Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên

Giao tiếp là một kỹ năng mềm cơ bản và cần thiết đối với mọi người. Kỹ năng giao tiếp là tập hợp

các quy tắc, nguyên tắc được rút ra từ thực tế hằng ngày để giúp mọi người truyền thông tin một

cách hiệu quả nhất. Trong tháp nhu cầu của Maslow (1943), nhu cầu giao tiếp ở tầng thứ ba sau

nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. Việc chủ động được cuộc trò chuyện, giúp người đối diện luôn

cảm thấy được quan tâm, tôn trọng. Điều này đồng nghĩa với việc vị thế của bạn trong mắt người

khác cũng tăng lên và mang lại những kết quả tốt cho sự nghiệp. Do đó, vai trò của giao tiếp trong

cuộc sống là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, hiện nay sinh viên do quá chú trọng vào chuyên môn nên khả năng giao tiếp còn

kém, nhiều sinh viên không biết bắt đầu một câu chuyện như thế nào, ngại ngần khi phát biểu

trước đám đông, lẫn tránh tiếp xúc với người lạ, Với những trở ngại này sinh viên sẽ không

biết cách thể hiện thế mạnh của mình trước nhà tuyển dụng và có thể dẫn đến mất cơ hội khi

xin việc sau này.

Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài ‚Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên‛ được thực hiện

nhằm tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của giao tiếp đối với sinh viên. Qua đó, đưa ra những giải pháp

nâng cao khả năng giao tiếp của sinh viên.

Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên trang 1

Trang 1

Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên trang 2

Trang 2

Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên trang 3

Trang 3

Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên trang 4

Trang 4

Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên trang 5

Trang 5

Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên trang 6

Trang 6

Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang duykhanh 8200
Bạn đang xem tài liệu "Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên

Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên
 NHU CẦU VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN 
 Chu Thị Kim Nga, Trần Phương Như, Trần Vũ Phương Uyên 
 Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
 GVHD: TS. Hoàng Nguyên Khai 
TÓM TẮT 
Giao tiếp có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống và sự phát triển của mỗi cá nhân. Đề tài nghiên 
cứu về nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên được nhóm thực hiện sử dụng phối hợp phương 
pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên có nhu cầu giao tiếp 
khác nhau phụ thuộc vào nhóm sinh viên khác nhau. Bên cạnh đó, đề tài dựa vào kết quả đánh giá 
kỹ năng giao tiếp của sinh viên nghiên cứu để đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho 
sinh viên. 
Từ khóa: Giao tiếp, kỹ năng, nhu cầu, hành vi, sinh viên. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Giao tiếp là một kỹ năng mềm cơ bản và cần thiết đối với mọi người. Kỹ năng giao tiếp là tập hợp 
các quy tắc, nguyên tắc được rút ra từ thực tế hằng ngày để giúp mọi người truyền thông tin một 
cách hiệu quả nhất. Trong tháp nhu cầu của Maslow (1943), nhu cầu giao tiếp ở tầng thứ ba sau 
nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. Việc chủ động được cuộc trò chuyện, giúp người đối diện luôn 
cảm thấy được quan tâm, tôn trọng. Điều này đồng nghĩa với việc vị thế của bạn trong mắt người 
khác cũng tăng lên và mang lại những kết quả tốt cho sự nghiệp. Do đó, vai trò của giao tiếp trong 
cuộc sống là vô cùng quan trọng. 
Tuy nhiên, hiện nay sinh viên do quá chú trọng vào chuyên môn nên khả năng giao tiếp còn 
kém, nhiều sinh viên không biết bắt đầu một câu chuyện như thế nào, ngại ngần khi phát biểu 
trước đám đông, lẫn tránh tiếp xúc với người lạ, Với những trở ngại này sinh viên sẽ không 
biết cách thể hiện thế mạnh của mình trước nhà tuyển dụng và có thể dẫn đến mất cơ hội khi 
xin việc sau này. 
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài ‚Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên‛ được thực hiện 
nhằm tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của giao tiếp đối với sinh viên. Qua đó, đưa ra những giải pháp 
nâng cao khả năng giao tiếp của sinh viên. 
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
Giao tiếp là hoạt động phức tạp nên có nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp. Theo góc độ 
nghiên cứu tâm lý đại cương, Tiến sĩ Phạm Minh Hạc: ‚Giao tiếp‛ là hoạt động xác lập và vận hành 
các quan hệ người ” người để thực hiện hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau. B. 
Parughin nhà tâm lý học người Nga: ‚Giao tiếp là một quá trình tác động quan hệ giữa các cá thể, 
là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh 
 2233 
hưởng lẫn nhau và trao đổi cảm xúc lẫn nhau‛. Ở khái niệm chung nhất, giao tiếp là quá trình tiếp 
xúc giữa con người với con người trong một quan hệ xã hội nhất định nhằm nhận thức, trao đổi tư 
tưởng tình cảm, vốn sống kinh nghiệm. 
Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể hiện thái độ, tình cảm, mối 
quan hệ, và những tâm lý khác của mình trong giao tiếp. Phương tiện giao tiếp được chia thành hai 
phần chính ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. 
Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bao 
gồm các cách thức diễn đạt, truyền thông tin, thông điệp thông qua ngôn ngữ nói, viết và các kí 
hiệu, tín hiệu bằng chữ hoặc hình ảnh. Bằng các ngôn từ được sử dụng, con người có thể truyền tải 
các thông tin và thông điệp cho nhau nhằm đạt được các mục tiêu nhất định trong cuộc sống của 
mình. Hiểu biết và khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ phù hợp là một trong những yếu tố góp 
phần gây thiện cảm đối với người đối diện, tạo sự thành công trong giao tiếp (Nguyễn Thế Hùng). 
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: Giao tiếp phi ngôn ngữ ít hoặc không gắn liền với ý thức, nó có 
thể thể được biểu lộ một cách tự động, máy móc. Nó được thể hiện qua nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, 
điệu bộ,  Theo các nhà khoa học, trong quá trình giao tiếp, phi ngôn ngữ trở nên quan trọng nhất 
(55%,) ít nhất là là ngôn ngữ (7%) và giọng điệu (38%) (Đào Nguyễn, 2016). 
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng. Đó là một tập hợp những quy tắc, 
nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày. Một cuộc khảo 
sát chỉ ra rằng, những người thành đạt, có 85% là nhờ giao tiếp tốt, chỉ 15% còn lại đến từ năng lực 
bản thân. Kỹ năng giao tiếp bao gồm nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe; kỹ năng 
thấu hiểu; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt ta phải thực hành 
thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình 
(Đặng Hướng, 2019). 
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lý 
thuyết, để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 
3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp 
thống kê toán học  
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
4.1Nhu cầu giao tiếp 
Giao tiếp là yếu tố cần có để mỗi con người phát triển được nhân cách và tâm lý cá nhân bình 
thường. Xét về yếu tố bản chất, con người được xem là tổng hòa các mối quan hệ xã hội hiện nay. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau một học phần có 46% số sinh viên quen được ít hơn 10 bạn, 24% 
quen được từ 10 ” 20 bạn, 19% quen được hơn 20 bạn mới. Ngược lại có khoảng 11% số sinh viên 
không tìm được bạn mới nào (Hình 1). 
2234 
 Hình 1: Số bạn mới sinh viên tìm được sau một học phần 
 (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2020) 
Qua đó thấy được số sinh viên chủ động làm quen, bắt chuyện khi lần đầu tiếp xúc với bạn (43%); 
số ít còn lại không muốn bắt chuyện hoặc chờ người đối diện lên tiếng trước (57%). Sinh viên có đủ 
tự tin chủ động bắt chuyện với bạn mới hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố: họ có sẵn sàng chia 
sẻ thông tin không, họ có nhu cầu giao tiếp không, người đối diện có dễ gần không, ... 
Chủ động bắt chuyện và dẫn dắt được câu chuyện thể hiện kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Khi 
đăng ký học phần, sinh viên thường được học chung với những sinh viên có ngành học khác nhau. 
Giảng viên giảng dạy sẽ rất khó khăn nếu sinh viên không chủ động giao tiếp, không thích tham 
gia các hoạt động nhóm hay thụ động trong hoạt động nhóm với bạn mới. Có nhiều sinh viên 
không có thêm bạn nào sau mỗi học phần, họ chỉ quẩn quanh những thành viên của nhóm cũ, với 
bạn bè chung ngành, không muốn phát biểu trước lớp vì cảm thấy xa lạ với mọi người, họ không 
gắn bó với tập thể và thờ ơ với những hoạt động xây dựng kiến thức chung. Ngược lại, không ít sinh 
viên kết thêm được rất nhiều bạn mới, họ sẵn sàng tham gia những hoạt động của nhóm với các 
sinh viên khác ngành, nhiệt tình nhận trách nhiệm quản lý nhóm, và đóng góp hoạt động rất nhiệt 
tình. Rõ ràng, hoạt động nhóm tốt không những giúp cho việc giảng dạy học tập hiệu quả mà còn 
giúp sinh viên có cơ hội tự rèn luyện nhiều kỹ năng trong những môi trường học tập khác nhau. 
 Hình 2: Số bạn mới sinh viên tìm được sau học kì I 
 (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2020) 
Kết quả nghiên cứu thấy được, số bạn mới sinh viên tìm được sau một học kì khác nhau so với số 
bạn mới sinh viên tìm được sau một học phần, sinh viên sau học kì I làm quen được nhiều bạn mới 
hơn sau một học phần, số bạn mới sinh viên làm quen được sau học kì I từ 10 ” 20 bạn chiếm 30% 
 2235 
tăng 6% so với sau một học phần; nhiều hơn 20 bạn chiếm 29% tăng 10% so với sau một học phần; 
ít hơn 10 bạn chiếm 37% giảm 9% so với sau một học phần (Hình 4.2). 
 Hình 3: Số sinh viên tham gia hoạt động tập thể phân theo nhóm 
 (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2020) 
Sinh viên nhiệt tình tham gia vào các hoạt động tập thể. Có đến 95% sinh viên tham gia đầy đủ các 
chương trình hoạt động tập thể, còn lại chỉ 5% là không tham gia (Hình 3). Thông thường những 
hoạt động về thể thao, văn nghệ, cắm trại, sinh hoạt câu lạc bộ, là những hoạt động sinh viên 
tham gia nhiệt tình. Tuy nhiên, có nhiều sinh viên nói rằng, họ tham gia các hoạt động tập thể để 
được điểm rèn luyện hơn là nghĩ đến vấn đề trau dồi khả năng giao tiếp. 
4.2 Nội dung giao tiếp 
Thông thường sinh viên trao đổi nhiều chủ đề khác nhau xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, gia 
đ nh, xã hội. Đối tượng chính để sinh viên chia sẻ những quan tâm, suy nghĩ của mình là bạn bè và 
gia đ nh. Tuy nhiên họ cảm thấy dễ dàng trao đổi với bạn bè hơn là với gia đ nh. Những chủ đề sinh 
viên thường trao đổi với bạn bè là: học tập ” việc làm (91%); phim ảnh (45%); chính trị - xã hội (29%), 
tình yêu ” hôn nhân (33%), thời trang (31%) (Hình 4). 
 Hình 4: Nội dung và mức độ trao đổi thông tin 
 (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2020) 
2236 
4.3 Kỹ năng giao tiếp 
4.3.1 Kỹ năng trong giao tiếp xã hội hằng ngày 
Xã giao là hình thức giao tiếp hằng ngày, kỹ năng xả giao là dùng lời nói, cử chỉ hành động và giao 
tiếp phi ngôn ngữ khác. Biết tận dùng lợi thế của kỹ năng này, sinh viên có thể duy trì được mối 
quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi để làm tốt công việc với nhau. 
Xã giao là loại hình giao tiếp mang tính khoa học và nghệ thuật. Hành vi, cử chỉ, thái độ trong xã 
giao phải phù hợp với đối tượng, nội dung, tính chất và hoàn cảnh khi giao tiếp. 
4.3.2 Kỹ năng nói, thuyết trình 
Sinh viên luyện tập kỹ năng nói, thuyết trình qua các bài báo cáo nhóm ở lớp. Kỹ năng nói là dùng 
ngôn từ để truyền đạt thông tin, thể hiện tư tưởng, tình cảm một cách chính xác, sinh động và có 
tính thuyết phục. 
4.4 Các giải pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp 
Hầu như việc tổ chức nhiều buổi sinh hoạt cộng đồng, câu lạc bộ được sinh viên đánh giá rất cần 
thiết để nâng cao năng lực giao tiếp (Hình 5). Trong đó, các buổi sinh hoạt cộng đồng được đánh 
giá cao nhất (71%). Cụ thể là các buổi sinh hoạt văn nghệ, cắm trại hoặc các hoạt động như hiến 
máu nhân đạo, công tác tình nguyện, mùa hè xanh, Bên cạnh đó, sinh viên cũng có nhu cầu 
thay đổi phương pháp giảng dạy để có nhiều cơ hội làm việc nhóm giúp tăng cường khả năng giao 
tiếp. Khi làm việc nhóm có cơ hội hợp tác chặt chẽ, sinh viên có thể chủ động, phân công nhiệm vụ, 
có cơ hội sáng tạo giải quyết vấn đề và có trách nhiệm trong việc học tập của mình. 
 Hình 5: Ý kiến của sinh viên về các giải pháp nâng cao khả năng giao tiếp 
 (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2020) 
4.4.1 Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt cộng đồng 
Tham gia các chương trình hoạt động tập thể và đến những nơi đông người là cơ hội tuyệt vời để 
các bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình. Bởi đỉnh cao của giao tiếp không chỉ đơn thuần là 
việc nói để truyền tải thông điệp mà còn là khả năng phản xạ, ứng biến linh hoạt, xử lý tốt các tình 
huống giao tiếp trong cuộc sống. 
 2237 
Vì thế, hãy chủ động và tích cực tham gia các chương trình tập thể để trải nghiệm, rèn luyện và tích 
lũy cho mình những kỹ năng ‚ứng biến‛, xử lý tình huống khéo léo để từng bước nâng cao và hoàn 
hiện kỹ năng giao tiếp. 
4.4.2 Phương pháp giảng dạy thay đổi để sinh viên được giao tiếp nhiều hơn 
Học nhóm là một hình thức hợp tác nâng cao chất lượng của mỗi thành viên nhờ học hỏi từ bạn bè 
thông qua quá trình trao đổi và chia sẻ kiến thức cùng nhau, do đó có được những kết quả học tập 
tiến bộ về nhiều mặt. Những ưu điểm của phương pháp học nhóm: 
 – Góp phần xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy sự 
 tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng. 
 – Tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi và biết lắng nghe người khác thông qua 
 phần trình bày của bản thân và sự phản hồi của mọi người xung quanh. 
 – Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước tập thể, kỹ năng giao tiếp và tính tự giác của mỗi cá 
 nhân, khả năng làm cho người khác hiểu điều mình hiểu ” đây là điểm yếu của đa số sinh 
 viên chúng ta hiện nay. 
4.4.3 H c cách lắng nghe 
Giao tiếp không chỉ là hoạt động truyền thông tin mà đó còn là khả năng cảm nhận thông điệp mà 
người khác muốn truyền tải. Bởi chỉ khi thật sự hiểu người khác muốn nói gì, truyền tải nội dung gì 
bạn mới có thể giao tiếp hiệu quả, tạo ra sự hòa hợp và cuốn hút cho cuộc hội thoại. Vì thế, để 
nâng cao kỹ năng giao tiếp sinh viên cũng cần học cách lắng nghe. 
Cụ thể, để tránh bất cứ sự nhầm lẫn nào bạn cần tập trung tối đa vào cuộc trò chuyện, buổi thuyết 
trình, cuộc họp mình đang tham gia. Ngoài việc giúp đảm bảo hiệu quả cuộc hội thoại, nâng cao 
kỹ năng giao tiếp thì việc lắng nghe chủ động, tích cực còn giúp sinh viên nhận được thiện cảm, 
đánh giá cao của thầy cô, bạn bè,... 
4.4.4 Trau dồi, thực hành thường xuyên 
Sự tự rèn luyện của mỗi cá nhân trong việc hình thành kỹ năng giao tiếp, để nâng cao kỹ năng giao 
tiếp có hiệu quả không chỉ cần có sự tác động bên ngoài từ nhà trường, xã hội mà còn có sự tự 
nguyện, tự giác, tự ý thức của mỗi cá nhân. 
5 KẾT LUẬN 
Thông qua việc khảo sát - thống kê thảo luận về nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên, ta thấy 
được tầm quan trọng của giao tiếp đối với sinh viên trong cuộc sống. 
Giao tiếp vừa là kỹ năng vừa là nghệ thuật. Giao tiếp rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. 
Giao tiếp xảy ra trong cuộc sống đời thường thông qua các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. 
Giao tiếp tốt đòi hỏi phải dựa trên nền tảng kiến thức, tính cách, phong cách và cách diễn đạt ngôn 
từ của cá nhân, tính đa dạng của quan niệm sống, nền văn hóa, Thông qua giao tiếp ứng xử, 
người ta có thể hiểu được quan điểm, nhân cách, trình độ văn hóa của cá nhân. 
2238 
Qua kết quả nghiên cứu, mỗi sinh viên có nhu cầu giao tiếp khác nhau. Sinh viên hãy tự tạo cơ hội 
giao tiếp trong cuộc sống, tất cả mọi trải nghiệm đều là bài học nếu chúng ta để tâm quan sát, học 
hỏi, thực nghiệm và lắng nghe. 
Sinh viên nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua các tài liệu hướng dẫn, những hoạt động tập 
thể. Cần tham gia tích cực hoạt động phong trào, tham gia thảo luận nhóm. Nhằm hỗ trợ tốt hơn 
cho những công việc sau này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đào Nguyễn (2016) - Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp. 
[2] Đặng Hướng (2019) - Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp bạn thành công. 
[3] Nguyễn Thế Hùng - Sự kết hợp giữa giao tiếp phi ngôn ngữ và ngôn ngữ. 
 2239 

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_va_ky_nang_giao_tiep_cua_sinh_vien.pdf