Phát triển bền vững là xu thế khách quan của thời đại và sự lựa chọn tất yếu cho phát triển lâm nghiệp bền vững ở Việt Nam hiện nay
Phát triển lâm nghiệp bền vững có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện tốt
mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, phản ánh xu thế phát triển tất yếu và yêu cầu khách quan của
thời đại hiện nay. Xét về bản chất của phát triển lâm nghiệp bền vững chính là quá trình tối ưu hoá
bền vững các giải pháp cho việc tập hợp và động viên sức mạnh tổng hợp của Chính phủ, các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực trồng, quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng
rừng, chế biến và thương mại hóa lâm sản, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với xây dựng nông thôn
mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng, phục vụ tối ưu cho sự phát triển bền vững đất nước. Để tối ưu
hóa quá trình phát triển này cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp như: nâng cao vai trò lãnh đạo
của Đảng trong phát triển lâm nghiệp bền vững; hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính
sách; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế; đổi mới
đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đa dạng hóa các loại hình kinh tế lâm nghiệp bền
vững nhằm phát huy tối đa giá trị, hiệu quả của rừng, sản phẩm lâm nghiệp trong nền kinh tế thị
trường toàn cầu hóa; triển khai mạnh mẽ hơn các giải pháp xã hội hóa trong lâm nghiệp;
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển bền vững là xu thế khách quan của thời đại và sự lựa chọn tất yếu cho phát triển lâm nghiệp bền vững ở Việt Nam hiện nay
đề của thế giới” - cụm từ được đặt ra nhằm diễn tả những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và công nghệ trên toàn cầu với tầm nhìn lâu dài. Năm 1970 UNESCO thành lập Chương trình con người và sinh quyển, với mục tiêu là phát triển cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và bảo tồn các tài nguyên của sinh quyển và cải thiện quan hệ toàn cầu giữa loài người và môi trường. Tháng 6 năm 1972, hội nghị của LHQ về con người và môi trường được tổ chức tại Stockhom, Thụy Điển với sự tham gia của 113 quốc gia, vùng lãnh thổ, phát đi thông điệp với lời kêu gọi: “Hỡi loài người! Hãy cứu lấy cái nôi sinh thành đang bị chính bàn tay của mình huỷ hoại”. Tại đây các nhà lãnh đạo cùng nhau thảo luận và đi đến những thống nhất chung, trong đó có sự khởi động chương trình “Viễn cảnh toàn cầu”; sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ trong giám sát và bảo vệ môi trường; thành lập Chương trình môi trường của LHQ (UNEP) và đề nghị Đại hội đồng LHQ lấy ngày 5 tháng 6 làm ngày môi trường thế giới. 12 năm sau, năm 1984 thành lập Ủy ban Brundtland, Đại hội đồng LHQ đã ủy nhiệm cho bà Gro Harlem Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy, quyền thành lập và làm Chủ tịch Ủy ban quốc tế về môi trường và phát triển (WCED), nay còn được biết đến với tên Ủy ban Brundtland. Năm 1987, hoạt động của Ủy ban môi trường và phát triển thế giới trở nên nóng bỏng khi xuất bản báo cáo có tựa đề “Tương lai của chúng ta” (tựa tiếng Anh: Our Common Future , ngoài ra còn thường được gọi là Báo cáo Brundtland) với ý nghĩa là: Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học. Kể từ đó đến nay khái niệm này được phổ biến rộng rãi, coi phát triển bền vững là: sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu phát triển của hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai, sự phát triển ngày hôm nay không chặt đứt sự phát triển tiếp theo mà còn tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển trong tương lai. Cốt lõi của sự phát triển bền vững là sự phát triển phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, an ninh an toàn được củng cố. Năm 1992, tại Rio de Janeiro, Brazil dưới sự chủ trì của LHQ với sự tham gia của 200 nước cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Trái đất, tên chính thức là hội nghị về môi trường và phát triển của LHQ (UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát 138 triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) và thông qua tuyên bố Rio về môi trường và phát triển với 27 nguyên tắc chung, xác định những quyền và trách nhiệm của các quốc gia nhằm làm cho thế giới phát triển bền vững. Tuyên bố các nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng; Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu nhằm ổn định các khí gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ không gây đảo lộn nguy hiểm cho hệ thống khí hậu toàn cầu; Công ước về đa dạng sinh học. Đây là các văn kiện quốc tế quan trọng có mối liên quan với nhau, được quán triệt trong suốt thế kỷ XXI. Nội hàm về phát triển bền vững được bổ sung, hoàn chỉnh tại hội nghị Johannesburg (Nam Phi) - 2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển là: “phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”, ngoài ba mặt chủ yếu này, có nhiều người còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc, đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế-xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể. Sau khi uỷ ban môi trường và phát triển của LHQ đưa ra những cảnh báo về nguy cơ suy giảm chất lượng môi trường sống, các vấn đề xã hội nghiêm trọng nảy sinh do tăng trưởng kinh tế một cách thuần tuý, các đảng chính trị cầm quyền và nhà nước tại nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức ngày càng rõ rệt hơn về những hiểm hoạ tiềm ẩn của quan niệm cũ coi phát triển đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó và tuỳ thuộc vào đường lối chính trị ở những mức độ khác nhau, các đảng chính trị cầm quyền và các nhà nước đã có nhiều những điều chỉnh tích cực mục tiêu phát triển nhằm hướng đến một chiến lược phát triển mới, thông minh hơn – chiến lược “phát triển bền vững”. Từ những phân tích ở trên, cho phép chúng ta hoàn toàn không sai khi khẳng định rằng: “phát triển bền vững” đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của không chỉ các nhà khoa học, các nhà hoạt động môi trường mà nó ngày càng là chủ đề nóng trên bàn nghị sự của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý và hoạch định chính sách trên toàn thế giới, như một đòi hỏi tất yếu khách quan, phản ánh biện chứng của sự phát triển nhân loại trong thời đại ngày nay. 2. TÍNH TẤT YẾU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH CHO SỰ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Cùng với sự phát triển chung của thế giới, thời gian qua chiến lược phát triển bền vững quốc gia luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Chính phủ đã ban hành Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (2004), chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (2012) và gần đây nhất là kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường. Là một 139 trong các nước nghèo đang phát triển sẽ chịu sự tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, song song với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đất nước, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề của môi trường bị ô nhiễm, đa dạng sinh học bị suy giảm, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng khoảng 2 - 3oC, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm, các hiện tượng thời tiết cực đoan bất ngờ xuất hiện làm đảo lộn nhiều dự đoán của các chuyên gia khí tượng (trận mưa bất ngờ với lượng nước lớn, kèm theo mưa đá vào đúng thời điểm giao thừa tết canh tý 2020 vừa qua là một hiện tượng thời tiết như vậy). Cốt lõi của phát triển bền vững là bảo vệ môi trường thì bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng của ngành lâm nghiệp là: Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường đô thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống, tạo nguồn thu cho ngành lâm nghiệp từ các sản phẩm lâm sản có giá trị thương mại hợp pháp và các dịch vụ môi trường (phí môi trường, thị trường khí thải CO2, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng) để đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á Việt Nam có diện tích rừng và đất rừng chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích quốc gia - (Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền - ba phần là núi rừng, bốn phần là biển đảo, chỉ có một phần là đồng ruộng để cày cấy). Rừng được Chính phủ Việt Nam coi là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế xã hội và hạnh phúc của cộng đồng trên đất nước. Nơi có khoảng 25 triệu người Việt Nam có 20% - 40% thu nhập hàng năm đến từ rừng, 10% dân cư sống bên trong hoặc gần các khu rừng (diện tích xấp xỉ 12 triệu hecta) là người nghèo hoặc người dân tộc thiểu số, địa bàn chiến lược có vị trí đặc biệt quan trọng của quốc phòng, an ninh Quốc gia. Ngày 16/6/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số Số: 886/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, ngày 15/11/2017, tại kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khóa XIV đã thông qua Luật Lâm nghiệp gồm 12 chương, 108 điều. So với Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 thì Luật Lâm nghiệp bổ sung 4 chương mới, phù hợp với sự vận động của thực tiễn gồm: chế biến, thương mại lâm sản; khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm, v.v.v, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lâm nghiệp. Quan điểm và nhận thức về ngành lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến mang tính cơ bản, từ chủ trương phát triển sản xuất lâm nghiệp dựa vào quốc doanh là chính sang phát triển lâm nghiệp dựa trên cơ sở xã hội hoá ngày càng cao, trong đó nhân dân là lực lượng chủ yếu. Sau 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành toàn ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, tạo chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, hiệu quả hoạt động của ngành và thu 140 nhập, đời sống của người dân đã được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng nhanh (năm 2011 đạt 3,4%, năm 2012 đạt 4,6%, năm 2013 đạt 5,9%). Từ năm 2013 đến nay, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 7,29%/năm vượt mục tiêu đề ra là 4-4,5%. Diện tích rừng tăng đều và ổn định, từ 12,306 triệu ha với độ che phủ rừng 37% năm 2004 tăng lên 14,061 triệu ha với độ che phủ rừng 40,84% năm 2015 và đến năm 2017 độ che phủ rừng đã đạt 41,45% năm 2017, 41,6% năm 2018 và trên 42% năm 2019, giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2019 đạt khoảng 11 tỷ USD tăng 19% so với năm 2018 vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới, đứng thứ 2 châu Á và lớn nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ. Bên cạnh những thành tích đạt được thời gian qua, nhưng nhìn về tổng thể sự phát triển của lâm nghiệp nước ta vẫn còn nhiều mục tiêu phải phấn đấu xét cả về mặt giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế; bảo vệ môi trường sinh thái rừng, thích ứng với biển đổi khí hậu; gắn chặt chẽ giữa phát triển lâm nghiệp với bảo đảm quốc phòng an ninh và chủ quyền quốc gia để xứng đáng với vị trí và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển bền vững chung của đất nước. Để đáp ứng tốt sự phát triển lâm nghiệp bền vững trong thời gian tới theo chúng tôi cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp chính sau: Thứ nhất, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với phát triển bền vững quốc gia một cách toàn diện, có hệ thống trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, nhanh chóng hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển lâm nghiệp bền vững, nhất là chính sách sở hữu và sử dụng đất lâm nghiệp, phân loại rừng và xác định chủ rừng ổn định, tạo điều kiện tích tụ đất lâm nghiệp hình thành vùng nguyên liệu chủ yếu gắn với trung tâm chế biến lâm sản trọng điểm quốc gia. Thứ ba, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, nâng cao giá trị và hiệu quả phát triển lâm nghiệp bền vững. Thứ tư, đổi mới đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng hiệu quả yêu cầu chương trình tái cơ cấu ngành phục vụ mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Thứ năm, đa dạng hóa các loại hình kinh tế lâm nghiệp bền vững nhằm phát huy tối đa giá trị, hiệu quả của rừng, sản phẩm lâm nghiệp trong nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa. Thứ sáu, đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với việc xoá đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống người dân, giữ gìn văn hóa truyền thống các dân tộc, đảm bảo an ninh quốc phòng quốc gia. 141 Thứ bảy, triển khai mạnh mẽ hơn các giải pháp xã hội hóa trong lâm nghiệp, mở rộng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, phát triển thị trường tín chỉ cacbon để tạo nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng. Thứ tám, đẩy mạnh công tác quảng bá truyền thông thay đổi nhận thức tích cực của cộng động về phát triển lâm nghiệp và sử dụng văn minh các sản phẩm lâm sản. 3.KẾT LUẬN Phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững lâm nghiệp nói riêng đang là xu thế chung của thế giới được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong quá trình lãnh đạo và phát triển đất nước của mình, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều quyết sách mạnh mẽ thúc đẩy nhanh quá trình phát triển lâm nghiệp bền vững và đã đạt được những rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì và thúc đẩy nhanh, hiệu quả hơn nữa quá trình phát triển lâm nghiệp bền vững ở nước ta hiện nay cần không ngừng hoàn thiện các chủ trương, chính sách và giải pháp tích cực. Đồng thời, cần phải phát huy sức mạnh và quyết tâm chính trị của toàn xã hội, các chủ trương, chính sách được đưa ra phải được nghiên cứu, kỹ lưỡng và được triển khai thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương. Một mục tiêu phát triển đúng đắn, phù hợp quy luật phát triển tất yếu của dân tộc, quốc tế và thời đại, với niềm tin và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của toàn xã hội, sự đoàn kết, thống nhất từ trung ương tới địa phương. Quá trình phát triển lâm nghiệp bền vững ở Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực cho thành tựu phát triển bền vững của quốc gia và mục tiêu phát triển bền vững chung của thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Kỷ yếu Hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ ba, Hà Nội, tháng 1/2011. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Trương Quang Học chủ biên) (2003), Đa dạng sinh học và bảo tồn. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia. Chuyên đề: Đa dạng sinh học. 4. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2004). Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Hà Nội. 5. Cục Bảo vệ Môi trường (2003), 10 năm phát triển bền vững chặng đường từ Rio de Janeiro 1992 đến Johannesburg 2002, Hội thảo vì sự phát triển bền vững của Việt Nam, Hà Nội, tháng 10/2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 6. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. 142 7. Chính phủ (2018), Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. 8. Quyết định phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Số 158/2008/QĐ-TTg, ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ 9. Trương Quang Học (2007), Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học trong mối quan hệ với đời sống và phát triển xã hội, Tạp chí Bảo vệ Môi trường, (Số 96), tháng 5/2007 10. TS. Hà Công Tuấn (2015), “Nhìn lại lâm nghiệp 2011-2015, định hướng phát triển bền vững đến 2020”, Truy cập tháng 12/2018 11. UNDP (2007), Báo cáo Phát triển con người 2007/2008, Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách. UNDP, Hà Nội: 390 tr. 143
File đính kèm:
- phat_trien_ben_vung_la_xu_the_khach_quan_cua_thoi_dai_va_su.pdf