Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân địa phương sống dựa vào rừng tại khu vực rừng đặc dụng ATK Định Hóa, Thái Nguyên
Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người
dân địa phương sống dựa vào tài nguyên rừng tại 03 xã vùng đệm khu
rừng đặc dụng ATK Định Hóa, Thái Nguyên gồm Phú Đình, Điềm
Mạc và Thanh Định. Để có được kết quả, nghiên cứu sử dụng phương
pháp phỏng vấn 135 hộ có liên quan đến quản lý rừng tại 03 xã theo
cách thức chọn mẫu phân tầng (45 hộ khá, 45 trung bình và 45
nghèo). Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân được xác
định bằng hàm tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân ở
đây còn phụ thuộc vào tài nguyên rừng là rất lớn, trong đó hộ khá:
46,11%, hộ trung bình 48,25% và hộ nghèo 42,08%. Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến sinh kế (thu nhập) của người dân được thể hiện thông
qua mô hình sau: thunhap = -4,531 + 3,169 taphuanqlbvr + 0,00049
dientich + 1,333 laodong + 7,022 hocvan + 0,563 tuoi. Từ phương
trình cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ gia đình với có mức ý nghĩa 100%.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân địa phương sống dựa vào rừng tại khu vực rừng đặc dụng ATK Định Hóa, Thái Nguyên
P-value Khá Nghèo bình Chưa tốt nghiệp tiểu học 4,33 12,34 19,67 Tiểu học 84,34 69,33 76,633 Trung học cơ sở 11,33 18,33 4,00 12,34 0,048 Trung học phổ thông 0 0 0 Trung học dạy nghề 0 0 0 Cao đẳng và đại học 0 0 0 Tổng số 100 100 100 Số liệu bảng 3 cho thấy không có chủ hộ nào học hết chương trình trung học phổ thông, cao đẳng và đại học; có một số chủ hộ trẻ đã học hết chương trình trung học cơ sở, đăc biệt là nhóm hộ khá (11,33% so với tổng số hộ khá được điều tra), số chủ hộ không học theo trường lớp 5%. Sự khác nhau về trình độ văn hóa này được thể hiện khi kiểm định Kruskall- Wallis; tại mức ý nghĩa 5%, ta nhận thấy nhóm hộ có trình độ hết tiểu học là nhiều nhất. 3.1.2. Nghề nghiệp của các chủ hộ điều tra Kết quả phân tích nghề nghiệp của chủ hộ được thể hiện ở bảng 4. 45 Email: jst@tnu.edu.vn TNU Journal of Science and Technology 226(01): 42 - 49 Bảng 4. Nghề nghiệp của các chủ hộ điều tra Nghề nghiệp Nhóm hộ khá Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ nghèo của các chủ hộ (% so với tổng số) (% so với tổng số) (% so với tổng số) Hoạt động nông nghiệp 60,00 84,00 91,67 Hoạt động lâm nghiệp 25,33 16,00 8,33 Hoạt động nghề nghiệp khác 14,67 0 0 60% hộ khá, 84% hộ trung bình và 91,67% hộ nghèo toàn khu vực hoạt động trồng trọt nông nghiệp (bảng 4). Nhóm nghề nghiệp thứ hai là hoạt động trong lâm nghiệp với sự tham gia của 25,33% hộ khá, 16% hộ trung bình và 8,33% hộ nghèo. Ở khu vực nghiên cứu chỉ có nhóm hộ khá (chiếm 14,67% số hộ điều tra) là có nghề khác, chủ yếu là buôn bán nhỏ, tạp hóa, nấu rượu, làm đậu, làm mì gạo 3.1.3. Diện tích bình quân đất đai của 03 nhóm hộ Diện tích đất các loại của 3 nhóm hộ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất của 3 nhóm hộ. Bởi như chúng ta biết đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Bảng 5. Diện tích đất bình quân các loại của các nhóm hộ Các loại đất Các nhóm hộ Kiểm định Kruskall-Wallis (m2) Khá Trung bình Nghèo Hệ số 2 P-value Tổng diện tích 19.165.708,33 13.045.020,33 10.719.356 0,275 0,683 Đất thổ cư 460 440 420 0,678 0,145 Đất nông nghiệp 4.942,83 2.599,67 2.147,33 0,376 0,489 Đất lâm nghiệp 19.157.825,50 13.040.081,66 10.715.316,34 0,287 0,554 Đất mặt nước 240 200 0 0,755 0,158 Tổng diện tích đất sử dụng của nhóm hộ khá là lớn nhất với 19.165.708,33 m2. Tuy nhiên, ở các xã khác nhau thì diện tích của các hộ là khác nhau, ví dụ ở xã Thanh Định có thể đạt 45.250.100 m2, diện tích nhỏ nhất ở nhóm hộ xã Phú Đình chỉ có 12.215.300 m2.; Tương tự ở các nhóm hộ trung bình ít hơn và nhỏ nhất là diện tích ở nhóm hộ nghèo chỉ có 10.719.356 m2. 3.2. Đánh giá nguồn sinh kế (thu nhập) của các hộ điều tra - Nguồn sinh kế từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, như: trồng lúa, ngô khoai, sắn, chè, đỗ tương, lạc, rau màu - Nguồn sinh kế từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp, như: gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ (cây tre, nứa, vầu, luồng, măng các loại, dược liệu, nấm, rau rừng). - Nguồn sinh kế từ hoạt động chăn nuôi, như: chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa), gia súc (dê, lợn), gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), hầu hết nguồn lực chăn nuôi đều phụ thuộc vào rừng, như: chăn thả đại gia súc (trâu, bò) và gia súc (dê) vào rừng nhưng có kiểm soát; nuôi gà, ngỗng thả rừng. Bảng 6. Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ nông nghiệp ĐVT: triệu đồng/năm Thu nhập bình quân các nhóm hộ Kiểm định Kruskall-Wallis Chỉ tiêu Khá TB nghèo Hệ số 2 P-value Trồng lúa 14,23 10,42 8,82 3,822 0,148 Hoa màu 2,64 2,27 1,60 1,156 0,561 Cây chè 10,66 8,14 5,73 0,800 0,670 Các cây ngắn ngày khác 0,46 2,32 0,21 6,128 0,047 Tổng thu 27,99 21,55 16,36 2,222 0,329 46 Email: jst@tnu.edu.vn TNU Journal of Science and Technology 226(01): 42 - 49 Nhóm hộ khá có thu nhập cao nhất với 27,99 triệu đồng/hộ/năm, thấp nhất là nhóm hộ nghèo đạt 16,36 triệu đồng/hộ/năm. Nguồn thu của các hộ chủ yếu từ cây lúa và cây chè. Qua kiểm định thống kê (tham số 2 và hệ số p-value) ở bảng 6 cho thấy tham số 2 và hệ số P-value ở mức > 0,05 chứng tỏ có sự khác biệt không nhiều giữa các nhóm hộ có nguồn thu từ nông nghiệp. Bảng 7. Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ chăn nuôi ĐVT: triệu đồng/năm Thu nhập bình quân các nhóm hộ Kiểm định Kruskall-Wallis Chỉ tiêu Khá TB nghèo Hệ số 2 P-value Trâu 6,17 6,07 1,34 1,103 0,576 Bò 13,18 2,22 2,43 1,689 0,430 Lợn 18,65 11,47 7,98 1,790 0,275 Gia cầm 4,54 3,27 2,83 2,222 0,329 Tổng thu 42,54 23,03 14,58 7,200 0,270 Thu nhập từ chăn nuôi của các hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu chủ yếu từ chăn nuôi lợn và gia cầm (bảng 7). Đối với người nông dân thì không phải gia đình nào cũng có trâu, bò, nhưng lợn, gà, thì hầu hết các hộ đều có, ít là 01 con lợn, 5-15 con gà, nhiều có thể vài chục con lợn và hàng trăm con gà, vịt, ngan Tổng thu của hộ khá đạt 42,54 triệu đồng/hộ/năm; hộ trung bình đạt 23,03 triệu đồng/hộ/năm; hộ nghèo có thu từ chăn nuôi thấp nhất đạt 14,58 triệu đồng/hộ/năm. Qua kiểm nghiệm thống kê phi tham số Kruskall- Wallis cho thấy tham số 2 và hệ số P-value đều lớn hơn 0,05 chứng tỏ có sự khác biệt không nhiều giữa các nhóm hộ có nguồn thu từ chăn nuôi. Bảng 8. Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ rừng ĐVT: triệu đồng/năm Chỉ tiêu Thu nhập bình quân các nhóm hộ Kiểm định Kruskall- Wallis thu nhập từ rừng Khá TB Nghèo Hệ số 2 P-value Nguồn thu từ gỗ 44,85 33,57 17,05 2,222 0,329 Nguồn thu từ củi 8,33 6,91 3,69 0,622 0,733 Cây tre nứa, vầu, luồng 1,28 1,07 0,88 0,359 0,836 Măng tre trúc các loại 1,59 1,43 1,13 2,597 0,273 Cây rau rừng (nấm, rau) 0,23 0,17 0,13 1,033 0,597 Dược liệu - - - - - Thu khác 2,20 2,16 0,76 1,471 0,479 Tổng thu 58,48 45,31 23,64 1,689 0,430 Thu từ khai thác gỗ ở cả 03 nhóm hộ (bảng 8) là cao nhất trong số những nguồn thu từ rừng; tuy nhiên nhóm hộ khá có nguồn thu từ gỗ là lớn nhất đạt 44,85 triệu đồng/hộ/năm; tiếp là hộ trung bình đạt 33,57 triệu đồng/hộ/năm; thấp nhất là nhóm hộ nghèo chỉ thu được 17,05 triệu đồng/hộ/năm. Như vậy, ở các nhóm hộ khác nhau thì nguồn thu các sản phẩm từ rừng là khác nhau; cụ thể từ việc kiểm định thống kê hệ số 2 và mức ý nghĩa thống kê P-value đều lớn hơn 0,05 nên chứng tỏ mức thu nhập ở 03 nhóm hộ hoàn toàn khác nhau. 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số vùng đệm ATK Đình Hóa Mô hình hồi quy tuyến tính được áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình. Kết quả phân tích cho thấy, mô hình có hệ số Sig. = 0,00 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng để phân tích được, tức là biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 47 Email: jst@tnu.edu.vn TNU Journal of Science and Technology 226(01): 42 - 49 52,6%, tức là sự biến thiên của thu nhập/người/tháng của các hộ gia đình được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào trong mô hình. Mô hình hồi quy tuyến tính được áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại các xã vùng đệm rừng đặc dụng ATK Định Hóa. Kết quả phân tích cho thấy, mô hình có hệ số Sig. = 0,04 nhỏ hơn so với mức ý nghĩa α = 5% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng để phân tích được, tức là biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 63%, tức là sự biến thiên của thu nhập/hộ gia đình/năm được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào trong mô hình. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình sống dựa vào rừng vùng đệm rừng đặc dụng ATK Định Hóa có dạng hàm như sau: THUNHAP = -4,531 + 3,169TAPHUANQLBVR + 0.00049DIENTICH + 1.333LAODONG + 7,022HOCVAN + 0,563TUOI Kết quả phân tích còn cho thấy, trong 5 biến đưa vào trong mô hình thì 4 biến có ý nghĩa thống kê (Sig. <5%) và 1 biến không có ý nghĩa thống kê, đó là biến TUOI của chủ hộ. 4 biến có ý nghĩa thống kê (Sig. < 5%) đều có tác động cùng chiều đến biến thu nhập/hộ/năm. Các biến được giải thích như sau: Biến số hoạt động tạo ra thu nhập (lao động) có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ gia đình ở mức ý nghĩa 5%. Trong điều kiện các biến độc lập khác không thay đổi, nếu hộ gia đình có số lao động tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố thu nhập sẽ tăng lên 1,33 đơn vị. Số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ gia đình tăng sẽ làm tăng thu nhập là điều hiển nhiên. Trong quá trình khảo sát thực tế cho thấy, ngoài hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp thì các hộ gia đình còn tham gia vào các hoạt động làm thuê, làm mướn theo thời vụ, hoặc làm kinh doanh. Biến trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình với có mức ý nghĩa 100%. Điều này được giải thích như sau: hộ gia đình có trình độ học vấn cao, được học tập, tập huấn về phát triển kinh tế hộ gia đình có thu nhập cao hơn các hộ gia đình khác. Ngoài ra, theo điều tra thực tế của tác giả, các hộ có trình độ học vấn cao đa số là người trẻ tuổi, có sức lao động dồi dào, hơn nữa các hộ này còn tham gia vào các hoạt động làm thuê, kinh doanh trên địa bàn hoặc bên ngoài địa bàn, do đó tạo ra thu nhập cao hơn. Như vậy, yếu tố học vấn ở đây đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định sinh kế cho bà con trong vùng đệm rừng đặc dụng ATK. Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy, tuyên truyền, giáo dục nhiều hơn nữa nhằm đáp ứng mục tiêu tổ chức quản lý bảo vệ rừng bền vững tại địa phương. Biến giả tập huấn quản lý bảo vệ rừng có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ gia đình ở mức ý nghĩa 5%. Trong điều kiện các biến độc lập khác cố định khi hộ gia đình có tham gia tập huấn kỹ thuật, thu nhập sẽ tăng 3,169 triệu đồng/năm. Điều này được lý giải như sau: trong quá trình nghiên cứu thực tế cho thấy, các hộ gia đình có trình độ học vấn cao, họ cũng có hiểu biết về mặt kỹ thuật thông qua học hỏi, tập huấn thì việc tiếp cận các nguồn thông tin sản xuất là rất quan trọng. Vì vậy, nếu hộ gia đình có tham gia các hoạt động tập huấn kỹ thuật thì sẽ nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt, từ đó sẽ làm tăng năng suất lao động dẫn đến tăng thu nhập cho hộ gia đình. Biến diện tích đất nông lâm nghiệp của hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong sinh kế của hộ trên địa bàn. Khi diện tích tăng lên thì thu nhập cũng tăng. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Khúc Văn Quý và cộng sự [7] cho thấy diện tích là 1 trong 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh kế của hộ điều tra. Tuy nhiên, theo điều tra thực tế trên địa bàn nghiên cứu, diện tích đất ảnh hưởng không nhiều đến thu nhập của hộ gia đình. Lý do ở đây là diện tích đất đai của hộ gia đình nằm xa nhà, xa khu dân cư, chất lượng xấu, độ dốc cao; do vậy hộ gia đình không đầu tư phát triển kinh tế trên phần đất hiện có. Ngoài ra, còn có lý do về vốn, kỹ thuật. Các hộ gia đình gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn đầu tư từ Nhà nước nên khó khăn trong phát triển sản xuất. 3.4. Đề xuất giải pháp tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại khu ATK Định Hóa, huyện Định Hóa Giải pháp về tập huấn kỹ thuật 48 Email: jst@tnu.edu.vn TNU Journal of Science and Technology 226(01): 42 - 49 - Cần tiếp tục thực hiện sâu, rộng công tác tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp cho các hộ nông dân để tăng cường sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc khu vực rừng do Ban quản lý rừng ATK Định Hóa quản lý. - Các hoạt động tập huấn kỹ thuật sản xuất cần có sự hướng dẫn, giám sát việc ứng dụng các kiến thức được chuyển giao vào thực tế, không nên chỉ dừng lại ở việc chuyển giao kỹ thuật. - Nên hình thành các tổ nhóm tương trợ với quy mô nhỏ để sự giúp đỡ được thiết thực, tránh tình trạng hình thức, không hiệu quả. Giải pháp về lao động Các hộ gia đình thuộc vùng đệm có điều kiện thuận lợi về lực lượng lao động trong khi đất sản xuất nông nghiệp có hạn, nhưng lại không có nhiều ngành nghề phụ để giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, khu vực này lại có những nguồn nguyên liệu thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề như: tre, lứa, lá, Chính vì vậy, phát triển các ngành nghề hiện có và du nhập thêm các ngành nghề mới là giải pháp hữu hiệu để tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc khu vực rừng do Ban quản lý rừng ATK Định Hóa quản lý. Giải pháp về đa dạng hóa các loại hình sản phẩm - Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. - Tổ chức cho người trong độ tuổi lao động học nghề và đi lao động xuất khẩu, làm việc tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. 4. Kết luận - Tuổi, trình độ học vấn, diện tích đất nông lâm nghiệp, số lượng lao động, v.v... của chủ hộ có mối liên hệ chặt chẽ tới sinh kế của người dân sống dựa vào rừng ở ATK Định Hóa. - Về nghề nghiệp, các chủ hộ điều tra phần lớn hoạt nông nghiệp cụ thể là chiếm trên 70% toàn xã, tiếp sau đó là hoạt động lâm nghiệp chiếm trên 20% toàn xã và cuối cùng là các ngành nghề khác. - Thu nhập bình quân của các nhóm hộ (khá, trung bình và nghèo) là khác nhau; nhóm hộ khá có thu nhập cao nhất đạt 112,69 triệu đồng/hộ/năm; nhóm hộ trung bình đạt 73,03 triệu đồng/hộ/năm và nhóm hộ nghèo có thu nhập thấp nhất với 43,46 triệu đồng/hộ/năm. Trong đó: thu từ nguồn tài nguyên rừng là cao nhất, nhóm hộ khá đạt 46,11% tổng thu, nhóm hộ nghèo đạt 42,08% tổng thu. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] P. Vedeld, A. Angelsen, J. Bojö, E. Sjaastad, and G. K. Berg, “Forest environmental incomes and the rural poor,” Forest Policy and Economics, vol. 9, no. 7, pp. 869-879, 2007, doi: 10.1016/j.forpol.2006.05.008. [2] I. Scoones, “Sustainable rural livelihoods: A framework for analysis,” IDS Working Paper, vol. 72, pp 1-22, 1998. [3] R. Chambers, and G. R. Conway, “Sustainable Rural Livelihoods, Practical Concepts for the 21st Century,” IDS Discussion Paper, no. 296, pp. 1-29, 1992. [4] H. K. Phuong, A. T. Do, V. T.Nguyen, H. L.Dinh, and D. D.Nguyen. “Forest management situation Dinh Hoa District of Thai Nguyen Province,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 88, no. 12, pp. 9-15, 2011. [5] V. T. Vo, and C. D. Le, “Factors affecting the results of household livelihoods in the Mekong Delta,” Journal of Science, Can Tho University, Part D: Political Science, Economics and Law, vol. 38, pp. 120-129, 2015. [6] Q. N. Nguyen, and V. B.Trinh, “Factors affecting the income of ethnic minorities in the Cuu Long river delta,” Can Tho University, Journal of Science, vol. 18a, pp. 240-250, 2011. [7] V. Q. Khuc, Q. B. Tran, and L. S. Hoang, “Analysis of factors affecting income diversification of households in buffer zone of U Minh Ha, Ca Mau National Park,” Journal of Agriculture and Rural Development, no. 01, pp. 118-125, 2016. 49 Email: jst@tnu.edu.vn
File đính kèm:
- nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_sinh_ke_nguoi_dan_dia_ph.pdf