Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Do chưa có nhiều nghiên cứu về những biện pháp kỹ thuật trong việc

trồng cây Thạch đen cho năng suất và chất lượng cao, nên nghiên cứu

ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng

cây Thạch đen đã được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu tại Cao Bằng

năm 2019. Thí nghiệm gồm 6 công thức: CT1: 166.667 cây/ha (40 x

15 cm), CT2: 125.000 cây/ha (40 x 20 cm), CT3: 100.000 cây/ha (40

x 25 cm), CT4: 133.333 cây/ha (50 x 15 cm), CT5: 100.000 cây/ha

(50 x 20 cm) (đối chứng), CT6: 80.000 cây/ha (50 x 25 cm). Kết quả

nghiên cứu đã xác định được dùng mật độ trồng thứ 3 cho năng suất

Thạch đen cao nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Cụ thể, mật độ

trồng thứ 3 có độ nhớt dịch thạch đạt 4,7 cP, có hàm lượng pectin là

0,42 mg/ml, năng suất thân lá đạt 72,33 tấn/ha.

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trang 1

Trang 1

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trang 2

Trang 2

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trang 3

Trang 3

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trang 4

Trang 4

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trang 5

Trang 5

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 1720
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
x 20 cm), CT3: 100.000 cây/ha (40 
 x 25 cm), CT4: 133.333 cây/ha (50 x 15 cm), CT5: 100.000 cây/ha 
Mật độ trồng (50 x 20 cm) (đối chứng), CT6: 80.000 cây/ha (50 x 25 cm). Kết quả 
Chất lượng nghiên cứu đã xác định được dùng mật độ trồng thứ 3 cho năng suất 
Năng suất Thạch đen cao nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Cụ thể, mật độ 
 trồng thứ 3 có độ nhớt dịch thạch đạt 4,7 cP, có hàm lượng pectin là 
Sinh trưởng 0,42 mg/ml, năng suất thân lá đạt 72,33 tấn/ha. 
Thạch đen 
* Corresponding author. Email: nguyenviethung@tuaf.edu.vn 
 187 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(05): 187 - 192 
1. Giới thiệu 
 Thạch đen hay còn gọi là Sương sáo có tên khoa học Mesona chinensis Benth có nguồn gốc ở 
Đông và Đông Nam Châu Á, phân bố nhiều ở Đông Nam Trung Quốc, Đài Loan và khu vực 
Đông Nam Á [1]. Tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng có điều kiện đất đai khí hậu phù hợp để 
phát triển cây Thạch đen. Năm 2017, diện tích trồng Thạch toàn huyện đạt 314,69 ha, đến năm 
2019 tăng lên 350 ha. Cây Thạch đen đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện và là cây trồng 
giúp xóa đói giảm nghèo cho hàng nghìn hộ dân sinh sống trên địa bàn [2]. 
 Thạch đen là thực phẩm lý tưởng có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, lành mạnh với thành phần 
hóa học phong phú và có công dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe về cả mặt dinh dưỡng và làm 
dược phẩm. Do đó, các sản phẩm chế biến từ cây sương sáo đã được quan tâm nghiên cứu phát 
triển trong những năm gần đây [3], [4]. 
 Sản phẩm từ cây thạch đen không chỉ giúp giải khát thông thường được người tiêu dùng ưa 
chuộng, mà lá thạch đen có tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giúp quá trình chuyển hóa trong cơ 
thể diễn ra dễ dàng, tăng cường năng lượng và điều trị một số bệnh lý như: tiểu đường, phòng 
chống cảm mạo, cao huyết áp, nhuận tràng, mát gan, chống lão hóa [5]. 
 Hiện nay, việc đầu tư nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật như: kỹ thuật nhân giống, mật độ 
trồng và tổ hợp phân bón đối với cây Thạch đen chưa được quan tâm đúng mức. Việc nghiên 
cứu quy trình mật độ trồng thích hợp đối với cây Thạch đen nhằm đạt năng suất, chất lượng và 
hiệu quả kinh tế là hết sức cần thiết. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu về ảnh 
hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây Thạch đen tại huyện Thạch 
An, tỉnh Cao Bằng. 
2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
 Cây Thạch đen tại xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và các vật liệu khác phục 
vụ cho nội dung nghiên cứu. 
2.2. Nội dung nghiên cứu 
 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây Thạch 
đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng vụ Hè thu 2019. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
2.3.1. Bố trí thí nghiệm 
 Thí nghiệm gồm 6 công thức, 3 lần nhắc lại bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn 
chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm 30 m2 (6 x 5 m), tổng diện tích 540 m2, không tính diện tích bảo vệ. 
 Công thức 1: 166.667 cây/ha (40 x 15 cm) 
 Công thức 2: 125.000 cây/ha (40 x 20 cm) 
 Công thức 3: 100.000 cây/ha (40 x 25 cm) 
 Công thức 4: 133.333 cây/ha (50 x 15 cm) 
 Công thức 5: 100.000 cây/ha (50 x 20 cm) (đối chứng) 
 Công thức 6: 80.000 cây/ha (50 x 25 cm) 
 Công thức phân bón đối chứng được xây dựng dựa trên quy trình tạm thời về kỹ thuật canh 
tác cây Thạch đen của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng. 
 Thời vụ trồng: Từ tháng 07 đến tháng 11 năm 2019. 
 Phân bón: Mức phân bón 2 tấn vi sinh + 35 kg N + 32 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha. 
 + Kỹ thuật bón phân: 
 Bón lót: Toàn bộ 2 tấn phân hữu cơ vi sinh và phân lân. 
 Bón thúc lần 1: sau trồng 30 ngày, khi cây Thạch đen bén rễ, hồi xanh và bắt đầu phân cành; 
kết hợp xới xáo và làm cỏ cho cây Thạch đen. 
 188 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(05): 187 - 192 
 Lượng phân bón: 1/2 đạm urê + 1/2 kaliclorua. Toàn bộ số phân này được bón vào rãnh giữa 2 
hàng Thạch đen. Thường phân được bón sau mưa để giảm công tưới nước. 
2.3.2. Chỉ tiêu theo dõi và tính toán kết quả 
 * Theo dõi sự sinh trưởng của cây Thạch đen 
 + Tốc độ tăng trưởng chiều dài cây (cm/ngày): Cố định bằng cọc 5 cây ngẫu nhiên theo 
đường chéo góc/ô thí nghiệm, 10 ngày đo chiều dài cây 1 lần, lấy số liệu trung bình ở mỗi 
giai đoạn sinh trưởng. 
 + Tốc độ ra lá (lá/ngày): Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao, 10 ngày đếm số lá mới ra 1 lần, 
dùng phương pháp đánh dấu lá để biết số lá mới ra, lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng. 
 * Theo dõi chiều dài cây cuối cùng, số cành, tổng số lá trên thân chính và năng suất thân 
lá cây Thạch đen 
 Theo dõi một lần khi thu hoạch (vào tháng 11/2019) 
 + Chiều dài cây cuối cùng (cm): Tổng chiều dài của cây đo được khi thu hoạch. 
 + Số cành (cành): Đếm tổng số cành trên cây. 
 + Tổng số lá trên thân chính (lá): Đếm tổng số lá trên thân chính. 
 + Năng suất thân lá lý thuyết (tấn/ha) = Khối lượng trung bình của 1 cây x mật độ cây/ha. 
 * Chỉ tiêu chất lượng: 
 Phương pháp xác định hàm lượng pectin (mg/ml) 
 + Phân tích định tính: Trong dịch chiết nếu có pectin thì có khả năng tạo gel hay xuất hiện keo vẩn 
đục hoặc có kết tủa. Đây là phương pháp định tính để nhận biết sự có mặt của pectin trong thạch. 
 + Định lượng theo phương pháp pectat canxi: Trong môi trường kiềm loãng pectin hòa tan 
trong thạch sẽ giải phóng ra nhóm methoxyl thành rượu metylic và axít pectic tự do. Axít pectic 
tự do có trong môi trường có mặt axít acetic sẽ kết hợp với CaCl2 thành dạng muối kết tủa canxi 
pectat. Từ hàm lượng muối kết tủa có thể tính được hàm lượng pectin có trong mẫu phân tích. 
 Phương pháp xác định độ nhớt của dịch thạch 
 Đo độ nhớt của dịch thạch đen bằng nhớt kế Osval, dựa trên nguyên tắc là độ nhớt của dịch 
thạch đen cần đo tỷ lệ với thời gian chảy của một thể tích dung dịch (còn gọi là lưu thể) qua ống. 
Dùng pipet hút 2 ml dịch thạch đen vào nhánh không có mao quản của nhớt kế, rồi dùng quả bóp 
cao su đẩy dung dịch qua nhánh có mao quản, lên quá ngấn A một ít, sau đó tháo quả bóp cao su 
cho dịch chảy tự nhiên và dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian dịch thạch đen từ ngấn A đến 
ngấn B. Đo lại chính dịch thạch đen đấy 4 - 5 lần, lấy giá trị trung bình (mỗi lần đo sai khác 
không được quá 0,2s). 
 Độ nhớt của dịch thạch đen (centiPoise - cP) được tính theo công thức: 
 ηd = ηn × dd/dn × zd/zn; cP. (1) 
 Trong đó: 
 0
 n: Độ nhớt của nuớc ở cùng nhiệt độ (Nếu t = 30 C thì n = 0,801 cP) 
 0
 dn: Khối lượng riêng của nước (nếu t = 30 C thì dn = 0,997) 
 zn: Thời gian chảy của nước (tính bằng giây = s) 
 dd: Khối lượng riêng của dịch thạch đen cần đo 
 zd: Thời gian chảy của dịch thạch đen cần đo (s). 
 * Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 
 Kết quả thí nghiệm được tổng hợp bằng phần mềm Excel và phần mềm thống kê SAS. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây Thạch đen 
 Qua kết quả bảng 1 cho thấy, ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài 
cây của cây thạch đen tại các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng, đạt cao nhất ở 
giai đoạn 3 tháng sau trồng, sau đó tốc độ tăng trưởng chậm dần ở tháng tiếp theo. 
 189 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(05): 187 - 192 
 Giai đoạn sau trồng 3 tháng, tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tăng, dao 
động từ 0,39 - 0,62 cm/ngày. Ở giai đoạn này, công thức 3 có tốc độ tăng trưởng chiều dài cây 
cao nhất, cao hơn so với công thức đối chứng là 0,12 cm/ngày, công thức 1 và công thức 6 có tốc 
độ tăng trưởng chiều cao cây chậm nhất đạt từ 0,39 - 0,47 cm/ngày. 
 Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây Thạch đen tại huyện 
 Thạch An, tỉnh Cao Bằng 
 Đơn vị tính: cm/ngày 
 Tháng sau trồng 
 Công thức mật độ 
 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng (thu hoạch) 
 Công thức 1 0,11 0,29 0,39 0,19 
 Công thức 2 0,17 0,54 0,53 0,22 
 Công thức 3 0,18 0,55 0,62 0,23 
 Công thức 4 0,17 0,56 0,58 0,21 
 Công thức 5 (Đ/C) 0,16 0,51 0,50 0,21 
 Công thức 6 0,14 0,44 0,47 0,19 
3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra lá của cây Thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh 
Cao Bằng 
 Qua bảng 2 cho thấy, tốc độ ra lá của cây Thạch đen tại các công thức tham gia thí 
nghiệm nhanh nhất ở giai đoạn 2 tháng sau trồng. Giai đoạn 1 tháng sau trồng, tốc độ ra lá của 
cây thạch đen tăng nhanh dao động từ 0,16 - 0,21 lá/ngày. Giai đoạn sau trồng 3 tháng tất cả các 
công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 0,32 - 0,36 lá/ngày. Trong đó công thức 3 có tốc độ ra 
lá nhanh nhất trong thí nghiệm đạt 0,36 lá/ngày, cao hơn công thức đối chứng (0,33 lá/ngày) là 
0,03 lá/ngày và cao hơn so với các công thức còn lại từ 0,01 - 0,04 lá/ngày. 
Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ ra lá của cây Thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 
 Đơn vị tính: lá/ngày 
 Tháng sau trồng 
 Công thức mật độ 
 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng (thu hoạch) 
 Công thức 1 0,16 0,58 0,32 0,14 
 Công thức 2 0,20 0,59 0,35 0,15 
 Công thức 3 0,21 0,60 0,36 0,16 
 Công thức 4 0,20 0,59 0,34 0,15 
 Công thức 5 (Đ/C) 0,19 0,58 0,33 0,14 
 Công thức 6 0,17 0,58 0,34 0,14 
3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm nông sinh học của cây Thạch đen 
 - Chiều dài cây cuối cùng: 
 Chiều dài cây cuối cùng của cây Thạch đen tại các công thức tham gia thí nghiệm được trình 
bày qua số liệu bảng 3 dao động từ 45,47 - 68,33 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy, cây Thạch 
đen như công thức 2, công thức 3 và công thức 4 sẽ cho chiều dài cây cuối cùng tương đương 
nhau với mức độ tin cậy 95%. Công thức 1 có chiều cao cây cuối cùng đạt 45,47 cm thấp hơn 
chắc chắn so với công thức đối chứng là 13,40 cm và các công thức còn lại từ 6,40 đến 22,86 cm. 
 - Số cành: 
 Qua số liệu bảng 3 ta thấy, số cành của cây Thạch đen tại các công thức tham gia thí nghiệm 
dao động từ 4,67 - 8,40 cành. Kết quả xử lý thống kê cho thấy, số cành của công thức 3 đạt 8,40 
cành cao hơn chắc chắn so với số cành của công thức đối chứng (5,87 cành) và các công thức 
khác tham gia thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 2 và công thức 4 có số cành tương 
đương nhau. 
 - Tổng số lá trên thân chính: 
 190 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(05): 187 - 192 
 Tổng số lá trên thân chính của cây Thạch đen tại các công thức tham gia thí nghiệm dao động 
từ 42,22 – 50,89 lá. Kết quả xử lý thống kê cho thấy, tổng số lá trên thân chính của công thức 3 
cao hơn chắc chắn so với tổng số lá trên thân chính của công thức đối chứng là 6,22 lá ở mức độ 
tin cậy 95% và cao hơn chắc so với các công thức còn lại từ 1,56 - 8,67 lá. 
Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài cây, số cành và tổng số lá trên thân chính của cây 
 Thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 
 Công thức mật độ Chiều dài cây cuối cùng (cm) Số cành (cành) Tổng số lá trên thân chính (lá) 
 Công thức 1 45,47d 4,67d 42,44e 
 Công thức 2 66,67a 7,07b 49,33b 
 Công thức 3 68,33a 8,40a 50,89a 
 Công thức 4 64,07ab 6,93b 47,78c 
 Công thức 5 (Đ/C) 58,87b 5,87c 44,67d 
 Công thức 6 51,87c 5,20cd 42,22e 
 P <0,05 <0,05 <0,05 
 CV (%) 4,91 6,47 1,32 
 LSD05 5,29 0,75 1,11 
3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây Thạch đen 
 Qua bảng 4 cho thấy: 
 * Năng suất thân lá: 
 Năng suất thân lá của cây Thạch đen tại các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 50,67 - 
73,33 tấn/ha. Kết quả cho thấy, công thức 3 có năng suất thân lá cao nhất, cao hơn công thức đối 
chứng (58,00 tấn/ha) và các công thức còn lại từ 1,67 - 21,66 tấn/ha. 
 * Độ nhớt của dịch thạch: 
 Độ nhớt dịch thạch của các công thức dao động từ 4,4 - 4,7 cP. Kết quả xử lý cho thấy, công 
thức 3, công thức đối chứng và công thức 6 cùng có độ nhớt dịch thạch bằng nhau và đạt 4,7 cP, 
cao hơn so với công thức còn lại từ 0,1 – 0,3 cP. 
 * Hàm lượng pectin: 
 Hàm lượng pectin của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 0,37 - 0,43 mg/ml. Kết 
quả xử lý, công thức đối chứng có hàm lượng pectin cao nhất là 0,43 mg/ml, cao hơn các công 
thức còn lại từ 0,01- 0,06 mg/ml. 
 Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và chất lượng của cây Thạch đen tại huyện Thạch 
 An, tỉnh Cao Bằng 
 Công thức mật độ NSTL (tấn/ha) Độ nhớt của dịch thạch (cP) Hàm lượng pectin (mg/ml) 
 Công thức 1 50,67 4,4 0,37 
 Công thức 2 70,67 4,5 0,39 
 Công thức 3 72,33 4,7 0,42 
 Công thức 4 67,33 4,6 0,42 
 Công thức 5 (Đ/C) 58,00 4,7 0,43 
 Công thức 6 52,67 4,7 0,41 
3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của cây Thạch đen 
 Qua bảng 5 cho thấy: Lãi thuần của cây Thạch đen tại các công thức tham gia thí nghiệm dao 
động từ 31,492 – 107,808 triệu đồng/ha. Trong đó, công thức 3 có lãi thuần cao nhất đạt 107,808 
triệu đồng/ha cao hơn công thức đối chứng (70,550 triệu đồng/ha) là 36,258 triệu đồng/ha. Các 
công thức còn lại đều có lãi thuần thấp hơn công thức 3 từ 11,816 – 76,316 triệu đồng/ha. 
 191 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(05): 187 - 192 
 Bảng 5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của cây Thạch đen tại huyện Thạch An, 
 tỉnh Cao Bằng 
 Năng suất thân lá Tổng thu Tổng chi Lãi thuần 
 Công thức mật độ 
 (tấn/ha) (triệu đồng/ha) (triệu đồng/ha) (triệu đồng/ha) 
 Công thức 1 50,67 131,742 100,250 31,492 
 Công thức 2 70,67 183,742 87,750 95,992 
 Công thức 3 72,33 188,058 80,250 107,808 
 Công thức 4 67,33 175,058 90,250 84,808 
 Công thức 5 (Đ/C) 58,00 150,800 80,250 70,550 
 Công thức 6 52,67 136,942 74,250 62,692 
4. Kết luận 
 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây 
Thạch đen tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã xác định được mật độ trồng thứ 3: 100.000 
cây/ha (hàng cách hàng 40 cm và cây cách cây 25 cm) cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh 
tế cao nhất. Cụ thể, công thức 3 có độ nhớt dịch thạch đạt 4,7 cP, có hàm lượng pectin là 0,42 
mg/ml, năng suất thân lá đạt 72,33 tấn/ha, hiệu quả kinh tế đạt 107,808 triệu đồng/ha. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] T. L. Do, Vietnamese medicinal plants and herbs. Medical Publishing House, 2003. 
[2] Department of Agriculture and Rural Development of Thach An District, Cao Bang Province, Report 
 on Agriculture in Thach An District, Cao Bang Province, 2020 
[3] T. D. H. Nguyen and T. T. Q. Hoang, ‘‘Research on processing of grass jelly drink", Journal of Science 
 Technology and Food, vol. 12, no. 1, pp. 50-58, 2017. 
[4] Z. G. Zhao, Y. P. Shi, N. Z. Huang, C. M. Fu, F. L. Tang, and Q. Y. Jiang, “The research advances on 
 Mesona chinensis Benth in China,” Journal of Southern Agriculture, vol. 6, no. 6, pp. 657-660, 2011. 
[5] Q. N. Vu, “The efficiency from Mesona Chinensis in agricultural development in Thach An district, 
 Cao Bang province”, Vietnam Journal of Science and Technology, vol. 62, no. 10, pp. 29-32, 2020. 
 192 Email: jst@tnu.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_mat_do_trong_den_sinh_truong_nang_s.pdf