Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và hiện trạng khai thác các loài tre nứa ở xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
Xã Đồng Văn thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có
trên 6.000 ha rừng tre nứa. Tre nứa đã mang lại nguồn thu nhập lớn nhất từ rừng cho
người dân địa phương, đặc biệt là cây Lùng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều khu vực đã bị
suy thoái do khai thác quá mức. Dựa trên phương pháp khảo sát tại thực địa và phỏng
vấn người dân địa phương, nghiên cứu này đã xác định được 8 loài tre nứa, 4 loài
thường được khai thác nhiều, sự phân bố và một số đặc điểm sinh thái của chúng, một
số vấn đề trong khai thác và quản lý ở khu vực nghiên cứu. Từ đó, đề xuất các biện
pháp bảo tồn và khai thác bền vững các loài tre nứa ở khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Hoạt.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và hiện trạng khai thác các loài tre nứa ở xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và hiện trạng khai thác các loài tre nứa ở xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
g (Ampelocalamus patellaris Gamble) có mật độ khác nhau do Giang là loài leo bám hoặc bò trườn trên các cây khác, các cành chính phát triển to như thân và rất dài, có thể đến 20 m nên chúng cần không gian rộng, khoảng cách giữa các cây lớn. Bảng 3 mô tả tóm tắt 9 đặc điểm hình thái gồm: Kích thước mắt, loại đốt, vòng mo, sự phân cành, kích thức và hình thái lá, chiều cao thân, độ dài lóng và đường kính thân (D) của 4 loài tre nứa. Về cơ bản, các đặc điểm của các loài đều giống với mô tả trong tài liệu của Lê Viết Lâm [7] và Nguyễn Hoàng Nghĩa [8]. Tuy nhiên, có một vài đặc điểm có sự sai khác, đó là chiều cao cây, dài lóng và đường kính thân, đều nhỏ và ngắn hơn so với mô tả. Có thể nhận định, do điều kiện sinh thái thay đổi theo hướng suy thoái đã dẫn tới sự biến đổi này. KVNC là rừng tre nứa đã bị người dân khai thác hàng chục năm nay nên sau khi tái sinh nhiều lần thì tre nứa có xu hướng giảm chất lượng. 7 Đ. T. M. Châu, N. A. Dũng, N. A. Sáng, Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và hiện trạng khai thác Bảng 2: Đặc điểm sinh thái của 4 loài tre nứa quan trọng ở KVNC TT Đặc điểm Lùng Nứa Giang Vầu đắng 1 Dạng thân Thân ngầm Thân ngầm Thân ngầm dạng Thân ngầm, mọc dạng củ, thân dạng củ, thân củ, thân khí sinh lan dưới đất 20- khí sinh mọc khí sinh mọc bò trườn trên mặt 30 cm, thân khí thẳng thẳng đất/ leo bám sinh mọc thẳng 2 Dạng mọc Thành cụm Thành cụm Tản/ Phân tán Tản/ Phân tán 3 Cây ưa sáng/ Ưa sáng Ưa sáng Chịu bóng Chịu bóng chịu bóng 4 Khoảng cách giữa các cụm/ 2,5 m 3,5 m 3 m 0,8 m các cây 5 Mật độ TB 1500-3000 2000-3500 3000-4000 2000-5000 (cây/ha) 6 Số cây/ cụm 50-140 60-150 7 Nơi sống (trên Rừng thứ Rừng thứ Rừng thứ sinh sau Rừng thứ sinh loại rừng) sinh thưa sinh thưa nương rẫy 8 Cây mọc Các cây gỗ Nứa lá nhỏ, Các cây gỗ mọc Các cây gỗ họ cùng ưa sáng như: lùng, các cây nhanh như gáo, Đậu, Re, Thầu bằng lăng, thân gỗ ưa vạng, bông bạc, dầu Dưới tán thành ngạnh, sáng khác sòi, ba bét, nứa, có Sa nhân, hu đay, các vầu Dong, Ráy, loài họ Dẻ Mây Bảng 3: Đặc điểm hình thái của 4 loài tre nứa chính ở KVNC TT Đặc điểm Lùng Nứa Giang Vầu đắng Nhỏ, D≤1 Lớn, dẹt Lớn, nổi rõ 1 Mắt Nhỏ, D = 1 cm cm D = 3 cm D = 2,5 cm 2 Đốt Không phình Không phình Không phình Phình to Rộng 4 mm, Hơi nổi, Hơi nổi, Gờ nổi cao, 3 Vòng mo không nổi, nhiều có ít lông có lông không lông lông dài Muộn (đốt thứ Muộn (đốt thứ 4 Phân cành Sớm và đều Sớm, cành to 10,11) 14,15) Rụng muộn, Rụng muộn, hình Rụng sớm, hình cứng, dòn, Rụng muộn, chuông, cao 20- thang dài, hẹp; cao 15-20 hình thang, cao 30 cm, có lông có nhiều sọc cm, mặt lưng 17-21 m, có sọc ngắn; tai mo dài dọc, giữa các phủ silíc, màu tím, phủ 5 Mo rộng 6x3 cm, sọc có lông lông ráp màu nhiều lông màu nhăn nheo, nhỏ, cứng màu nâu; vàng nhạt hung; tai mo hơi cong, nhiều tai mo không mọc lớn, rộng 1,5 cm lông mi; hai bên phát triển, có 4- áp sát; tai mo nhiều lông mi bẹ mo có lông 6 lông mi thẳng rất nhỏ 8 Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1A/2021, tr. 5-13 TT Đặc điểm Lùng Nứa Giang Vầu đắng Cành nhỏ mang Cành nhỏ 6-9 lá; phiến lá mang 6-9 lá; Cành mang 11- Cành nhỏ mang hình mác thuôn, phiến lá hình 12 lá; phiến lá 3-6 lá; phiến lá dài 15-20 cm, lưỡi mác, dài hình mác thuôn, hình mác ngắn, rộng 2-2,5 cm, 20-30 cm, dài 25-30 cm, dài 11-28 cm, 6 Lá mặt trên xanh rộng 2,5-4,0 rộng 2,5-3 cm, rộng 1,5-5 cm, thẫm, dưới xanh cm; mặt dưới đầu nhọn, gốc gân 3-7 đôi; nhạt; bẹ lá có phủ lông nhỏ lệch, trên xanh mặt trên xanh lông màu vàng màu trắng đậm, dưới nhạt thẫm, dưới nhạt nhạt, số gân lá 18 cứng ráp 7 Chiều cao (m) 12 (10-16) 9 (6-12) 5 (3-8) 15 (10-20) 8 Dài lóng (cm) 80 (50-120) 60 (30-100) 50 (40-70) 40 (30-60) 9 D thân (cm) 8 (4-12) 6 (3-9) 5 (3-6) 12 (10-15) 3.3. Một số đặc điểm về thổ nhưỡng Ở KVNC, các loài tre nứa thường mọc trên các đồi núi thấp, có độ dốc vừa phải từ 10 đến 30 độ, độ cao hầu hết dưới 800 m so với mặt biển (trừ loài Mạnh tông to phân bố dưới 1200 m và Sặt phân bố dưới 1000 m). Do tre nứa ưa sáng và ẩm nên thường mọc ven bờ suối hoặc trong các thung lũng có đất ẩm, tầng đất dày, thoát nước, trên đất đỏ vàng trên phiến sét. Đất đỏ vàng trên phiến sét ở KVNC có thảm thực vật khá phát triển là loại đất có độ phì khá; độ mùn từ 3-5%; đạm từ 0,1÷0,25%; lân từ 0,006÷0,07%; kali từ 1÷2%; độ chua hơi cao, pHKCL < 5; thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét nhẹ, độ dày tầng đất trên 50 cm. Cả 4 loài tre nứa ở KVNC đều ưa mọc ở chân đồi, ven khe hoặc mọc xen với cây gỗ hoặc các loài tre nứa khác. Trong thực tế, ở tiểu khu 55, có tới 95% diện tích là rừng thuần tre nứa, hỗn giao giữa Lùng (Bambusa longissimas sp. Nov.) và Nứa (Neohouzeaua dullooa (Gamble) A. Camus). Độ pH của đất thấp, đất chua đến hơi chua là đặc điểm phù hợp với các loài tre nứa, trong đó đất nơi phân bố của Vầu đắng là chua nhất. Về độ ẩm đất, mặc dù các loài tre nứa ưa đất ẩm, nhưng do mẫu đất được lấy vào thời điểm ít mưa nên khá khô, độ ẩm chỉ dao động từ 15-25%, nơi có độ ẩm cao nhất là khu vực phân bố của Giang (Bảng 4). Bảng 4: Một số đặc điểm về thổ nhưỡng nơi phân bố các loài tre nứa chính ở KVNC TT Đặc điểm Lùng Nứa Giang Vầu đắng Đất thịt pha cát, Đất thịt pha, tơi Đất thịt nhẹ, Đất thịt lẫn đá, 1 Loại đất tầng dày, ẩm, xốp, tầng dày, hoặc feralite tầng dày 50 - thoát nước thoát nước đỏ vàng 80cm Đất thịt nhẹ, Thành phần Đất thịt nhẹ Đất thịt nhẹ, Đất thịt lẫn sỏi đá 2 kết cấu hạt cấp cơ giới hoặc trung bình giàu mùn đang phong hóa thô, ít mùn 3 Độ pH 3,5-5 3-4,5 3-5 3-4,5 4 Độ ẩm 17-20% 15-18% 19 -25% 18-22% 9 Đ. T. M. Châu, N. A. Dũng, N. A. Sáng, Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và hiện trạng khai thác 3.4. Tái sinh và phát triển Bảng 5 thống kê các đặc điểm về tái sinh và phát triển của 4 loài tre nứa chính ở KVNC. Mùa tái sinh của tất cả các loài đều vào mùa xuân, từ tháng 2 đến tháng 5. Tiếp theo mùa tái sinh là mùa măng, người dân địa phương thường khai thác măng giang, măng nứa và măng vầu đắng. Lùng ít được khai thác măng hơn các loài khác vì măng không ngon. Hơn nữa, khai thác Lùng trưởng thành để làm nguyên liệu đan lát thường cho thu nhập cao hơn nên người dân thường ít khai thác măng Lùng. Cả 4 loài đều sinh trưởng tốt bằng thân ngầm; hai loài Nứa và Lùng còn sinh trưởng bằng hạt. Khi cây ra hoa và kết trái, tạo hạt và rụng xuống thì hạt nảy mầm và tạo những cây con mới, sau đó phát triển dần thành cụm. Trước đây, người dân địa phương còn thu hái hạt Lùng và Nứa về ăn thay gạo chống đói. Theo người dân địa phương, hai loài Giang và Vầu đắng ở xã Đồng Văn chỉ tái sinh tự nhiên bằng thân ngầm hoặc thân khí sinh. Bảng 5: Một số đặc điểm về tái sinh và phát triển của 4 loài tre nứa chính ở KVNC TT Đặc điểm Lùng Nứa Giang Vầu đắng 1 Mùa tái sinh (tháng) T4 T3 T5 T2 2 Mùa măng (tháng) 7-8 6-9 7-10 2-5 Hạt, thân Hạt, thân Thân Thân 3 Tái sinh chủ yếu bằng ngầm ngầm ngầm ngầm Tỷ lệ sống và phát triển 4 20-50% 30-40% 60% 50% thành cây trưởng thành 5 Chiều cao TB sau 1 năm 10 5-8m 10-15m 8-10 6 Chiều cao cây trưởng thành 12-20 10-12 17-22m 17-20 Tuổi trưởng thành (khi đạt 7 2 năm 1,5-2 năm 1,5 năm 2-3 năm chiều cao tối đa) Tuổi khai thác thân làm 8 1,5-2 năm 02 năm 01-02 năm ≥03 năm VLXD, nguyên liệu giấy 9 Chu kỳ khuy 50 năm 40 năm 30 năm 50 năm Các kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sống và phát triển thành cây trưởng thành và tuổi đạt chiều cao tối đa rất quan trọng đối với việc khai thác nguồn tài nguyên này. Theo Triệu Văn Hùng [6], các loài tre nứa chỉ đạt chiều cao tối đa khi cây trên 1 năm tuổi (từ 1,5-3 năm). Nếu khai thác làm nguyên liệu giấy hoặc vật liệu xây dựng thì cây cần phải đủ 2-3 tuổi. Đặc biệt, đối với Giang, khai thác khi cây đủ 3 tuổi mới có thể sản xuất ra các loại giấy mềm dẻo như giấy cuốn thuốc lá, giấy pơluya, giấy in tiền, giấy can vẽ Trong thực tế, người dân ở xã Đồng Văn thường khai thác các loài tre nứa hàng năm, khi cây được 1 tuổi. Lúc này, cây đang non, chưa đủ chiều cao, độ dày và độ bền dẻo. Khai thác non là nguyên nhân chính dẫn đến việc suy thoái nhiều khu rừng tre nứa. Ngoài ra, việc cấm hoàn toàn các hoạt động khai thác măng vào mùa măng trong những năm vừa qua là bất hợp lý, vì ở các loài tre nứa, chỉ có 20-60% măng sống và phát triển thành cây trưởng thành. Người khai thác và quản lý cần biết điều này để có kế hoạch khai thác măng đúng thời vụ và tỷ lệ, đảm bảo cho những cây còn lại phát triển tốt hơn, đồng thời tăng thu nhập cho người dân địa phương. 10 Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1A/2021, tr. 5-13 3.5. Hiện trạng khai thác và quản lý Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn tài nguyên tre nứa ở xã Đồng Văn được trình bày trong Bảng 6. Sản lượng khai thác Nứa, Lùng hiện nay của xã là trên 2000 tấn/năm. Với giá 1500 đ/tấn, mỗi năm người dân có thể thu về trên 3 tỷ đồng. Việc vận chuyển và chế biến Nứa, Lùng cũng đã giải quyết việc làm cho hàng trăm người ở KVNC với mức thu nhập từ 200000-300000 đồng/ngày. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác tre nứa ở khu vực này đang có một số vấn đề bất hợp lý, cụ thể: Khai thác non làm chất lượng và sản lượng giảm; khai thác vào mùa tái sinh làm gãy đổ và tổn thương măng; chính sách quản lý các hoạt động khai thác tre nứa hiện tại mới chỉ dừng ở việc lập hồ sơ đăng ký khai thác hoặc ngăn cấm khai thác khi nguồn tre nứa bị cạn kiệt... Vì vậy, cần có những chính sách quy định mùa khai thác măng, mùa khai thác cây trưởng thành, tỷ lệ khai thác măng, tuổi khai thác, phương pháp khai thác... của mỗi loài và thúc đẩy cộng đồng đưa các quy định khai thác bền vững vào quy chế thôn bản. Bảng 6: Hiện trạng khai thác và quản lý 4 loài tre nứa chính ở KVNC TT Đặc điểm Lùng Nứa Giang Vầu đắng 1 Mùa khai thác (tháng) 2-6 (11-2) 10-4 12-2 2-4 2 Tuổi khai thác thực tế 01 năm 1 năm 01 năm 02 năm Sản lượng khai thác 3 1500 tấn 300 tấn 250 tấn 100 tấn tại xã Đồng Văn/năm Làm nguyên liệu Măng, vật Măng, làm Măng, cột 4 Mục đích khai thác đan, tăm, đũa, chân liệu, bột dây buộc, chống, vật hương giấy đan lát liệu XD Khai thác Khai thác Khai thác Khai thác nhiều, một 5 Tình trạng khai thác nhỏ lẻ bởi nhỏ lẻ bởi nhỏ lẻ, chủ số vùng bị cạn kiệt người dân người dân yếu là măng Được phép khai thác Được Được phép Được phép trên khu vực rừng phép khai khai thác khai thác 6 Công tác quản lý được nhà nước giao thác phục phục vụ phục vụ nhu quản lý, làm hồ sơ vụ nhu cầu nhu cầu cầu cộng khai thác cộng đồng cộng đồng đồng Hiện nay, tại KVNC đã có dự án nghiên cứu triển khai nhân giống và trồng cây Lùng. Tuy nhiên, dự án đang gặp nhiều khó khăn vì cây Lùng rất khó phát triển sau khi trồng, tốc độ sinh trưởng và phát triển kém hơn nhiều so với cây Lùng trong tự nhiên. Vì thế, rất cần phải có những biện pháp kịp thời bảo vệ tại chỗ và khai thác bền vững các khu rừng tre nứa tự nhiên nhằm duy trì các hệ sinh thái rừng và nguồn thu nhập của người dân địa phương. 4. Kết luận và kiến nghị Ở xã Đồng Văn, có 8 loài tre nứa phân bố trên diện tích trên 6000 ha, trong đó trên 4000 ha là rừng thuần loài tre nứa. Cả 8 loài tre nứa chủ yếu phân bố ở những khu vực đai cao từ 300-800 m, độ dốc từ 10-25 độ, có lượng mưa trên 1500 mm/ năm, trên loại đất thịt trung bình, dày tầng và chua cao (độ pH từ 3-5). 11 Đ. T. M. Châu, N. A. Dũng, N. A. Sáng, Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và hiện trạng khai thác Có 4 loài có trữ lượng khá lớn ở KVNC và được khai thác thường xuyên để tạo thu nhập và phục vụ đời sống cộng đồng, đó là Giang (Ampelocalamus patellaris (Gamble) Stapleton), Lùng (Bambusa longisimas sp. Nov.), Vầu đắng (Indosasa angustata McClure) và Nứa lá to (Neohouzeaua dullooa (Gamble) A. Camus). Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh thái, tái sinh, phát triển và hiện trạng khai thác, quản lý ở KVNC cho thấy kích thước thân các loài tre nứa ở đây có xu hướng nhỏ và ngắn hơn so với ở các khu vực chưa bị khai thác. Điều này chứng tỏ chúng đang bị thoái hóa và suy giảm chất lượng. Các hoạt động khai thác và quản lý đang tồn tại nhiều vấn đề bất hợp lý như tuổi khai thác, mùa khai thác, tỷ lệ khai thác măng, chính sách quản lý hiện tại... Cần có các nghiên cứu sâu hơn với từng loài và từng khu vực rừng tre nứa, trên cả vùng sinh thái ven lưu vực Thủy điện Hủa Na để có cơ sở khoa học vững chắc hơn cho việc đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý, bền vững; từ đó đưa vào các quy định, quy chế quản lý tài nguyên tre nứa nói riêng và tài nguyên rừng nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập 3), Hà Nội: NXB Nông nghiệp, 2005. [2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong hoạt động khuyến nông - khuyến lâm. Hà Nội: NXB Nông nghiệp, 1998. [3] Đào Thị Minh Châu, Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở khu vực Vườn quốc gia Pù Mát nhằm đề xuất các giải pháp khai thác và phát triển bền vững, Luận án Tiến sỹ Sinh học, 2016. [4] Đỗ Ngọc Đài và công sự, Đa dạng thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2019. [5] Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam (tập 3), NXB Trẻ, 2003. [6] Triệu Văn Hùng (Chủ biên), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội: NXB Bản đồ, 2007. [7] Lê Viết Lâm, “Nghiên cứu phân loại họ phụ Tre (Bambusoideae) ở Việt Nam,” Tài liệu Hội nghị Khoa học công nghệ lâm nghiệp 20 năm đổi mới (1986-2005) - Phần Lâm sinh, 2005. [8] Nguyễn Hoàng Nghĩa, Tre trúc Việt Nam. Hà Nội: NXB Nông nghiệp, 2005. 12 Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1A/2021, tr. 5-13 SUMMARY ECOLOGICAL CHARACTERISTICS AND REALITIES OF EXPLOITATION AND MANAGEMENT OF BAMBOO RESOURCES IN DONG VAN COMMUNE, QUE PHONG DISTRICT, NGHE AN PROVINCE Dao Thi Minh Chau, Nguyen Anh Dung, Nguyen Anh Sang Vinh University Received on 07/01/2021, accepted for publication on 10/3/2021 Dong Van Commune is located in the buffer zone of Pu Hoat Nature Reserve, with over 6000 ha of bamboo forests accounting for about 25% of the area. Bamboos, especially the species Bambusa longissima, have brought the largest income from the forest for local people. However, many areas have been being degraded due to over- exploitation. On the basis of field survey and local people interviews methods, this study has identified 8 bamboo species, 4 commonly exploited species, their distribution and some ecological characteristics, some problems in exploitation and management in the study area. Our study also proposed measures to conserve and sustainably exploit bamboo species in Pu Hoat Nature Reserve. Keywords: Bamboo; ecological characteristics; sustainable exploitation. 13
File đính kèm:
- nghien_cuu_mot_so_dac_diem_sinh_thai_va_hien_trang_khai_thac.pdf