Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)

Tóm tắt

Trong nghiên cứu lịch sử, mảng vấn đề liên quan đến chính quyền Việt Nam Cộng

hòa vẫn còn những “khoảng trống” nhất định cần được nghiên cứu để làm rõ. Hoạt

động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa là một

trong số những “khoảng trống” đó. Vấn đề này cần được nghiên cứu dưới nhiều khía

cạnh khác nhau để có sự nhìn nhận khách quan và tổng thể. Tiếp cận từ góc độ nghiên

cứu về những hạn chế; bài viết sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và

phép nghiên cứu liên ngành để chỉ ra và phân tích những thiếu sót cơ bản mà hoạt động

xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa

giai đoạn 1955-1975 đã mắc phải. Kết quả nghiên cứu của bài viết sẽ góp thêm một góc

nhìn về chính quyền Việt Nam Cộng hòa nói chung cũng như hoạt động xây dựng văn

bản quy phạm pháp luật của chính thể này nói riêng. Trong một chừng mực nhất định,

những kết quả nghiên cứu của bài viết sẽ là những kinh nghiệm tham chiếu cho hoạt

động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay.

Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) trang 1

Trang 1

Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) trang 2

Trang 2

Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) trang 3

Trang 3

Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) trang 4

Trang 4

Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) trang 5

Trang 5

Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) trang 6

Trang 6

Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) trang 7

Trang 7

Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) trang 8

Trang 8

Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) trang 9

Trang 9

Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 3120
Bạn đang xem tài liệu "Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)

Những hạn chế trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)
của các đạo luật, sắc luật và quy 
tắc hành chính. Nhưng bốn năm sau, kể từ khi hiến pháp được ban hành, đạo luật 7/60 
ngày 30/12/1960 mới được ban hành về cách thức tổ chức và vận hành của Viện Bảo 
hiến. Do đó, Viện Bảo hiến thực hiện nhiệm vụ của mình rất mờ nhạt và không hiệu quả. 
 Trong giai đoạn 1967-1975, Tối cao Pháp viện được hình thành với vị trí và vai 
trò ngang hàng với cơ quan lập pháp và hành pháp. Tối cao Pháp viện không chỉ là cơ 
quan tài phán mà còn là cơ quan bảo hiến thay thế Viện Bảo hiến trước đây với thẩm 
quyền kiểm soát tính hợp hiến của các hành vi lập pháp và hành pháp. Khoản 1, Điều 82 
Hiến pháp năm 1967 quy định rõ: Tối cao Pháp viện có thẩm quyền giải thích hiến 
pháp, phán quyết về tánh cách hợp hiến hay bất hợp hiến của các đạo luật, sắc luật; tánh 
cách hợp hiến và hợp pháp của các sắc lệnh, nghị định và quyết định hành chánh. Tuy 
nhiên, nội dung quy định này còn sơ lược và hiến pháp cần luật hướng dẫn về cách thức 
hoạt động độc lập và cơ cấu tổ chức của cơ quan này. Tuy nhiên, đến năm 1968, Luật số 
7/68 ban hành ngày 3/9/1968 ấn định tổ chức và điều hành của Tối cao Pháp viện mới 
ra đời và đến năm 1971 cơ quan này lại điều chỉnh chức năng bởi luật số 10/71 ban 
hành ngày 29 tháng 6 năm 1971 về sửa đổi và bổ túc luật số 007/68 ấn định tổ chức và 
điều hành của Tối cao pháp viện. Như vậy, việc ban hành chậm các văn bản hướng dẫn 
luật khiến công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam 
Cộng hòa còn chậm và hoạt động chưa hiệu quả. 
 Những hạn chế trong công tác kiểm hiến dẫn đến thực trạng có những văn bản bị 
sửa đổi bổ sung rất nhiều lần trong quá trình thực thi. í dụ: Ngày 19 tháng 7 năm 1965 
chính quyền ban hành “Sắc luật số 004/65 về trừng trị các tội đầu cơ, chuyển ngân phi 
pháp, buôn lậu, hối lộ, hối mại, quyền thế, biển thủ, công ủy, phản nghịch, phá rối trị an, 
côn đồ thân cộng và trung lập” (Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa, 1965). Đến ngày 15 
tháng 2 năm 1966, chính quyền lại ban hành “Sắc luật số 004/66 bổ túc Sắc luật số 4/65 
ngày 19 tháng 7 năm 1965 trừng trị các tội đầu cơ, chuyển ngân phi pháp, buôn lậu, hối 
lộ, hối mại, quyền thế, biển thủ, công ủy, phản nghịch, phá rối trị an, côn đồ thân cộng 
và trung lập” ( hính phủ Việt Nam Cộng hòa, 1965). Việc sửa đổi chưa dừng lại ở đó, 
đến ngày 12 tháng 2 năm 1967, chính quyền lại ban hành “Sắc luật 001-a/67 nhằm bổ 
túc điều 21 sắc luật số 004 ngày 15 tháng 2 năm 1966 trừng trị các tội đầu cơ, chuyển 
ngân phi pháp, buôn lậu, hối lộ, hối mại, quyền thế, biển thủ, công ủy, phản nghịch, phá 
rối trị an, côn đồ thân cộng và trung lập” ( hính phủ Việt Nam Cộng hòa, 1967). Cuối 
cùng, ngày 31/7/1967, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành “Sắc luật số 029/67 
nhằm hủy bỏ điều 7, thêm điều 8, thêm điều 9 và thêm điều thứ nhất sắc luật số 004/66 
 96 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(51)-2021 
ngày 15 tháng 2 năm 1966 và sửa đổi các điều 7, 8,9 của sắc luật số 004/65 ngày 19 
tháng 7 năm 1965 trừng trị các tội đầu cơ, chuyển ngân phi pháp, buôn lậu, hối lộ, hối 
mại, quyền thế, biển thủ, công ủy, phản nghịch, phá rối trị an, côn đồ thân cộng và trung 
lập.” ( hính phủ Việt Nam Cộng hòa, 1967). Trường hợp Sắc luật số 2/63 cũng tương 
tự, cụ thể là: Ngày 14 tháng 2 năm 1963, chính quyền ban hành “Sắc luật số 2/63 quy 
định về đầu tư tại Việt Nam” ( ông báo iệt Nam, 1963, 1964)... Tuy nhiên, sau hai 
tháng, ngày 26/4/1963, chính quyền ban hành Sắc luật số 10/63 để bổ túc sắc luật số 
2/63 ngày 14 tháng 2 năm 1963 quy định về đầu tư tại Việt Nam” ( hính phủ Việt Nam 
Cộng hòa, 1963). Ba năm sau, chính quyền ban hành “Sắc luật số 011/66 ngày 
29/3/1966 nhằm sửa đổi điều 27 của Sắc luật 2/63 ngày 14 tháng 2 năm 1963 quy định 
về đầu tư tại Việt Nam” ( hính phủ Việt Nam Cộng hòa, 1966) và một năm sau đó, 
“Sắc luật số 026/67 ra đời nhằm bãi bỏ điều 24 của Sắc luật 2/63 ngày 14 tháng 2 năm 
1963 và Sắc luật 10/63 ngày 26 tháng 4 năm 1963 quy định về chế độ đầu tư tại Việt 
Nam và thay thế bằng điều 24 mới ấn định lại thành phần Uỷ ban đầu tư” ( hính phủ 
Việt Nam Cộng hòa, 1967). Như vậy, một văn bản mà có đến 4 lần sửa đổi bổ sung thì 
khó khăn trong thực thi là vấn đề không thể tránh khỏi. 
 Sau biến cố Mậu Thân 1968 và Xuân hè 1972, cuộc chiến tranh mà chính quyền 
Việt Nam Cộng hòa (1967-1975) tham gia gặp rất nhiều khó khăn bởi sự tấn công mạnh 
mẽ của lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Sự gia tăng của cuộc chiến, 
khiến cho hoạt động xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bị phá vỡ các 
nguyên tắc, các quy định chính quyền đã ban hành. Do đó, ngày 25 tháng 11 năm 1972 
Tổng thống Nguyễn ăn Thiệu đã ký lần lượt ba sắc luật ban hành tình trạng báo động 
(Sắc luật số 017/72), khẩn trương (Sắc luật số 018/72) và giới nghiêm (Sắc luật số 
019/72) trên toàn lãnh thổ, hạn chế rất nhiều quyền tự do của dân chúng và mặc nhiên 
được chấp nhận. Đặc biệt hơn là việc quốc hội đã biểu quyết chấp thuận đạo Luật số 
005/72 ngày 28 tháng 6 năm 1972 đồng ý ủy quyền cho tổng thống cai trị bằng sắc luật 
về các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế và tài chính trong thời hạn 6 tháng mặc dù 
Hiến pháp năm 1967 không có quy định quyền hạn này của Tổng thống Việt Nam Cộng 
hòa. Nội dung đạo luật này là vi hiến và cũng đã bị trích nhưng chính quyền cũng không 
đặt vấn đề kiểm hiến đạo luật này cho Tối cao Pháp viện. Hệ quả sau đó là sau luật ủy 
quyền 005/72 được ban hành, tổng thống đã ban hành trên 60 sắc luật trong thời hạn 6 
tháng và chi phối mạnh mẽ mọi hoạt động của quốc gia. 
 Những ví dụ trên đã cho thấy sự hạn chế trong công tác kiểm hiến văn bản quy 
phạm pháp luật của chính quyền iệt Nam ộng hòa. Điều đó đã dẫn đến một hệ quả là 
vẫn tồn tại nhiều văn bản vi hiến nhưng vẫn có hiệu lực. 
 3.2.3. Văn bản quy phạm pháp luật chưa theo kịp những biến đổi của đời sống xã hội 
 Năm 1955, chính thể Việt Nam Cộng hòa ra đời, phát triển theo hướng Cộng hòa 
Tổng thống. Sự ra đời một chính thể mới đòi hỏi phải thay đổi đồng loạt các quy định 
về điều hành quản lý quốc gia trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, chính quyền vẫn quy định 
 97 
trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa năm 1956: Tất cả những luật lệ của thời Quốc gia 
Việt Nam không trái với Hiến pháp vẫn còn hiệu lực. Bên cạnh khía cạnh tích cực là kế 
thừa được những cái hay của giai đoạn trước thì điều đó đã tạo cơ hội cho sự tồn tại của 
nhiều quy định ra đời trước năm 1955 đã trở nên lạc hậu song vẫn còn hiệu lực trong 
hoạt động quản lý của chính thể này. Điển hình như quy định của Tòa hòa giải rộng 
quyền trong tổ chức tư pháp từ năm 1949 vẫn còn có hiệu lực trong hoạt động quản lý 
nhà nước của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1971. Đến năm 1971, Tòa Hòa 
giải rộng quyền bị bãi bỏ theo Luật số 008/71. Tại Điều 3, Luật số 008/71 có ghi “mọi 
việc thiết lập tòa sơ thẩm và cải biến tòa hòa giải rộng quyền thành tòa sơ thẩm được 
quy định bởi các dụ và sắc lệnh của quốc trưởng hay tổng thống chiếu điều 41 Dụ số 4 
ngày 18 tháng 10 năm 1949 và có trước ngày ban hành luật này vẫn giữ nguyên hiệu 
lực.” (Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa, 1971). Như vậy, những thủ tục liên quan đến hoạt 
động của tòa sơ thẩm và tòa hòa giải được quy định từ thời kỳ Quốc gia Việt Nam đến 
giai đoạn Đệ nhị Cộng hòa (1967-1975) vẫn còn có hiệu lực trong quản lý của chính 
quyền Việt Nam Cộng hòa dù trên thực tế những thủ tục này đã không còn phù hợp với 
tình hình thực tế. Chức năng loại bỏ những bất cập này thuộc về thẩm quyền của Tối 
cao Pháp viện. Tuy nhiên, hoạt động của Tối cao Pháp viện hiệu quả không cao vì “Tối 
cao Pháp viện chỉ giải thích hiến pháp khi được yêu cầu, chỉ phán xét các hành vi lập 
pháp, lập quy khi có sự truy tố” (Nguyễn Duy Thanh và nnk, 1970). 
 Quá trình xây dựng và hoàn thiện chính quyền nói chung và hoạt động xây dựng 
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói riêng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhân tố chiến 
tranh. Mỗi khi mức độ chiến tranh dâng cao là mỗi lần xã hội Miền Nam chao đảo, loạn 
lạc. ì vậy, việc triển khai hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bị chi phối rất lớn, 
nhiều lúc không còn tuân theo những trình tự quy định của pháp luật. Hiệu quả triển 
khai các văn bản quy phạm pháp luật vào đời sống của nhân dân Miền Nam gặp nhiều 
hạn chế. Điều đó đã khiến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Miền Nam thường ở trong 
tình trạng bất ổn và hoạt động triển khai văn bản quy phạm pháp luật khó đạt được mục 
tiêu của nhà cầm quyền. 
 Ngoài những hạn chế mang tính khách quan, nhân sự Việt Nam Cộng hòa cũng 
bộc lộ nhiều bất cập. Mặc dù chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã triển khai nhiều biện 
pháp để cải thiện về số lượng và chất lượng đội ngũ này song bên cạnh một số ít được 
cải thiện thì đa phần “công chức Việt Nam Cộng hòa được coi là lực lượng “luộm 
thuộm nhất” vì thiếu mọi phương diện từ lãnh đạo, tổ chức, điều hành...” (Phủ Thủ 
tướng, 1973). Hiện trạng này khiến cho luật pháp không được tôn trọng và không thực 
thi nghiêm minh. Tình trạng coi thường luật pháp, bất công giữa các công chức trong cơ 
quan công quyền trở nên phổ biến. 
 Tình trạng tham nhũng diễn ra trầm trọng và phổ biến trong bộ máy chính quyền 
Việt Nam Cộng hòa làm cản trở quá trình thực thi các quy định thông qua hệ thống văn 
bản quy phạm pháp luật. Thực trạng này làm cho việc triển khai và thực thi những quy 
 98 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(51)-2021 
định của chính quyền thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bị chậm hoặc cố 
tình bị làm trái. Cụ thể như “ở nhiều địa phương viên chức xã, ấp, phường, khóm các 
cán bộ công chức làm việc lơ là, uể oải nên vẫn còn có tệ trạng người đến xin một 
chứng thư hành chánh sao lục một khai sanh, xin một chứng chỉ cư trú, thị thực một bản 
sao... nạp tại cơ quan liên hệ từ thứ Năm mà mãi đến ngày thứ Hai tuần tới vẫn chưa 
được cấp phát hoặc giải quyết thỏa đáng. Tệ trạng trên đã cản trở đến công ăn việc làm 
của dân chúng, gây bất mãn giữa người dân và chánh quyền” (Phủ Thủ tướng, 1973). 
 Thêm vào đó, nhiều công sở, công chức vẫn giữ lề lối làm việc theo khuôn khổ 
của chế độ thực dân, chậm cập nhật các quy định mới nên nhiều thủ tục hành chính 
không còn thích hợp vẫn còn được duy trì. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã ban 
hành song không được đảm bảo thực thi hiệu quả, khiến cho người dân chán ghét và uy 
tín của chính quyền bị giảm sút nghiêm trọng. 
4. Kết luận 
 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa còn 
tồn tại nhiều hạn chế, đơn cử như: Số lượng văn bản ban hành còn quá ít lại, chỉ tập 
trung vào một số lĩnh vực then chốt, chưa bao phủ mọi hoạt động trong đời sống người 
dân; văn bản hướng dẫn chậm ban hành lại thiếu sự cập nhật các quy định mới khi có sự 
thay đổi thể chế và tính chất xã hội; quy trình ban hành, sửa đổi, bãi bỏ chỉ dừng ở luật, 
thiếu quy định điều chỉnh hoạt động này ở các loại hình văn bản quy phạm pháp luật 
khác Các yếu tố nêu trên khiến cho việc triển khai hệ thống văn bản quy phạm pháp 
luật vào thực tế còn nhiều hạn chế, bất cập nên hiệu quả đạt được chưa cao. Một trong 
những nguyên nhân đưa đến hiện tượng trên là do tính phức tạp của tình hình xã hội lúc 
bấy giờ như: Đất nước có chiến tranh, chính thể cầm quyền phải đối phó với sự tấn công 
của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản và sự chống đối 
của các thế lực đối lập trên chính trường chính trị. Nhìn lại khoảng thời gian tồn tại của 
Việt Nam Cộng hòa, thể chế này đã trải qua ba giai đoạn và trong từng giai đoạn cũng 
có rất nhiều bất ổn về chính trị. Đây là một trở lực rất lớn cho sự thực thi các chính sách 
của chính quyền thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cũng là một trong 
những yếu tố khiến hiệu lực thi hành các văn bản quy phạm pháp luật không phát huy 
hiệu quả như mong muốn. 
 Thêm vào đó, bộ máy nhà nước của chính thể Việt Nam Cộng hòa bộc lộ nhiều 
bất cập và yếu kém. Tình trạng “bè phái” tồn tại trong đội ngũ công chức Việt Nam 
Cộng hòa từ cấp trung ương đến địa phương. Hiện tượng đưa người thân của các quan 
chức vào các vị trí then chốt trở nên phổ biến. Thực trạng này khiến cho luật pháp 
không được tôn trọng và không thực thi nghiêm minh. Bên cạnh đó, chính quyền Việt 
Nam Cộng hòa chưa có điều kiện để chọn lọc và bồi dưỡng một cách toàn diện hệ thống 
đội ngũ công chức. ì vậy, trong đội ngũ công chức Việt Nam Cộng hòa có sự chênh 
lệch rất lớn giữa cán bộ chuyên môn và cán bộ cấp thừa hành. Đội ngũ thừa hành bị hạn 
 99 
chế về mặt trình độ nên khả năng hiểu và triển khai chính sách thường chưa đến nơi. 
Ngoài ra, nạn tham nhũng diễn ra trầm trọng và phổ biến trong bộ máy khiến cho nhiều 
văn bản của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên thực tế không được triển khai 
hoặc cố tình bị làm trái. Đó là nguyên nhân khách quan đưa đến việc dù hệ thống văn 
bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa dù có khoa học, bài bản, 
chặt chẽ và hiện đại thì cũng không phát huy được vai trò và hiệu lực của nó trong thực 
tế Miền Nam Việt Nam. hính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ cũng có một phần 
nguyên nhân xuất phát từ hiện thực nêu trên. 
 Nghiên cứu được tài trợ bởi Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia 
 thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ đề tài mã số T2020-16. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (1963). Sắc luật quy định về đầu tư tại Việt Nam. Số 2/63, 
 ngày 14/2/1963. 
[2] hính phủ Việt Nam Cộng hòa (1967). Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa năm 1967, ngày 
 1/4/1967. 
[3] Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (1967). Sắc luật bổ túc điều 21 Sắc luật số 004 ngày 
 15/2/1966 trừng trị các tội chuyển ngân phi pháp, buôn lậu, hối lộ, hối mại, quyền thế, biển 
 thù, phản nghịch, phá rối trị an côn đồ thân cộng và trung lập. Số 001-a/67, ngày 
 12/2/1967. 
[4] Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (1971). Luật thành lập tòa hòa giải. Số 008/7, ngày 
 27/8/1971. 
[5] Nguyễn Duy Thanh, Phan ăn Tám. (1972). ấn đề kiểm soát sự tôn trọng Hiến pháp của 
 Tổng thống. Tạp chí nghiên cứu Hành chính, 04. Sài Gòn. 
[6] Phủ Thủ tướng (1973). Công chức Việt Nam cộng hòa. Sài Gòn. 1973. 
[7] Phủ Thủ tướng (1957). Nghị định ban hành bản điều lệ quy định chế độ chung về công văn 
 giấy tờ ở các cơ quan. Số 527TTg, ngày 2/11/1957. 
[8] Quốc hội (1996). Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Số 52-L/ TN, ngày 
 12/11/1996. 
[9] Quốc hội Việt Nam Cộng hòa (1956). Hiến Pháp Việt Nam cộng hòa 1956. Số 60, ngày 
 16/10/1956. 
[10] Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa (1965). Sắc luật về trừng trị các tội đầu cơ, chuyển ngân 
 phi pháp, buôn lậu, hối lộ, hối mại, quyền thế, biển thù, phản nghịch, phá rối trị an côn đồ 
 thân cộng và trung lập. Sắc luật số 004/65, ngày 19/7/1965. 
[11] Trung tâm Từ điển học (2009). Đại từ điển tiếng Việt. NXB Từ điển Bách Khoa. 
[12] Viện Ngôn ngữ học (2010). Từ điển tiếng Việt. NXB Từ điển Bách Khoa 
[13] ương Đình Quyền (2005). Lý luận và phương pháp công tác văn thư. NXB hính Trị 
 Quốc gia. 
 100 

File đính kèm:

  • pdfnhung_han_che_trong_xay_dung_van_ban_quy_pham_phap_luat_cua.pdf