Phân tích quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người hưu trí tại thành phố Cần Thơ
Nhiểm nhân thọ của nhóm khách hàng hưu trí dựa vào cuộc khảo sát 295 đáp viên trên địa bàn ghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo
thành phố Cần Thơ. Công cụ phân tích thống kê mô tả và kỹ thuật ước lượng hồi quy Probit và Tobit được
sử dụng trong phân tích dữ liệu, kết quả phân tích cho thấy các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua
bảo hiểm nhân thọ như: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, số thành viên trong gia đình, thu nhập bình quân,
tiền tiết kiệm bình quân, và yếu tố ảnh hưởng từ người thân. Bên cạnh đó các yếu tố như: trình độ học vấn,
tiền tiết kiệm và ảnh hưởng của người thân là những yếu tố ảnh hưởng đến mức phí chi trả cho bảo hiểm
nhân thọ của người hưu trí.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người hưu trí tại thành phố Cần Thơ
QNK{QJFyêQJKƭDWKӕng kê (***): êQJKƭDWKӕng kê ӣ mӭc 1% (**): êQJKƭDWKӕng kê ӣ mӭc 5% (*): êQJKƭDWKӕng kê ӣ mӭc 10% - NHT nữ có xu hướng tham gia dịch vụ BHNT cao hơn so với NHT nam giới, điều này xuất phát từ việc phụ nữ ngày càng có cơ hội tham gia vào thị trường lao động nhiều hơn và tự chủ động được nguồn thu nhập so với những thập niên trước - phụ nữ hạn chế tham gia thị trường lao động. Hơn nữa, phụ nữ tham gia BHNT với mức chi phí thấp hơn so với trường hợp của nam giới, do liên quan đến tỷ lệ bệnh tật thấp hơn và tuổi thọ cao hơn. Kết quả phân tích này khá tương đồng với kết quả khảo sát tham gia BHNT tại TP Hồ Chí Minh của Võ Thị Thanh Loan (2005). Liên quan đến độ tuổi, rõ ràng rằng người tham gia BHNT có độ tuổi còn trẻ sẽ có lợi hơn về mức chi phí. Theo thông tin từ công ty BHNT Generali tại Việt Nam cho thấy mức chi phí tham gia BHNT tăng dần theo độ tuổi, chỉ 7% ở tuổi 25 lên đến 44% ở tuổi 65; sự tăng dần mức chi phí gắn liền với mức tăng về tỷ lệ mắc bệnh khi ngày càng lớn tuổi. Kết quả khảo sát của Di Matteo và Emery (2002) cũng đã đề cập đến mối quan hệ này. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và quyết định mua BHNT của NHT được ước lượng và cho thấy khá tương đồng với những nghiên cứu trước đó (Huihui Wang, 2010 và, Min Li, 2008). Trong phân tích, trình độ học vấn của NHT được chia thành 3 nhóm: tốt nghiệp THPT, sơ cấp và trung cấp, cao đẳng và đại học; trong đó, nhóm đáp viên có trình độ học vấn cao nhất được làm nhóm tham khảo (refer- ence group) tương ứng với trị số 1 và các đáp viên ở 2 nhóm còn lại sẽ nhận trị số 0. Kết quả ước lượng cho thấy chênh lệch về trình độ học vấn càng lớn càng thể hiện ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT càng lớn cao; cụ thể là, những NHT có trình độ học vấn cao đẳng trở lên thể hiện quyết định mua BHNT cao hơn so với những NHT có trình độ học vấn thấp hơn. Hệ số ước lượng này sẽ được thu hẹp đối với những NHT có trình độ học vấn cao hơn. Điều này tiếp tục khẳng định trình độ học vấn góp phần nhận thức về BHNT và tác động đến hành vi mua BHNT. - Số người phụ thuộc (số con) trong gia đình thể hiện sự ảnh hưởng đến tích cực đến tham gia BHNT của NHT tại địa bàn nghiên cứu. Thực tế cho thấy BHNT đáp ứng được hai mục tiêu quan trọng của cha mẹ, đó là vừa bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và vừa tiết kiệm quỹ học vấn trong tương lai của con. Kết quả phân tích trong nghiên cứu gần đây của Lê Long Hậu (2017) cũng đã nhấn mạnh mối quan hệ này. - Bên cạnh đó, các yếu tố kinh tế - thu nhập, tiết kiệm, hình thức đầu tư - đã thể hiện được xu hướng ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT chưa rõ ràng. Cụ thể là, NHT có thu nhập cao hơn thì không có xu hướng mua BHNT. Điều này có thể được giải thích bởi các nguyên nhân sau: thứ nhất, mức chi phí tham gia khá cao hơn so với những người trẻ tuổi như đã trình bày; thứ hai, những sản phẩm BHNT dành cho NHT hoặc cao tuổi bị hạn chế về quyền lợi trong khám chữa bệnh và ít đa dạng so với nhóm người trẻ tuổi; thứ ba, mức thu thập hàng tháng của NHT tương đối thấp (khoảng 6,2 triệu đồng) trong khi đó mức chi phí tham gia BHNT thường thấp nhất từ 1 triệu đồng/tháng, cho nên NHT khó quyết định tham gia BHNT với mức thu nhập hạn chế như thế. Tuy nhiên, đối với những NHT có tiền tiết kiệm được từ thu nhập thì họ sẵn sàng tham gia BHNT như một cách để vừa phòng ngừa rủi ro và vừa tiết kiệm. - Đáng chú ý, sự ảnh hưởng, tác động của người thân có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy quyết định mua BHNT của NHT. Hiện nay, hầu hết các công ty BHNT liên kết với ngân hàng (Bancassurance) và được đánh giá là kênh bán hàng đầy tiềm năng, hiệu quả cao cho công ty bảo hiểm tại thị trường các nước phát triển và Việt Nam nói riêng; điển hình như Manulife và Techcombank, ACB, AIA và Kiên Long, VP, Từ đây, khách hàng nói chung và NHT nói riêng sẽ được chuyên viên ngân hàng tư vấn về các sản phẩm BHNT bên cạnh những giao dịch ngân hàng truyền thống. Kết quả phân tích này tương đồng với kết quả được phát hiện trong nghiên cứu tại địa bàn TPCT của Vương Quốc Duy (2016). 4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi phí mua BHNT Kết quả phân tích thống kê cho thấy NHT tham gia hợp đồng BHNT với mức phí dao động khá lớn từ 15 triệu đến 300 triệu đồng, trung bình ở mức 72,6 triệu đồng/hợp đồng BHNT. Tuy nhiên, đa số NHT được khảo sát tham gia hợp đồng BHNT ở mức 50 triệu đồng (chiếm đến 35,3%), chỉ có 43 ? Sè 145/2020 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học ?18,7% NHT đóng phí ở mức 100 triệu đồng, và 7,3% NHT mua hợp đồng BHNT với phí trên 200 triệu đồng. Bảng 3 trình bày kết quả ước lượng của Phương trình 2 về các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi phí tham gia hợp đồng BHNT của 150 NHT được khảo sát. Nhìn chung, mặc dù các yếu tố nhân khẩu học - tuổi, giới tính, hôn nhân - có ảnh hưởng đến quyết định tham gia hợp đồng BHNT (Bảng 4), nhưng chúng không thể hiện được mức ý nghĩa thống kê có ảnh hưởng đến mức chi phí tham gia hợp đồng BHNT. Điều này có thể đúc kết rằng nhân viên tư vấn BHNT cần quan tâm đến các yếu tố về điều kiện kinh tế như tiết kiệm, cũng như trình độ học vấn để tư vấn các gói sản phẩm BHNT phù hợp. Cụ thể là: - Những NHT có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên sẵn sàng tham gia hợp đồng BHNT với mức phí càng cao so với những NHT có trình độ học vấn thấp hơn. Điều này thật ra có thể giải thích liên quan đến mức thu nhập và tiết kiệm hàng tháng của NHT. Kết quả phân tích thống kê cho thấy những NHT có trình độ học vấn từ trung cấp hoặc thấp hơn có thu nhập trung bình ở mức 5,07 triệu đồng/tháng và mức tiết kiệm trung bình chỉ khoảng 330 ngàn đồng tháng; đáng chú ý, có hơn 60% NHT trong nhóm này không có thể tiết kiệm hàng tháng từ thu nhập của họ. Trong khi đó, những NHT có trình độ học vấn cao hơn có thu nhập trung bình gần 7 triệu đồng/tháng và họ có thể tiết kiệm khoảng 1 triệu đồng/tháng. - So với yếu tố thu nhập không có ý nghĩa thống kê, mức tiết kiệm hàng tháng thể hiện tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến chi phí mua BHNT của NHT. Kết quả phân tích khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Li (2008) và Vương Quốc Duy (2016). - Tương tự như yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT, sự tư vấn, ảnh hưởng của người thân đóng vai trò quan trọng đến quyết định mua cũng như giá trị hợp đồng BHNT, có trường hợp NHT tham gia nhiều hợp đồng BHNT từ các công ty BHNT khác nhau, chủ yếu do mối quan hệ xã hội. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng có đến 34,6% NHT được tư vấn, giới thiệu về sản phẩm BHNT từ Sè 145/202044 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học Bảng 4: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mua BHNT BiӃQÿӝc lұp HӋ sӕ ѭӟFOѭӧng ȕ MӭFêQJKƭD Giӟi tính -7,650 0,409ns Tuәi 0,822 0,468ns Tình trҥng hôn nhân -4,723 0,871ns THPT -49,486 0,068* 6ѫcҩp, trung cҩp -45,250 0,064* Sӕ con 7,346 0,149ns Thu nhұp -2,758 0,413ns TiӃt kiӋm 10,726 0,013** ĈҫXWѭÿҩt 11,421 0,366ns ҦQKKѭӣQJQJѭӡi thân 21,070 0,028** Sӕ quan sát 150 LR Chi2 (10) 37,10 Prob>chi2 0,002 Log likelihood -790,295 Ghi chú: QVNK{QJFyêQJKƭDWKӕng kê (***): êQJKƭDWKӕng kê ӣ mӭc 1% (**): êQJKƭDWKӕng kê ӣ mӭc 5% (*): êQJKƭDWKӕng kê ӣ mӭc 10% người thân, bạn bè; chỉ thấp hơn 2,7 điểm phần trăm so với trường hợp tiếp nhận thông tin về BHNT từ các công ty BHNT (37,3%). 5. Kết luận và hàm ý quản trị Kết quả khảo sát chọn mẫu từ 295 NHT trên địa bàn thành phố Cần Thơ liên quan đến quyết định và mức đóng góp chi phí BHNT với các công ty BHNT cho thấy một số điểm nổi bật sau đây: phần lớn NHT tham gia BHNT như là một hình thức vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo khả năng chi trả liên quan đến sức khỏe trong tương lai. Mặc dù, nhận thức được tầm quan trọng của BHNT đối với đảm bảo tài chính, thu nhập thấp của NHT được xem như rào cản mang tính quyết định ảnh hưởng đến việc tham gia hay không hợp đồng BHNT. Đáng chú ý, những NHT có mức tiết kiệm hàng tháng từ 1 triệu đồng trở lên thể hiện khả năng tham gia BHNT cao hơn nhóm NHT còn lại. Bên cạnh đó, các yếu tố nhân khẩu học - giới tính, tuổi, trình độ học vấn - thể hiện tác động ý nghĩa đến quyết định tham gia BHNT; mặc dù chi phí tham gia hợp đồng BHNT còn phụ thuộc nhiều vào thu nhập cũng như tiết kiệm hàng tháng. Quan trọng nhất, sự tư vấn, giới thiệu của người thân đóng vai trò quyết định đến hành vi tham gia hợp đồng BHNT đối với NHT, bởi vì đa số NHT chưa tham gia BHNT xuất phát từ sự chưa hiểu rõ về BHNT, sự e ngại thủ tục, và kể cả e ngại bị lừa đảo. Nhìn chung, kết quả phân tích từ nghiên cứu này thể hiện khá tương đồng với các nghiên cứu được lược khảo thực hiện trong và ngoài nước; điển hình như nghiên cứu của Võ Thị Thanh Loan (2005), Vương Quốc Duy (2016), Lê Long Hậu (2017) , Li (2008), Wang (2010), Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này đó là chưa khai thác, phân tích mối liên hệ giữa quyết định tham gia BHNT với các giao dịch ngân hàng của NHT (cụ thể như tiết kiệm); bởi vì, hầu hết các công ty BHNT hợp tác với các ngân hàng để tạo mô hình kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của ngân hàng (Bancassurance). Dựa vào kết quả phân tích nêu trên, một vài hàm ý quản trị liên quan đến thúc đẩy dịch vụ BHNT nói chung và dành cho người cao tuổi, NHT được chỉ ra như sau: - Thứ nhất, các công ty BHNT tăng cường hoạt động tư vấn về lợi ích của BHNT và hướng dẫn quy trình, thủ tục thực hiện hợp đồng BHNT, hoạt động công khai minh bạch, đa dạng hóa các gói sản phẩm phù hợp với thu nhập của từng nhóm đối tượng khách hàng; - Thứ hai, các công ty BHNT phối hợp với các điểm chi trả lương hưu (bưu cục) tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề ngắn để tư vấn cho NHT về dịch vụ BHNT nhằm gia tăng sự hiểu biết và niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ BHNT. - Thứ ba, tăng cường mở rộng kênh phân phối (Bancassurance) với nhiều ngân hàng, bởi vì mô hình phân phối này được đánh giá là kênh thị trường chiếm lĩnh thị trường dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam. Hơn nữa, khi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng thì chuyên viên có cơ hội tư vấn dịch vụ BHNT cho NHT tốt hơn và tạo được lòng tin đối với họ. - Thứ tư, đối với trường hợp NHT có thu nhập thấp (từ lương hưu trí), nghiên cứu xây dựng các mô hình đồng tương tác, hỗ trợ với sự tham gia từ các doanh nghiệp BHNT, tổ chức phi lợi nhuận trong và ngoài nước. Mục đích là nhằm đóng góp, chia sẻ mức phí BHNT cho những NHT có thu nhập thấp; kể cả, đóng góp từ nguồn hỗ trợ chăm sóc đối với người cao tuổi. Mô hình này đã triển khai thành công một vài quốc gia có dân số đông và thu nhập trung bình thấp như Philippines, Ấn Độ.u Tài liệu tham khảo: 1. Bảo hiểm trực tuyến (2020), Có nên mua bảo hiểm cho người cao tuổi, https://ibaohiem.vn/co- nen-mua-bao-hiem-nhan-tho-cho-nguoi-cao-tuoi/. 2. Beck, T., & Webb, I (2003), Economic, demo- graphic, and institutional determinants of life insur- ance consumption across countries, The World Bank Economic Review, 17(1), 51-88. 3. Bộ Tài chính (1996), Quyết định số 568/TC.QĐ.TCCB “V/v thành lập Cty bảo hiểm nhân thọ", Hà Nội. 4. Cục Thống kê thành phố Cần Thơ (2019), Niên giám thống kê, Cần Thơ. 45 ? Sè 145/2020 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học 5. Ćurak, M., Džaja, I., & Pepur, S. (2013), The effect of social and demographic factors on life insurance demand in Croatia, International Journal of Business and Social Science, 4(9), 65-72. 6. Di Matteo, L., & Emery, J. H. (2002), Wealth and the demand for life insurance: evidence from Ontario, 1892, Explorations in Economic History, 39(4), 446-469. 7. Fortune, P. (1973), A theory of optimal life insurance: Development and test, The Journal of Finance, 28(3), 587-600. 8. Frees, E. W., & Sun, Y. (2010), Household life insurance demand: A multivariate two-part model, North American Actuarial Journal, 14(3), 338-354. 9. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2011), Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ (dành cho khách hàng), Hà Nội: Bao%20hiem%20Nhan%20tho%20%20(revised% 202011).pdf. 10. Iarossi, G. (2006), Sức mạnh của thiết kế điều tra, Chính trị Quốc gia. 11. Jones, D. L. (1999), Organizing risky busi- ness: The social construction and organization of life insurance, 1810 to 1980. 12. Lê Long Hậu (2017), Quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ của cá nhân: Vai trò của thái độ đối với rủi ro và kiến thức tài chính, Khoa học thương mại, 110, 46 - 52. 13. Li, M. (2008), Factors influencing house- holds' demand for life insurance, University of Missouri-Columbia. 14. Mahdzan, N. S., & Victorian, S. M. P. (2013), The determinants of life insurance demand: A focus on saving motives and financial literacy, Asian Social Science, 9(5), 274. 15. Nguyễn Hoài Trâm Anh (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn thành phố Rạch Giá, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 16. Shiferaw, A. (2017), Factors Affecting Life Insurance Demand: A case study on (Ethiopian Insurance Corporation) EIC, St. Mary's University. 17. Sliwinski, A., Michalski, T., & Roszkiewicz, M. (2013), Demand for life insurance-An empirical analysis in the case of Poland, The Geneva Papers on Risk and Insurance-Issues and Practice, 38(1), 62-87. 18. Vân Trường (2019), Thị trường bảo hiểm nhân thọ 5 năm liên tiếp tăng trưởng cao, Tạp chí Tài chính: truong-bao-hiem-nhan-tho-5-nam-lien-tiep-tang- truong-cao-314412.html. 19. Võ Thị Thanh Loan (2005), Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 20. Vương Quốc Duy (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân Thành phố Cần Thơ, Khoa học Kinh tế và Quản lý, 1, 77 - 90. 21. Wang, H. (2010), Factors influencing con- sumers' life insurance purchasing decisions in China, Master of Science, University of Manitoba. 22. Zietz, E. N. (2003), An examination of the demand for life insurance, Risk Management and Insurance Review, 6(2), 159-191. Summary The purpose of this study is to examine the attributed factors that affect life insurance purchase decisions of retirees, through the survey of 295 respondents living in Can Tho city. On using descriptive statistical analysis and the Probit and Tobit regression models, the results indicate the main factors that affect the decision to buy life insurance are gender, age, marital status, education level, number of children, average income, saving money, and acquaintances. Factors such as educa- tion level, savings and acquaintances have influence on the life insurance premium of the retired people in Can Tho city. Sè 145/202046 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học
File đính kèm:
- phan_tich_quyet_dinh_tham_gia_bao_hiem_nhan_tho_cua_nguoi_hu.pdf