Nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo học chế tín chỉ ở các trường đại học
Phƣơng thức đào tạo tín chỉ có nội dung hạt nhân cốt lõi là phƣơng thức dạy học
theo tín chỉ. Hiệu quả của phƣơng thức dạy học theo tín chỉ về căn bản quyết định hiệu
quả phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. Dạy học theo tín chỉ thực chất là thay đổi về
phƣơng thức, hình thức, phƣơng pháp, biện pháp, cách thức dạy học để tạo ra sự thay
đổi về chất trong cách dạy và cách học, huy động nguồn lực nội lực của quá trình dạy
học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục và thực tiễn
cuộc sống trong xã hội hiện đại. Từ đó, một trong các sứ mệnh trọng tâm và giá trị tích
cực của giảng viên là tìm ra biện pháp dạy học góp phần nâng cao tính tích cực học tập
của ngƣời học đối với môn học mà mình phụ trách.
Trong bài viết, tác giả đề xuất 3 biện pháp: 1) Kích thích nhu cầu, hứng thú học
tập; 2) Dạy cách học, kỹ năng học; 3) Tạo tình huống trong học tập, để nâng cao tính
tích cực học tập của ngƣời học trong dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh theo tín chỉ
ở các trƣờng đại học. Hy vọng, kết quả của bài viết sẽ là góp phần nâng cao chất lƣợng
dạy học môn học ở nhà trƣờng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo học chế tín chỉ ở các trường đại học
đã thành một nƣớc tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lƣợng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”2. - Tối ngày 19/12/1946, trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp”, Bác Hồ khẳng định: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhƣợng. Nhƣng chúng ta càng nhân nhƣợng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cƣớp nƣớc ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ”3. - Ngƣời nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”4. - Trả lời các nhà báo nƣớc ngoài, Ngƣời nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho nƣớc ta đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đƣợc học hành”5. - Ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nƣớc, khẳng định: “ Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do”6. Trong bản Di chúc, Ngƣời viết: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không đƣợc phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”7. * Hồ Chí Minh coi trọng, đánh giá cao vai trò của độc lập, tự do, vì theo Ngƣời: Độc lập, tự do phải là độc lập, tự do thật sự, hoàn toàn và triệt để đƣợc thể hiện đầy đủ ở những nội dung cơ bản sau đây: 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.3. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.534. 4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.272. 5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.187. 6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.131. 7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.615. |630 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Thứ nhất, độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để là độc lập, tự do trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, đến văn hóa xã hội, quân sự, ngoại giao; độc lập trên cả vùng vùng đất, vùng trời, vùng, biển; độc lập trong thống nhất. Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn đứng trƣớc âm mƣu chia cắt đất nƣớc của kẻ thù. Trong quá trình đi xâm lƣợc các nƣớc, bọn thực dân đế quốc hay dùng chiêu bài mị dân, thành lập các chính phủ bù nhìn bản xứ, tuyên truyền cái gọi là “độc lập tự do” giả hiệu cho nhân dân các nƣớc thuộc địa nhƣng thực chất là nhằm che đậy bản chất “ăn cƣớp” và “giết ngƣời” của chúng. Thực dân Pháp khi xâm lƣợc nƣớc ta đã chia đất nƣớc ta ra ba kỳ, mỗi kỳ có chế độ cai trị riêng. Theo Hồ Chí Minh, độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để là độc lập trên tất cả các lĩnh vực. Ngƣời nhấn mạnh: “Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng, kinh tế riêng. Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiểu ấy”8. Sau Cách mạng Tháng Tám, để bảo vệ nền độc lập thật sự mới giành đƣợc, Ngƣời đã thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, theo đó: “Chính phủ Pháp công nhận nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình”9. Theo Hồ Chí Minh, độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để là độc lập trên cả vùng vùng đất, vùng trời, vùng, biển. Với biên giới quốc gia, Hồ Chí Minh luôn khẳng định sự “bất khả xâm phạm”, coi ranh giới quốc gia là thiêng liêng phải biết giữ gìn, bảo vệ. Đối với vùng chủ quyền biển, đảo, vùng trời, Ngƣời nói: “Hải quân ta đã anh dũng chiến đấu, tích cực diệt địch, bắn rơi máy bay và đánh đuổi tàu chiến Mỹ, đoàn kết lập công, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vùng trời và vùng biển của Tổ quốc. Các chú đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta”10. Theo Hồ Chí Minh, độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để là độc lập trong thống nhất. Trong bức thƣ gửi đồng bào Nam Bộ (1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nƣớc Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Ngày 05/6/1948, thực dân Pháp dựng lên một “Chính phủ trung ƣơng” ở Việt Nam do Trần Văn Xuân đứng đầu nhằm thực hiện chính sách “dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt”, rồi rêu rao rằng Việt Nam đã độc lập, thống nhất. 8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.602. 9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.583. 10 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.597. 631| Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin Ngày 02/9/1948, Hồ Chí Minh tuyên bố với đồng bào toàn quốc: “Chúng ta quyết kháng chiến đến cùng, tranh cho kỳ đƣợc thống nhất và độc lập, thống nhất và độc lập thật sự, chứ không phải cái thứ thống nhất và độc lập bánh vẽ mà thực dân vừa thí cho bọn bù nhìn. Thống nhất mà bị chia xẻ thành “nƣớc Nam Kỳ”, “nƣớc Tây Kỳ”, “Liên bang Thái...”. Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng, kinh tế riêng. Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy”11. Tháng 02/1958, Ngƣời khẳng định: “Từ đã lâu, nƣớc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai có thể chia cắt đƣợc”12. Trong Di chúc, Ngƣời viết: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nƣớc ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”13. Thứ hai, độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để thì mọi quyền lực trong nước phải thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực; mọi vấn đề thuộc chủ quyền của một dân tộc phải do chính dân tộc đó tự quyết định không có sự can thiệp nước ngoài. Theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh độc lập thực sự độc lập hoàn toàn phải là nền độc lập đƣợc thể hiện theo nguyên tắc nƣớc Việt Nam của ngƣời Việt Nam; mọi quyền lực trong nƣớc phải thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực; mọi vấn đề thuộc về chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự quyết định không có sự can thiệp của nƣớc ngoài. Nhân dân Việt Nam cần, hoan nghênh, ghi nhớ sự đồng tình, giúp đỡ của tất cả các dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ, xây dựng đất nƣớc, song nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài nào vào công việc nội bộ của nƣớc mình. Dân có quyền phúc quyết và phúc đáp mọi vấn đề quan trọng liên quan đến vận mệnh, chính sách đối nội và đối ngoại của đất nƣớc. Năm 1945, đáp lại ý kiến của Đàm Phƣơng Liên về vấn đề quốc thể, quốc sách của Việt Nam sau khi độc lập, Hồ Chí Minh đã nói: “Bất kỳ ý kiến nào về các vấn đề quốc thể, quốc sách của Việt Nam sau khi độc lập, đều phải do sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam sau khi độc lập quyết định, đều phải giải quyết thông qua bỏ phiếu rộng rãi của công dân”14. Tháng 5/1945, trả lời phỏng vấn của thông tín viên Hãng Roitơ (Ông Vasidecv Rao) hỏi: “Xin Chủ tịch cho biết 11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.601. 12 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.264. 13 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.612. 14 Biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh, tập 1, tr.197. |632 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) quan điểm của Chủ tịch về độc lập và thống nhất của Việt Nam?”. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Thống nhất nghĩa là một chính phủ trung ương, một Nghị viện trung ương cho toàn quốc Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp của nước ngoài”15. Điều thứ nhất của Hiến pháp năm 1946 do chính Ngƣời là Trƣởng ban soạn thảo: Nƣớc Việt Nam là một nƣớc dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nƣớc là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Thứ ba, độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để là độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Ngƣời đánh giá cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 về quyền tự do, bình đẳng. Trong Chánh cƣơng vắn tắt của Đảng, Ngƣời cũng đã xác định rõ ràng mục tiêu của đấu tranh của cách mạng là “Làm cho nƣớc Nam đƣợc hoàn toàn độc lập.. .dân chúng đƣợc tự do,... thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo. Bỏ sƣu thuế cho dân cày nghèo,... thi hành luật ngày làm 8 giờ”16. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, Ngƣời nói: “Nƣớc độc lập mà dân không hƣởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”17. Trong thƣ gửi Ủy ban nhân dân các cấp đề ngày 17/9/1945, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhƣng nếu nƣớc độc lập mà dân không hƣởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”18. Ngày 10/01/1946, phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc Hồ Chí Minh, đã nhấn mạnh: “Chúng ta tranh đƣợc tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân đƣợc ăn no, mặc đủ”19. Ngƣời yêu cầu: “Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn; 2. Làm cho dân có mặc; 3. Làm cho dân có chỗ ở; 4. Làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là bốn điều đó. Đi đến để dân nƣớc ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức đƣợc cho tự do độc lập”20. Ngƣời khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm 15 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,162. 16 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.12. 17 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.64. 18 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.64. 19 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, ập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.175. 20 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.175. 633| Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin sao cho nƣớc ta hoàn toàn độc lập, dân ta đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đƣợc học hành”21. Thứ tư, độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để mọi người dân phải được hưởng giá trị của độc lập, tự do như muôn vật được hưởng ánh sáng mặt trời. Tƣ tƣởng này của Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện suốt trong quá trình cách mạng Việt Nam nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Theo Hồ Chí Minh quốc dân đồng bào bao gồm cả những phần tử ngƣời Việt Nam trong quá khứ đã từng theo giặc, phản dân, hại nƣớc. Những ngƣời sau này khi đầu hành cách mạng hoặc bị cách mạng bắt, đƣợc Chính phủ và nhân dân khoan hồng, tha thứ, “không để tâm moi những tội cũ đem ra làm ăn mới làm gì” thì họ cũng đƣợc hƣởng nền độc lập của dân tộc. Hồ Chí Minh "Thái độ đó của Chính phủ tỏ rõ một ý muốn duy nhất làm sao đem lại cho dân chúng đƣợc tự do độc lập hoàn toàn và để cho tất cả mọi phần tử quốc dân đƣợc hƣởng tự do độc lập ấy nhƣ muôn vật đƣợc hƣởng ánh sáng mặt trời"22. Nhƣ vậy, độc lập, tự do trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh có nội hàm phong phú, sâu sắc, là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc; liên quan đến những vận mệnh, tồn vong, hệ trọng của quốc gia, dân tộc và nhân dân, con ngƣời. Vì vậy, có hiểu đƣợc nội hàm khái niệm độc lập, tự do trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thì mới mới giải thích đƣợc vì sao trong cuộc đời Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng, đánh giá cao, nhấn mạnh vai trò và quyết tâm theo đuổi giá trị độc lập, tự do. II. KẾT LUẬN Trong các trƣờng đại học hiện nay, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đang đƣợc triển khai dạy học theo học chế tín chỉ, là học phần bắt buộc, có ý nghĩa nền tảng cho toàn bộ các môn Lý luận chính trị, góp phần bồi dƣỡng cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan và phƣơng pháp luận khoa học cho sinh viên. Do đó, nghiên cứu, tìm ra các biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của ngƣời học, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn học là đòi hỏi khách quan, cần thiết, cấp bách, quan trọng. Các biện pháp dạy học nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học môn học rất phong phú, đa dạng, sinh động, sáng tạo. Trong bài viết bƣớc đầu chúng tôi đề xuất 3 biện pháp: 1) Kích thích nhu cầu, hứng thú học tập; 2) Dạy cách học, kỹ năng học; 3) Tạo tình huống trong học tập. Ở mỗi biện pháp tập trung làm rõ: cơ sở, nội dung, quy trình và gắn với đó là ví dụ về sự vận dụng các biện pháp. Tuy nhiên, bài viết sẽ có những hạn chế nhất định, rất mong đƣợc sự quan tâm, góp ý kiến của đồng nghiệp, bạn đọc. 21 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,187. 22 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.49. |634 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 2. Wilbert J. Mckeachk (2003), Những thủ thuật trong dạy học. Các chiến lược, nghiên cứu và lý thuyết về dạy học dành cho giảng viên đại học và cao đẳng. (Nguồn: Teaching Tips, Mc Keachie, Ƣ..J..10th edition, 1999, Houghtion Miflin). 3. Berrnd Meyer - Nguyễn Văn Cƣờng (2014), Lý luận dạy học hiện đại - Cơ sở của đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 4. Lƣu Xuân Mới (2001), Phương pháp dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tƣờng (1997), Quá trình dạy - tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 7. Trần Bá Hoành (1998), “Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học, giáo dục và đào tạo”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tháng 7. 8. Lê Đức Ngọc (2004), “Dạy cách học - một trong những giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo đại học”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, tháng 8. 9. Vũ Văn Tảo (2001), “Học và dạy cách học”, Tạp chí Tự học, tháng 4. 635|
File đính kèm:
- nang_cao_tinh_tich_cuc_hoc_tap_cua_sinh_vien_trong_day_hoc_m.pdf