Nghiên cứu các nhân tố tác động tới xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5
Bài báo này sử dụng lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (1983) và mô hình chấp
nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) để đánh giá các nhân tố tác động đến xu hướng
sử dụng xăng sinh học E5. Bằng việc sử dụng các câu hỏi điều tra theo thang đo Likert 5
điểm với các kỹ thuật phân tích thống kê đa biến (Cronbach Alpha, EFA, tương quan, hồi
quy). Kết quả phân tích cho thấy có có bốn nhân tố là (1) chi phí, (2) lợi ích liên quan và
(3) khả năng quan sát, (4) tính dễ tiếp cận có ảnh hưởng đến xu thế sử dụng xăng sinh
học E5.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các nhân tố tác động tới xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các nhân tố tác động tới xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5
1 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI XU HƯỚNG CHẤP NHẬN SỬ DỤNG XĂNG SINH HỌC E5 Nguyễn Văn Duy Email: duynguyen.qa@gmail.com Tóm tắt Bài báo này sử dụng lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (1983) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) để đánh giá các nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng xăng sinh học E5. Bằng việc sử dụng các câu hỏi điều tra theo thang đo Likert 5 điểm với các kỹ thuật phân tích thống kê đa biến (Cronbach Alpha, EFA, tương quan, hồi quy). Kết quả phân tích cho thấy có có bốn nhân tố là (1) chi phí, (2) lợi ích liên quan và (3) khả năng quan sát, (4) tính dễ tiếp cận có ảnh hưởng đến xu thế sử dụng xăng sinh học E5. 1. Vấn đề nghiên cứu Xăng sinh học có thể được sản xuất từ thực vật và mỡ động vật thông qua phản ứng ester. Tầm quan trọng của nhiên liệu sinh học là được nâng cao do mức độ ô nhiễm môi trường gây ra bởi các nhiên liệu hóa thạch, sự suy giảm của thế giới dự trữ xăng dầu (xăng và dầu diesel) và ngày càng tăng của giá nhiên liệu hóa thạch. Ở Việt Nam sẵn có cây sắn với chi phí thấp và giá thành lại rẻ là một lợi thế rất lớn cho việc phát triển sản xuất xăng sinh học. Xăng sinh học E5 lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng 9/2008 mang tính chất thử nghiệm. Bộ Khoa học công nghệ và Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã ban hành một loạt quy chuẩn kỹ thuật cũng như hướng dẫn về chứng nhận và công bố hợp quy đối với xăng nhiên liệu sinh học. Quy chuẩn này được ban hành năm 2009, quy định các yêu cầu, đặc tính kỹ thuật của xăng nhiên liệu sinh học; biện pháp quản lý chất lượng. Ở Việt Nam, với gần 90 triệu dân, hơn 37 triệu ô tô, xe máy, hứa hẹn nhiều tiềm năng cho xăng sinh học. Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển xăng sinh học E5 là lời giải cho việc phát triển xanh, giảm ô nhiễm môi trường và xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Và với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam thì việc sử dụng nhiên liệu sinh học thậm chí còn hứa hẹn đầu ra vững chắc cho nhiều loại nông sản. Bên cạnh đó sau 5 năm đưa vào thử nghiệm và triển khai số lượng đại lý phân phối sản phẩm xăng sinh học vẫn còn hạn chế, các kênh thông tin vẫn chưa thực sự rộng rãi dẫn tới số người được tiếp cận với xăng sinh học vẫn còn ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân có thể do các rào cản khi tiếp nhận một nguồn xăng mới đối với người sử dụng. Nghiên cứu này sẽ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5 như thế nào. Kết quả nghiên cứu sẽ cho biết đâu là những nhân tố chính ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5 ở Việt Nam. 2. Thiết lập mô hình nghiên cứu Roger đưa ra lý thuyết về khuếch tán đổi mới giải thích việc các ý tưởng, công nghệ 2 được lan truyền, chấp nhận trong các môi trường văn hóa qua năm giai đoạn: (1) giai đoạn nhận thức, (2) giai đoạn thuyết phục, (3) giai đoạn ra quyết định, (4) giai đoạn thực hiện và (5) giai đoạn xác nhận. Rogers cũng chỉ ra năm thuộc tính đổi mới là (1) lợi ích liên quan, (2) khả năng thích ứng, (5) tính dễ tiếp cận, (4) tính dễ thử nghiệm và (5) tính dễ quan sát [7]. Davis (1989) xây dựng mô hình chấp nhận công nghệ với giả định về việc chấp nhận một mô hình công nghệ mới phụ thuộc vào thái độ của người sử dụng, tính hữu ích cảm nhận và tính dễ sử dụng cảm nhận[4]. Mô hình TAM được sử dụng khá phổ biến cho các nghiên cứu khác nhau trong việc xác định xu hướng chấp nhận các công nghệ mới [3][5][8]. Vì vậy mô hình nghiên cứu này được thiết lập dựa trên nền tảng lý thuyết khuếch tán đổi mới và mô hình chấp nhận công nghệ. Trong bài tác giả có đưa thêm nhân tố mới đưa vào mô hình được xây dựng mới là chính sách cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam. Các biến độc lập và biến phụ thuộc tác giả trình bày như sau: 3 Bảng 1. Bảng câu hỏi điều tra khảo sát xu thế chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5 Phát biểu Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Lợi ích liên quan LI1 Sản xuất xăng sinh học E5 kéo theo sản xuất nông nghiệp phát triển. 1 2 3 4 5 LI2 Xăng sinh học E5 ít gây ô nhiễm môi trường so với xăng truyền thống khác. 1 2 3 4 5 LI3 Xăng sinh học E5 giúp tiết kiệm chi phí so với loại xăng truyền thống. 1 2 3 4 5 LI4 Sử dụng xăng sinh học E5 tốt cho động cơ. 1 2 3 4 5 Khả năng tương thích TT1 Xăng sinh học E5 có độ tin cậy cao (phù hợp với xu thế sử dụng sản phẩm an toàn). 1 2 3 4 5 TT2 Xăng sinh học E5 phù hợp trong điều kiện tài nguyên đang cạn kiệt. 1 2 3 4 5 TT3 Xăng sinh học E5 phù hợp với tình trạng khó khăn trong việc phải nhập khẩu xăng truyền thống 1 2 3 4 5 Dễ tiếp cận TC1 Dễ dàng tìm thấy các thông tin về xăng sinh học E5 . 1 2 3 4 5 TC2 Các thông tin về xăng sinh học E5 dễ hiểu. 1 2 3 4 5 TC3 Việc mua xăng sinh học E5 ở các cây xăng là dễ dàng. 1 2 3 4 5 TC4 Việc sử dụng xăng sinh học E5 không đòi hỏi kết cầu động cơ. 1 2 3 4 5 4 Sự thử nghiệm TN1 Việc dùng thử xăng sinh học E5 tương đối dễ dàng. 1 2 3 4 5 TN2 Việc dùng thử là điều kiện quan trọng để anh/chị sử dụng xăng sinh học E5. 1 2 3 4 5 TN3 Việc dùng thử xăng sinh học E5 sẽ giúp nhiều người sử dụng xăng sinh học E5 hơn (việc sử dụng xăng sinh học E5 sẽ phổ biến hơn) 1 2 3 4 5 Khả năng quan sát QS1 Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng xăng sinh học E5 là rõ ràng. 1 2 3 4 5 QS2 Xăng sinh học E5 ít ảnh hưởng tới môi trường là rất rõ ràng. 1 2 3 4 5 QS3 Sử dụng xăng sinh học E5 tốt cho động cơ hơn rất nhiều. 1 2 3 4 5 Chính sách CS1 Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng xăng sinh học E5 rộng rãi hơn. 1 2 3 4 5 CS2 Chính phủ cần hỗ trợ giá để khuyến khích người dân sử dụng xăng sinh học E5. 1 2 3 4 5 CS3 Chính phủ cần có các chính sách tuyên truyền để mọi người biết nhiều hơn về xăng sinh học E5. 1 2 3 4 5 Chấp nhận sử dụng CN1 Anh/chị tin rằng xăng sinh học E5 là sự lựa chọn thích hợp nhất cho việc tiêu thụ xăng hiện nay và trong tương lai. 1 2 3 4 5 CN2 Anh/chị sẽ khuyến khích mọi người sử dụng xăng sinh học E5 . 1 2 3 4 5 CN3 Anh/chị sự định sẽ sử dụng xăng sinh học E5 trong tương lai. 1 2 3 4 5 5 3. Phương pháp nghiên cứu Chọn mẫu: Do những hạn chế về nguồn lực nên phương pháp chọn mẫu được lựa chọn là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu lấy theo quy tắc kinh nghiệm của Comrey & Lee với cỡ mẫu 128. Bảng câu hỏi được thu thập qua internet đối với những người đã có kiến thức về xăng sinh học E5. Bởi vì lĩnh vực sử dụng xăng sinh học E5 là một chủ đề mới hiện nay, những người sử dụng internet có xu hướng là nhóm tiên phong trong các lĩnh vực công nghệ mới. Vì vậy việc lựa chọn hình thức điều tra qua internet là phù hợp. Thang đo đối với các câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 1 là hoàn toàn không đồng ý; 2 là không đồng ý; 3 trung lập (bình thường); 4 là đồng ý; 5 là hoàn toàn đồng ý. Phương pháp phân tích dữ liệu: Các nhân tố và biến phụ thuộc trong mô hình sẽ được kiểm tra sự tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Tiêu chuẩn một nhân tố đảm bảo tính tin cậy của thang đo là hệ số Cronbach Alpha tối thiểu là 0.6 và hệ số tương quan biến tổng tối thiểu là 0.3[2]. Tiếp theo các nhân tố sẽ được kiểm tra tính đơn hướng và tóm tắt dữ liệu bằng phân tích khám phá nhân tố (EFA). Các tiêu chuẩn phù hợp của phân tích EFA là hệ số KMO tối thiểu 0.5, kiểm định Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05, phương sai giải thích tối thiểu 50%, giá trị eigenvalue tối thiểu bằng 1, các hệ số tải nhân tố (factor loading) tối thiểu bằng 0.5[6] 4. Kết quả nghiên cứu Có 158 phiếu câu hỏi được thu thập qua điều tra, trong đó có 126 phiếu đảm bảo tính tin cậy cho phân tích thông kê (các phiếu khác tra lời thiếu, hoặc cho cùng điểm ở tất cả các câu hỏi). Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu như sau: 4.1 Đánh giá các thang đo lường nhân tố và phân tích khám phá nhân tố trong mô hình Kết quả đánh giá bằng hệ số Cronbach Alpha để đánh giá sự tin cậy của các thang đo trong mô hình cho thấy tất cả các nhân tố đều có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 (nhỏ nhất với biến “lợi ích liên quan” có α = 0,659), các biến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 (trừ biến TC4). Điều đó chứng tỏ các nhân tố đều đạt độ tin cậy cần thiết về giá trị thang đo. Kết quả phân tích khám phá nhân tố cũng cho thấy tất cả các nhân tố sau phân tích đều có hệ số KMO đều lớn 0,5, kiểm định Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05, phương sai giải thích lớn hơn 51%, các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5. Điều đó cho thấy việc sử dụng phân tích khám phá nhân tố là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu (bảng 1) Bảng 1. Bảng Kết quả đánh giá thang đo và phân tích khám phá nhân tố Mã biến Hệ số tải nhân tố KMO p-value Phương sai giải thích Hệ số Cronbach Alpha Tương quan biến tổng 1. Nhân tố “lợi ích” (N =4) LI1 0,771 0,704 0,000 51,86% 0,659 0,494 LI2 0,588 0,340 LI3 0,674 0,415 6 Mã biến Hệ số tải nhân tố KMO p-value Phương sai giải thích Hệ số Cronbach Alpha Tương quan biến tổng LI4 0,824 0,588 2. Nhân tố “Khả năng thích ứng” (N = 3) TU1 0,807 0,682 0,000 67,87% 0,758 0,575 TU2 0,859 0,650 TU3 0,805 0,572 3. Nhân tố “Tính dễ tiế cận” (N = 4) TC1 0,818 0,609 0,000 71,47% 0,704 0,438 TC2 0,921 0,719 TC3 792 0,640 TC4 - 0,222 4. Nhân tố “Sự trải nghiệm” (N = 3) TN1 0,856 0,682 0,000 78,93% 0,859 0,691 TN2 0,934 0,830 TN3 0,874 0,707 5. Nhân tố “Tính quan sát” (N = 3) QS1 0,748 0,550 0,000 61,40% 0,664 0,421 QS2 0,704 0,382 QS3 0,887 0,660 6. Nhân tố “Chính sách” ( N = 3) CS1 0,883 0,732 0,000 77,31% 0,852 0,729 CS2 0,868 0,705 CS3 0,887 0,737 7. Biến phụ thuộc “xu hướng chấp nhận” ( N = 3) CN2 0,901 0,716 0,000 79,44% 0,868 0,770 CN1 0,919 0,807 CN3 0,852 0,686 Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu qua SPSS 4.2 Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo ta sử dụng phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội. Phương pháp đưa biến vào phân tích là phương pháp Stepwise, bởi phương pháp Stepwise phù hợp hơn cho các nghiên cứu khám phá mới. Kết quả thu được như sau: Bảng 2. Bảng Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố trong mô hình LI TU TC TN QS CS CN LI Pearson Correlation 1 TU Pearson Correlation 0,262** 1 TC Pearson Correlation 0,058 0,246** 1 TN Pearson Correlation 0,058 0,228** 0,317** 1 QS Pearson Correlation 0,514** 0,504** 0,215* 0,306** 1 CS Pearson Correlation 0,507** 0,159 0,107 0,072 0,337** 1 CN Pearson Correlation 0,494** 0,300** 0,503** 0,311** 0,493** 0,317** 1 7 Bảng 3. Bảng Kết quả phân tích hồi quy bằng phương pháp stepwise Biến Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig, VIF B Std,Error Beta Hệ số chặn 0,904 0,302 2,997 0,003 TC 0,383 0,057 0,436 6,712 0,000 1,052 LI 0,392 0,081 0,358 4,838 0,000 1,364 QS 0,209 0,073 0,216 2,856 0,005 1,425 R Square 0,503 Biến phụ thuộc: CN Phương trình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam: CN = 0,904+ 0,383*TC+ 0,392*LI + 0,209*QS Từ bảng ta thấy các biến độc lập đưa vào mô hình đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, các hệ số tương quan đều khác không. Phân tích hồi quy tuyến tính bội bằng phương pháp Stepwise cho thấy có 3 nhân tố có ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5 là (1) Khả năng tiếp cận, (2) lợi ích liên quan, (3) Tinh quan sát. Các nhân tố “chính sách” và “trải nghiệm” và “thích ứng” không có ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5 trong hiện tại là do đây nhân tố “chính sách” mang yếu tố vĩ mô ít ảnh hưởng đến người sử dụng trực tiếp. Đối với nhân tố “trải nghiệm” thì hiện tại việc sử dụng năng lượng tái tạo còn hạn chế nên ảnh hưởng của nó đến xu thế chấp nhận cũng không rõ ràng. Với yếu tố “thích ứng” do các thông tin về xăng E5 nên không biết độ tin cậy có nó ra sao cùng với ít quan tâm tới tình hình xuất nhập khẩu dầu. 5. Kết luận và kiến nghị Kết quả phân tích cũng cho thấy lý thuyết khuếch tán đổi mới và mô hình chấp nhận công nghệ là một mô hình phù hợp để đánh giá xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo hiện nay. Hệ số R square bằng 0,503 chứng tỏ ba biến độc lập trong mô hình giải thích được 50,3% sự thay đổi của xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5. Trong 3 biến độc lập có ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng thì nhân tố “khả năng tiếp cận” có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đến là nhân tố “lợi ích” và cuối cùng là nhân tố “quan sát” có ảnh hưởng rất nhỏ và ngược chiều với xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5 (được thể hiện qua hệ số chuẩn hóa beta). Qua phân tích hồi quy cho thấy khả năng tiếp cận có ảnh hưởng lớn nhất tới việc chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5, do vậy để đưa xăng E5 sử dụng rộng rãi tới mọi người, cần có các biện pháp quảng cáo, tuyên truyền thông tin về E5 để mọi người biết và hiểu rõ hơn về lợi ích của xăng sinh học E5 cũng như những giá trị nó đem lại khi sử dụng. 6. Tài liệu tham khảo 1. Thông tin từ website: https://www.pvoil.com.vn 8 2. Hoàng Trọng và Chu Nguyện Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – 2 tập – Nhà xuất bản Hồng Đức 3. Adams, D. A., Nelson, R. R., Todd, P. A. (1992), Perceived usefulness, ease of use, and usage of information technology: A replication, MIS Quarterly 16, 227–247 4. Davis, F.D., (1989), Perceived usefulness, perceived ease of use and user acceptance of information technology”, MIS Quarterly, 13(3),319-339. 5. Davis F.D, (1993), User acceptance of computer technology: System characteristics user perceptions and behavior characteristics, International Man-Machine studies, 38, 475-487. 6. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L. (2006) Mutilvariate Data Analysis 6th ed, Upper Saddle River NJ, Prentice –Hall. 7. Roger, E.M (1983) “Diffusion of innovations” 3th ed, New York the Free Press. 8.Taylor, S., & Tood, A. (2001), Undestanding Information technology usage: A test of competing models, Information Systems Research, 6(2), 144 -176.
File đính kèm:
- nghien_cuu_cac_nhan_to_tac_dong_toi_xu_huong_chap_nhan_su_du.pdf