Nâng cao năng lực giảng dạy kĩ năng nói của giáo viên tiếng Anh Tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục
Trong chương trình Giáo dục phổ thông mới, mục tiêu của chương trình Tiếng
Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua việc rèn
luyện các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp). Để đáp ứng mục tiêu này, giáo viên giảng dạy Tiếng Anh phổ thông nói
chung và ở bậc học Tiểu học nói riêng cần trang bị cho mình không chỉ năng lực ngôn
ngữ đáp ứng yêu cầu mà còn cả những phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm giúp học
sinh phát triển đồng đều 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, và đạt được khả năng giao
tiếp tốt. Đối với bậc tiểu học, nội dung dạy học cần đảm bảo học sinh có khả năng
hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu
cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những
thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân và bạn bè. Có thể giao tiếp đơn
giản nếu người đối thoại nói chậm, hợp tác, giúp đỡ. Như vậy, trong quá trình dạy học,
bên cạnh các kĩ năng khác, việc nâng cao kĩ năng nói cho học sinh là rất cần thiết.
Đồng thời, giáo viên cũng cần phải nâng cao năng lực giảng dạy kĩ năng này để đáp
ứng được mục tiêu chương trình GDPT mới đề ra.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao năng lực giảng dạy kĩ năng nói của giáo viên tiếng Anh Tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục
Kỷ yếu hội thảo khoa học38 NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY KĨ NĂNG NÓI CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ThS. Phạm Thị Mai Anh - ThS. Lê Thị Hồng Thái Khoa Ngoại ngữ, Trường CĐSP Nghệ An 1. Đặt vấn đề Trong chương trình Giáo dục phổ thông mới, mục tiêu của chương trình Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua việc rèn luyện các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Để đáp ứng mục tiêu này, giáo viên giảng dạy Tiếng Anh phổ thông nói chung và ở bậc học Tiểu học nói riêng cần trang bị cho mình không chỉ năng lực ngôn ngữ đáp ứng yêu cầu mà còn cả những phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm giúp học sinh phát triển đồng đều 4 kĩ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, và đạt được khả năng giao tiếp tốt. Đối với bậc tiểu học, nội dung dạy học cần đảm bảo học sinh có khả năng hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân và bạn bè. Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, hợp tác, giúp đỡ. Như vậy, trong quá trình dạy học, bên cạnh các kĩ năng khác, việc nâng cao kĩ năng nói cho học sinh là rất cần thiết. Đồng thời, giáo viên cũng cần phải nâng cao năng lực giảng dạy kĩ năng này để đáp ứng được mục tiêu chương trình GDPT mới đề ra. 2. Nội dung 2.1. Tầm quan trọng của kĩ năng nói trong quá trình học Tiếng Anh Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất thế giới với 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức và gần 100 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy, ngoại ngữ này có vai trò rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa hiện nay. Tiếng Anh chính là một trong những công cụ hữu hiệu, đóng vai trò to lớn trong việc giúp bạn bè năm châu hiểu được tiếng nói của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Với tầm quan trọng như vậy, người học Tiếng Anh cần phải có khả năng sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp một cách thành thạo. Và “Nói” chính là một trong bốn kĩ năng quan trọng giúp người học thể hiện được khả năng đó của mình. Nhà ngôn ngữ học Khamkhien (2010) cho rằng “nói” là một kĩ năng quan trọng nhất khi học một ngôn ngữ và Tiếng Anh cũng không là một ngoại lệ. Theo Bygate (1987) kĩ năng nói là một trong những kĩ năng mang tính phản xạ, giúp người học sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc với người nghe. Rõ ràng, chính khả năng nói giúp người học thể hiện năng lực giao tiếp của bản thân. 2.2. Phương pháp giảng dạy kĩ năng nói Bắt kịp xu hướng giảng dạy ngoại ngữ hiện nay, Chương trình GDPT môn Tiếng Anh chú trọng dạy học theo đường hướng giao tiếp, nhấn mạnh vào việc hình thành Kỷ yếu hội thảo khoa học 39 và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Phương pháp giao tiếp của đường hướng này lấy người học làm trung tâm, coi học sinh là những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình học tập với nội dung ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp xoay quanh chủ điểm và chủ đề gần gũi thân quen với học sinh. Đường hướng giao tiếp coi bản chất của việc học phải dựa trên sự tương tác của người học đồng thời tôn trọng sự khác nhau của người học để giúp họ học tốt hơn thông qua việc chỉ dạy cho người học kỹ thuật và chiến lược học (Jacobs và Terel (2003, trích trong Richards 2006:22). Theo Mazouzi (2013), hai yếu tố quan trọng của việc giảng dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp đó chính là khả năng nói lưu loát và độ chính xác của lời nói. Vì vậy, các hoạt động dành cho học sinh thường được thiết kế dựa trên hai yếu tố này. Thornbury (2005) cho rằng khả năng nói lưu loát là khả năng trình bày vấn đề một cách dễ hiểu để không làm gián đoạn quá trình giao tiếp đang diễn ra. Khả năng nói lưu loát cũng được Hedge (2000) mô tả là khả năng trả lời một cách chặt chẽ, mạch lạc thông qua việc kết hợp các từ và cụm từ với nhau, phát âm rõ ràng và có sử dụng trọng âm và ngữ điệu khi nói. Yếu tố thứ hai thể hiện khả năng giao tiếp tốt đó chính là độ chính xác. Có thể hiểu tính chính xác ở đây chính là khả năng sử dựng từ ngữ đúng ngữ cảnh và sử dụng đúng cấu trúc ngữ pháp. Do vậy, các phương pháp sử dụng để giảng dạy kĩ năng nói sẽ tập trung vào phát triển hai yếu tố này của học sinh. 2.3. Khó khăn trong giảng dạy kĩ năng nói Tiếng Anh ở bậc học tiểu học Đối với học sinh tiểu học, Tiếng Anh được đưa vào sử dụng bắt đầu vào chương trình học của lớp 3. Bước đầu làm quen với Tiếng Anh nên học sinh sẽ có nhiều trở ngại trong việc tiếp cận và lĩnh hội ngoại ngữ này, đặc biệt là kĩ năng nói và vì thế giáo viên dạy kĩ năng nói cũng sẽ gặp nhiều thách thức. Theo Littlewood (2007), học ngoại ngữ trên lớp có thể gây ra sự tự ti và lo sợ cho người học. Đây chính là vấn đề khó khăn mà hầu như giáo viên Tiếng Anh nào cũng gặp phải nhất là khi dạy học sinh tiểu học. Lạ lẫm với ngôn ngữ mới sẽ khiến cho học sinh trở nên e dè và khó cởi mở khi tiếp cận với ngôn ngữ mới này. Tâm lí e dè lo sợ này sẽ khiến cho việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn. Và học sinh sẽ không thể nói một cách lưu loát ngôn ngữ mới này được. Một vấn đề nữa mà giáo viên dạy Tiếng Anh nói chung và giáo viên dạy Tiếng Anh tiểu học nói riêng sẽ phải đối mặt đó chính là học sinh có xu hướng thích sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giờ thực hành nói Tiếng Anh. Theo Harmer (1991) người học sẽ sử dụng tiếng mẹ đẻ nếu được yêu cầu nói về một chủ đề mà họ không có đủ kiến thức và trình bày bằng tiếng mẹ đẻ sẽ diễn đạt một cách tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, để có thể tự tin tham gia vào các hoạt động nói trong giờ học Tiếng Anh, học sinh sẽ cần phải được cung cấp vốn từ vựng và ngữ pháp nhất định tùy theo yêu cầu của bài học. Theo Carter (2001), để có thể nói lưu loát, người học cần phải có vốn từ vựng phong phú. Tuy nhiên, với học sinh tiểu học bước đầu làm quen với Tiếng Anh thời gian để tích lũy vốn từ vựng chưa nhiều. Vì vậy, giáo viên cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động nói trong lớp. Ngoài ra, số lượng học sinh trong một lớp quá đông cũng là một yếu tố gây cản trở Kỷ yếu hội thảo khoa học40 cho quá trình lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ. Trên thực tế, các trường tiểu học công lập trên thành phố Vinh đều có sĩ số từ 40-50 học sinh, với trình độ khác nhau và phóng cách học khác nhau thì việc phát triển kĩ năng nói cho học sinh quả là một thách thức lớn. Rõ ràng giáo viên dạy Tiếng Anh, đặc biệt là dạy kĩ năng nói cho học sinh tiểu học phải đối mặt với nhiều khó khăn. Sự thiếu tự tin khi mới tiếp xúc với Tiếng Anh, sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ và số lượng học sinh đông trong một lớp là những trở ngại lớn cho giáo viên tổ chức các hoạt động nói hiệu quả. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải có các giải pháp phù hợp nhằm giúp giáo viên khắc phục được những khó khăn này. 2.4. Nâng cao năng lực giảng dạy kĩ năng nói của giáo viên Tiếng Anh tiểu học Để đạt được mục tiêu chương trình GDPT môn Tiếng Anh đề ra đối với học sinh tiểu học, giáo viên có thể áp dụng các kĩ thuật dạy nói khác nhau nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức và nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh. Với học sinh tiểu học, bắt đầu học một ngôn ngữ cũng giống như bắt đầu làm quen tiếng mẹ đẻ. Trẻ cần thời gian để sẵn sàng cho việc sử dụng ngoại ngữ trên lớp và cần có nhiều cơ hội để trẻ lặp lại những phát ngôn trẻ nghe được. Theo Slattery và Willis trong cuốn “ English for PrimaryTeacher”(2001:43), mặc dầu việc lặp lại cụm từ không có nghĩa là trẻ đang lĩnh hội ngôn ngữ nhưng điều này vẫn rất quan trọng. Họ cho rằng việc lặp lại chuẩn bị cho trẻ đạt được sự giao tiếp có ý nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, giúp trẻ làm quen với việc nói Tiếng Anh bằng cách để trẻ thực hành các mẫu ngữ điệu. Với số lượng học sinh trong lớp học đông thì việc tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh nghe và nói là rất quan trọng. Thời lượng một tiết học chỉ kéo dài 35 phút sẽ không đủ, vì vậy giải pháp khả thi có thể là giáo viên giao những bài luyện nghe theo đúng chủ đề, hợp lứa tuổi cho học sinh luyện nghe, bắt chước giọng nói của các nhân vật trong bài nghe. Đồng thời giáo viên có thể yêu cầu học sinh thu âm phần luyện nói và gửi cho giáo viên qua thư điện tử hoặc các ứng dụng xã hội trên điện thoại. Giáo viên sẽ phản hồi trực tiếp, đưa ra lời khen kịp thời và chỉ ra những lỗi học sinh hay gặp phải. Những hoạt động như thế cũng là cơ hội để tạo ra sự thi đua nói Tiếng Anh tích cực trong lớp. Dạy trẻ một ngôn ngữ không thực sự khó như chúng ta tưởng tượng, các em như “miếng bọt biển”, hấp thu cách thức và những gì chúng ta nói. Khả năng của giáo viên trong việc phát âm từng từ, ngữ, câu là rất quan trọng vì trẻ sẽ lặp lại chính xác những gì trẻ nghe được. Người ta tin rằng những gì trẻ học được ở giai đoạn sớm thì sau đó rất khó để thay đổi. Với lý do này, giáo viên trước hết cần phải tự rèn luyện cách phát âm thường xuyên qua những phương pháp như shadowing (nhại lại y hệt giọng nói của nhân vật trong nguồn nghe), sử dụng các phần mềm chỉnh sửa phát âm như Elsa Từ đó, rèn luyện củng cố cho học sinh có được cách phát âm và ngữ điệu đúng. Có nhiều hoạt động đa dạng như hội thoại, các bài hát, các bài thơ, giai điệu, đọc theo nhịp có thể áp dụng để phát triển kĩ năng nói cũng như xây dựng cách phát âm cho học sinh. Giáo viên cần phải tạo nhiều cơ hội để học sinh thực hành phát âm và nói Tiếng Anh ở trong cũng như ngoài lớp học Kỷ yếu hội thảo khoa học 41 Để có thể sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp, học sinh cần lĩnh hội từ vựng và cấu trúc cơ bản ở giai đoạn đầu của việc học ngôn ngữ. Từ vựng nên được giới thiệu thông qua hình ảnh, tranh vẽ, con rối, vật thật, video, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt. Muốn vậy giáo viên cần chuẩn bị trước các giáo cụ như posters, mặt nạ các con thú, con rối, quà sinh nhật, bóng bay.... Các bài tập điền thông tin thiếu hay đóng vai đều rất hữu ích cho việc phát triển kĩ năng nói cho các em. Ví dụ hoạt động “ Talking on the phone” sẽ tạo động cơ bên trong thúc đẩy các em tham gia vì nó rất thú vị và có liên quan, gần gũi, giúp học sinh sẵn sàng cho những tình huống tương tự trong đời thực. Hơn nữa trong những hoạt động như thế, trẻ không chỉ sử dụng từ mà còn sử dụng các thành tố ngôn ngữ khác như ngữ điệu, trọng âm, biểu cảm khuôn mặt...để đạt được độ lưu loát , trôi chảy khi nói tiếng Anh. Như vậy, giáo viên phải kết hợp đồng thời rất nhiều giải pháp để có thể nâng cao năng lực giảng dạy kĩ năng nói của mình. Bên cạnh việc sử dụng các ứng dụng của mạng xã hội, các phần mềm hỗ trợ phát âm để tự rèn luyện cách phát âm của mình và hướng dẫn học sinh luyện âm, luyện nói thì giáo viên còn phải sử dụng nhiều phương thức dạy-học từ vựng trực quan sinh động kết hợp với việc xây dựng các hoạt động nói gắn với thực tế cuộc sống của học sinh tiểu học. 3. Kết luận Việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học hiện tại đang gặp nhiều trở ngại do đây là bậc học đầu tiên các em tiếp xúc với tiếng Anh nên các em còn thiếu sự tự tin, thiếu vốn từ vựng, dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ và sĩ số lớp học quá đông so với chuẩn. Tuy nhiên, giáo viên cũng có thể từng bước khắc phục và nâng cao năng lực giảng dạy kĩ năng nói thông qua việc tự rèn luyện kĩ năng nói của chính giáo viên và tạo ra nhiều cơ hội để học sinh có thể tiếp nhận ngôn ngữ càng nhiều càng tốt bằng cách như nghe và luyện nói, học từ vựng theo nhiều hình thức,đa dạng các loại hình luyện nói để giúp các em có thể áp dụng trong những tình huống thực tế, gần gũi với đời sống hàng ngày. (Những giải pháp trên hi vọng sẽ góp phần vào việc đạt được mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới môn tiếng Anh ở cấp tiểu học và tạo tiền đề cho sự phát triển kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho trẻ trong tương lai) Tài liệu tham khảo 1. Bygate, M. (1987). Speaking. Oxford University Press. 2. Harmer, J. (1991). The Practice of English Language Teaching. London: Long- man. 3. Hedge, T. (2000). Teaching and Learning in the Language Classroom. Oxford University Press. 4. Littlewood, W. (2007). Communicative Language Teaching. Cambridge Uni- versity Press. 5. Khamkhien, M. (2010). Teaching English Speaking and English Speaking Tests in the Thai Context: A Reflection from Thai Perspectives. English Language Journal, Kỷ yếu hội thảo khoa học42 Vol. 3 (1), pp184-200. 6. Mazouzi, S. (2013). Analysis of Some Factors Affecting Learners’ Oral Per- formance. A Case Study: 3rd Year Pupils of Menaa’s Middle schools. M.A. Disser- tation, Department of Foreign Languages, English Division, Faculty of Letters and Languages, Mohamed Khider University of Biskra, People’s Democratic Republic of Algeria. 7. Thornbury, S. (2005). How to Teach Speaking. Harmer, J. (Ed.). London: Longman.
File đính kèm:
- nang_cao_nang_luc_giang_day_ki_nang_noi_cua_giao_vien_tieng.pdf