Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, đề tài đã lựa chọn

được các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng ném

Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội.

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 1

Trang 1

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 2

Trang 2

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 3

Trang 3

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 4

Trang 4

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 5

Trang 5

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 6

Trang 6

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2380
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng ném trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
23 
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH 
TỐC ĐỘ CHO NAM SINH VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG NÉM 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI 
TS. Đỗ Mạnh Hưng, ThS. Trần Đình Phòng 
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 
Tóm tắt: Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, đề tài đã lựa chọn 
được các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng ném 
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. 
Summary: By the methods of routine scientific research, the subject has chosen the 
exercises about enhancing intensive speed for male students in the Handball team of 
Hanoi University of Physical Education and Sports. 
1. PHẦN MỞ ĐẦU 
Trong tập luyện và thi đấu bóng ném 
luôn phải sử dụng sức mạnh tốc độ trong 
mọi tình huống và liên tục trong thời gian 
tương đối dài với lượng vận động lớn nên 
dẫn đến sự mệt mỏi của cơ bắp cùng với 
sự căng thẳng của thần kinh và ức chế 
tâm lý. Qua quan sát các buổi tập luyện 
và thi đấu của nam sinh viên đội tuyển 
Bóng ném Trường Đại học Sư phạm 
TDTT Hà Nội, chúng tôi nhận thấy sức 
mạnh tốc độ của các em còn hạn chế thể 
hiện ở hiệu quả thi đấu, những đường 
chuyền phản công, tấn công nhanh còn 
yếu và dễ bị cản phá, tốc độ phát lực 
chậm và yếuDo vậy, việc lựa chọn các 
bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho 
người học là điều cần thiết và vô cùng 
quan trọng. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Các phương pháp nghiên cứu khoa 
học chủ yếu sau: Phương pháp phân tích 
và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng 
vấn, phương pháp quan sát sư phạm, 
phương pháp kiểm tra sư phạm, phương 
pháp toán học thống kê. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Lựa chọn bài tập phát triển 
SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển bóng 
ném Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà 
Nội. 
Bằng phương pháp tổng hợp và tham 
khảo các nguồn tài liệu chuyên môn có 
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các 
tác giả trong và ngoài nước, đề tài thu 
thập được 38 bài tập phát triển SMTĐ đã 
và đang được sử dụng trong thực tế, 
thuộc các nhóm bài tập không bóng,bài 
tập có bóng vàbài tập thi đấu. 
Để đảm bảo tính khoa học, khách quan 
và chính xác, đề tài tiến hành phỏng vấn các 
chuyên gia để lựa chọn ra được những bài 
tập đặc trưng tiêu biểu cho đối tượng nghiên 
cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
24 
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ cho nam sinh 
viên đội tuyển bóng ném Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội (n=25) 
TT Nội dung bài tập 
Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Tổng 
điểm 
% 
n Điểm n Điểm n Điểm 
I Các bài tập không bóng 
1 Gập, duỗi cổ tay với tạ đòn 8 24 6 12 11 11 46 61,3 
2 
Gánh tạ 20kg đứng lên ngồi 
xuống 
16 48 7 14 2 2 64 85,3 
3 Kéo dây chun 8 24 6 12 11 11 47 62,6 
4 Lò cò trên cát 7 21 7 14 11 11 46 61,3 
5 Co tay xà đơn 5 15 8 16 12 12 43 57,3 
6 Bật cóc 14 42 10 20 1 1 63 84 
7 Chống tay trên xà kép 6 18 7 14 12 12 44 58,6 
8 Nằm sấp chống đẩy 15 45 10 20 0 0 65 86,6 
9 Nằm sấp tập cơ lưng 4 12 8 16 13 13 41 54,6 
10 Nằm ngửa tập cơ bụng 3 9 7 14 15 15 38 50,6 
11 Nhảy dây biến tốc 5 15 7 14 13 13 42 56 
12 Bật xa tại chỗ 6 18 5 10 14 14 42 56 
13 Bật cao với tay bằng 1 chân 5 15 6 12 14 14 41 54,6 
14 Bật bục đổi chân 4 12 8 16 13 13 41 54,6 
15 Bật nhảy 3 bước 17 51 8 16 0 0 67 89,3 
16 Chạy 30m TĐC 25 75 0 0 0 0 75 100 
17 Chạy 60m TĐC 20 60 5 10 0 0 70 93,3 
18 Chạy zíc zắc 30 m 5 15 8 16 12 12 43 57,3 
19 Ke bụng trên thang dóng 15 45 8 16 2 2 63 84 
II Các bài tập có bóng 
20 Ném bóng nhồi 1kg 25 75 0 0 0 0 75 100 
21 Ném bóng xa có đà 22 66 3 6 0 0 72 96 
22 
Ném bóng vào ô trên tường 
liên tục 30 giây 
25 75 0 0 0 0 75 100 
23 Dẫn bóng tốc độ 30m 18 54 7 14 0 0 68 90,6 
24 Dẫn bóng 30m qua 8 cọc 5 15 7 14 13 13 42 56 
25 
25 Bật nhảy ném bóng vào gôn 3 9 9 18 13 13 40 53,3 
26 
Ba bước đà nhảy ném bóng 
vào gôn 
24 72 1 2 0 0 74 98,6 
27 
Ném bóng vào gôn từ góc 
giữa sân 
4 12 8 16 13 13 41 54,6 
28 
Đột phá qua người phòng 
thủ ném bóng 
22 66 3 6 0 0 72 96 
29 
Bật nhảy quay người ném 
bóng 
20 60 5 10 0 0 70 93,3 
30 
Quay người bật nhảy ngã ném 
bóng 
7 21 7 14 11 11 46 61,3 
31 Phản công nhanh 1:0 25 75 0 0 0 0 75 100 
32 Phản công nhanh 2:1 25 75 0 0 0 0 75 100 
33 Phản công nhanh 3:2 8 24 5 10 12 12 46 61,3 
34 
Hai nhịp 3 bước nhảy ném 
bóng 
18 54 6 12 1 1 67 89,3 
III Bài tập thi đấu 
35 Thi đấu 3 x 3 nửa sân 25 75 0 0 0 0 75 100 
36 Thi đấu 4 x 4 nửa sân 23 69 2 4 0 0 73 97,3 
37 Thi đấu 5 x 5 cả sân 8 24 6 12 11 11 47 62,6 
38 Thi đấu 6 x 6 cả sân 25 75 0 0 0 0 75 100 
Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 3.1, đề 
tài đã lựa chọn được 20 bài tập có mức độ 
ưu tiên sử dụng từ 75% trở lên để phát 
triển SMTĐ cho nam sinh viên đội tuyển 
bóng ném Trường Đại học Sư phạm 
TDTT Hà Nội trong thực tế huấn luyện 
hiện nay, đó là nhóm các bài tập không 
bóng, nhóm các bài tập có bóng và nhóm 
các bài tập thi đấu. 
3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập 
phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội 
tuyển bóng ném Trường Đại học Sư 
phạm TDTT Hà Nội. 
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm. 
* Kế hoạch thực nghiệm được thực 
hiện trong 9 tháng, thời gian tập mỗi tuần 
2 buổi (thứ 3, thứ 5 hàng tuần), trong mỗi 
buổi tập, những phần giảng dạy kỹ chiến 
thuật và thể lực chúng tôi đều tiến hành 
theo nội dung. Riêng phần tập thể lực 
chuyên môn trong thời gian 30-35 phút ở 
mỗi buổi tập, chúng tôi đã sử dụng thời 
gian đó để sắp xếp các bài tập phát triển 
sức mạnh tốc độ, mà chúng tôi lựa chọn 
cho đối tượng nghiên cứu. 
Nội dung thực nghiệm là 20 bài tập 
phát triển sức mạnh tốc độ cho đối tượng 
nghiên cứu đã được lựa chọn. Các bài tập 
này được sắp xếp theo tổ hợp hai nhóm 
26 
các bài gồm các bài tập phát triển sức 
mạnh tốc độ không bóng và các bài tập 
phát triển sức mạnh có bóng. Bên cạnh 
đó, còn có 3 bài tập thi đấu được coi là 
bài tập tổng hợp nên không xếp thành tổ 
hợp mà được tổ chức theo chương trình 
kế hoạch chung, nhưng chỉ cho nhóm 
thực nghiệm. 
* Đối tượng thực nghiệm gồm 18 nam 
sinh viên đội tuyển bóng ném Trường Đại 
học Sư phạm TDTT Hà Nội, được chia 
thành hai nhóm một cách ngẫu nhiên. 
- Nhóm thực nghiệm: Gồm 9 VĐV 
được tập luyện theo các nội dung huấn 
luyện chung và các bài tập phát triển 
SMTĐ mà chúng tôi đã lựa chọn. 
- Nhóm đối chứng: Gồm 9 VĐV được 
tập theo các nội dung bài tập do ban huấn 
luyện Trường Đại học Sư phạm TDTT 
Hà Nội đưa ra. 
* Thời gian thực nghiệm từ tháng 
9/2015 đến tháng 5/2016 
3.2.2. Đánh giá hiệu quả các bài 
tập phát triển SMTĐ cho nam sinh viên đội 
tuyển bóng ném Trường Đại học Sư phạm 
TDTT Hà Nội. 
Trước thực nghiệm, đề tài tiến hành 
kiểm tra năng lực SMTĐ của nhóm TN 
và nhóm ĐC thông qua so sánh kết quả 
kiểm tra các test đã chọn. Kết quả so sánh 
được trình bày ở bảng 3.2. 
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra SMTĐ của 2 nhóm trước thực nghiệm 
TT Test 
Kết quả kiểm tra (  x ) 
ttính tbảng p 
TN (n = 9) ĐC (n = 9) 
1 Dẫn bóng 30m tốc độ (s) 4.61 0.22 4.59 0.26 0.67 2.201 >0.05 
2 
Ném bóng vào ô trên tường 
30s (lần) 
19 2.18 19.11 2.09 0.56 2.201 >0.05 
3 Ném bóng xa có đà (m) 37.82 1.89 37.78 1.92 0.59 2.201 >0.05 
4 
Bật cao với bảng bằng 1 
chân (cm) 
65.46 4.72 65.69 4.66 0.65 2.201 >0.05 
5 Ném bóng đặc 1 kg (m) 23.66 1.47 23.72 1.94 0.62 2.201 >0.05 
Qua bảng 3.2: kết quả kiểm tra các 
test đánh giá SMTĐ giữa nhóm TN và 
nhóm ĐC không có sự khác biệt ở 
ngưỡng xác suất p > 0.05. Nói cách khác 
ở thời điểm trước thực nghiệm, SMTĐ 
của 2 nhóm tương đương nhau. 
Sau 9 tháng thực nghiệm, đề tài tiếp 
tục tiến hành kiểm tra các test nhằm so 
sánh sự khác biệt về kết quả kiểm tra giữa 
nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả 
được trình bày ở bảng 3.3. 
27 
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra SMTĐ của 2 nhóm sau 9 tháng thực nghiệm 
TT Test 
Kết quả kiểm tra (  x ) 
ttính tbảng p 
TN (n = 9) ĐC (n = 9) 
1 Dẫn bóng 30m tốc độ (s) 3.96 0.20 4.26 0.19 3.98 2.201 <0.05 
2 
Ném bóng vào ô trên tường 
30s (lần) 
24.55 1.68 22.33 1.82 3.57 2.201 <0.05 
3 Ném bóng xa có đà (m) 42.66 1.62 40.08 1.78 3.62 2.201 <0.05 
4 
Bật cao với bảng bằng 1 
chân (cm) 
73.58 3.98 69.76 4.38 4.16 2.201 <0.05 
5 Ném bóng đặc 1 kg (m) 28.39 1.50 25.98 1.62 4.68 2.201 <0.05 
Qua bảng 3.3 cho thấy, kết quả 
kiểm tra các test đánh giá SMTĐ đã có sự 
phát triển mạnh mẽ, giữa 2 nhóm thực 
nghiệm và đối chứng có sự khác biệt rõ 
rệt ở ngưỡng xác suất p <0.05. Tiếp theo 
đề tài tiến hành tính nhịp tăng trưởng 
thông qua kết quả các test đánh giá 
SMTĐ của nhóm thực nghiệm và đối 
chứng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4 
và biểu đồ 3.1. 
Bảng 3.4. Nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm sau 9 tháng thực nghiệm 
TT 
Test 
Kết quả kiểm tra (  x ) 
W 
Nhóm Trước TN Sau TN 
1 Dẫn bóng 30m tốc độ (s) 
TN 4.61 0.22 3.96 0.20 15,16% 
ĐC 4.59 0.26 4.26 0.19 7,45% 
2 
Ném bóng vào ô trên tường 
30s (lần) 
TN 19 2.18 24.55 1.68 25,48% 
ĐC 19.11 2.09 22.33 1.82 15,54% 
3 Ném bóng xa có đà (m) 
TN 37.82 1.89 42.66 1.62 12,02% 
ĐC 37.78 1.92 40.08 1.78 5,95% 
4 
Bật cao với bảng bằng một 
chân (cm) 
TN 65.46 4.72 73.58 3.98 11,68% 
ĐC 65.69 4.66 69.76 4.38 6,01% 
5 Ném bóng đặc 1 kg (m) 
TN 23.66 1.47 28.39 1.50 18,17% 
ĐC 23.72 1.94 25.98 1.62 9,09% 
28 
Biểu đồ 3.1. Nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm sau thực nghiệm 
Qua kết quả ở các bảng 3.4 và biểu 
đồ 3.1 cho thấy rằng, tất cả 5 test đánh 
giá SMTĐ của 2 nhóm đều có sự tăng 
trưởng so với trước thực nghiệm, tuy 
nhiên mức độ tăng trưởng của nhóm TN 
tốt hơn so với nhóm ĐC. Sau khi kết thúc 
thực nghiệm, đề tài tiến hành so sánh kết 
quả xếp loại tổng hợp sức mạnh tốc độ 
giữa nhóm đối chứng và thực nghiệm. 
Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. So sánh kết quả xếp loại tổng hợp sức mạnh tốc độ của 2 nhóm thực 
nghiệm và đối chứng sau 9 tháng thực nghiệm. 
Xếp loại 
Nhóm đối tượng nghiên cứu 
Tổng 
Nhóm TN (n = 9) Nhóm ĐC (n = 9) 
Tốt 
6 1 
7 
3.500 3.500 
Khá 
3 5 
8 
4.000 4.000 
Trung bình 
0 3 
3 
1.500 1.500 
Tổng 9 9 18 
So sánh 2tính = 7.071 >20.05 = 5.991 với P < 0.05 
29 
Từ kết quả thu được ở bảng 3.21 
cho thấy, khi so sánh kết quả kiểm tra 
đánh giá sức mạnh tốc độ của hai nhóm 
đối tượng nghiên cứu giữa nhóm đối 
chứng và nhóm thực nghiệm có sự khác 
biệt rõ rệt với χ2tinh= 7.995 >χ2bảng = 5.991 
với p < 0.05. Điều đó, một lần nữa lại 
khẳng định rõ hiệu quả của bài tập đã lựa 
chọn môn ứng dụng huấn luyện phát triển 
sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội 
tuyển bóng ném Trường Đại học Sư phạm 
TDTT Hà Nội. 
4. KẾT LUẬN 
Quá trình nghiên cứu đề tài đã lựa chọn 
được 20 bài tập phát triển SMTĐ cho 
nam sinh viên đội tuyển bóng ném 
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, 
trong đó có 7 bài tập không bóng, 10 bài 
tập có bóng và 3 bài tập thi đấu. Qua thời 
gian 9 tháng thực nghiệm, đề tài đã xác 
định được hiệu quả các bài tập đã lựa 
chọn cho đối tượng nghiên cứu(ttính>t bảng 
ở ngưỡng xác xuất p< 0.05). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Aulic.I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, (Phạm Ngọc Trâm dịch), NXB 
TDTT, Hà Nội. 
2. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường 
thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 
3. Harre.D(1996), Học thuyết huấn luyện, NXB TDTT, Hà Nội, Dịch Trương Anh Tuấn, 
Bùi Thế Hiển. 
4. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên(2003) Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội 
5. Nguyễn Hùng Quân(2000), Huấn luyện bóng ném, NXBTDTT, Hà Nội. 
6. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT, 
Hà Nội. 
7. Nguyễn Thiệt Tình(1993), Bóng Ném, NXB TDTT Hà Nội 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_lua_chon_bai_tap_phat_trien_suc_manh_toc_do_cho_n.pdf