Nghiên cứu các lỗi thường gặp của người học Việt Nam ở trình độ cao cấp khi đọc hiểu văn bản tiếng Nhật
Những nghiên cứu trước đây đã làm rõ đặc điểm những lỗi thường gặp trong quá trình
đọc hiểu văn bản tiếng Nhật của người học đến từ các nước không sử dụng chữ Hán và
các nước có sử dụng chữ Hán như Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi
về việc nên xếp người học Việt Nam vào nhóm nào. Ở bài viết này, tác giả sử dụng
phương pháp nêu suy nghĩ thành tiếng (think aloud) để khảo sát các lỗi thường gặp trong
quá trình đọc hiểu văn bản tiếng Nhật của người học Việt Nam ở trình độ cao cấp. Từ kết
quả khảo sát cho thấy người đọc Việt Nam mắc cùng các lỗi của nhóm người học đến từ
các nước không sử dụng chữ Hán và cả nhóm người học đến từ các nước có sử dụng chữ
Hán. Đồng thời, họ cũng có những lỗi đặc trưng riêng như suy luận sai từ vựng do phụ
thuộc vào từ Hán-Việt, không xác định được cấu trúc câu dài. Do đó, trong giảng dạy đọc
hiểu, người Việt Nam học tiếng Nhật cần các hoạt động riêng biệt như hướng dẫn suy
luận từ vựng, xác định từ cần tra từ điển sao cho hợp lý, hướng dẫn phân tách cấu trúc câu
dài.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các lỗi thường gặp của người học Việt Nam ở trình độ cao cấp khi đọc hiểu văn bản tiếng Nhật
ngƣời học Việt Nam trình độ thấp hơn (Trần Nguyễn Bảo Vy, 2016) và vẫn tiếp tục xuất hiện ở ngƣời học trình độ cao. (6) ごくわずかな期間を除いて、殆ど直接の接触がなかったことによるのです。 Đối tƣợng khảo sát đã nghĩ rằng ごくわずか là một từ và tìm cách tra từ điển nhƣng không thành công và đã bỏ qua từ này. Mặc dù vậy, hiện tƣợng này không xảy ra thƣờng xuyên. Chẳng hạn nhƣ ở (7), cả ba đối tƣợng đều không gặp khó khăn gì trong việc tách cụm かなりまえから thành かなり/まえ/から. (7) 互いに他の文明の存在は、かなりまえから何らかの意味で意識されていたわけです。 4.2. Lỗi ở cấp độ câu Xác định sai cấu trúc của câu Các đối tƣợng tham gia vào khảo sát lần này đều là ngƣời học trình độ cao cấp, có bằng JLPT N1, đã từng học tập tại Nhật Bản nhƣng dƣờng nhƣ vẫn gặp khó khăn khi xác định cấu trúc của câu. Chúng ta hãy cùng quan sát câu (8) dƣới đây: (8) ところが【この小さな孤立した異質の日本文明が、これまで世界を大航海時代以降数百 年にわたって支配してきた西洋文明と、嫌でも交代せざるを得ない】劇的局面を、いま 人類が迎えているというのが、この本の中で私の展開する文明論の骨子に他なりません。 Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 503 Kết cấu câu chính là S (の) が N (文明論の骨子). Bổ nghĩa cho S (の) là phần gạch dƣới. Kết cấu câu chính của phần gạch dƣới là S (人類) が O (劇的局面) を V (迎えている). Cụm【】là bổ nghĩa cho O (劇的局面). Bên trong cụm【】lại là một kết cấu câu dài với S (日本文明) が O (西洋文明) と V (交代せざるを得ない). Nghĩa chính xác của câu này là ―Tuy nhiên, nền văn minh dị chất, nhỏ bé, cô độc của Nhật Bản dù không muốn vẫn sẽ bắt buộc phải thay thế cho nền văn minh phương Tây - nền văn minh đã thống trị thế giới trong suốt mấy trăm năm từ sau thời kỳ phát kiến địa lý, cục diện kịch tính mà nhân loại đang chờ đón này chính là trọng tâm của văn minh luận mà tôi sẽ triển khai trong quyển sách này.‖ Nhƣng cả ba đối tƣợng đều thất bại trong việc xác định kết cấu này, sau khi đọc đi đọc lại nhiều lần thì cuối cùng đành phải suy luận nghĩa của câu từ những từ vựng trong câu và đồng thờihọ cũng hiểu sai nghĩa của từ 交代 là ―tiếp xúc, giao lƣu‖ nên cho ra những kết quả nhƣ sau: ―cái cuốn sách này có thể là nói về nền văn minh của Nhật Bản, nói về có thể là giải thích phân tích văn minh Nhật Bản trong bối cảnh thế giới này được thống trị bởi nền văn minh phương Tây thì nền văn minh Nhật Bản nó đã có những sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa đã biến đổi thế nào và giữ được cái gì của mình có thể đó là nội dung của cuốn sách này.‖ Hay ―Nhật Bản tồn tại độc lập như vậy nhưng mà trải qua sau khi thế giới trải qua giai đoạn đi tìm hiểu gì đó mấy trăm năm nay thì Nhật Bản dù thích hay không, dù có ghét thì cũng phải có sự giao thoa, kotai với cái nền văn minh phương Tây‖. Chỉ có một đối tƣợng suy luận đúng từ văn mạch của toàn bài và tiêu đề nhƣng do chính bản thân đối tƣợng cũng không chắc chắn với suy luận của mình nên đã thay đổi suy luận theo hƣớng ngƣợc lại trong phỏng vấn sâu. Hiểu sai ý nghĩa của ngữ pháp Ở các đối tƣợng cũng xảy ra hiện tƣợng không hiểu ý nghĩa của điểm ngữ pháp trong câu, dẫn đến không thể liên kết đƣợc quan hệ của các thông tin trong câu. (9) 日本以外の主要な文明は互いに言語や宗教が同系であったり、一つの国家の内部に複数 の民族や言語、そして宗教までが含まれていたりすることでも分かるように、歴史上数 え切れない戦争を含む相互の対立抗争や和解と融合といった、直接的な異文明間の接触 や干渉対立が絶えませんでした。 Câu (9) có ように đã gây bối rối cho các đối tƣợng. Đây là một điểm ngữ pháp đa nghĩa: a) mục đích, b) so sánh ẩn dụ, c) thay đổi năng lực/thói quen, d) mệnh lệnh, e) nguyện vọng, f) đƣa ví dụ/mào đầu. Trong câu này, ように mang nghĩa f). Do đó, 分かるように chỉ đơn giản là ―nhƣ chúng ta đã biết‖ chứ không có chủ ngữ nào cho 分かる và không biểu hiện Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 504 mục đích nào cả. Nghĩa chính xác của câu là ―Như chúng ta đã biết rằng những nền văn minh lớn ngoài Nhật Bản thì hoặc đồng hệ về tôn giáo, ngôn ngữ, hoặc trong một quốc gia có nhiều dân tộc, ngôn ngữ và cả tôn giáo; chúng luôn luôn có sự tranh chấp và tiếp xúc trực tiếp chẳng hạn như dung hợp và hòa giải hay đấu tranh qua lại, gồm cả vô số những cuộc chiến tranh trong lịch sử.‖ Khi quan sát dữ liệu, chúng tôi nhận thấy một đối tƣợng đã cố gắng tìm chủ ngữ cho 分 かる và có lý giải nhƣ thế này: ―cái nền văn minh đó (nền văn minh lớn ngoài Nhật Bản) họ hiểu được, biết được những cái điều này, sự giống nhau, sự tương đồng trong tôn giáo, rồi trong cùng 1 dân tộc mà lại có nhiều tôn giáotrong cùng 1 quốc gia có nhiều dân tộc nhiều ngôn ngữ nhiều tôn giáo để mà người ta hiểu được những điều này thì xảy ra những điều như trên (tranh chấp, hòa giải, đấu tranh)‖. Một đối tƣợng khác thì lý giải nhƣ sau―Không nói tới Nhật Bản nữa mà nói tới các nền văn minh khác thì nói chung là nó tồn tại, nói chung trong cái nội tại quốc gia có nhiều ngôn ngữ tôn giáo gì đó xong rồi... xong rồi... trong lịch sử cũng đã nhiều lần ghi lại cái việc mà các nền văn minh tiếp xúc với nhau thông qua chiến tranh hay là hòa giải...‖. Mặc dù các thông tin phần lớn đều đúng nhƣng đối tƣợng đã thể hiện sự bối rối với 分かるように và bỏ qua nó. Trong phỏng vấn sâu, đối tƣợng cũng nói rằng mình không thể hiểu đƣợc câu này. Xác định phạm vi của cụm bổ ngữ Văn bản mà chúng tôi sử dụng để khảo sát có đặc điểm là sử dụng cụm bổ ngữ rất dài và phức tạp. Nhờ đó mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát đƣợc hiện tƣợng gặp khó khăn với cụm bổ ngữ của ngƣời đọc. Chúng ta hãy quan sát ví dụ sau: (10) そこで今地球規模で急速に進行中の、人間圏をも含む自然生態系の崩壊を何とか食い止 めるために、西欧キリスト教的世界観から見れば、これまで明らかに異端視されてきた アニミズム的で汎神論的な教的世界観から見れば、これまで明らかに異端視されてきた アニミズム的で汎神論的な世界観こそが、今改めて世界的に見直されるべきだと考えて いるのです。 Cả ba đối tƣợng đều mắc sai lầm ở (10). Ở đây 世界観 (thế giới quan)mang tính アニミ ズム的・汎神論的 (vạn vật hữu linh/đa thần)đã 異端視されてき (bị xem là dị giáo) bởi 西欧キ ルスト教的世界観(thế giới quan của Thiên chúa giáo phƣơng Tây). Tuy nhiên, ba đối tƣợng đều không thể xác định đƣợc cụm bổ ngữ là西欧キリスト教的世界観から見れば、これまで 明らかに異端視されてきたアニミズム的で汎神論的な mà tách biệt hẳn cụm 西欧キリスト教 的世界観から見れば ra, cho nó là một mệnh đề có quan hệ nếu-thìvới 今改めて世界的に見直 されるべきだと考えているのです, nhƣng cuối cùng thì không thể ráp nghĩa theo cách đó vào sao cho hợp lý với câu và đã bỏ qua câu này. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 505 Trên đây chỉ là một trong số những ví dụ chứng minh cho hiện tƣợng này. Trong dữ liệu thu đƣợc, cả ba đối tƣợng đều mắc phải lỗi không xác định đúng phạm vi cụm bổ ngữ thƣờng xuyên. 4.3. Lỗi ở cấp độ đoạn và văn bản Lý giải sai từ chỉ thị Hệ từ chỉ thị こ・そ・あ đóng vai trò thay thế nghĩa để tránh lặp lại, thể hiện tính liên kết giữa các ý trong đoạn văn. Để xác nhận lại mức độ lý giải các từ chỉ thị trong văn bản, chúng tôi đã yêu cầu các đối tƣợng trả lời câu hỏi ―Hãy giải thích [từ chỉ thị]‖. Từ đáp án của các đối tƣợng, chúng ta có thể quan sát đƣợc một số chỗ hiểu sai. Chẳng hạn nhƣ ví dụ dƣới đây. (11) 日本以外の主要な文明は互いに言語や宗教が同系であったり、一つの国家の内部に複数 の民族や言語、そして宗教までが含まれていたりすることでも分かるように、歴史上数 え切れない戦争を含む相互の対立抗争や和解と融合といった、直接的な異文明間の接触 や干渉対立が絶えませんでした。この意味ではヨーロッパ文明と南北アメリカ文明、そ してユダヤ、イスラーム文明、更にはインド文明の間では、互いに他の文明の存在は、 かなりまえから何らかの意味で意識されていたわけです。 Một đối tƣợng đã giải thích この意味 của (11) là ―việc Nhật Bản cũng phải trải qua một bề dày lịch sử nhiều biến động để hình thành nên nền văn minh Nhật Bản‖. Tuy nhiên, この意 味 ở đây là chỉ ―việc các nền văn minh lớn không ngừng có sự tiếp xúc, va chạm trong lịch sử‖. (12) ところがこれらの諸文明のどれもが、日本の存在をはっきりと意識したことは、近代も 後期になるまでは殆どなかったと考えられるのです。中華文明圏と日本の関係だけは別 でした。この意味からしても日本だけが今でも世界のなかで異質なのです。 Một đối tƣợng đã giải thích この意味 của (12) là ―ý nói mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Hoa, tuy nhiên nó vẫn khác so với các hình thức tiếp xúc văn minh nói trên Nhật Bản mang tính khác biệt‖. Tuy nhiên, この意味 của (12) là chỉ ―việc các nền văn minh lớn (ngoài văn minh Trung Hoa, đó là trường hợp đặc biệt) nhận biết sự tồn tại của Nhật Bản rất trễ‖. Liên kết thông tin trong toàn bài Để xác nhận mức độ tổng hợp thông tin và lý giải cấu trúc của văn bản, các đối tƣợng đƣợc yêu cầu trả lời câu hỏi ―Hãy chia đoạn văn thành các đoạn và nêu ý chính của mỗi đoạn‖. Văn bản mà các đối tƣợng đọc có tiêu đề là ―Vở kịch chuyển giao nền văn minh chủ đạo của thế giới đang được mở màn‖ với cấu trúc nhƣ sau: Nêu ra nhƣợc điểm của thế giới quan phƣơng Tây (lý tính, lấy con ngƣời làm trung tâm) và nhấn mạnh ƣu điểm và sự cần thiết của Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 506 thế giới quan đa thần, vạn vật hữu linh (không tách biệt con ngƣời khỏi thiên nhiên) Chứng minh nền văn minh Nhật Bản là độc nhất bằng quan điểm của Huntington và dẫn chứng về quá trình tiếp xúc văn minh trong lịch sử Kết luận rằng con ngƣời sẽ chào đón cục diện mới trong lịch sử: văn minh nhỏ bé của Nhật Bản (độc nhất, có thế giới quan vạn vật hữu linh) sẽ thay thế cho văn minh phƣơng Tây. Chúng ta hãy cùng xem xét phần chia đoạn của đối tƣợng sau: Đoạn 1: giới thiệu chủ nghĩa lấy con ngƣời làm trung tâm Đoạn 2: đƣa ra quan điểm con ngƣời bình đẳng với các loài sinh vật khác Đoạn 3: Nhật Bản là một nền văn minh độc lập trong số bảy (hoặc tám) nền văn minh độc lập của thế giới Đoạn 4: đƣa ra luận cứ giải thích cho nhận định Nhật Bản là một nền văn minh độc lập Đoạn 5: tổng kết lại quan điểm của tác giả: Nhật Bản tuy tồn tại độc lập nhƣng bắt đầu có giao lƣu văn hóa. Ở cách chia đoạn của một đối tƣợng khác thì: Phần 1: dòng chảy chính của văn minh thế giới và mặt trái của nó Phần 2: sự nhìn nhận lại những ngộ nhận của loài ngƣời về giống loài của chính mình Phần 3: các nền văn minh lớn chủ yếu trên thế giới và Nhật Bản với tƣ cách là một trong số đó Phần 4: lý giải lý do vì sao nền văn minh Nhật Bản trong một thời gian dài chƣa đƣợc nhận thức rõ ràng bởi những nền văn minh khác Phần 5: tổng kết và dẫn nhập vào sách. Có thể nhận thấy rằng, cả hai đối tƣợng đều không tìm đƣợc sự liên kết giữa nội dung, kết luận và tiêu đề, không hiểu đƣợc dòng suy nghĩ logic của tác giả. 5. Kết luận Trong bài viết này, do còn giới hạn về số lƣợng đối tƣợng nghiên cứu (chỉ thực hiện trên 3 đối tƣợng từng là sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học, có kinh nghiệm du học Nhật Bản 1 năm) và văn bản sử dụng nên chúng tôi chƣa thể phổ quát đƣợc đặc tính của ngƣời học Việt Nam khi đọc văn bản tiếng Nhật nhƣng chúng tôi đã quan sát đƣợc những hiện tƣợng cụ thể nhƣ sau: Về cấp độ từ vựng, có sự lẫn lộn từ vựng chữ Hán, suy luận sai nghĩa của từ và tách sai đơn vị từ vựng. Các đặc điểm này trùng khớp với cả ngƣời học đến từ các nƣớc không dùng chữ Hán và ngƣời Trung Quốc và có một điểm đặc biệt của riêng ngƣời học Việt Nam là suy luận nghĩa của từ phụ thuộc vào từ Hán Việt khá nhiều dẫn đến hiểu sai nghĩa. Về cấp độ câu, có các lỗi nhƣ hiểu sai ý nghĩa của ngữ pháp, hiểu sai phạm vi của cụm bổ nghĩa tƣơng đồng với hai nhóm trên. Trong nghiên cứu lần này, có thể do tính chất của văn bản sử dụng khi khảo sát nên chúng tôi không phát hiện đƣợc lỗi lý giải ngữ pháp song hành và lỗi khi xác định chủ ngữ. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy ngƣời Việt Nam gặp khó khăn khá lớn khi xác định cấu trúc của câu cho dù là ngƣời học ở trình độ cao. Về cấp độ văn bản, chúng tôi đã xác nhận đƣợc hiện tƣợng không liên kết đƣợc thông tin của từ và văn mạch trƣớc hoặc sau đó giống với hai nhóm trên, không liên kết đƣợc thông tin của toàn bài. Tuy nhiên, hiện tƣợng không liên kết đƣợc thông tin của toàn bài có thể xảy ra do phần xử lý thông tin cấp thấp (low-level processing) trƣớc đó đã bị lỗi khá nhiều nên Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 507 dẫn đến ngƣời đọc không hiểu rõ các thông tin trong văn bản. Do đó, chúng tôi chƣa thể đối sánh đƣợc với hai nhóm trên. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy, các đối tƣợng trong nghiên cứu này mắc phải những lỗi của cả hai nhóm ngƣời học và cũng có lỗi riêng chịu ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ (suy luận từ Hán Việt, không hiểu cấu trúc câu). Trong nghiên cứu của Trần Nguyễn Bảo Vy (2016) với các đối tƣợng sinh viên ở trình độ trung cấp và sơ-trung cấp cũng quan sát đƣợc hiện tƣợng tƣơng tự. Do đó, chúng tôi cho rằng trong giảng dạy đọc hiểu, ngƣời Việt Nam học tiếng Nhật cần đƣợc tách ra thành một nhóm riêng. Ngoài những hoạt động rèn luyện để tránh các lỗi tƣơng tự nhƣ hai nhóm trên, thì họ còn cần các hoạt động riêng biệt nhƣ hƣớng dẫn suy luận từ vựng dựa trên mạch văn chứ không chỉ dựa vào kiến thức từ Hán Việt, xác định từ cần tra từ điển sao cho hợp lý, hƣớng dẫn phân tách cấu trúc câu dài. Tài liệu tham khảo Fujiwara, M. (2020). 漢字系上級学習者の読解困難点. Trong Noda Hisashi chủ biên,日本語教育学 研究 8:日本語学習の読解過程, 83-100. Tokyo: Nxb Kokoshuppan. Kucan, L., & Beck, I. (1997). Thinking aloud and reading comprehension research: Inquiry, instructuon, and social interaction. Review of Educational Research, 67(3), 271-299. Matsuda, A., Than Thi Kim Tuyen, Ngo Minh Thuy, Kanamura, K., Nakahira, K., & Mikami, Y, (2008). ベトナム人母語話者にとって漢越語知識は日本語学習者にどの程度有利に働くかー日 越漢字語の一致度に基づく分析-.世界の日本語教育, 18, 21-33. Miyahara, A. (2014). ベトナムの日本語教育―歴史と実践. Tokyo: Nxb Honnoizumi. Moridoki, N.(2020). 非漢字系上級学習者の読解困難点. Trong Noda Hisashi chủ biên, 日本語教育 学研究 8:日本語学習の読解過程 , 63-81.Tokyo: Nxb Kokoshuppan. Noda, H. (2020). 日本語教育学研究 8:日本語学習の読解過程. Tokyo: Nxb Kokoshuppan. Pokrovska, O. (2015).ウクライナ人中級日本語学習者の読解における文字列分節の課題.一橋日 本語教育研究, 3, 49-60. Tateoka, Y. (1995). 英語母語話者の読解過程-起承転結文の場合. アメリカ·カナダ大学連合日 本研究センター紀要,18, 1-33. Trần Nguyễn Bảo Vy (2016). ベトナム人中級学習者の説明文の読解上の問題点-ホーチミン人 文社会科学大学日本学部の 2 年生と 3 年生を例にして-. 日本言語文化研究会論集, 12, 111- 135. Suzuki, T. (2014).日本の完成が世界を変えるー言語生態学的文明論. Tokyo: Nxb Shinchosha, 9- 12. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 508 A STUDY ON MISTAKES THAT VIETNAMESE LEARNERS AT ADVANCED LEVEL OFTEN MAKE WHEN READING JAPANESE TEXTS Abstract Literature reviews shows that advanced learners from non-kanji countries and countries which have Kanji background such as China make different types of mistakes when reading Japanese texts. In the case of Vietnamese learners, there have been numbers of arguments about which group they should be categorized in. In this article, the think- aloud method was used on some Vietnamese learners at advanced level to identify mistakes that they often make when reading Japanese texts. The findings show that Vietnamese learners made the same mistakes as learners from both non-kanji countries andcountries with Kanji background. Vietnamese learner‘s also made original mistakes such as over depending on their knowledge of Viet-Sino vocabularies when inferencing the meaning of words and being unable to identify the correct structure of complicated sentences. Therefore, Vietnamese learners may need special instruction on how to inference word meanings, how to identify essentialwords that should be looked up in dictionaries or how to analyze long complex sentences. Keywords reading comprehension, Japanese, think-aloud, mistake comparison
File đính kèm:
- nghien_cuu_cac_loi_thuong_gap_cua_nguoi_hoc_viet_nam_o_trinh.pdf