Những kỹ năng để trở thành người quản trò giỏi

1.Quản trò là gì ?Là người trực tiếp hướng dẫn, tổ chức và quản lý trò chơi do chính họ bày ra

cho 1 tập thể tham gia.

2.Quản trò là công việc như thế nào ?

Đó là 1 công việc mang tính khoa học: Luôn tìm hiểu những điều sau

trước khi lên quản trò bằng công thức 5W – 1H

 Who : Tổ chức trò chơi cho ai (Cho con nít hay cho Thanh niên)

 When : Khi nào tổ chức (Sáng, trưa, chiều, tối v.v.)

 Where : Tổ chức ở đâu (Ngoài sân hay trong hội trường)

 What : Tổ chức cái gì (Chọn lọc ra trò chơi sẽ tổ chức để phù hợp với

Who, When, Where)

 Why : Tại sao phải tổ chức (Giáo dục được những gì từ trò chơi, tổ

chức ra sẽ hiệu quả ko?)

 How : Tổ chức như thế nào (Đối với Who, When, Where, What mình

phải dung hòa làm sao để tổ chức như thế nào cho phù hợp những đối tượng

trên)

VD :

 Who : Thanh niên các trường THPT (Đây là dạng thanh niên có giáo

dục )

 When : Tổ chức vào buổi sáng (Đa số giờ này mọi người còn mệt

chưa tỉnh hẵn giấc ngủ)

Những kỹ năng để trở thành người quản trò giỏi trang 1

Trang 1

Những kỹ năng để trở thành người quản trò giỏi trang 2

Trang 2

Những kỹ năng để trở thành người quản trò giỏi trang 3

Trang 3

Những kỹ năng để trở thành người quản trò giỏi trang 4

Trang 4

Những kỹ năng để trở thành người quản trò giỏi trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 7180
Bạn đang xem tài liệu "Những kỹ năng để trở thành người quản trò giỏi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những kỹ năng để trở thành người quản trò giỏi

Những kỹ năng để trở thành người quản trò giỏi
 Những kỹ năng để trở thành 
 người quản trò giỏi 
Công việc làm quản trò không phải quá khó để có thể thực hiện, nhưng để 
thực hiện tốt, yêu cầu bạn phải hiểu rõ về công việc quản trò này như thế 
nào. 
1.Quản trò là gì ? 
 Người quản trò là người tạo nên sinh khí hoạt động cho xuyên suốt một trò 
 chơi 
1.Quản trò là gì ? 
Là người trực tiếp hướng dẫn, tổ chức và quản lý trò chơi do chính họ bày ra 
cho 1 tập thể tham gia. 
2.Quản trò là công việc như thế nào ? 
Đó là 1 công việc mang tính khoa học: Luôn tìm hiểu những điều sau 
trước khi lên quản trò bằng công thức 5W – 1H 
 Who : Tổ chức trò chơi cho ai (Cho con nít hay cho Thanh niên) 
 When : Khi nào tổ chức (Sáng, trưa, chiều, tối v.v.) 
 Where : Tổ chức ở đâu (Ngoài sân hay trong hội trường) 
 What : Tổ chức cái gì (Chọn lọc ra trò chơi sẽ tổ chức để phù hợp với 
Who, When, Where) 
 Why : Tại sao phải tổ chức (Giáo dục được những gì từ trò chơi, tổ 
chức ra sẽ hiệu quả ko?) 
 How : Tổ chức như thế nào (Đối với Who, When, Where, What mình 
phải dung hòa làm sao để tổ chức như thế nào cho phù hợp những đối tượng 
trên) 
VD : 
 Who : Thanh niên các trường THPT (Đây là dạng thanh niên có giáo 
dục ) 
 When : Tổ chức vào buổi sáng (Đa số giờ này mọi người còn mệt 
chưa tỉnh hẵn giấc ngủ) 
 Where : Hội trường (Chắc chắn là có micro sẽ tốt hơn cho người quản 
trò) 
 What : Tổ chức trò chơi sân khấu (Hô đáp băng reo, hát sinh hoạt tập 
thể) 
 Why : Nhằm tạo cho thanh niên môi trường lành mạnh để tham gia 
sinh hoạt Đoàn (Cần đưa những trò chơi mang tính giáo dục nhẹ nhàng đến 
với các bạn Thanh niên) 
 How : Quản trò phải vui tươi và cần phải tạo được không khí ngay khi 
bắt đầu (Bằng một điệu nhạc sôi động hay đơn giản là câu 1 băng reo vui 
nhộn thậm chí là 1 mẫu chuyện cười) 
Quản trò là 1 công việc có tính nghệ thuật: Nếu việc quản trò là 1 nghệ 
thuật thì chính quản trò là 1 nghệ sĩ . 
Nói chung: Quản trò luôn tìm tòi và sáng tạo những phong cách, những thái 
độ, hành vi ứng xử lẫn kinh nghiệm để có thể có bản lĩnh khi đứng trước 1 
đám đông tham gia trò chơi. 
Hãy luôn là 1 ng điều hành trò chơi cũng như là 1 nghệ sĩ vì thiếu 1 trong 2 
cái điều ko tạo đc ấn tượng của ng chơi từ phía quản trò. 
3. Những đức tính cần có của 1 người quản trò và cách rèn luyện : 
 Cởi mở, hoạt bát => Trong đời sống hàng ngày cũng cần phải như 
vậy. 
 Công bằng và ăn nói khéo léo => Luôn công bằng trong cuộc sống và 
đặt biệt phải nói khéo sao cho ng thua cuộc cũng phải hài lòng. 
 Khiêm tốn => Đừng bao giờ tưởng tượng khi lên quản trò cũng giống 
như là ca sĩ nên phải điệu đà thật nhiều như thế sẽ phản tác dụng, hãy lên 
đứng trước đám đông 1 cách giản dị nhất để tạo sự gần gũi đối với người 
chơi. 
 Học hỏi sáng tạo => Bước đầu có thể học lóm phong cách của những 
ng quản trò khác nhau để từ đó chọn lọc và tạo nên phong cách của riêng 
mình. 
 Có khiếu về ăn nói => Tập nói chuyện trước bạn bè những câu chuyện 
nhỏ vui vui nhưng có giáo dục để áp dụng vào trò chơi cũng như cách ăn nói 
vui vẻ và giọng nói dễ gây cười. 
 Nghiên cứu nhiều về xã hội => Phải nghiên cứu xem từ con nít 6 tuổi 
đến người lớn 60 tuổi hiện nay đang thích những gì để khi áp dụng vào trò 
chơi người ta liền có thể bị gây cười. 
4.Những điều cần tránh : 
 Sự nóng nảy 
 Ăn nói tầm xàm không liên quan gì đến trò chơi và mục đích chơi. 
 Phổ biến trò chơi dài dòng lê thê không súc tích. 
 Nói nhỏ nhẹ không gây chú ý 
 Không biết gút kinh nghiệm mỗi khi tham gia quản trò xong. 
 Chê bai những quản trò khác. 
5. Các bước thực hiện trò chơi: 
 Ổn định trật tự (Bằng một điệu bộ gây chú ý hay 1 câu hát hoặc băng 
reo) 
 Phổ biến trò chơi (Cần nghiên cứu cách phổ biến từng trò chơi sao 
cho ngắn gọn và súc tích dễ hiểu) 
 Chơi nháp (Cực kì quan trọng để khi tham gia chơi thật cho tốt và thú 
vị) 
 Bắt đầu vào trò chơi 
 Trò chơi phạt những người thua (Lưu ý phạt người chơi cũng phải có 
những trò chơi giáo dục nhẹ nhàng ) 
 Kết thúc trò chơi 
Mến chúc các bạn thành công với “nghề” quản trò  

File đính kèm:

  • pdfnhung_ky_nang_de_tro_thanh_nguoi_quan_tro_gioi.pdf