Nghiên cứu diễn biến một vài chỉ số y sinh học của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện

Sử dụng các thử nghiệm y sinh thể thao để thu thập và phân tích diễn biến một vài chỉ số y sinh

học thuộc hệ hô hấp, hệ tim mạch, tâm lý - thần kinh gắn liền với những chỉ số hình thái cơ thể của vận

động viên bóng chuyền nam Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh sau một

năm tập luyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 8 chỉ số y sinh học diễn biến theo hướng tích cực, tạo

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). cụ="" thể="" là="" (1)="" tần="" số="" nhịp="" tim,="" (2)="" huyết="" áp="" tối="" đa,="" (3)="">

áp tối thiểu, (4) Huyết áp trung bình, (5) Chỉ số công năng tim, (6) Chỉ số PWC170,, (7) Chỉ số VO2max

tuyệt đối, (8) Phản xạ đơn. Trong đó, nổi bật là chỉ số PWC170 diễn biến từ mức Trung bình lên mức Tốt

và thời gian đáp ứng phản xạ đơn cải thiện từ mức Trung bình lên mức Khá sau một năm tập luyện.

Nghiên cứu diễn biến một vài chỉ số y sinh học của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện trang 1

Trang 1

Nghiên cứu diễn biến một vài chỉ số y sinh học của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện trang 2

Trang 2

Nghiên cứu diễn biến một vài chỉ số y sinh học của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện trang 3

Trang 3

Nghiên cứu diễn biến một vài chỉ số y sinh học của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện trang 4

Trang 4

Nghiên cứu diễn biến một vài chỉ số y sinh học của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 6400
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu diễn biến một vài chỉ số y sinh học của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu diễn biến một vài chỉ số y sinh học của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện

Nghiên cứu diễn biến một vài chỉ số y sinh học của vận động viên đội tuyển bóng chuyền nam trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện
nh thái và y sinh 
(*) Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố 
Hồ Chí Minh
40
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
Bảng 2. Diễn biến các chỉ số sinh lý tim mạch của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam 
Trường ĐHSP TDTT TP.HCM
STT Chỉ số
Ban đầu Sau 1 năm
W% t P
X S X S
1 Tần số nhịp tim 76,00 6,78 71,53 7,19 - 6,06 2,72 < 0,05
2 Huyết áp tối đa 118,35 2,69 116,71 2,34 - 1,40 2,78 < 0,05
3 Huyết áp tối thiểu 61,18 2,40 59,82 2,10 - 2,24 2,55 < 0,05
4 Huyết áp hiệu số 57,18 2,77 56,88 2,23 - 0,52 0,50 > 0,05
5 Huyết áp trung bình 80,24 2,14 78,78 1,91 - 1,82 3,05 < 0,05
6 Chỉ số công năng tim 6,89 2,11 5,81 2,01 - 17,04 2,23 < 0,05
7 Chỉ số PWC170 22,36 2,74 24,01 1,84 7,08 3,05 < 0,05
học thuộc hệ hô hấp, hệ tim mạch, tâm lý - thần 
kinh của các VĐV thuộc đội tuyển bóng chuyền 
nam Trường ĐHSP TDTT TP.HCM sau một năm 
tập luyện được sử dụng để so sánh đối chiếu với 
các số liệu thu thập được ở thời điểm bắt đầu chu 
kỳ huấn luyện. Từ đó, chúng tôi tiến hành đánh giá 
diễn biến, sự tăng tiến của các chỉ số trong phạm 
vi giới hạn có ý nghĩa thống kê.
2.1. Diễn biến các chỉ số hình thái của VĐV 
đội tuyển bóng chuyền nam Trường ĐHSP 
TDTT TP.HCM sau một năm tập luyện
Nhóm chỉ số hình thái được ghi nhận và theo 
dõi để đối chiếu với các chỉ số y sinh học khác 
trong mối tương quan diễn biến quá trình sinh lý 
và năng lực vận động trong chu kỳ tập luyện của 
nhóm nghiệm thể.
Bảng 1. Diễn biến các chỉ số hình thái của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam 
Trường ĐHSP TDTT TP.HCM
STT Chỉ số
Ban đầu Sau 1 năm
W% t P
X S X S
1 Chiều cao đứng (m) 1,75 0,05 1,76 0,05 0,23 0,33 > 0,05
2 Cân nặng (kg) 71,82 4,33 72,24 3,87 0,57 0,43 > 0,05
3 BMI (kg/m2) 23,37 0,74 23,39 0,56 0,11 0,17 > 0,05
Sau một năm tập luyện, các chỉ số về hình 
thái (chiều cao, cân nặng và chỉ số BMI) của 
nam VĐV bóng chuyền Trường ĐHSP TDTT 
TP.HCM đều tăng trưởng theo hướng tích cực. 
Nhịp độ tăng trưởng đạt từ 0,11% đến 0,57%. 
Các thông số mặc dù có kém hơn khi so sánh 
với nhóm VĐV cấp cao ở cùng giới tính, cùng 
môn thể thao nhưng đều nằm trong khoảng tham 
chiếu phù hợp với đối tượng là VĐV - sinh viên 
[5]. Tuy nhiên, diễn biến của cả 3 chỉ số nêu trên 
của nhóm khách thể nghiên cứu sau một năm tập 
luyện không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với ngưỡng xác xuất P>0,05.
2.2. Diễn biến các chỉ số sinh lý thuộc hệ 
tim mạch của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam 
Trường ĐHSP TDTT TP.HCM
Các chỉ số sinh lý tim mạch được ghi nhận ở 
thời điểm bắt đầu tập luyện sẽ dùng để đối chiếu 
với các giá trị tương ứng sau một năm tập luyện. 
Sau khi xử lý và tính toán, số liệu về tần số nhịp 
tim (lần/phút), huyết áp tối đa (mmHg), huyết áp 
tối thiểu (mmHg), huyết áp hiệu số (mmHg), huyết 
áp trung bình (mmHg), chỉ số công năng tim (HW, 
Ruffi er) và chỉ số PWC170 (kgm/phút/kg) được sử 
dụng để đánh giá, phân tích và đưa ra nhận định 
về diễn biến. 
Các chỉ số huyết áp của VĐV đội tuyển bóng 
chuyền nam Trường ĐHSP TDTT TP.HCM đều 
mang xu hướng giảm nhẹ, từ -2,24% đến -0,52%. 
Ngoại trừ huyết áp hiệu số, các tham số còn lại đều 
diễn biến theo hướng khác biệt và có ý nghĩa thống 
kê với ngưỡng xác xuất P<0,05. 
Theo các tác giả Lưu Quang Hiệp, Lê Quý 
Phượng [2] thì chỉ số về huyết áp là chỉ số đặc 
trưng và nhạy cảm, tương đối ổn định, ít thay đổi 
trong quá trình huấn luyện thể thao. Đối chiếu với 
những giá trị tham khảo được các tác giả trên đề 
cập về huyết áp tối đa (từ 90 - 135 mmHg), huyết 
41
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
áp tối thiểu (65 - 85 mmHg), huyết áp hiệu số (>30 
mmHg), thì không thấy có sự bất thường về diễn 
biến của các chỉ số huyết áp trên VĐV đội tuyển 
bóng chuyền nam Trường ĐHSP TDTT TP.HCM 
sau một năm tập luyện.
Theo Lê Nguyệt Nga [4] thì tần số nhịp tim là 
một chỉ tiêu rất nhạy cảm với các dạng hoạt động 
thể lực và xúc cảm của tâm lý, có mối tương quan 
tuyến tính với khả năng hấp thu oxy và với lượng 
vận động của những bài tập phát triển năng lực ưa 
khí, và nhịp tim trước vận động của VĐV thấp hơn 
so với người bình thường khỏe mạnh. Như vậy, có 
thể thấy rằng mặc dù tần số nhịp tim giảm không 
nhiều (giá trị trung bình tổng thể từ 76,00 lần/phút 
giảm xuống 71,53 lần/phút) nhưng nó lại có ý nghĩa 
cực kỳ quan trọng, phản ánh sự tăng tiến về trình 
độ tập luyện của các VĐV đội tuyển bóng chuyền 
nam Trường ĐHSP TDTT TP.HCM. 
Đồng thời, chỉ số công năng tim cũng diễn 
biến theo xu hướng giảm, ứng với nhịp tăng trưởng 
-17,04%. Đây là diễn biến tích cực, cho thấy năng 
lực vận động có sự tăng tiến, và đều nằm trong 
khoảng tiệm cận với mức Tốt theo bảng phân loại 
của Ruffi er. Từ kết quả này, cho phép dự đoán được 
khả năng hồi phục chức năng sinh lý hệ tim mạch 
của nhóm khách thể nghiên cứu có sự cải thiện rất 
rõ rệt sau một năm tập luyện. 
Trong khi đó, chỉ số PWC170 (kgm/phút/kg) là 
chỉ số duy nhất có nhịp độ tăng trưởng dương, đạt 
mức 7,08%. Giá trị này tuy tăng không nhiều nhưng 
lại làm thay đổi rất lớn về mặt đánh giá chức năng 
tim mạch chung: PWC170 diễn biến theo hướng từ 
mức Trung bình lên mức Tốt, biểu thị công suất 
vận động của nhóm khách thể nghiên cứu có sự 
tăng trưởng. 
Cả 3 chỉ số nói trên đều diễn biến theo hướng 
tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với ngưỡng 
xác suất P<0,05.
Nhìn chung, diễn biến của các chỉ số sinh lý 
tim mạch của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam 
Trường ĐHSP TDTT TP.HCM sau một năm tập 
luyện phần lớn có biểu hiện tích cực và đều nằm 
trong khoảng giá trị tham chiếu phù hợp khi so 
sánh với người bình thường, khỏe mạnh [1]. Theo 
tác giả Lê Nguyệt Nga [4] thì những biến đổi ở hệ 
tim mạch thường diễn ra theo cả 2 hướng là biến 
đổi về cấu trúc và biến đổi về chức năng. Do đó, 
cần theo dõi thêm các đặc điểm về cấu trúc để có 
thể đưa ra những đánh giá phù hợp nhất.
2.3. Diễn biến các chỉ số sinh lý thuộc hệ 
hô hấp của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam 
Trường ĐHSP TDTT TP.HCM
Các chỉ số sinh lý thuộc hệ hô hấp được lựa 
chọn để theo dõi diễn biến sau một năm tập luyện 
trên các nam VĐV đội tuyển bóng chuyền Trường 
ĐHSP TDTT TP.HCM bao gồm: dung tích sống 
thực tế (ml), dung tích sống lý thuyết (ml) đo theo 
công thức của Bolduin, Kurnan và Ritrard, tỷ lệ 
giữa dung tích sống thực tế và dung tích sống cần 
thiết (%), chỉ số VO2max tuyệt đối (ml/phút) được 
tính toán dựa trên kết quả đánh giá PWC170. 
Số liệu thu được sau một năm tập luyện sẽ đem 
đối chiếu với các giá trị tương ứng ở thời điểm ban 
đầu, từ đó đưa ra những nhận định và đánh giá phù 
hợp về diễn biến. 
Bảng 3. Diễn biến các chỉ số sinh lý hô hấp của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam 
Trường ĐHSP TDTT TP.HCM
STT Chỉ số
Ban đầu Sau 1 năm
W% t P
X S X S
1 Dung tích sống 4679,41 544,47 4720,59 512,06 0,88 0,33 > 0,05
2 VCcần thiết 4462,23 138,52 4453,05 129,96 - 0,21 0,29 > 0,05
3 Tỷ lệ VC/VCcần thiết 104,61 8,82 105,78 8,27 1,11 0,58 > 0,05
4 Chỉ số VO2max tuyệt đối 4622,68 611,17 4897,22 477,74 5,77 2,14 < 0,05
Chỉ duy nhất chỉ số về dung tích sống lý 
thuyết (VCcần thiết, ml) có mức tăng trưởng âm, các 
chỉ số còn lại đều tăng nhẹ, từ 0,88% đến 5,77%. 
Mặc dù tỷ lệ VC/VCcần thiết đạt ngưỡng 105,78% 
nhưng chưa đủ để phản ánh sự tăng tiến về năng 
lực vận động cũng như trình độ tập luyện của 
nhóm khách thể nghiên cứu sau một năm tập 
luyện. Khi đối chiếu với nghiên cứu của Vũ Chung 
Thủy, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Việt 
Nga [6] thì thấy có tính tương đồng và phù hợp
42
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
(0,98 ≤ W% ≤ 5,03) với nhóm đối tượng là nam 
sinh viên TDTT thuộc các chuyên ngành khác 
nhau (khi thực hiện các bài tập ở cự ly 100m, 
400m, 2000m và 5000m trên hệ thống máy Cortex 
Metamax 3B sau một năm tập luyện). 
Ngoại trừ chỉ số VO2max tuyệt đối tăng 
trưởng đạt mức đủ tạo nên sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P<0,05, những 
chỉ số sinh lý hô hấp còn lại của VĐV đội tuyển 
bóng chuyền nam Trường ĐHSP TDTT TP.HCM 
sau một năm tập luyện đều diễn biến theo hướng 
không tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với ngưỡng xác xuất P>0,05. Đồng nghĩa với sự 
phát triển tuyến tính của chỉ số VO2max tuyệt đối 
là sự phát triển tố chất sức bền của nhóm khách 
thể nghiên cứu.
2.4. Diễn biến các chỉ số về tâm lý - thần 
kinh của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam 
Trường ĐHSP TDTT TP.HCM
Năng lực phản xạ được đánh giá và biểu thị 
qua thời gian đáp ứng với các tín hiệu được định 
sẵn trong thực nghiệm. Các chỉ số này phản ánh 
quá trình tâm lý - thần kinh của nghiệm thể có ổn 
định, mức độ tập trung chú ý có được duy trì và 
quan trọng nhất là thời gian đáp ứng nhanh hay 
chậm. Diễn biến của các chỉ số phản xạ đơn (ms), 
phản xạ phức (ms), hiệu giữa trung bình thời gian 
của 10 lần đầu tiên và 10 lần sau cùng khi thực hiện 
phản xạ phức, cũng như tỷ lệ % lỗi mắc phải ứng 
với các bẫy trong khi thực hiện đánh giá phản xạ 
phức được thu thập, tổng hợp, phân tích và trình 
bày trong bảng sau:
Bảng 4. Diễn biến các chỉ số tâm lý - thần kinh của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam 
Trường ĐHSP TDTT TP.HCM
STT Chỉ số
Ban đầu Sau 1 năm
W% t P
X S X S
1 Phản xạ đơn 182,65 18,19 173,65 16,13 - 5,05 2,23 < 0,05
2 Phản xạ phức 321,31 37,64 308,21 37,05 - 4,16 1,49 > 0,05
3 Hiệu 27,94 64,61 42,06 59,28 40,34 0,97 > 0,05
4 % lỗi 17,95 12,18 19,09 18,98 6,18 0,31 > 0,05
Cả hai chỉ số về phản xạ đơn và phản xạ phức 
của nhóm khách thể nghiên cứu đều diễn biến theo 
hướng tích cực, biểu thị thông qua giá trị tăng 
trưởng âm sau một năm tập luyện. Tuy nhiên, chỉ 
có phản xạ đơn là có diễn biến tốt, từ mức phân 
loại Trung bình chuyển sang mức phân loại Khá 
theo thang đánh giá BôiKô, tạo nên sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác xuất P<0,05. 
Đồng thời, năng lực phản xạ thần kinh chịu nhiều 
tác động từ di truyền trong khi đặc thù vận động 
của môn bóng chuyền không phải là môn có tần số 
động tác cao nên việc các chỉ số phản xạ này không 
có sự phát triển cao là điều hoàn toàn phù hợp.
Trung bình hiệu giữa 10 lần phản xạ đầu tiên 
với 10 lần phản xạ cuối khi thực hiện test đánh giá 
năng lực phản xạ phức đều mang giá trị dương, 
ứng với mức tăng trưởng 40,34%. Theo BôiKô, 
hiệu dương phản ánh mức tập trung chú ý tăng, 
quá trình thần kinh có độ bền vững. Nhưng do tỷ 
lệ % lỗi mắc phải khi thực hiện đánh giá phản xạ 
phức cũng tăng, ứng với 6,18%, nên dẫn đến năng 
lực phản xạ phức của VĐV đội tuyển bóng chuyền 
nam Trường ĐHSP TDTT TP.HCM sau một năm 
tập luyện mặc dù có cải thiện nhưng chỉ đạt mức 
Trung bình theo thang đánh giá của BôiKô và 
không dẫn đến khác biệt có ý nghĩa thống kê với 
ngưỡng xác xuất P>0,05.
Đối chiếu với những quy chuẩn đánh giá được 
mô tả trong tài liệu của các tác giả Lưu Quang Hiệp, 
Lê Quý Phượng (2000) [2], Lê Hữu Hưng, Vũ 
Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2013) [3], 
và so sánh với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thúc 
Phong (2016) [5] (161,43 ms ≤ X ≤ 174,66 ms đối 
với phản xạ đơn; 266,19 ms ≤ X ≤ 309,39 ms đối 
với phản xạ phức) thì thấy thời gian đáp ứng phản 
xạ của VĐV đội tuyển bóng chuyền nam Trường 
ĐHSP TDTT TP.HCM đều nằm trong ngưỡng giá 
trị trung bình và mang tính tương đồng với nhóm 
đối tượng là sinh viên thuộc các nhóm môn chuyên 
sâu TDTT nhưng lại kém hơn khi đối chiếu với 
nhóm VĐV bóng chuyền nam cấp cao. 
3. Kết luận
Sau một năm tập luyện, các chỉ số y sinh học 
được lựa chọn theo để dõi trên nhóm khách thể 
43
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
nghiên cứu phần lớn đều có sự biến đổi thiên về 
mức tốt hơn. 
Các chỉ tiêu về hình thái có tính ổn định khá 
cao, mức tăng trưởng không nhiều (0,11 ≤ W% 
≤ 0,57)0,11% và đều nằm trong khoảng giá trị 
tham chiếu phù hợp với đối tượng có hoạt động 
thể lực và tham gia tập luyện, thi đấu thể thao 
thường xuyên. 
Các chỉ số sinh lý hô hấp diễn biến theo hướng 
tăng tiến tuy không nhiều nhưng lại khá tích cực. 
Đặc biệt, dung tích sống có sự tăng tiến rõ rệt (X 
tăng từ 4679,41 ml lên mức 4720,59 ml) chứng 
tỏ chức năng sinh lý thuộc hệ hô hấp của VĐV 
đội tuyển bóng chuyền nam Trường ĐHSP TDTT 
TP.HCM đã có chuyển biến tốt, thích nghi với 
lượng vận động sau quá trình tập luyện. 
Đồng thời, phần lớn các chỉ tiêu sinh lý tim 
mạch đều có diễn biến khá tốt (có 6/7 chỉ tiêu diễn 
biến theo hướng có ý nghĩa về mặt thống kê), phản 
ánh tính phù hợp cũng như hiệu quả của kế hoạch 
huấn luyện được áp dụng. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy năng lực 
tâm lý - thần kinh biến đổi theo hướng thích nghi và 
có sự tăng tiến, chứng tỏ quá trình tập luyện có tác 
động tích cực theo hướng ổn định trạng thái tâm lý 
vận động và gia tăng về tốc độ phản xạ vận động./.
Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90, thế kỷ XX, NXB 
Y học, Hà Nội.
[2]. Lưu Quang Hiệp, Lê Quý Phượng (2000), Y sinh học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
[3]. Lê Hữu Hưng, Vũ Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2013), Kiểm tra y học TDTT, NXB 
TDTT, Hà Nội.
[4]. Lê Nguyệt Nga (2018), Bài giảng Y học TDTT - dùng cho chương trình đào tạo Cao học ngành 
Giáo dục thể chất, Trường ĐHSP TDTT TP.HCM.
[5]. Huỳnh Thúc Phong (2016), Nghiên cứu xây dựng mô hình VĐV bóng chuyền nam cấp cao Việt 
Nam, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH TDTT TPHCM.
[6]. Vũ Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Việt Nga (2009), “Diễn biến chức năng 
tuần hoàn, hô hấp trong vận động của sinh viên Đại học TDTT Bắc Ninh sau một năm tập luyện bằng 
hệ thống máy Cortex Metamax 3B”, Báo cáo hội nghị khoa học quốc tế về Nghiên cứu khoa học phục 
vụ phát triển văn hóa, thể thao và du lịch, Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, 
tr. 379 - 386, NXB TDTT Hà Nội.
STUDYING CHANGES OF SOME BIOMEDICAL INDICATORS IN MALE VOLLEYBALL 
TEAM PLAYERS AT HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF PHYSICAL EDUCATION 
AND SPORTS OVER A YEAR OF PRACTICE
Summary
The study used sportive biomedical experiments to collect and analyze some biomedical indicators 
of the respiratory, cardiovascular system, nerve - psychology related to body structure of male 
volleyball team players at Ho Chi Minh City University of Physical Education and Sports over one 
training year. The results show that 8 biomedical indicators were positive with statistically signifi cant 
difference (P<0.05). These indicators are (1) Heart rate, (2) Blood pressure maximum, (3) Blood 
pressure minimum, (4) Blood pressure average, (5) Heart function, (6) PWC170, (7) Absolute valuation 
VO2max, and (8) Single refl ex. Among these indicators, the PWC170 improved from average to good 
level, and single refl ex from average to fair level over a year of training. 
Keywords: Volleyball, biomedical indicator, male volleyball player.
Ngày nhận bài: 22/11//2018; Ngày nhận lại: 13/12/2018; Ngày duyệt đăng: 27/12/2018.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dien_bien_mot_vai_chi_so_y_sinh_hoc_cua_van_dong.pdf