Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ERP và sự tác động tới kế toán quản trị trong doanh nghiệp: Khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và tác động của nó đến kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Số liệu nghiên cứu thu thập từ 265 kế toán viên hiện đang công tác tại các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng trong nghiên cứu. Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết và thực hiện nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: (1) Môi trường doanh nghiệp, (2) Đặc điểm doanh nghiệp, (3) Đặc điểm của người sử dụng, (4) Sự hỗ trợ từ Ban lãnh đạo công ty, (5) Chất lượng nhà tư vấn triển khai hệ thống ERP đều có mối quan hệ thuận chiều đến việc áp dụng ERP tại cá doanh nghiệp. Đồng thời việc áp dụng ERP có tác động tích cực đến hoạt động kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở khoa học để cho các nhà quản lý tại các doanh nghiệp đưa ra những quyết định phù hợp nhằm cải thiện hoạt động kế toán quản trị trong thời gian tới
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ERP và sự tác động tới kế toán quản trị trong doanh nghiệp: Khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội
ống kê (p < 5%) ngoại trừ mối quan hệ tác động SYSTERM à APP. Qua bảng này cho thấy có 5 nhân tố có tác động thuận chiều ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống ERP tại doanh nghiệp. Đồng thời việc áp dụng hệ thống này có tác động tích cực ảnh hưởng đến hoạt động kế toán quản trị tại chính doanh nghiệp đó. Tiến hành việc loại bỏ nhân tố đặc điểm của hệ thống ERP (SYSTERM) và phân tích trọng số tác động, chúng ta có thể nhận thấy kết quả tại bảng 6. Căn cứ vào kết quả tại bảng 6 có thể nhận thấy, các nhân tố có tác động ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống ERP theo thứ tự giảm dần là: (1) Chất lượng nhà tư vấn triển khai (CONS), (2) Đặc điểm của doanh nghiệp (CHAR), (3) Đặc điểm của người sử dụng (USER), (4) Môi trường của doanh nghiệp (EVR), (5) Sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo và năng lực đội dự án. 4.4. Kiểm định sự khác biệt theo yếu tố nhân khẩu học - Dùng Independent Sample T-Test cho biến giới tính ta có kết quả lần lượt là Sig (2-tailed) của APP = 0,921 > 0,05 và Sig (2-tailed) của MAAC = 0,554 Sè 141/202026 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Hình 3: Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu chính thức (đã chuẩn hóa) Bảng 5: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Mӕi quan hӋ Estimate S.E. C.R. P KӃt luұn APP <--- EVR 0,121 0,032 3,731 *** Chҩp nhұn H1 APP <--- CHAR 0,184 0,035 5,213 *** Chҩp nhұn H2 APP <--- USER 0,146 0,029 5,125 *** Chҩp nhұn H3 APP <--- SYSTERM 0,018 0,032 0,570 0,568 Bác bӓ H4 APP <--- CONS 0,210 0,033 6,304 *** Chҩp nhұn H6 APP <--- SUPP 0,103 0,030 3,441 *** Chҩp nhұn H5 MAAC <--- APP 1,120 0,106 10,563 *** Chҩp nhұn H7 Bảng 6: Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống ERP Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Mӕi quan hӋ Estimate % Rank APP <--- EVR 0,121 15,83 4 APP <--- CHAR 0,184 24,08 2 APP <--- USER 0,146 19,1 3 APP <--- CONS 0,210 27,48 1 APP <--- SUPP 0,103 13,51 5 Total 0,764 100 > 0,05 nên kết luận rằng chưa có sự khác biệt giữa 2 nhóm khảo sát là Nam và nữ về khả năng áp dụng hệ thống ERP cũng như tác động của nó đối với hoạt động kế toán quản trị tại doanh nghiệp. - Dùng kiểm định Levene phương sai đồng nhất đối với độ tuổi của người khảo sát kết quả cho thấy giá trị sig đối với biến APP = 0,729 > 0,05 nên giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị biến định tính phù hợp. Trong khi đó giá trị sig đối với biến MAAC = 0,028 < 0,05 nên giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị biến định tính bị vi phạm. Nghĩa là phương sai giữa các nhóm tuổi khác nhau liên quan đến sự ảnh hưởng của việc áp dụng hệ thống ERP đến hoạt động kế toán quản trị là không bằng nhau. Do đó, tác giả sử dụng kiểm định Welch cho trường hợp vi phạm giả định phương sai đồng nhất. Kết quả giá trị Sig của MAAC ở kiểm định Welch = 0,052 > 0,05 nên có thể kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi liên quan đến việc áp dụng hệ thống ERP và tác động của nó đến hoạt động kế toán quản trị. - Tương tự như vậy dùng kiểm định Levene và kiểm định Welch để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm liên quan đến Trình độ đào tạo và Vị trí làm việc. Kết quả đều cho thấy Sig > 0,05 nên kết luận không có sự khác biệt liên quan đến khả năng áp dụng hệ thống ERP cũng như tác động của nó đến hoạt động kế toán quản trị. - Trong khi đó khi thực hiện việc kiểm định sự khác biệt giữa những người khảo sát tại 2 nhóm doanh nghiệp đã triển khai ERP và chưa triển khai hệ thống này. Kết quả kiểm định Independent Sample T-Test theo nhóm doanh nghiệp ta có kết quả lần lượt là Sig (2-tailed) của APP = 0,028 < 0,05 và Sig (2-tailed) của MAAC = 0,407 > 0,05. Điều này cho thấy rằng có sự khác biệt giữa 2 nhóm người tham gia khảo sát về khả năng áp dụng hệ thống ERP trong đó mức trung bình của nhóm doanh nghiệp đã áp dụng cao hơn nhóm doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống. 5. Kết luận và hàm ý chính sách 5.1. Kết luận Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống ERP và tác động của nó đến hoạt động kế toán quản trị tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, có thể rút ra một số các kết luận như sau: - Nghiên cứu đã xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng áp dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp hiện nay đó là: chất lượng nhà tư vấn triển khai hệ thống ERP, đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm của người sử dụng, môi trường của doanh nghiệp, sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo và năng lực đội dự án. Đồng thời việc triển khai hệ thống ERP sẽ có tác động tích cực đến hoạt động kế toán quản trị. Đây là kết quả nghiên cứu tương đối có sự tương đồng với các nghiên cứu đã công bố trước đây như nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2005), Nguyễn Thị Bích Liên (2012), Ngụy Thị Hiền và Phạm Quốc Trung (2013), Bùi Quang Hưng (2019). Tuy vậy có đôi chút khác biệt so với các nghiên cứu trước đó là yếu tố đặc điểm của hệ thống ERP lại không có tác động đến việc áp dụng hệ thống này tại các doanh nghiệp. - Trong các yếu tố nhân khẩu học thì tất cả các yếu tố đều cơ bản chưa có sự khác biệt liên quan đến khả năng áp dụng của hệ thống ERP và tác động của nó đến hoạt động kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với những người tham gia khảo sát đến từ các doanh nghiệp đã thực hiện việc triển khai hệ thống ERP thì họ đánh giá việc áp dụng khả thi cao hơn so với nhóm đến từ các doanh nghiệp chưa triển khai hệ thống này. 5.2. Các hàm ý chính sách Để tăng cường khả năng áp dụng hệ thống ERP từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng trong doanh nghiệp, các nhà quản lý tại các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề liên quan đến: chất lượng nhà tư vấn triển khai hệ thống ERP, các yếu tố liên quan đến đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm của người sử dụng, môi trường của doanh nghiệp, sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo và năng lực đội triển khai dự án ERP. Cụ thể như sau: - Đối với các doanh nghiệp đã triển khai hệ thống ERP mà đặc biệt là các doanh nghiệp chưa triển khai cần tăng cường công tác tìm hiểu thông tin và quan tâm kỹ lưỡng về hệ thống này song song với các đối tác cung cấp hệ thống cho doanh nghiệp. Việc hợp tác với các nhà tư vấn triển khai hệ thống có uy tín, chất lượng trên thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt các rủi ro và tiết kiệm được các chi phí cho việc triển khai hệ thống. Thông thường việc tìm hiểu này tốt nhất là nên học hỏi kinh 27 ? Sè 141/2020 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học ?nghiệm từ chính các doanh nghiệp đã triển khai và áp dụng hệ thống ERP trong thời gian qua. - Để việc triển khai hệ thống ERP được thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kinh doanh, các doanh nghiệp cần thiết phải có các đánh giá, phân tích cụ thể, chi tiết đối với các đặc điểm liên quan đến môi trường bên trong và ngoài doanh nghiệp, đặc điểm của chính doanh nghiệp, cán bộ nhân viên trực tiếp sử dụng và vận hành hệ thống. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến nhu cầu minh bạch và kịp thời của thông tin về doanh thu, chi phí, cơ cấu mạng lưới sản phẩm dịch vụ cung cấp, phân cấp tài chính, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên ở các phân hệ phòng ban, chi nhánh, đơn vị trực thuộc. Đặc biệt là chiến lược, sứ mạng và tầm nhìn, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối với xã hội trong tương lai. - Việc triển khai áp dụng hệ thống ERP là một cuộc cách mạng về thay đổi phương pháp và tư duy quản lý, vận hành của doanh nghiệp. Chính vì vậy yếu tố mang tính quyết định đó chính là sự quan tâm, hỗ trợ của chính chủ sở hữu, nhà quản lý doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn cần nhận thức rõ việc áp dụng hệ thống ERP là xu thế và có tính cấp thiết để nâng cao vị thế của doanh nghiệp, gia tăng giá trị và tăng trưởng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu triển khai cũng như khi đã vận hành, đội ngũ những con người trong đội dự án, quản lý hệ thống ERP cần phải được đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức một cách thường xuyên liên tục. 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên kết quả mang nặng yếu tố chủ quan của tác giả nghiên cứu, giảm đi tính khách quan và khái quát hóa. Vì vậy, các nghiên cứu sau nên xem xét đến việc sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất bởi nó đảm bảo được tính đại diện cao hơn và gia tăng kích cỡ của mẫu nghiên cứu để có kết quả phân tích chính xác hơn, khái quát hóa hơn. Phạm vi nghiên cứu chỉ được thực hiện đối với số ít các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nên kết quả nghiên cứu chỉ mới thực sự đưa ra được một số các kết luận và kiến nghị đơn lẻ. Vì vậy, các nghiên cứu kế tiếp có thể mở rộng phạm vi khảo sát cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn các tỉnh thành phố khác trong cả nước hoặc đi sâu vào các doanh nghiệp trong từng nhóm ngành cụ thể như sản xuất, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng để có cách nhìn, phương pháp đánh giá toàn diện, đầy đủ hơn.u Tài liệu tham khảo: 1. Attayah, O. F. &Sweiti, I. M. (2014), Impact of ERP System Using on the Accounting Information Relevance: Evidence from Saudi Arabia, Journal on Business Review (GBR), 3(2), 1-6. 2. Abbasi, S., Zamani, M., & Valmohammadi, C. (2014), The effects of ERP systems implementation on management accounting in Iranian organiza- tions, Education, Business and Society: Contemporary Middle Eastern, 7(4), 245-256. 3. Bùi Quang Hùng (2019), Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng phần mềm kế toán với hoạt động kế toán, năng lực phản ứng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 4. Etemadi, H. & Kazeminia, S. (2014), Impact of Enterprise Resource Planning Systems (ERP) on Management Accountants, Management and Administrative Sciences Review, 3(4), 507-515. 5. Gerbing, D. W. & Anderson, J. C.(1988), Structural equation modeling in practice: A review and recommended two-step approach, Psychological Bulletin, 103(3), 411-423. 6. Goumas, S., Charamis, D. & Tabouratzi, E. (2018), Accounting Benefits of ERP Systems across the Different Manufacturing Industries of SMEs, Theoretical Economics Letters, 8, 1232-1246. 7. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2006), Multivariate Data Analysis (6th ed.). Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. 8. IMA (2008), Institute of management accountants (IMA) draft statements on management accounting: definition of management accounting, Strategic Finance, Institute of Management Accountants, Montvale, New Jork. 9. Kanellou A., Spathis C. (2013), Accounting benefits and Sastifaction in an ERP environment, International Journal of Accounting Information System, 14, 209 - 234. Sè 141/202028 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học 10. Laudon, K. C. & Laudon, J. P., (1995), Essentials of Management Information Systems- Organization and Technology, Prentice Hall. 11. Lương Đức Thuận (2018), Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 12. Marnewick, C. & Labuschagne, L. (2005), A conceptual model for enterprise resource planning (ERP), Information Management & Computer Security, 13(2), 144-155. 13. Nunnally, J. C. (1978), Psychometric theory (2nd ed.), NewYork: McGraw-Hill 14. Nguyễn Bích Liên (2012), Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 15. Ngụy Thị Hiền & Phạm Quốc Trung (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án ERP tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển KH&CN, 16(2), 57-66. 16. Panorama Consulting Solutions (2018), Báo cáo triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP năm 2018, Tham khảo tại : https://erpviet.vn/bao-cao-trien-khai-phan-mem- quan-tri-doanh-nghiep-erp-nam-2018/ 17. Ponorica, A. G., Al-Saedi, A. H. J. & Sadik, H. H. (2015), The impact of enterprise resource planning systems on management accounting, Challenges of the Knowledge Society. Finance- Accounting, 683 - 690. 18. Peterson, R. A. (1994), A Meta-Analysis of Cronbach’s Coefficient Alpha, Journal of Consumer Research, 21(2), 381. 19. Rom, A. and Rohde, C. (2006), Enterprise resource planning systems, strategic enterprise management systems and management accounting, A Danish study, Journal of Enterprise Information Management; 19(1), 50 - 66. 20. Schumacker, R. E., & Lomax, R. G. (2004), A beginner´s guide to structural equation modeling, Second edition, Lawrence Erlbaum Associates, Publishers, Mahwah, New Jersey, London. 21. Vũ Quốc Thông (2017), Đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tích hợp trong môi trường hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) nghiên cứu tại các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 22. Zhang, Z., Lee, M. K. O., Huang, P., Zhang, L., & Huang, X. (2005), A framework of ERP sys- tems implementation success in China: An empirical study, International Journal of Production Economics, 98(1), 56-80. Summary This study was conducted to measure the factors affecting the application of enterprise resource plan- ning (ERP) system and its impact on corporate accounting and management activities. Research data is collected from 265 accountants who are cur- rently working in medium and large sized enterpris- es in Hanoi City. Descriptive statistical methods, Cronbach's Alpha test, exploratory factor analysis (EFA), confirmatory factor analysis (CFA) and lin- ear structure model analysis (SEM) were used in the study. On the basis of theoretical synthesis and implementation of quantitative research, empirical research results show that: (1) Business environ- ment, (2) Enterprise characteristics, (3) Characteristics of users, (4) The support from the company's management, (5) The quality of consult- ants implementing the ERP system has a positive relationship to the application of ERP in enterprise. At the same time, the application of ERP has a pos- itive impact on corporate accounting management. The result of this study is a scientific basis for man- agers in enterprises to make appropriate decisions to improve management accounting activities in the coming time. 29Sè 141/2020 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học
File đính kèm:
- nghien_cuu_yeu_to_anh_huong_den_viec_ap_dung_erp_va_su_tac_d.pdf