tế, tiền tệ và các giải pháp về tiền tệ, tín dụng ngân hàng.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
601
13. PWC (2020), COVID-19 Impact Assessment: Analysis of the Potential Impacts of Covid -19 
on Vietnamese Economy.
14. Đinh Văn Sơn và cộng sự (2019, 2020), Báo cáo kinh tế - thương mại thường niên; năm 
2019, năm 2020. NXB Thống kê.
15. Tô Trung Thành, Bùi Trinh (2020), Tác động của COVID-19 đến nền kinh tế - Những đánh 
giá ban đầu và hàm ý chính sách, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 274, tr. 23-30.
16. Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Trung ương) (2020), COVID-19: 
Những tác động, hệ lụy và giải pháp ứng phó.
17. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020), Đánh giá tác động của COVID-19 đến nền kinh 
tế và các chính sách.
18. Tố Uyên (2021), Điểm sáng xuất nhập khẩu, Website: 
pages/nhip-song-tai-chinh/2021-01-03/diem-sang-xuat-nhap-khau-97783.aspx.
19. Lê Thị Thùy Vân (2020), Suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động của đại dịch COVID-19 và 
phản ứng chính sách các nền kinh tế. 
20. World Bank (2020), COVID-19 policy response notes for Viet Nam.
21. World Bank (2020), East Asia and Pacific in the time of COVID-19.
22. Wuhan Municipal Health Commission (2020), Experts explain the lastest bulletin of unknown 
cause of viral pneumonia.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_ben_vung_xuat_khau_hang_hoa_cua_viet_nam_trong_bo.pdf