Nghiên cứu tính cấp thiết và quá trình triển khai mở định hướng mới trong chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật tại trường Đại học Hà Nội
Điểm mới trong chương trình đào tạo chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật tại Trường Đại học
Hà Nội, đó là từ năm học 2017-2018 sinh viên theo học tại đây có thêm lựa chọn mới
ngoài định hướng Biên-Phiên dịch truyền thống: Ngôn ngữ Nhật định hướng Phương
pháp giảng dạy. Việc mở thêm định hướng trong chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật đã thêm
sự lựa chọn cho người học, mở rộng cơ hội việc làm, tăng tính nghề nghiệp, nhằm đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, của người học và của nhà tuyển dụng. Bài
viết tập trung bàn thảo về tính cấp thiết và quá trình nghiên cứu, xây dựng định hướng nói
trên, cũng như kết quả đã đạt được. Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu nêu trên, chúng
tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như tổng hợp, so sánh, điều tra, phân
tích Bài viết có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích hoặc áp dụng cho các đơn vị có nhu
cầu đào tạo chuyên ngành hoặc định hướng Phương pháp giảng dạy nói chung và Ngôn
ngữ Nhật định hướng Phương pháp giảng dạy nói riêng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tính cấp thiết và quá trình triển khai mở định hướng mới trong chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật tại trường Đại học Hà Nội
(62%), các lớp học đào tạo phƣơng pháp giảng dạy (74%) đều ở mức cao. Điều này cho thấy nhu cầu về đào tạo sƣ phạm tiếng Nhật rất lớn và sự cần thiết phải tổ chức các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức liên quan đến lĩnh vực này. Đối với dự kiến mở mã ngành mới ―Đào tạo cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật định hƣớng PPGD‖ của Khoa tiếng Nhật, Trƣờng ĐHHN đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ từ phía các cựu sinh viên đã tốt nghiệp, đối tƣợng hiện đang công tác ở nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội. Cụ thể, 90% số cựu sinh viên tham gia điều tra đồng ý mở định hƣớng/mã ngành mới và 85% cho rằng nên mở ngay định hƣớng/mã ngành mới này. Lí do đồng ý mở ngành định hƣớng PPGD mà các cựu sinh viên đƣa ra đó là ―Giúp sinh viên có thêm kiến thức chuyên sâu về sƣ phạm‖ (83%); ―Phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay‖ (59%); ―Môi trƣờng làm việc nhân văn‖ (33%) và ―Tính chất ổn định của công việc‖ (33%) Theo kết quả điều tra, số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng chƣa hoặc không đồng ý mở ngành PPGD chỉ chiếm 10%, nên việc mở định hƣớng PPGD để đáp ứng nhu cầu của 90% còn lại là hết sức cần thiết. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 490 Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 52 giáo viên (50 giáo viên ngƣời Việt và 02 chuyên gia ngƣời Nhật) đã và đang công tác tại các đơn vị giảng dạy tiếng Nhật: gồm giảng viên trƣờng đại học có đào tạo tiếng Nhật; giáo viên trƣờng THCS, THPT, giáo viên trung tâm tiếng Nhật... Các đối tƣợng khảo sát phần lớn có kinh nghiệm và thâm niên trong giảng dạy tiếng Nhật. Tỷ lệ (35% (18 ngƣời) là giáo viên đã công tác từ 10 năm trở lên, trong đó có 02 giáo viên đã công tác trong nghề từ 20~40 năm; 35% (18 ngƣời) là giáo viên đã công tác trong nghề từ 5~10 năm; Công tác trong nghề từ 3~5 năm cũng có 11% (6 ngƣời); Còn lại là 9% (5 ngƣời) cho mỗi nhóm công tác trong nghề từ 1~3 năm và mới vào nghề dƣới 1 năm. Với các câu hỏi về mục tiêu đào tạo; chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo; về cấu trúc chƣơng trình, nội dung đào tạo; thời lƣợng đào tạo,... đa phần giáo viên (98%) đƣợc khảo sát đồng ý với nội dung đƣợc nêu ra của chƣơng trình. Chỉ có 2% (01 ngƣời) có ý kiến đồng ý nhƣng cần chỉnh sửa; Trong câu hỏi về nội dung chƣơng trình có đảm bảo cung cấp đủ kiến thức (100%), kỹ năng chuyên môn theo yêu cầu của chuẩn đầu ra (98%); Chƣơng trình đảm bảo liên thông với một số chƣơng trình khu vực và quốc tế (96%). Kết quả điều tra trên cho thấy, đa phần các chuyên gia và giáo viên đƣợc khảo sát đồng tình với số lƣợng và thời lƣợng các học phần đƣợc thiết kế, với các nội dung của chƣơng trình đào tạo; chƣơng trình nên đƣợc mở sớm và có tính khả thi cao. Kết quả và nội dung của các nhóm khảo sát là một kênh thông tin rất đáng tin cậy, có tính tham khảo cao trong quá trình nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng chƣơng trình khung cho chuyên ngành ngôn ngữ Nhật định hƣớng PPGD. Nội dung nghiên cứu thứ tƣ: Đề xuất xây dựng chƣơng trình và những điểm mới của chƣơng trình nhƣ: Chƣơng trình cử nhân ngôn ngữ Nhật định hƣớng PPGD đƣợc thiết kế với các học phần từ lí thuyết cơ bản tới thực hành chuyên sâu; kết hợp học phần thực tập/kiến tập sƣ phạm tới viết khóa luận tốt nghiệp. Các học phần đƣợc đề xuất xây dựng dựa trên các chƣơng trình đào tạo chuyên ngành sƣ phạm, các chƣơng trình đào tạovề giáo dục học, phƣơng pháp giảng dạy, các khóa học nâng cao nghiệp vụ sƣ phạm của các trƣờng đại học hàng đầu Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài tính kế thừa của các chƣơng trình đi trƣớc, chƣơng trình cử nhân ngôn ngữ Nhật định hƣớng PPGD của Khoa Tiếng Nhật, Trƣờng ĐHHN đƣợc thiết kế theo đặc thù của trƣờng đại học ứng dụng nên các học phần đều nghiêng về thực hành, ứng dụng. Một số học phần đƣợc xây dựng hoàn toàn mới, đáp ứng mục tiêu đào tạo trong xu thế mới và của chuẩn đầu ra. Có 3/9 học phần bắt buộc (Thiết kế giáo án và phát triển tài liệu giảng dạy ngoại ngữ; Thiết kế chƣơng trình đào tạo và nội dung giảng dạy ngoại ngữ; Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá trong giảng dạy ngoại ngữ) và 4/6 môn học tự chọn là khác với chƣơng trình khung chuyên ngành sƣ phạm của ĐHNN, ĐHQGHN. Đặc biệt, chƣơng trình cử nhân ngôn ngữ Nhật định hƣớng PPGD của Khoa tiếng Nhật, Trƣờng ĐHHN đã đƣa học phần Nhập môn thụ đắc ngôn ngữ thứ hai làm môn học bắt buộc thay cho viết khóa luận tốt nghiệp (KLTN) cũng là một điểm mới, sáng tạo và phù hợp (Chƣơng trình chuyên ngành sƣ phạm của ĐHNN, Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 491 ĐHQGHN cho sinh viên chọn một môn học tự chọn làm điều kiện này), bởi chỉ có khoảng 10% sinh viên đƣợc chọn viết KLTN, số còn lại sẽ phải học học phần thay thế này. Chúng tôi lựa chọn học phần thụ đắc ngôn ngữ thứ hai làm học phần thay thế KLTN vì đây là học phần nâng cao trong định hƣớng PPGD, học phần này đƣợc thiết kế để cung cấp các kiến thức về tính cần thiết của những nghiên cứu về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai; Từ những kiến thức đƣợc cung cấp, ngƣời học có thể vận dụng để thực hiện ứng dụng hiệu quả trong việc giảng dạy tiếng Nhật ở các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, giờ dạy ngữ pháp...; thực hiện các nghiên cứu về việc học và tiếp thu tiếng Nhật của ngƣời Việt Nam. Chƣơng trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Nhật định hƣớng PPGD của Khoa tiếng Nhật, Trƣờng ĐHHN có sự kế thừa, liên thông, phối kết hợp giữa các chƣơng trình đào tạo sƣ phạm trong nƣớc và chƣơng trình đào tạo sƣ phạm của Nhật Bản, nhƣng cũng có những yếu tố đặc thù riêng. Chƣơng trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhƣ: Mục tiêu đào tạo; Chuẩn đầu ra; Nội dung và thời lƣợng đào tạo với 140 tín chỉ (TC) toàn khóa học (phù hợp với thông tƣ 07 - 2015 mà Bộ GD&ĐT đã quy định cho một chƣơng trình giáo dục đại học), thời gian đào tạo 4 năm, chia 8 học phần. Trong đó 2 năm cuối tập trung đào tạo với 28 TC chuyên ngành. Ngoài ra, chƣơng trình thiết kế thời gian thực tập/kiến tập sƣ phạm với thời lƣợng 3 TC và viết KLTN hoặc học 3 học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp với tổng số 6 TC. Tổng thời lƣợng đào tạo định hƣớng PPGD là 39 TC đã đồng nhất với các định hƣớng đào tạo khác (Biên phiên dịch, Thƣơng mại, Du lịch,...) của đơn vị đào tạo khác và của các khoa ngôn ngữ Trƣờng ĐHHN. Chƣơng trình cử nhân ngôn ngữ Nhật định hƣớng PPGD đƣợc thiết kế với 10 đầu mục: Thông tin về chƣơng trình đào tạo; Mục tiêu đào tạo; Chuẩn đầu ra; Vị trí công tác sau khi tốt nghiệp; Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi khi tốt nghiệp; Nội dung đào tạo; Mô tả tóm tắt các học phần; Đội ngũ giảng viên; Cơ sở vật chất đảm bảo cho đào tạo; Hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình. Chi tiết về chƣơng trình đào tạo cử nhân Ngôn ngữ Nhật định hƣớng PPGD đƣợc thể hiện ở bảng sau: STT Tên học phần Số TC Số giờ TC Lí thuyết Thực hành Tự học I Học phần bắt buộc 22 1. Tâm lí học trong dạy học ngoại ngữ 3 45 0 90 2. Giáo dục học đại cƣơng 2 30 0 60 3. Quản lí 2 30 0 60 Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 492 hành chính nhà nƣớc và quản lí ngành giáo dục và đào tạo 4. Lí luận dạy học tiếng Nhật 3 45 0 90 5. Phƣơng pháp giảng dạy tiếng Nhật 1 3 15 60 60 6. Phƣơng pháp giảng dạy tiếng Nhật 2 3 15 60 60 7. Thiết kế giáo án và phát triển tài liệu giảng dạy ngoại ngữ 2 15 30 45 8. Thiết kế chƣơng trình đào tạo ngoại ngữ 2 15 30 45 9. Phƣơng pháp kiểm tra và đánh giá trong dạy học ngoại ngữ 2 15 30 60 II Học phần tự chọn 6 10. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ 2 30 0 60 11. Chuyên đề Ngữ âm tiếng Nhật: từ lí thuyết tới thực hành 2 30 0 60 Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 493 12. Chuyên đề Từ vựng tiếng Nhật: khai thác tri thức Hán Việt trong dạy học 2 30 0 60 13. Văn hóa Nhật Bản truyền thống 2 30 0 60 14. Hệ thống giáo dục Nhật Bản 2 30 0 60 15. Dịch thuật trong lĩnh vực giáo dục 2 15 30 45 III Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp 9 III.1 Thực tập/Kiến tập sƣ phạm 3 0 135 67,5 III.2 Khóa luận tốt nghiệp49 6 0 210 105 16. Nhập môn thụ đắc ngôn ngữ thứ hai50 2 15 30 45 Tổng số tín chỉ Định hƣớng PPGD 39 405 270 960 5. Thảo luận và Đề xuất Nghiên cứu xây dựng chƣơng trình đào tạo ngôn ngữ Nhật theo định hƣớng PPGD tại Khoa Tiếng Nhật, Trƣờng ĐHHN đã mang lại những đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn có giá trị. Gắn kết các thành tựu về đào tạo chuyên ngành và định hƣớng sƣ phạm/PPGD của các đơn vị đào tạo sƣ phạm trong hệ thống giáo dục Việt Nam; Các nét đặc trƣng, riêng biệt của định hƣớng sƣ phạm sẽ đƣợc soi chiếu qua chƣơng trình đào tạo một cách cụ thể, xác thực; Cho thấy sự khác biệt giữa các định hƣớng Biên phiên dịch, Thƣơng mại... 49 Số lƣợng sinh viên đƣợc chọn xét viết khóa luận tốt nghiệp vào khoảng 10% tổng số sinh viên; 50 Những sinh viên không đƣợc viết khóa luận tốt nghiệp sẽ phải học môn Nhập môn thụ đắc ngôn ngữ thứ hai Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 494 Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần bổ sung thêm các tƣ liệu nghiên cứu về chuyên ngành, định hƣớng sƣ phạm/PPGD tiếng Nhật tại Việt Nam; cũng nhƣ cung cấp các khái niệm, thuật ngữ cụ thể trong lĩnh vực giáo dục, sƣ phạm để sinh viên có thể tự nghiên cứu, so sánh đối chiếu giữa giáo dục Nhật Bản với giáo dục Việt Nam hoặc một số chuyên ngành khác. Thông qua chƣơng trình đào tạo ngôn ngữ Nhật theo định hƣớng PPGD sẽ thúc đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia, hai nền giáo dục Việt Nam - Nhật Bản khi Nhật Bản có chủ trƣơng phổ cập tiếng Nhật tại một số quốc gia là đối tác chiến lƣợc của Nhật Bản. Các học phần của định hƣớng PPGD thuộc chuyên ngành ngôn ngữ Nhật đƣợc thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của chuyên ngành ngôn ngữ Nhật (trong chƣơng trình này là chuyên ngành sƣ phạm). Sản phẩm của nghiên cứu này đƣợc sử dụng làm chƣơng trình cho ngành ngôn ngữ Nhật định hƣớng PPGD tại Khoa Tiếng Nhật, Trƣờng ĐHHN. Từ kết quả của nghiên cứu này, các đơn vị đào tạo tiếng Nhật có mong muốn mở chuyên ngành hoặc định phƣớng sƣ phạm/PPGD có thể áp dụng hoặc sử dụng làm tài liệu tham khảo. Chúng tôi cũng mong muốn, trong tƣơng lai không xa, các trƣờng đại học đang đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ Nhật sẽ tham khảo, nghiên cứu mô hình và định hƣớng đào tạo mới của chúng tôi để mạnh dạn mở thêm chuyên ngành/định hƣớng sƣ phạm/PPGD, nhằm nắm bắt cơ hội và có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng, của xu thế mới và sự cấp thiết của ngƣời học. Chúng tôi cũng nhận thấy, các cơ quan, tổ chức của Nhật Bản nhƣ Ban Văn hóa, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Quỹ Giao lƣu quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam và một số đơn vị rất quan tâm tới định hƣớng đào tạo mới này. Họ đã, đang và sẽ tạo rất nhiều cơ hội cũng nhƣ điều kiện cụ thể là tài trợ cho chƣơng trình đào tạo giáo viên, cung cấp học liệu và tạo nhiều cơ hội tốt nhất cho ngƣời học. 6. Kết luận Đây là chƣơng trình đầu tiên về đào tạo ngôn ngữ nƣớc ngoài (ngôn ngữ Nhật) theo định hƣớng PPGD tại Việt Nam (các chƣơng trình khác là chuyên ngành sƣ phạm). Nghiên cứu về tính cấp thiết, dựa trên các cơ sở lý luận, khảo sát nhu cầu thực tiễn, cũng nhƣ tham khảo các ý kiến chuyên gia, nhà sử dụng lao động và nhu cầu của ngƣời học, cựu ngƣời học... để từ đó triển khai xây dựng chƣơng trình ngôn ngữ Nhật định hƣớng PPGD là một hƣớng đi mới và cần thiết trong xu thế hội nhập và nhu cầu cấp thiết của các nhà tuyển dụng, cũng nhƣ của ngƣời học. Nghiên cứu này là đề tài đầu tiên về xây dựng chƣơng đào tạo theo định hƣớng trong chuyên ngành ngôn ngữ Nhật bậc đại học tại Việt Nam, và là chƣơng trình tiên phong trong việc mở định hƣớng PPGD tại các khoa ngôn ngữ tại Trƣờng ĐHHN nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Việc xây dựng chƣơng trình ngôn ngữ Nhật theo định hƣớng PPGD sẽ gia tăng khả năng lựa chọn và định hƣớng nghề nghiệp cho sinh viên theo học ngành ngôn ngữ Nhật truyền thống; Chƣơng trình sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời học và tính cấp thiết của xã hội; chƣơng trình phát huy và kế thừa các chƣơng trình đi trƣớc; có tính liên thông và là bƣớc Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 495 chuyển tiếp, tạo tiền đề cho việc học lên các chƣơng trình sau đại học Nghiên cứu xây dựng chƣơng trình ngôn ngữ Nhật định hƣớng PPGD đƣợc ứng dụng trong việc dạy, học và nghiên cứu tiếng Nhật tại Việt Nam. Nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích hoặc áp dụng cho các đơn vị có nhu cầu đào tạo chuyên ngành hoặc định hƣớng PPGD tại Trƣờng ĐHHN và tại các đơn vị đào tạo khác ở Việt Nam. Tài liệu tham khảo Chƣơng trình đào tạo ngành ngôn ngữ Nhật (2017). Trƣờng Đại học Hà Nội. Hƣớng dẫn sử dụng Khung chuẩn giáo dục tiếng Nhật (2010). Xuất bản lần 3. Japan Foundation. Phụ lục IV Thông tƣ số 08/2011/TT- BGD&ĐT về xây dựng Khung chƣơng trình đào tạo trình độ ĐH, cao đẳng. Thông tƣ số 05/2017/TT-BGD&ĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 Ban hành Quy chế tuyển sinh ĐH hệ Chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ Chính quy. 阿部洋子・坪山由美子(2008)『現職日本語教師に対する教授法授業のカリキュラム・デザイン』『国際交流基金日本語教育紀要』 第 4号、2008年、国際交流基金 近藤彩、木谷直之、木田真理(2012)『日本語教育指導者養成プログラムの 10 年の歩み-現職の非母語話者日本語教師の修了後 の活動を踏まえて-』日本言語文化研究会論集 2012 年第 8 号 藤長かおる、古川嘉子、エフィ・ルシアナ(2006)「インドネシアの高校日本語教師の成長を支援する教師研修プログラム」『国 際交流基金日本語教育紀要』第2号、81―96、国際交流基金 STUDY THE URGENCY AND THE PROCESS OF OPENING NEW DIRECTIONS IN THE MAJOR OF JAPANESE STUDIES AT HANOI UNIVERSITY Abstract There is a new point in the training program specialized in Japanese Studies at Hanoi University, that is from the academic year of 2017-2018, students studying here have a new option apart from the traditional Translation-Interpretation orientation, it is the Japanese Teaching Method Orientation. The opening of more orientation in the Japanese Studies major has increased choices for learners, expanded job opportunities, increased careers, in order to meet the increasing needs of society, learners, and employers. The article focuses on discussing the urgency and the process of researching and building the aforementioned direction, as well as the results achieved. In order to complete the above research objectives, we use some main research methods such as synthesis, comparison, investigation, analysis, etc. The article can be a useful reference or applied to the Units in need of specialized training or instructional Teaching Methods in general and Japanese Teaching Methods in particular. Keywords credit system, curriculum framework, Japanese Studies, Japanese language, Japanese teaching method orientation
File đính kèm:
- nghien_cuu_tinh_cap_thiet_va_qua_trinh_trien_khai_mo_dinh_hu.pdf