Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh

Nội dung cơ bản của Đường hướng giao tiếp đối với dạy ngôn ngữ

(CLT) có thể cô đọng lại là: dạy ngôn ngữ không phải chỉ là để giao tiếp mà còn là

thông qua giao tiếp. Mặc dù mới chỉ là những phát hiện ban đầu nhưng công trình đã

cho 4 nhóm kết quả chủ yếu như sau: 1. Những từ/ ngữ phổ dụng nhưng căn cứ vào

tình huống ngữ dụng cụ thể mà mang nghĩa nhạy cảm. 2. Các kí hiệu bằng chữ cái

chỉ mức độ tính dục, khỏa thân, bạo hành, và ngôn ngữ tục tĩu trong các loại phim

hiện hành ở Hoa Kì. 3. Một danh sách từ tiếng Anh có nghĩa kép, trong đó có một

nghĩa nhạy cảm. 4. 6 loại phong cách được dùng để chỉ bộ phận cơ thể và chức năng

sinh lí người. Để tạo cho người học một khả năng giao tiếp hữu hiệu trong hoàn cảnh

thực thì việc mô tả ngôn ngữ trong chương trình đào tạo cần phải sát với đời sống

thực của ngôn ngữ. Bài viết lập luận ủng hộ cho việc đưa khu vực nhạy cảm này vào

chương trình đào tạo tiếng Anh ở Việt Nam nhằm rút ngắn hơn nữa khoảng cách giữa

tiếng Anh trong nhà trường và tiếng Anh trong tình huống thực.

Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh trang 1

Trang 1

Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh trang 2

Trang 2

Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh trang 3

Trang 3

Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh trang 4

Trang 4

Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh trang 5

Trang 5

Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh trang 6

Trang 6

Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh trang 7

Trang 7

Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh trang 8

Trang 8

Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh trang 9

Trang 9

Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang xuanhieu 3040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh

Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh
 Do vậy, trước đây trong xã hội Hoa Kì, 
trong mọi tình huống có phụ nữ hoặc trẻ em thì đàn ông không bao giờ văng tục. Trong 
những tình huống đó, người ta thường nhắc nhở “Watch your language, there are ladies/ 
children present” (Nói năng cẩn thận, có phụ nữ/ trẻ em ở đây đấy). Nhưng ngày nay phụ 
nữ Mỹ không còn ngạc nhiên hay cảm thấy khó chịu khi nghe thấy ngôn từ tục tĩu ở các 
bữa tiệc hay cả khi ở nơi làm việc! Hơn nữa, nhiều phụ nữ Mỹ ngày nay cũng sử dụng 
ngôn từ loại này, tuy có ít hơn so với nam về số lượng và số lần. Nam giới tỏ ra luôn 
mong chờ nam giới sử dụng ngôn từ tục và thậm chí ngưỡng mộ người sử dụng những từ 
ngữ đó tuy họ không trông mong phụ nữ hành xử như vậy! 
Trần Xuân Điệp 
122 
Thanh niên mới lớn (teenagers) sử dụng ngôn từ tục để được bạn bè trong nhóm chấp 
nhận (để thỏa mãn nhu cầu hòa đồng) là thành viên. Khi được hỏi thì những thanh niên 
này cho rằng nói tục là một cách thể hiện chúng là người lớn. Do vậy những đối tượng 
này rất thích vẽ viết nội dung tục tĩu lên tường nhà vệ sinh hay những nơi công cộng khác. 
Những người có trình độ văn hóa thấp sử dụng từ, ngữ tục tĩu nhiều khi là do họ không 
biết những từ, ngữ trang trọng chỉ các bộ phận cơ thể hoặc các chức năng sinh lí người. Bên 
cạnh đó, nhiều người học cao, thuộc tầng lớp trên, đôi khi vẫn ưa dùng ngôn ngữ tục tĩu vì 
họ cảm thấy các từ ngữ trang trọng các lối nói uyển ngữ là cứng nhắc, khuôn mẫu, đạo 
đức giả và các từ ngữ tục tĩu thẳng thắn hơn và biểu đạt tình cảm của họ chính xác hơn. 
Bạn tình thường ưa dùng từ ngữ tục trong phòng ngủ để nói chuyện tình ái (love talk). 
Có vẻ như những từ, ngữ này được cảm nhận là tự nhiên, thật hơn so với những thuật ngữ 
khoa học chính xác hoặc các từ trang trọng, khách sáo! Đồng thời những từ ngữ đó, do 
vậy, mà được cảm nhận là có tác dụng kích thích hơn về mặt sinh lí. 
Ngoài ra, khảo sát còn cho thấy việc sử dụng ngôn ngữ như vậy có tác dụng giảm 
căng thẳng. Đó cũng là lí do tại sao nhiều người thường thì không văng tục nhưng vẫn 
văng tục hay chửi thề khi họ mắc một lỗi lầm nào đó, bực tức, thất vọng, ngạc nhiên hay 
tự làm đau mình dưới một hình thức nào đó như vấp ngã, đứt tay, đứt chân vv. 
2.5. Suy nghĩ về việc đào tạo tiếng Anh hiện nay 
Một trong những khu vực quan trọng, được đặc biệt quan tâm trong dạy ngôn ngữ là 
dạy ngoại ngữ. Về mặt phương pháp dạy ngoại ngữ, xu hướng phổ biến hiện nay là đường 
hướng giao tiếp. Đường hướng này có thể tóm gọn một cách cô đọng nhất là: ngôn ngữ 
không phải chỉ là để giao tiếp mà còn là chỉ có thể có được bằng cách thông qua giao tiếp 
(Richards, 1998). Đường hướng này chỉ rõ mục đích và con đường để đạt được mục đích 
đó của dạy ngoại ngữ ngày nay. Giao tiếp (Trần Xuân Điệp, 2012) được định nghĩa là một 
quá trình trao đổi tạo nghĩa. 2 mặt cơ bản của giao tiếp là thu nhận (reception) và tạo sản 
(production). 2 mặt cơ bản này luôn lồng ghép với nhau làm cho giao tiếp trở thành một 
quá trình diễn ra liên tục. Giao tiếp có thể là hữu ngôn (sử dụng ngôn ngữ) và cũng có thể 
là phi ngôn (không sử dụng ngôn ngữ). 2 hình thức giao tiếp này cũng đan xen với nhau, 
hỗ trợ cho nhau giúp con người thành công trên mọi bình diện tạo và thu nhận nghĩa. 
Trong giao tiếp hữu ngôn, các kĩ năng thu nhận (receptive skills) là nghe và đọc, các kĩ 
năng tạo sản (productive skills) là nói và viết. Trong đào tạo ngoại ngữ, để có thể có sản 
phẩm đầu ra, đó là năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ của người học, cẩn phải cung cấp 
ngữ liệu đầu vào. Về mặt lí luận, phương pháp luận dạy ngoại ngữ luôn được xây dựng 
trên 2 cơ sở là mô tả ngôn ngữ (language description) và phương pháp học (learning 
methods) (Richards, sdd). Sự mô tả ngôn ngữ càng sát với ngôn ngữ thực thì con đường 
từ ngôn ngữ trong lớp học đến ngôn ngữ đời thực càng ngắn. Tuy vậy, trên góc độ ngôn 
ngữ học, các tài liệu dạy ngoại ngữ hiện có vẫn có thiên hướng định chuẩn (prescriptive) 
chứ không phải là mô tả (descriptive). Nói một cách giản đơn, ngữ liệu hiện có chưa phản 
ánh hết những gì tồn tại trong đời thực của ngôn ngữ hàng ngày. Do vậy, một kết quả thực 
tế không thể phủ nhận là, người học vẫn chưa thể hòa nhập ngay vào thế giới hàng ngày 
của ngôn ngữ của người bản ngữ. Có thể do lí do giáo dục, văn hóa hay một quan niệm 
“đạo đức” nào đó mà các tác giả đã chủ trương không đưa ngôn ngữ nhạy cảm vào tài liệu 
dạy học. Một hệ lụy của quan niệm như vậy là ngôn ngữ đầu vào (trong giáo trình dạy 
ngoại ngữ) vẫn khác xa với ngôn ngữ đời thực! Khu vực nhạy cảm là một bộ phận không 
Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh 
123 
thể tách rời của một ngôn ngữ vì nó phản ánh mặt văn hóa của ngôn ngữ đó. Người viết 
bài này cũng như hàng loạt những người đã trải nghiệm giao tiếp ở các nước nói tiếng 
Anh đều ít nhiều lâm vào những tình huống giao tiếp “chớ trêu” như hoàn toàn không 
hiểu khi nghe thấy những từ, ngữ cấm kị được người bản ngữ sử dụng – liên quan đến kĩ 
năng tiếp nhận (receptive skills). Liên quan đến kĩ năng tạo sản (productive skills) thì phải 
kể ngay đến những hoàn cảnh tuy đặc biệt nhưng vẫn thường xảy ra như đi khám bệnh 
(không biết từ, ngữ phù hợp với tình huống để biểu đạt các bộ phận kín hay những hoạt 
động sinh lí hàng ngày của cơ thể), hay việc phải tránh dùng một số từ hay ngữ trong tình 
huống trang trọng. Nói tóm lại, để giao tiếp hữu hiệu thì không phải chỉ cần phải học cái 
nên nói mà còn cần phải học cả những cái không nên nói để đảm bảo tính phù hợp 
(appropriacy) trong giao tiếp (Corder, 1993) đồng thời cần phải học để hiểu hết từ ngữ 
được người khác sử dụng trong tình huống cụ thể. Tuy nhiên hầu hết mọi sản phẩm đầu 
vào trong hầu hết các chương trình đào tạo ngoại ngữ, mà cụ thể là đào tạo tiếng Anh hiện 
có đều chưa đề cập đến nội dung này. 
Như đã nêu, một trong 2 nền tảng của phương pháp luận dạy ngoại ngữ là sự mô tả 
ngôn ngữ. Ngày nay nói đến dạy ngoại ngữ người ta nói ngay đến đường hướng giao tiếp. 
Đường hướng này gần như mặc định vai trò tất yếu của đường hướng ngôn ngữ học mô tả. 
Như đã trình bày, việc mô tả ngôn ngữ càng sát với ngôn ngữ đời thực thì khoảng cách giữa 
ngôn ngữ trong lớp học và ngôn ngữ đời thực càng ngắn. Song, có thể do lí do đã trình bày, 
mà các tài liệu dạy ngày nay bỏ trống hẳn khu vực ngôn ngữ nhạy cảm! Điều cần bàn trước 
tiên là làm thế nào để đưa được những lối biểu đạt nhạy cảm vượt qua nhiều rào cản cố hữu 
vào trong chương trình đào tạo ngoại ngữ mà cụ thể ở đây là tiếng Anh ở Việt Nam. 
Đầu tiên là rào cản về quan niệm. Có lẽ đã đến lúc cần phải nâng cao ý thức về khu 
vực nhạy cảm của ngôn ngữ. Cần phải nâng cao nhận thức được một thực tế là mô tả ngôn 
ngữ theo đường hướng mô tả (descriptive) là 1 nền tảng cơ sở của đường hướng giao tiếp 
đối với dạy ngoại ngữ. Có nghĩa là để cho người học sớm có khả năng giao tiếp trong đời 
thực của ngôn ngữ thì phải cố gắng cung cấp ngôn ngữ đầu vào càng thực (authentic) 
càng tốt. Yếu tố thực này của tài liệu vừa giúp người học sớm đến gần với ngôn ngữ thực 
vừa có tác dụng gây hứng thú, động viên người học (intrinsic motivation). Trên bình diện 
giáo dục, có lẽ nhiều tác giả viết giáo trình, nhiều nhà phương pháp luận từ trước đến nay 
đều né tránh vấn đề này do quan niệm cố hữu về giáo dục: không nên đưa những gì tục tĩu 
vào trong trường học! Người viết bài này quan niệm rằng: đối tượng của giáo dục là con 
người, khác với máy móc, họ hoàn toàn làm chủ được việc giáo dục của chính họ, họ hoàn 
toàn có thể phân biệt được những gì nên học và những gì không nên học. Hơn nữa, từ “học” 
ngày nay không chỉ dừng ở học theo trường lớp mà đôi khi việc học ở ngoài đời còn tỏ ra 
hữu hiệu hơn! Nói một cách đơn giản, dù cho có cố ý để vấn đề ngôn ngữ nhạy cảm ngoài 
chương trình thì người học vẫn có thể học được nhưng theo một cách không có hệ thống! 
Một khu vực rất quan trọng trong đào tạo ngoại ngữ là dịch. Liên quan đến vấn đề 
ngôn ngữ tục tĩu, gần đây người ta nói nhiều về cái gọi là “dịch tục làm hỏng thuần phong 
mĩ tục”! Tác giả bài viết này xin mạn phép trình bày ý kiến của mình như sau: Ngay từ 
xa xưa, Hồ Thích (dẫn theo Cao Xuân Hạo, 2000), một học giả nổi tiếng Trung Quốc, đã 
đưa ra 3 tiêu chí để đánh giá một bản dịch, đó là tín (faithfulness) – đạt (grammaticality/ 
accuracy) – nhã (naturalness). Cho đến nay, cho dù lịch sử dịch thuật đã qua nhiều trang, 
nhiều chương, cho dù TQA (mô thức đánh gía chất lượng bản dịch) của Juliane House 
Trần Xuân Điệp 
124 
(1997) đang được sử dụng phổ biến, thì tiêu chí “tín” – độ trung thành – vẫn là vấn đề 
trung tâm của dịch thuật. Do đó nếu trong bản ngữ nguồn (source-language text) có sử 
dụng ngôn ngữ tục tĩu mà trong bản ngữ đích (target-language text) lại vì “đảm bảo thuần 
phong, mĩ tục” mà không dùng ngôn ngữ tục tĩu thì đã đến lúc cần phải xem lại định 
nghĩa của “tín” trong dịch thuật hiện đại. Còn nếu muốn đảm bảo được chữ “tín” trong 
dịch thuật mà trong chương trình đào tạo tiếng Anh không đề cập đến ngôn ngữ tục hay 
nhạy bén thì đó là một điều các bậc làm chuyên môn cần suy ngẫm! 
Chỉ khi ý thức được và dỡ bỏ được rào cản cơ bản này thì mới có điều kiện bàn đến 
các khâu khác nhau của cả quá trình đưa khu vực ngôn ngữ nhạy cảm vào trong đào tạo 
tiếng Anh nhằm mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp 
là sớm làm cho người học giao tiếp hữu hiệu trong tình huống thực. 
Có nhiều cách tiếp cận đối với việc đào tạo tiếng Anh. Một trong các cách đó là xem 
xét toàn bộ vấn đề theo 6 khâu (Trần Xuân Điệp, 2012) như sau: Phân tích nhu cầu 
(Needs Analysis); 2. Đường hướng (Approach); 3. Thiết kế chương trình (Curriculumn 
Design); 4. Học liệu (Materials); 5. Phương pháp trên lớp (Classroom Methods); 6. Kiểm 
tra/ đánh giá (Testing/ Assessment). 
Các khâu này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một phức hợp thống nhất, các khâu 
phụ thuộc và quyết định lẫn nhau. Do đường hướng ngày nay chủ yếu là giao tiếp, đường 
hướng này có thể nói một cách vắn tắt lại là “Ngôn ngữ không phải chỉ là để giao tiếp mà 
còn có được là do giao tiếp” (Trần Xuân Điệp, 2012). Đường hướng này chắc chắn là xuất 
phát từ nhu cầu giao tiếp trong tình huống thực của người học, và cái mà người học cần là 
những hình thức ngôn ngữ để có thể sử dụng trong giao tiếp thực. Điều này khẳng định 
việc cần phải đưa vấn đề ngôn ngữ nhạy cảm vào chương trình đào tạo! Vấn đề học liệu, 
theo đánh giá của người viết, không phải là vấn đề quá khó, nhất là trong xu thế mở cửa 
hiện nay. Có lẽ, ngoài vấn đề rào cản về tư tưởng như đã nêu trên, thì vấn đề phương pháp 
trên lớp cũng là một vấn đề cần bàn kĩ. Theo quan niệm “học gì thi nấy” thì khâu cuối 
cùng – kiểm tra/ đánh giá – cũng cần được xem xét rất cụ thể. Theo thiển ý của người viết 
bài này, ý tưởng đưa ngôn ngữ nhạy cảm vào đào tạo tiếng Anh là một vấn đề hoàn toàn 
mới có thể gây “sốc” nên để thành công chắc chắn việc thực hiện ý tưởng đó phải là một 
quá trình bắt đầu bằng việc nâng cao ý thức về vấn đề. Việc nâng cao ý thức về vấn đề 
này cũng phải được xem xét qua các khâu nói trên của toàn bộ tiến trình dạy tiếng Anh. 
3. Kết luận 
Xuất phát từ ý tưởng về sự quán triệt tư tưởng mô tả (descriptive) trong việc cung cấp 
ngữ liệu đầu vào trong đào tạo tiếng Anh, tác giả đã báo cáo lại vắn tắt kết quả của một 
công trình nghiên cứu điều tra về việc sử dụng ngôn ngữ nhạy cảm trong tiếng Anh Mỹ. 
Tuy mới là bước đầu song đó là 3 nhận định có minh chứng cụ thể về việc người Mỹ biểu 
đạt những chức năng sinh lí, những hoạt động vệ sinh và những bộ phận cơ thể của con 
người. Thay lời kết, bài viết nêu ý kiến chủ quan về việc đưa ngôn ngữ nhạy cảm vào đào 
tạo tiếng Anh, bắt đầu bằng khẳng định sự cần thiết phải đưa vào chương trình, sau đó là 
phương hướng chung để đưa ngôn ngữ đặc biệt này vào chương trình, bắt đầu bằng việc 
dỡ bỏ rào cản về quan niệm và vấn đề quán triệt tư tưởng đó trong 6 khâu của cả quá trình 
đào tạo tiếng Anh ở Việt Nam. Tác giả công trình xin trân trọng mọi ý kiến đóng góp, xây 
dựng, bàn bạc và thảo luận. 
Ngôn ngữ nhạy cảm và đào tạo tiếng Anh 
125 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Cao Xuân Hạo, 2000. Về một cách dịch không đúng. Ngôn ngữ và Đời sống, Số 2 
(52), 24 – 5. 
[2] Claire, E., 1990. An Indispensible Guide to Dangerous English. USA: Delta Systems 
[3] Corder, S.P., 1993. Introducing Applied Linguistics. London: Penguin UK. 
[4] House, J., 1997. Translation Quality Assessment: A Model Revisited. Tubingen: 
Niemeyer. 
[5] Mai Thị Hảo Yến, 2015. Văn hóa giao tiếp của người Việt qua hành động ngôn ngữ 
chửi. Ngôn ngữ và Đời sống, Số 3 (233), 26 – 8. 
[6] Richards, J. C., 1998. Beyond training: Perspectives on language teacher education. 
New York: Cambridge University Press. 
[7] Trần Xuân Điệp, 2005. Tính đa dạng của ngôn ngữ và việc giảng dạy ngôn ngữ. 
Ngôn ngữ, 10 (197), tr.42-47. 
[8] Trần Xuân Điệp, 2006. Ảnh hưởng của sự chuyển trọng tâm nghiên cứu ngôn ngữ đối 
với việc dạy ngoại ngữ, Ngôn ngữ, 9 (208), tr.58-66. 
[9] Trần Xuân Điệp, 2006. Nguồn gốc của một số từ, ngữ kì thị chủng tộc trong tiếng 
Anh, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, No 6, tr.116 – 120. 
[10] Trần Xuân Điệp, 2012. Bước đầu bàn về khái niệm “Giao tiếp” trong “Đường hướng 
giao tiếp đối với dạy ngôn ngữ”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 
Vol 57, No 2, tr.3-14. 
[11] Trương Thị Nhàn, 2015. Biểu tượng tính dục trong ca dao xứ Huế từ góc nhìn phân 
tích diễn ngôn. Ngôn ngữ và Đời sống, Số 3 (233), tr.8-13. 
ABSTRACT 
Dangerous Language and English Education 
Diep Tran Xuan 
Faculty of English, Hanoi National University of Education 
Keeping in mind the idea that language is not only for but also through 
communication as the gist of CLT, basing on theories of language variation, the article is 
a report on initial findings of an SRD project on a “dangerous” area of American English. 
The using area of this language presents in any languages. Thus, the exclusion of this 
area from language-education programs is a serious shortfall. The findings, though initial, 
can fall under the following 4 categories: 1. Words in general use but with dangerous 
meanings in specific pragmatics situations. 2. Alphabetical symbols showing levels of 
sexuality, nudity, violence, and vulgar language in current movies in the USA. 3. A list of 
English words with double meanings, one of which is dangerous. 4. 6 styles used to show 
human body parts and functions.In order to provide learners with an ability to effectively 
communicate in real-life situations, language should be described in such a way that the 
language input is as close as possible to the language in its own environment. The article 
also argues in favor of incorporating this special area of language use in English-
education programs in Vietnam with a view to further narrow the distance between 
English classroom and English in real-life situations. 
Key words: Dangerous English, taboo English, English education. 

File đính kèm:

  • pdfngon_ngu_nhay_cam_va_dao_tao_tieng_anh.pdf