Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ

TÓM TẮT

Sinh ra và lớn lên trong thời điểm lịch sử có nhiều biến động, gắn liền với sự xâm

lược của thực dân Pháp, Nguyễn Chí Diểu là một trong những nhân vật lịch sử nổi

bật của đất nước Việt Nam nói chung và quê hương Phú Mậu, Phú Vang, Thừa

Thiên Huế nói riêng. Ông đã dành trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải

phóng dân tộc. Đặc biệt, giai đoạn lịch sử gắn với tổ chức Tân Việt là một dấu ấn

quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Chí Diểu ở vùng đất Huế, Trung

Kỳ nói riêng và trên cả nước nói chung.

Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ trang 1

Trang 1

Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ trang 2

Trang 2

Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ trang 3

Trang 3

Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ trang 4

Trang 4

Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ trang 5

Trang 5

Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ trang 6

Trang 6

Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ trang 7

Trang 7

Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ trang 8

Trang 8

Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ trang 9

Trang 9

Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 8040
Bạn đang xem tài liệu "Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ

Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ
c phẩm Đường 
Kách Mệnh được coi như kim chỉ nam của hội viên Đảng Tân Việt. Nội bộ Tân Việt 
ngày càng phân hóa thành hai khuynh hướng rõ rệt: Dân tộc tư sản và dân tộc xã hội 
chủ nghĩa. Những người trong Ban lãnh đạo Tổng bộ đều đứng trên lập trường dân 
tộc tư sản. Giữa năm 1929, những người theo khuynh hướng dân tộc tư sản trong Ban 
lãnh đạo Tổng bộ Tân Việt đã công bố đề án thành lập “Khối quốc gia”. Trước tình hình 
đó, những đảng viên tích cực, cấp tiến dưới ảnh hưởng tư tưởng cộng sản của Đảng 
Tân Việt đã nhóm họp và đi đến tiến hành cuộc vận động thành lập một tổ chức cộng 
sản lấy tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Ngày 24/2/1930, Đông Dương Cộng 
sản Liên đoàn đã gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam [5, tr.264-266]. 
2.3. Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng ở Huế và 
Trung Kỳ 
 Ngày 15/9/1925, Nguyễn Chí Diểu vào học trường Quốc học Huế, bắt đầu cuộc 
đời của một học sinh trung học. Trong thời gian này ông liên hệ mật thiết với các nhà 
hoạt động cách mạng và kết thân với các chí sĩ yêu nước như Đào Duy Anh, Trần 
Mộng Bạch, Lê Duy Điếm – những người lãnh đạo của Tân Việt Cách mạng Đảng sau 
này. Cũng tại đây ông được đọc nhiều sách báo có những bài viết của lãnh tụ Nguyễn 
Ái Quốc từ Pháp theo con đường bí mật gửi về. Nền tảng nhân cách từ quê hương, gia 
đình kết hợp với những yếu tố trên đã khiến Nguyễn Chí Diểu sớm có tinh thần yêu 
nước nồng nàn và nhiệt thành cách mạng. 
 Những năm 1925 – 1927, Nguyễn Chí Diểu tích cực tham gia phong trào đấu 
tranh yêu nước của thanh niên, học sinh trường Quốc học Huế và là một trong những 
người đứng đầu phong trào bãi khóa đòi thả cụ Phan Bội Châu, đòi được để tang Phan 
 108 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
Châu Trinh Để trừng trị, viên Hiệu trưởng người Pháp đã vu cho Nguyễn Chí Diểu 
vi phạm luật thi cử, kết cục ông bị đuổi học. 
 Sau khi bị đuổi học, Nguyễn Chí Diểu liên hệ mật thiết và kết thân với các nhà 
hoạt động cách mạng, nhất là Đào Duy Anh. Đào Duy Anh cùng với Võ Liêm Sơn đã 
kết nạp một số thành viên mới vào Tân Việt, trong đó có Trần Hữu Duẫn, Phạm Văn 
Đại, Nguyễn Khoa Văn, Nguyễn Hoàng và Nguyễn Chí Diểu, hình thành nhóm Tân 
Việt đầu tiên ở Huế. Nguyễn Chí Diểu được phân công phụ trách xây dựng cơ sở của 
Tân Việt ở các tổng Mậu Tài, Dương Nổ và Ngọc Anh [2, tr.75-76]. Ông được giao làm 
công tác tuyên truyền, giác ngộ trong tầng lớp thanh niên, học sinh. Lúc này, Nguyễn 
Chí Diểu tích cực tham gia hoạt động bí mật trong tổ chức Tân Việt ở vùng nội đô Huế, 
tiếp tục vận động nhiều học sinh, thanh niên tham gia phong trào đấu tranh yêu nước. 
 Sau phong trào bãi khóa năm 1927, Tân Việt mới gây dựng cơ sở tương đối 
vững chắc ở Huế. Đặc biệt, sau Đại hội của Đảng Việt Nam Cách mạng tổ chức tại Huế 
ngày 11/7/1928, chủ trương của Đảng là kiện toàn lại tổ chức ở tất cả các cấp, sửa đổi 
lại chương trình, điều lệ và đổi tên thành Tân Việt Cách mạng Đảng. Nguyễn Chí Diểu 
đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm xây dựng cơ sở của Tân Việt Cách mạng Đảng ở 
vùng ven Huế [4, tr.26]. Những hoạt động đầu tiên của Nguyễn Chí Diểu trong tổ chức 
Tân Việt đã tôi luyện ông ngày càng trưởng thành hơn trên con đường đấu tranh cách 
mạng. Trải qua đợt thanh lọc, đến tháng 7/1928, Tân Việt còn khoảng 400 đảng viên. 
Đảng đã tổ chức được hai lớp giáo dục chính trị cho các đảng viên của Đảng và in 
được 15 cuốn sách nhỏ bằng tiếng Việt theo ý thức hệ cộng sản. Nguyễn Chí Diểu đã 
tham gia lớp giáo dục chính trị này [2, tr.186-187]. 
 Tổ chức Tân Việt phát triển khá nhanh trong trí thức, học sinh, thợ thuyền, một 
số công chức quan lại, công thương gia và cả một số nông dân chung quanh Huế. Bộ 
máy chỉ đạo chuyển từ Vinh vào Huế, trung tâm các biến động chính trị. Với nhiệt tình 
và sự hiểu biết của tuổi trẻ, Nguyễn Chí Diểu được phân công làm Ủy viên trong Kỳ 
bộ Trung Kỳ [1, tr.17]. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến lớn trong 
cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Chí Diểu, thể hiện uy tín và sự tin tưởng 
của tổ chức đối với cá nhân ông. 
 Trong quá trình hoạt động, Tân Việt cách mạng đảng đặc biệt coi trọng nhân tố 
con người, thường xuyên chăm lo bồi dưỡng rèn luyện đảng viên chuẩn bị nguồn lực 
cho phong trào. Trong hoạt động này, Nguyễn Chí Diểu luôn là một trong những đảng 
viên tích cực nhất. Ông chính là người trực tiếp giác ngộ và giới thiệu cho tổ chức Tân 
Việt nhiều thanh niên có chí hướng yêu nước, muốn tham gia cách mạng, kết nạp họ 
vào Tân Việt. Chính Nguyễn Chí Diểu là người đã đưa Võ Nguyên Giáp (tên khai sinh 
là Võ Giáp) vào Đảng Tân Việt và đề nghị ông sắp xếp để vào Huế hoạt động. Không 
lâu sau sự kiện này, Võ Giáp xuất hiện ở Huế với nhiệm vụ Ủy viên tuyên huấn của 
Việt Nam cách mạng Đảng. 
 109 
Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ 
 Nguyễn Chí Diểu tham gia Ủy viên Kỳ bộ Trung Kỳ nhưng vẫn sinh hoạt cùng 
một tiểu tổ với Nguyễn Khoa Văn, Võ Giáp, là những thanh niên chịu ảnh hưởng 
mạnh từ sách báo của Đảng Cộng sản Pháp, của Cách mạng tháng Mười thông qua 
hình ảnh của Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Chí Diểu và các đồng chí dần dần nhận rõ 
màu sắc quốc gia khá đậm trong lập trường chính trị của Đảng Tân Việt, điều đó 
không thỏa mãn khuynh hướng cộng sản chủ nghĩa đang chín dần trong nhận thức 
của ông cùng những người bạn của mình. Mặc dù hoạt động bí mật ngăn cách, Diểu 
vẫn có quan hệ nhất định với một số anh chị trong Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên 
và càng chịu ảnh hưởng mạnh hơn ở xu hướng cộng sản của tổ chức do Nguyễn Ái 
Quốc sáng lập [1, tr.18]. 
 Ở cương vị là Ủy viên Kỳ bộ Tân Việt tại Trung Kỳ, Nguyễn Chí Diểu đã có 
những hoạt động sâu sát, chỉ đạo kịp thời, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng 
phát triển ngày càng mạnh mẽ. Những hoạt động của Tân Việt nói chung và của 
Nguyễn Chí Diểu nói riêng đã bị mật thám Pháp theo dõi chặt chẽ. Do đó, cuối năm 
1929, tổ chức quyết định điều động ông vào Nam Kỳ hoạt động bên cạnh Nguyễn 
Đình Kiên (Tú Kiên), Bí thư Kỳ bộ Nam Kỳ, Nguyễn Khoa Văn và Nguyễn Hoàng đã 
vào từ trước. 
 Năm 1929 là năm đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong cách mạng Việt 
Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Kết quả của sự truyền bá chủ nghĩa Mác 
– Lênin đã đưa đến sự chuyển biến rõ rệt về tư tưởng, tổ chức và phong trào cách 
mạng, xuất hiện xu hướng chuyển sang cộng sản và nhu cầu thành lập Đảng Cộng sản 
để lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong năm này, Đảng Tân Việt 
gặp biến động lớn về tổ chức và tư tưởng, sự phân hóa trong Đảng ngày càng mạnh 
mẽ. Nguyên nhân chủ yếu là xu hướng dân tộc cải lương càng bộc lộ rõ trong đề án 
thành lập “khối quốc gia” do Tổng bộ đưa ra. Đề án đó bị phản ứng mạnh mẽ trong 
các đồng chí ở Kỳ bộ Nam Kỳ, họ quyết định ly khai Tổng bộ và xây dựng các nhóm 
cộng sản. Tiếp đó, tháng 7/1929, cơ quan Tổng bộ Tân Việt ở Huế bị địch vây bắt. Mặc 
dù vậy, các đồng chí lãnh đạo các Kỳ bộ vẫn tìm cách gặp nhau và quyết định thành 
lập Đảng Cộng sản lấy tên là Đông Dương Cộng sản liên đoàn vào ngày 1/1/1930. Việc 
Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời vào tháng 6/1929 và An Nam Cộng sản Đảng ra đời 
vào cuối tháng 9 năm đó đã thôi thúc các đảng viên Tân Việt có xu hướng cộng sản 
quyết tâm hình thành các chi bộ cộng sản. Nguyễn Chí Diểu là một trong những đảng 
viên nòng cốt trong các tổ chức cộng sản đầu tiên này [1, tr. 20-21]. 
 Có thể nói, ngay từ lúc vừa mới thành lập và trong suốt quá trình phát triển của 
Tân Việt, cuộc đấu tranh để thống nhất các tổ chức yêu nước không ngừng được đặt ra. 
Trong 4 năm 2 tháng tồn tại, Tân Việt cách mạng Đảng đã có trên 5 lần bàn chuyện hợp 
nhất với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Tháng 7/1928, vào thời điểm cuộc thương 
lượng hợp nhất đứng trước nguy cơ bị đổ vỡ hoàn toàn, Tân Việt đã triệu tập Đại hội ở 
Huế, chuyển đổi đảng danh và tuyên bố hoạt động độc lập với Việt Nam cách mạng 
 110 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
Thanh niên. Nhưng khát vọng độc lập tự do và bài học lịch sử về đoàn kết đã nhắc nhở 
họ không được phép nản lòng dù đã nhiều lần hợp nhất không thành, Tân Việt cách 
mạng đảng lại quyết định cử đại biểu của họ tiếp tục tới Quảng Châu khẩn thiết trao 
đổi với lãnh đạo Tổng bộ Thanh niên xúc tiến sớm việc hợp nhất hai tổ chức. Tân Việt 
cũng đã chuẩn bị cử một đoàn đại biểu sang gặp Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản ở 
Moscow trong trường hợp cuộc thương lượng với Việt Nam cách mạng Thanh niên thất 
bại một lần nữa. Tất cả những điều đó nói lên tình cảm nồng thắm của Tân Việt đối với 
con đường mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn. 
 Tân Việt cách mạng Đảng đã bỏ qua nhiều điều kiện “ngặt nghèo”mà thời đó 
những người trí thức khó chấp nhận, để hướng tới sự thống nhất phong trào dân tộc. 
Sự tiếp nhận nhanh chóng và kiên định con đường cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái 
Quốc, cũng như sự chỉ đạo sắc bén của Người tại Hội nghị hợp nhất đã mang lại niềm 
vui và vinh quang cho Tân Việt cách mạng Đảng: Ngày 24/2/1930, Đông Dương cộng sản 
liên đoàn được Chấp uỷ lâm thời công nhận là một trong ba bộ phận hợp thành Đảng 
cộng sản Việt Nam [6]. Để có được lịch sử vẻ vang này của tổ chức Tân Việt, không thể 
không kể đến vai trò, đóng góp của những đảng viên hoạt động tích cực, có tư tưởng 
tiến bộ như Nguyễn Chí Diểu. 
3. THAY LỜI KẾT 
 Tân Việt Cách mạng Đảng - tổ chức tiền thân của Đông Dương Cộng sản Liên 
đoàn ra đời từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX đã có những đóng góp quan trọng 
trong việc vận động, tổ chức phong trào đấu tranh yêu nước và truyền bá tư tưởng vô 
sản của Mác - Lênin và tư tưởng yêu nước, cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc 
vào Việt Nam để tiến tới thành lập Đảng tiên phong của giai cấp công nhân vào đầu 
năm 1930, tạo bước ngoặt trọng đại đưa cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc tới 
thắng lợi sau gần một thế kỷ dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp. 
 Từ Phục Việt đến Tân Việt Cách mạng Đảng rồi tiến đến Đông Dương Cộng sản 
Liên đoàn để rồi hòa vào dòng chảy chung, cách mạng chân chính duy nhất của Việt 
Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam là cả một quá trình đấu tranh, chuyển hóa phức tạp về 
tư tưởng chính trị và tổ chức, là sự lột xác từ một tổ chức tiểu tư sản yêu nước cách 
mạng thành một tổ chức cộng sản với những tư tưởng hoàn toàn mới và triệt để cách 
mạng [7]. 
 Để xác định được đường hướng hoạt động đúng đắn như vậy, không thể phủ 
nhận những đóng góp của Nguyễn Chí Diểu và các đồng chí của ông trong tổ chức Tân 
Việt ở Huế và Trung Kỳ. Dù ở cương vị công tác nào, Nguyễn Chí Diểu vẫn luôn quyết 
tâm khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Trong giai đoạn đầu mới ra đời 
và phát triển, Tân Việt còn khá lúng túng trong việc đưa ra chương trình hành động, 
 111 
Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ 
phương pháp cách mạng, cơ cấu tổ chức nhưng với ảnh hưởng của những đảng viên 
theo khuynh hướng mácxít, tiêu biểu là Lê Duy Điếm, Nguyễn Sĩ Sách, Phan Đăng 
Lưu, Nguyễn Chí Diểu đường lối, mục tiêu cách mạng và cách thức hoạt động của tổ 
chức Tân Việt đã học theo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chuyển dần thành một tổ 
chức theo khuynh hướng cộng sản. Nhờ đó, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin do lãnh 
tụ Nguyễn Ái Quốc truyền bá đã được xác lập trong Tân Việt, đó là một trong những 
tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó còn lý giải vì 
sao khu vực miền Trung sớm trở thành trung tâm cách mạng mạnh nhất của cả nước 
trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX [2, tr. 84-85]. 
 Có thể nói rằng, Nguyễn Chí Diểu đã dành trọn đời mình cho sự nghiệp đấu 
tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai đoạn lịch sử gắn với tổ chức Tân Việt là một dấu 
ấn quan trọng trong cuộc đời hoạt động của ông ở mảnh đất Huế, Trung Kỳ nói riêng 
và trên cả nước nói chung. Ông mất ngày 15/9/1939, khi chỉ mới 31 tuổi do lâm bệnh 
nặng. Sự hy sinh của Nguyễn Chí Diểu là một mất mát lớn đối với Đảng và phong trào 
cách mạng, trong bối cảnh đất nước đang cần những người lãnh đạo nhiệt huyết, tài 
năng như ông. Tuy quãng đời hoạt động cách mạng không dài, nhưng Nguyễn Chí 
Diểu đã để lại cho đời sau một tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, kiên trung, 
trọn đời vì nước, vì dân, một đảng viên cộng sản mẫu mực cho chúng ta học tập và noi 
theo. 
 112 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1]. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Bình Trị Thiên (1984), Một lòng vì Đảng vì dân, Tập 1, 
 Nxb Thuận Hóa, Huế. 
 [2]. Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Thừa 
 Thiên Huế (2018), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đồng chí Nguyển Chí Diểu với cách mạng Việt Nam 
 và Quê hương Thừa Thiên Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. 
 [3]. PGS.TS Trần Đình Dương (2006), Tân Việt Cách mạng Đảng trong cuộc vận động thành lập 
 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 [4]. Đảng bộ Thừa Thiên Huế, Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Phú Vang, Lịch sử đấu tranh, xây 
 dựng của Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Vang (1930-2015). 
 [5]. Nguyễn Quang Ngọc (2005), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
 [6]. Trần Đình Dương, “Vai trò lịch sử của Đảng Tân Việt trong lịch sử cách mạng Việt Nam”, 
 cua-dang-tan-viet-trong-lich-su-cach-mang-viet-nam, 2/2 2010 14:59 
 [7]. Lê Khiêm (tổng hợp), “Cách đây 85 năm (14/7/1928- 14/7/2013) thành lập Tân Việt Cách 
 mạng Đảng”, 
 2013-thanh-lap-tan-viet-cach-mang-djang.html, 11/07/2013 09:08 
 113 
Nguyễn Chí Diểu với hoạt động của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng ở Huế và Trung Kỳ 
 NGUYEN CHI DIEU WITH THE ACTIVITIES OF 
 TAN VIET REVOLUTIONARY PARTY IN HUE AND TRUNG KY 
 Nguyen Thi Thuy Nhung 
 Faculty of History, University of Sciences, Hue University 
 Email: thuynhung107@gmail.com 
 ABSTRACT 
 Born and raised in the historic times which have many fluctuations, associated 
 with the invasion of the French colonialist, Nguyen Chi Dieu is one of the 
 prominent historical figures of Vietnam in general and his homeland Phu Mau, 
 Phu Vang and Thua Thien Hue in particular. He devoted all of his life to the 
 struggle for national liberation. Operation phase associated with Tan Viet 
 organization in Hue and Trung Ky marked an important step in the life of 
 revolutionary activities of Nguyen Chi Dieu. 
 Keywords: Hue, Nguyen Chi Dieu, Tan Viet, Trung Ky. 
 Nguyễn Thị Thùy Nhung sinh ngày 10/7/1986 tại Thừa Thiên Huế. Bà tốt 
 nghiệp Đại học năm 2008 và Thạc sỹ năm 2011 chuyên ngành Lịch sử Việt 
 Nam tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Hiện bà đang công tác 
 tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: Lịch sử Việt Nam cận đại, Lịch sử báo chí Việt Nam, 
 Khuynh hướng canh tân, đổi mới đất nước ở Việt Nam trong hai thế kỷ 
 XIX, XX, Khuynh hướng xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam. 
 114 

File đính kèm:

  • pdfnguyen_chi_dieu_voi_hoat_dong_cua_to_chuc_tan_viet_cach_mang.pdf