Nghiên cứu các chỉ số ban đầu về hình thái và chức năng của nam vận động viên Pencak Silat trẻ quốc gia lứa tuổi 18-20 trong bài tập sức bền chuyên môn
Sử dụng các phương pháp truyền thống và phương pháp kiểm tra y học bằng
thiết bị chuyên dụng với phần mềm Cortex Metamax3B để xác định các chỉ tiêu ban đầu
về hình thái, các chức năng hô hấp, chức năng tim mạch và chức năng chuyển hóa năng
lượng của đối tượng nghiên cứu trong bài tập sức bền chuyên môn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các chỉ số ban đầu về hình thái và chức năng của nam vận động viên Pencak Silat trẻ quốc gia lứa tuổi 18-20 trong bài tập sức bền chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các chỉ số ban đầu về hình thái và chức năng của nam vận động viên Pencak Silat trẻ quốc gia lứa tuổi 18-20 trong bài tập sức bền chuyên môn
35 NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ BAN ĐẦU VỀ HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN PENCAK SILAT TRẺ QUỐC GIA LỨA TUỔI 18 - 20 TRONG BÀI TẬP SỨC BỀN CHUYÊN MÔN TS. Phạm Thị Hương Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp truyền thống và phương pháp kiểm tra y học bằng thiết bị chuyên dụng với phần mềm Cortex Metamax3B để xác định các chỉ tiêu ban đầu về hình thái, các chức năng hô hấp, chức năng tim mạch và chức năng chuyển hóa năng lượng của đối tượng nghiên cứu trong bài tập sức bền chuyên môn. Từ khóa: Chỉ số, hình thái, chức năng, Pencaksilat, vận động viên, sức bền chuyên môn. Summary: Using the traditional method and method of medical examination with dedicated devices with the software of Cortex Metamax3B in order to identify initial targets of morphology, respiratory function, cardiovascular function and energy metabolism function of the object of the look at in the specialist endurance exercises. Keywords: Index, Morphology, Function, Pencaksilat, Athlete, Professional strength. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thể dục thể thao (TDTT) đặc biệt là thể thao thành tích cao là một lĩnh vực luôn phát triển không ngừng. Để nâng cao được thành tích thể thao cần phải tuân theo những quy luật sinh học và quy luật giáo dục thẻ chất (GDTC) trong quá trình huấn luyện thể thao, mọi sự tác động của bài tập lên cơ thể vận động viên (VĐV) đều dẫn đến những biến đổi về mặt hình thái, chức năng. Vì vậy, để thành tích thể thao ngày càng phát triển cao hơn nữa, cần phải đi sâu tìm hiểu mức độ biến đổi các chỉ số hình thái, chức năng của cơ thể đó như thế nào khi sử dụng LVĐ của các bài tập sức bền chuyên môn, từ đó tìm ra được các bài tập chuyên môn có tác động tích cực tới quá trình tập luyện và thi đấu của VĐV. Nhưng muốn biết được các chỉ số đó biến đổi như thế nào thì việc nghiên cứu các chỉ số ban đầu là rất quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề này trên thực tế lại chưa được quan tâm nghiên cứu. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ số ban đầu về hình thái, chức năng của nam VĐV Pencak Silat trẻ quốc gia lứa tuổi 18 – 20, trong bài tập sức bền chuyên môn. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp đọc phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp toán học thống kê, phương pháp kiểm tra y - sinh học THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 36 bằng thiết bị chuyên dụng với phần mềm Cortex Metamax3B. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Lựa chọn các chỉ số đánh giá hình thái, chức năng cơ thể cho nam VĐV Pencak Silat trẻ Quốc gia lứa tuổi 18 - 20. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu để lựa chọn các chỉ số đánh giá về hình thái và chức năng của nam VĐV Pencak Silat, đề tài tiến hành phỏng vấn 20 nhà khoa học, Giáo viên, HLV về các chỉ số hình thái, chức năng từ đó chọn ra các các chỉ số phù hợp để làm cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng của bài tập sức bền chuyên môn lên cơ thể VĐV Pencak Silat trẻ Quốc gia lứa tuổi 18 - 20 và mức độ phát triển của các em. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số kiểm tra hình thái và chức năng của cơ thể nam VĐV Pencak Silat trẻ Quốc gia lứa tuổi 18 - 20 (n = 20) TT Các chỉ số Số phiếu Tỷ lệ (%) Phát ra Thu về Tán thành 1 Số đo đánh giá mức độ phát triển cơ thể: - Chiều cao đứng (cm) 20 20 20 100% - Chiều cao ngồi (cm) 20 20 10 50% - Cân nặng (kg) 20 20 20 100% 2 Số đo chi trên: - Dài chi trên (cm) 20 20 8 40% - Dài bàn tay (cm) 20 20 6 30% - Rộng bàn tay (cm) 20 20 9 45% - Dài xải tay (cm) 20 20 2 10% - Vòng cánh tay co (cm) 20 20 20 100% - Vòng cánh tay duỗi (cm) 20 20 7 35% 3 Số đo chi dưới: - Dài chi dưới (cm) 20 20 12 60% - Vòng đùi (cm) 20 20 20 100% - Vòng cẳng chân (cm) 20 20 8 40% - Vòng chân Aclxin (cm) 20 20 5 25% 4 Các chỉ số chiều rộng và vòng: - Rộng vai (cm) 20 20 7 35% - Rộng hông (cm) 20 20 5 25% - Rộng ngực (cm) 20 20 8 40% - Vòng ngực max (cm) 20 20 20 100% - Vòng ngực min (cm) 20 20 17 85% - Vòng ngực trung bình (cm) 20 20 18 90% 37 5 Các chỉ số chức năng tim mạch - Tần số nhịp tim 20 20 20 100% - Thể tích oxy cung cấp trong một mạch đập 20 20 18 90% - Thể tích tâm thu 20 20 12 60% - Tần số tim hồi phục 20 20 10 50% 6 Các thông số hô hấp - Thể tích khí thở ra trong một phút 20 20 20 100% - Tần số thở 20 20 20 100% - Dung tích sống 20 20 18 90% - Thể tích khí lưu thông qua 1 nhịp thở 20 20 14 70% - Thương số hô hấp tĩnh 20 20 8 40% - Thương số hô hấp động 20 20 10 50% 7 Các chỉ số chức năng chuyển hóa năng lượng: - Thể tích oxy tiêu thụ tối đa (VCO2ml/phút). 20 20 7 35% - Thể tích oxy nợ (nợ dưỡng). 20 20 12 60% - Ðịnh lượng trao đổi chất ( METS). 20 20 18 90% - Năng lượng tiêu thụ tính theo đơn vị Kcal/ph. 20 20 14 70% - Thể tích oxy tương đối trên trọng lượng cơ thể ( VO2/Kg ml/ph/kg). 20 20 17 85% - Thông số hô hấp VCO2/VO2 (RER). 20 20 18 90% Qua kết quả ở bảng 1 cho thấy, các tỷ lệ có lựa chọn trên 80% số phiếu tán thành được đề tài sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: Để đánh giá về hình thái có 7 chỉ số gồm: Chiều cao (cm), cân nặng (kg), vòng ngực hít vào (cm), vòng ngực thở ra (cm), vòng ngực trung bình (cm), vòng cánh stay co (cm), vòng đùi (cm). Để đánh giá chức năng hô hấp có 3 chỉ số gồm: Thể tích khí thở ra trong một phút; tần số thở; dung tích sống. Để đánh giá chức năng tim mạch, đề tài chọn được 2 chỉ số gồm: Tần số nhịp tim; thể tích oxy cung cấp trong một mạch đập. Để đánh giá chức năng chuyển hóa năng lượng, đề tài chọn được 3 chỉ số gồm: Đường lượng trao đổi chất (METS); thể tích oxy tương đối trên trọng lượng cơ thể (VO2/Kg ml/ph/kg); thông số hô hấp VCO2/VO2 (RER). 3.2. Các chỉ số ban đầu về hình thái của nam VĐV Pencak Silat trẻ quốc gia lứa tuổi 18-20. Để nghiên cứu các chỉ số ban đầu về hình thái của nam VĐV Pencak Silat trẻ Quốc gia lứa tuổi 18 - 20, Đề tài tiến hành phối hợp với Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Đội tuyển Pencak Silat trẻ Quốc gia để tiến hành kiểm tra về hình thái của 21 nam VĐV Pencak Silat trẻ quốc gia lứa tuổi 18- 20. Kết quả được trình bày ở bảng 2. 38 Bảng 2. Các chỉ số ban đầu về hình thái của nam VĐV Pencak Silat trẻ Quốc gia lứa tuổi 18 - 20 (n=21) TT Các chỉ số hình thái x Hằng số người Việt Nam 1 Chiều cao (cm) 173.9 6.80 163.44 2 Cân nặng (kg) 69.61 8.98 56.10 3 Vòng cánh tay co (cm) 31.5 1.80 26.53 4 Vòng đùi (cm) 52.99 2.49 46.10 5 Vòng ngực hít vào (cm) 91.3 3.97 80.91 6 Vòng ngực thở ra (cm) 83.9 4.13 75.09 7 Vòng ngực trung bình (cm) 87.4 3.99 77.38 Bảng 3. Các chỉ số chức năng của nam VĐV Pencak Silat trẻ quốc gia lứa tuổi 18 - 20 trong bài tập sức bền chuyên môn. T T Bài tập Hệ số Chức năng hô hấp Chức năng tim mạch Chuyển hóa cung cấp năng lượng r (CS HT-CS CN) Rf (lít/p) VT (lít/p) VE (lít/p) HR (lít/ph) VO2HR (ml/mđ) VO2/kg ml/ph/kg METS RER 1 Chuyên môn tay x 60.98 1.70 1.79 174.6 19.45 49.65 13.6 1.22 0.87 7.12 0.32 0.28 8.95 2.67 3.62 0.65 0.13 2 Chuyên môn chân x 65.04 1.77 1.63 180.65 19.39 50.04 13.9 1.25 0.86 8.45 0.30 0.29 10.7 2.57 4.39 0.93 0.13 3 Chuyên môn hỗn hợp x 60.67 1.63 1.73 175.83 19.54 48.4 13.2 1.04 0.83 5.62 0.35 0.33 10.82 2.21 4.02 0.85 0.13 Qua số liệu thống kê ở bảng 2 cho thấy hầu hết các chỉ số ban đầu về hình thái của nam VĐV Pencak Silat trẻ Quốc gia lứa tuổi 18 - 20 cao hơn nhiều so với người Việt Nam bình thường cùng lứa tuổi và giới tính (theo tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam lứa tuổi 20 của thế kỉ XIX và theo tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam lứa tuổi 20 năm 2001. Điều này, phù hợp với thực tế vì các VĐV đã được tuyển chọn qua các giải thi đấu và các đợt kiểm tra định kỳ. 3.3. Các chỉ số ban đầu về chức năng cơ thể của nam VĐV Pencak Silat trẻ quốc gia lứa tuổi 18 - 20 trong bài tập sức bền chuyên môn. 39 Các chỉ số chức năng của cơ thể dưới tác động của bài tập sức bền chuyên môn, đề tài sử dụng thiết bị chuyên dụng Cortex Metamax3b để đo lường các chỉ số đó. Kết quả đo được của các chỉ số chức năng sau khi VĐV thực hiện các bài tập sức bền chuyên môn được trình bày ở bảng 3. Từ kết quả thu được ở bảng 3, cho thấy: Các chỉ số chức năng của nam VĐV Pencak Silat trẻ Quốc gia lứa tuổi 18 - 20 ở cả 3 bài tập chuyên môn đều có chỉ số cao. Các chỉ số diễn ra không đồng đều ở các bài tập và bài tập chuyên môn chân các chỉ số cao hơn so với bài tập chuyên môn tay và hỗn hợp như ở bài tập chuyên môn tay. Tần số hô hấp (Rf) trung bình là 60,98 l/ph, còn ở bài tập chuyên môn chân tần số hô hấp trung bình là 65,04 l/ph. Ở bài tập chuyên môn hỗn hợp đương lượng trao đổi chất (METS) trung bình 13,2, còn ở bài tập chuyên môn chân là 13,9. Nhưng, vẫn có một số chỉ số các bài tập chuyên môn chân thấp hơn so với bài tập chuyên môn hỗn hợp và chuyên môn tay như, chỉ số thể tích oxy cung cấp trong một mạch đập (VO2HR). 4. KẾT LUẬN Các chỉ số ban đầu về hình thái, chức năng hô hấp, tim mạch, chuyển hóa năng lượng của nam VĐV Pencak Silat trẻ Quốc gia trong bài tập sức bền chuyên môn đều tốt, điều này phù hợp với việc các VĐV này đều được tuyển chọn qua các giải thi đấu trong nước và quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aulic I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao (Phạm Ngọc Trâm dịch), NXB TDTT Hà Nội. 2. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, Nxb TDTT Thành phố HCM. 3. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 4. Bùi Thị Hiếu (1982), “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý của VĐV môt số môn thể thao”, Bản tin khoa học TDTT (5), tr.4 - 10. 5. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2006), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội.
File đính kèm:
- nghien_cuu_cac_chi_so_ban_dau_ve_hinh_thai_va_chuc_nang_cua.pdf