Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

Bài báo xác định thành phần dinh dưỡng của 5 loài tảo Amphiprora alata,

Chaetoceros muelleri, Nannochloropsis oculata, Navicula tuscula, Chlorella vulgarisđược

phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy. Các loài tảo này thường được

sử dụng làm thức ăn cho tôm, cá và các loài hai mảnh vỏ nhằm tạo điều kiện cho ấu trùng

phát triển cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cá thể bố mẹ và ít gây ảnh hưởng đến ô nhiễm

môi trường. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 24 loại acid béo trong 5 loài tảo nghiên

cứu, trong đó tỉ lệ acid béo chưa no chiếm 71.7%. Có 17 loại acid béo ở loài Navicula

tuscula và tỉ lệ acid béo chưa no chiếm 29.6%. Loài Amphiprora alata có hàm lượng

protein là 8.1g/100g trọng lượng khô và Chlorella vulgaris có hàm lượng protein là

4.44g/100g trọng lượng khô. Loài tảo Nannochloropsis oculata có hàm lượng

carbohydrate là 11.8g/100g trọng lượng khô và Navicula tuscula có hàm lượng này là

5.47g/100g trọng lượng khô.

Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trang 1

Trang 1

Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trang 2

Trang 2

Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trang 3

Trang 3

Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trang 4

Trang 4

Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trang 5

Trang 5

Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trang 6

Trang 6

Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trang 7

Trang 7

Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trang 8

Trang 8

Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trang 9

Trang 9

Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang xuanhieu 3360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

Nghiên cứu, xác định thành phần dinh dưỡng của một số loài tảo phân lập từ vùng rừng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
 thuỷ sản. 
3.4. Thành phần acid béo của loài vi tảo Nannochloropsis oculata 
 Tỷ lệ acid béo của loài tảo Nannochloropsis oculata là khá phong phú. 
 Bảng 3.4. Thành phần acid béo của loài vi tảo Nannochloropsis oculata 
 Tỷ lệ % TS acid 
 STT Acid béo Danh pháp Tên thường gọi 
 béo 
 1  C 12:0  Dodecanoic acid  Lauric  0,2 
 2  C 14:0  Tetradecanoic acid  Myristic  3,6 
 3  C 16:0  Hexadecanoic acid  Palmitic  21,3 
 4  C 16:1n-7  9-hexadecenoic acid  Palmitoleic  14,4 
 5  C 16:2n  --  --  1,2 
 6  C 16:3n-6  hexadecatrienoic acid   --  0,2 
 7  C 16:3n-3  7,10,13-hexadecatrienoic acid  --  3,7 
 8  C 18:0  Octadecanoic acid  Stearic  0,3 
 9  C 18:1n  Cis 9 oleic acid  --  7,6 
 Linoleic 
 10  C 18:2n-6  9,12-Octadecadienoic Acid  7,6 
 acid(LA) 
 gamma -
 11  C 18:3n-6  6,9,12-Octadecatrienoic Acid  0,3 
 Linolenic Acid 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 20/2017 111 
 Anpha-Linoleic 
 12  C 18:3n-3  9,12,15-octadecatrienoic acid  5,8 
 Acid(LNA) 
 14  C 20:0  Eicosanoic acid  Arachidic  0,1 
 15  C 20:1n  11-eicosenoic acid  --  0,2 
 16  C 20:2n-9  8,11-cis-eicosadienoic acid  --  0,1 
 Eicosadienoic 
 17  C 20:2n-6  11,14-ecosadienoic Acid  0,1 
 Acid 
 18  C 20:3n-9  5,8,11-eicosatrienoic Acid  Mead Acid  0,1 
 Dihomo-g -
 19  C 20:3n-6  8,11,14-eicosatrienoic Acid  0,2 
 Linolenic Acid 
 5,8,11,14-Eicosatetraenoic  Arachidonic 
 20  C 20:4n-6  3,0 
 Acid  Acid (AA) 
 5,8,11,14,17-Eicosapentaenoic  Timnodonic 
 23  C 20:5n-3  26,7 
 Acid  Acid (EPA) 
 24  C 22:0  --  Behenic acid  0,1 
 25  C 22:1  13-docosenoic acid  --  0,1 
 7,10-13-16-Ocosatetraenoic 
 27  C 22:4n-6  Adrenic Acid  0,3 
 Acid 
 4,7,10,13,16,19- Docosahexaenoi
 30  C 22:6n-3  0,1 
 Docosahexaenoic Acid  c Acid (DHA) 
 31      Acid khác  2,8 
 Tổng các acid béo no (6)  25,6 
 Tổng các acid béo không no (18)  71,7 
 Tổng các acid béo nhóm omega 3 (ω3)  36,3 
 Tổng các acid béo nhóm omega 6 (ω6)  8,7 
 Số liệu ở Bảng 3.4 cho thấy tỉ lệ acid béo trong vi tảo Nannochloropsis oculata khá đa 
dạng. N.oculata chứa hơn 30 loại acid béo khác nhau, trong đó acid béo no có 6 acid chiếm 
25.6%, còn lại là các acid béo không no chiếm đến 71.7%. Trong đó, EPA (C20:5n-3) chiếm 
tỷ lệ cao nhất, tới 26.7% tổng số acid thu được. Đây là đặc trưng của chi Nannochloropsis. 
Kế đến là acid palmitic (16:0) và acid palmitoleic (16:1n-7) chiếm tỷ lệ lần lượt là 21.3% và 
14.4% tổng số acid. Đặc biệt, tỷ lệ acid linoleic (LA) và acid α-linoleic cũng chiếm tỷ lệ khá 
cao, lần lượt là 7.6% và 5.8% tổng số acid thu được. Acid linoleic (LA) và acid α-linoleic là 
112   TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
tiền chất của các acid dòngω-3 và ω-6 như acid arachidonic (20:4 ω-6) và EPA (20:5 ω-6); 
DHA (22:6 ω-3) có vai trò tổng hợp nên một loạt chất có hoạt tính sinh học cao như các loại 
protaglandin, leukotriene, thromboxane. 
 Có thể thấy tổng các acid nhóm (n-3) chiếm tới 36.3% thành phần acid. Đây là nhóm 
acid béo không no rất có ý nghĩa trong việc nâng cao khả năng hoạt động của tế bào não. 
Bên cạnh đó, tổng các acid nhóm (n-6), là nhóm acid béo quan trọng đối với sự phát triển 
của trẻ nhỏ chiếm tới 8.7%. 
 Như vậy, loài vi tảo Nannochloropsis oculata có thành phần acid béo rất đa dạng và 
những acid béo có vai trò quan trọng chiếm tỉ lệ rất cao, điều này mở ra nhiều ứng dụng 
trong đời sống và nuôi trồng thuỷ sản của loài này. 
3.5. Thành phần acid béo của loài vi tảo Navicula tuscula 
 Kết quả phân tích thành phần acid béo của loài vi tảo Navicula tuscual được tổng hợp 
qua Bảng 3.5. 
 Bảng 3.5. Thành phần acid béo của loài vi tảo Navicula tuscula 
 Tỷ lệ % TS acid 
 STT Acid béo Danh pháp Tên thường gọi 
 béo 
 1  C 4:0  Butyric acid  --  1,17 
 2  C 10:0  Decanoic acid  --  0,33 
 3  C 14:0  Tetradecanoic acid  Myristic  9,69 
 4  C 14:1n-5  Tetrade cenoic acid  Myristoleic  0,80 
 5  C 15:1n-5  Pentadecenoic acid  Hormelic  0,70 
 6  C 16:0  Hexadecanoic acid  Palmitic  52,56 
 7  C 16:1n-7  9-hexadecenoic acid  Palmitoleic  13,67 
 8  C 17:0  Heptadecanoic acid  Margric  1,20 
 9  C 17:1n-7  Heptadecenoic acid  --  1,49 
 10  C 18:0  Octadecanoic acid  Stearic  3,77 
 11  C 18:1n-7  11-octadecenoic acid  Asclepic  8,62 
 12  C 18:2n-6  9,12-Octadecadienoic acid  Linoleic acid(LA)  1,27 
 6,9,12-Octadecatrienoic  gamma  -linolenic 
 13  C 18:3n-6  0,35 
 Acid  acid 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 20/2017 113 
 14  C 18:5n-3  Octadecapentaenoic acid  --  1,56 
 5,8,11,14-eicosatetraenoic  Arachidonic  acid 
 15  C 20:4n-6  0,76 
 acid  (AA) 
 16  C 22:0  --  Behenic acid  1,04 
 7,10-13-16-Ocosatetraenoic 
 17  C 22:4n-6  Adrenic acid  0,34 
 acid 
Tổng các acid béo no (7)  69,76 
Tổng các acid béo không no (10)  29,56 
Tổng các acid béo nhóm omega 3 (ω3)  1,56 
Tổng các acid béo nhóm omega 6 (ω6)  4,29 
 Loài tảo Navicula tuscula có 7 acid béo no chiếm tỉ lệ 69.761% và có 10 acid béo không 
no chiếm 29.597%, hàm lượng acid béo chưa no thấp nhất trong các loài vi tảo nghiên cứu 
(Bảng 3.5). Acid béo chiếm tỉ lệ nhiều nhất là acid béo no C16:0 (52.557%). Bên cạnh đó, 
tỉ lệ acid béo nhóm ω3 và ω6 của loài này cũng rất thấp nhưng thành phần acid béo thuộc 
nhóm ω6 rất đa dạng (C 20:4n-6, C 22:4n-6, C 18:2n-6, C 18:3n-6). Tuy nhiên, N.tuscula là 
vi tảo có kích thước lớn, phù hợp làm thức ăn cho các cá thể bố mẹ trong nuôi thuỷ sản. Điều 
này cho thấy nếu kết hợp N.tuscula với các loài khác để bổ sung dinh dưỡng cho các đối 
tượng nuôi thuỷ sản gồm cả ấu trùng và cá thể bố mẹ là rất phù hợp. 
3.6. Thành phần acid béo của 5 loài tảo Amphiprora alata, Chaetoceros muelleri, 
Chlorella vulgaris, Nannochloropsis oculata, Navicula tuscula 
 Từ số liệu ở Bảng 3.1 và Bảng 3.5, chúng tôi nhận thấy thành phần acid béo của 5 loài 
vi tảo nghiên cứu khá đa dạng. Bên cạnh những điểm tương đồng, chúng tôi cũng nhận thấy 
sự khác biệt về thành phần acid béo ở các yếu tố như: tỉ lệ các acid béo no và không no, tỉ lệ 
các acid béo thuộc nhóm ω3 và ω6, tỉ lệ DHA và EPA. Sự khác nhau về các yếu tố này giữa 
5 loài vi tảo A.alata, N.oculata, C.muelleri, N.tuscula, C.vulgaris được thể hiện ở Hình 3.1. 
 Hình 3.1 cho thấy hầu hết các loài vi tảo đều có tỉ lệ acid béo chưa no rất cao, chỉ ở loài 
Navicula tuscula có tỉ lệ acid béo chưa no cao hơn tỉ lệ acid béo no. Điều này cho thấy các 
loài vi tảo có chất lượng dinh dưỡng tốt. Bên cạnh đó, tỉ lệ các acid béo thuộc nhóm ω3 cao 
nhất ở loài Nannochloropsis oculata sau đó tới Chaetoceros muelleri, Chlorella vulgaris, 
Amphiprora alata và thấp nhất ở loài Navicula tuscula. Tỉ lệ các acid béo thuộc nhóm ω6 
cao nhất ở loài Amphiprora alata sau đó tới Chaetoceros muelleri, Nannochloropsis oculata, 
Chlorella vulgaris và thấp nhất ở loài Navicula tuscula. Tỉ lệ acid béo DHA cao nhất ở loài 
Amphiprora alata (5.25%) và thấp nhất ở loài Nannochloropsis oculata (0.1%), các loài còn 
114   TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
lại không có acid béo này. Tỉ lệ acid béo EPA cao nhất ở loài Nannochloropsis oculata 
(26.7%) sau đó tới loài Chaetoceros muelleri và thấp nhất ở loài Amphiprora alata, các loài 
còn lại không có acid béo này. 
 90 Acid béo no
 80
 70 Acid béo chưa no
 60
 50 ω3
 40 ω6
 30
 20 DHA
 10
 0 EPA
 ta ri ris la
 la le a ta u
 a l lg la sc
 e u u u
 ra u v c t
 ro m a o la
 p s ll is u
 hi ro re s ic
 p e lo p v
 m c h ro a
 A to C lo N
 ae h
 h oc
 C nn
 a
 N
 Hình 3.1. Thành phần acid béo của 5 loài vi tảo nghiên cứu 
 Nhìn chung, giá trị dinh dưỡng về acid béo của tảo silic cao hơn tảo lục và tuỳ từng loại 
vi tảo mà thành phần acid béo giàu về tỉ lệ acid béo này nhưng lại nghèo về tỉ lệ acid béo 
kia. N.oculata là một loại tảo mắtcó thành phần acid béo rất đa dạng và là nguồn thức ăn tốt 
cho thuỷ sản. A.alata là tảo silic có đầy đủ các loại acid béo cần thiết, nhưng N.tuscula lại 
có thành phần acid béo tương đối nghèo nàn hơn và không có cả DHA, EPA. C.muelleri 
không có DHA nhưng tỉ lệ EPA rất cao. Vì vậy, nếu chúng ta kết hợp khéo léo các loài vi 
tảo này trong thức ăn vào những giai đoạn phát triển khác nhau của đối tượng nuôi thuỷ sản 
như: tu hài, ngao, các động vật giáp xác và 2 mảnh vỏ khác, thì sản phẩm thu hoạch sẽ đạt 
năng suất, chất lượng cao. 
3.7. Hàm lượng protein của 5 loài tảo Amphiprora alata, Chaetoceros muelleri, 
Nannochloropsis oculata, Navicula tuscula, Chlorella vulgaris 
 Hàm lượng protein là một trong những yếu tố cần thiết để đánh giá giá trị dinh dưỡng 
của vi tảo. Kết quả phân tích hàm lượng protein của các loài tảo nghiên cứu, hàm lượng 
protein được tính với tỉ lệ so với 100g trọng lượng khô được thể hiện ở Hình 3.2. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 20/2017 115 
 Hình 3.2. Hàm lượng protein (g protein/100g trọng lượng khô) của tảo 
 Hàm lượng protein cao nhất ở loài Amphiprora alata, sau đó tới Chaetoceros muelleri, 
Nannochloropsis oculata, Navicula tuscula và thấp nhất ở loài Chlorella vulgaris (Hình 3.2). 
Kết quả cũng cho thấyloài tảo có thành phần acid béo cao thì hàm lượng protein cũng rất cao 
nên giàu giá trị dinh dưỡng.Các loài vi tảo nghiên cứu có hàm lượng protein không khác biệt 
nhau quá nhiều, hàm lượng protein của các loài vi tảo dao động từ 5.08%- 8.01%. Protein là 
hợp chất hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sống của sinh vật như: tham 
gia xúc tác, vận chuyển, điều hoà, bảo vệ, dự trữ, nên việc bổ sung protein trong thức ăn 
là rất cần thiết. Ngoài ra, để tạo thức ăn có đầy đủ các acid amin phục vụ nuôi thuỷ sản, 
chúng ta nên sử dụng thức ăn hỗn hợp trong đó có các loài vi tảo giàu dinh dưỡng như trên. 
3.8. Hàm lượng carbohydrate của các loài tảo nghiên cứu 
 Carbohydrate (đường, tinh bột và chất xơ) còn có tên gọi khác là glucid. Carbohydrate 
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể sinh vật. Kết quả 
phân tích carbohydrate được tổng hợp ở Hình 3.3. 
 Loài  Nannochloropsis oculata  có  hàm  lượng  carbohydrate  cao  nhất  sau  đó  tới  loài 
Chaetoceros muelleri, Chlorella vulgaris, Amphiprora alata và thấp nhất ở loài Navicula 
tuscula, sự chênh lệch về hàm lượng carbohydrate của các loài vi tảo cao hơn so với sự chênh 
lệch về hàm lượng protein (hàm lượng carbohydrate ở N.oculata gấp đôi so với hàm lượng 
carbohydrate của N.tuscula). Kết hợp với các kết quả về thành phần protein và acid béo, 
chúng tôi nhận thấy loài vi tảo giàu dinh dưỡng nhất là Nannochloropsis oculata, tuy nhiên 
không thể chỉ sử dụng 1 loài này để bổ sung vào nguồn thức ăn của đối tượng nuôi thuỷ sản 
mà cần phối hợp các loài khác để có nguồn dinh dưỡng tối ưu nhất.  
116   TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
 Hình 3.3. Hàm lượng carbohydrate (g carbohydrate/100g trọng lượng khô) của tảo 
 Kết quả phân tích cho thấy thành phần acid béo, protein và carbohydrate khá đa dạng 
và đặc trưng riêng cho từng loài. Việc kết hợp các loài tảo này sẽ tạo nguồn thức ăn tương 
đối đầy đủ thành phần dinh dưỡng với tỉ lệ cao các acid béo chưa no đa nối đôi (DHA, EPA) 
đồng thời cung cấp lượng protein và carbohydrate dồi dào cho các chuyển hóa quan trọng 
của sinh vật. Cùng với sự đa dạng về kích thước, nếu biết phối hợp hiệu quả 5 loài vi tảo này 
sẽ tạo nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng trong nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển. 
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
 Trong 5 loài tảo nghiên cứu đều rất giàu dinh dưỡng, trong đó Nannochloropsis oculata 
có thành phần acid béo đa dạng nhất (có 24 loại acid béo và tỉ lệ acid béo chưa no chiếm 
71.7%), hàm lượng acid béo thấp nhất là Navicula tuscula (17 loại acid béo và tỉ lệ acid béo 
chưa no chiếm 29.6%). Amphiprora alata giàu hàm lượng protein nhất (8.1g/100g trọng 
lượng khô) và Chlorella vulgaris có hàm lượng protein thấp nhất (4.44g/100g trọng lượng 
khô).  Nannochloropsis oculata  giàu  carbohydrate  nhất  (11.8g/100g  trọng  lượng  khô)  và 
Navicula tuscula có hàm lượng này thấp nhất (5.47g/100g trọng lượng khô).  
 Từ các kết quả nghiên cứu có được, chúng tôi có khuyến nghị cần có các thử nghiệm 
thực tế sử dụng bổ sung thành phần vi tảo với các công thức khác nhau vào khẩu phần ăn 
của thuỷ sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng quý 
gia từ tảo phân lập từ vùng ven biển có rừng ngập mặn. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 20/2017 117 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ben-Amotz, R.Fishier and A.Schneller (1987), Marine Biology, pp. 95-31-36.  
2. Akihiko Shirota (1996), The plankton of South Vietnam fresh and marine plankton, Oversea 
 technical cooperation Agency Japan. 
3. Trương Ngọc An (1993), Phân loại tảo silic phù du biển Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 
 Hà Nội. 
4. Lê Viễn Chí (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, công nghệ nuôi tảo silic Skeletonema 
 costatum(greville) cleve làm thức ăn cho ấu trùng tôm biển, Luận án PTS Sinh học, Hải Phòng. 
5. Le Thi Phuong Hoa, Nguyen Thi Hoai Ha, Dang Ngoc Quang, Nguyen Hoang Tri (2010), “Fatty 
 acid profiles of mangrove microalge and their potential use as food”, Tạp chí khoa học và Công 
 nghệ, Tập 48, số 2A. 
6. Le Thi Phuong Hoa, Nguyen Thi Hoai Ha, Pham Thi Bich Dao, Nguyen Ngoc Tuyen (2010), 
 “Biological properties and biomass culture of Chaertoceros muelleri from Giao Thuy mangrove 
 for use in aquaculture”, pp.609-614, (2010B). 
7. Nguyễn Văn Mùi (2001), Thực hành hóa sinh học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 89. 
8. Lê Xuân Tuấn, Mai Sỹ Tuấn (2005), “Nghiên cứu chất lượng và thành phần Phyplankton trong 
 rừng ngập mặn trồng tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”, Kỷ yếu Hội nghị khoa 
 học về môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr.450-461. 
9. Le Xuan Tuan, Mai Sy Tuan, Le Thi Phuong and Nguyen Thi Thu Hoa, (2008). “Study on the 
 ability of Platymonas sp. And Nanochloropsis oculata micro-algae to reduce shrimp pond water 
 pollution in Giao Thuy District, Nam Dinh Province”. Journal of Science of HNUE, Vol.53, No 
 7, pp.83-89. 
 IDENTIFICATION OF NUTRITIONAL COMPOSITION OF SOME 
 ISOLATED MICROALGAE AT MANGROVES FOREST IN XUAN 
 THUY NATIONAL PARK, NAM DINH PROVINCE 
 Abstract: This paper attempts to identify nutrient composition of 5 microalgae species: 
 Amphiprora alata, Chaetoceros muelleri, Nannochloropsis oculata, Navicula tuscula, 
 Chlorella vulgaris. These species are extracted from mangrove area in Xuan Thuy National 
 Park. They are food sources for fishes, shrimps and bivalves and have little impacts to 
 environment. The research has identified 24 fatty acids in 5 phytoplankton species. 71.7% 
 of them are unsaturated. Navicula tusculahas 17 fatty acid with 29.6% unsaturated one. 
 Amphiprora alata's protein content is 8.1g per 100g of dry weight. Chlorella vulgarishas 
 protein content of 4.44g per 100g dry weight. Carbohydrate content of Nannochloropsis 
 oculatais 11.8g per 100g dry weight and that of Navicula tuscula is 5.47g per 100g dry weight. 
 Keywords: Microalgae, mangrove, Amphiprora alata, Chaetoceros muelleri, 
 Nannochloropsis oculata, Navicula tuscula, Chlorella vulgaris. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xac_dinh_thanh_phan_dinh_duong_cua_mot_so_loai_ta.pdf