Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyên ngành Kế toán & Kiểm toán tại trường Đại học Hải Phòng

TÓM TẮT: Việc đào tạo nguồn nhân lực kế toán- kiểm toán hiện nay vẫn chưa đáp ứng

được nhu cầu của thị trường, do đó công tác này cần được nghiên cứu đổi mới cho phù hợp.

Mục đích của bài viết nhằm khảo sát thực trạng đào tạo kế toán - kiểm toán tại Trường Đại

học Hải Phòng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu,

trên cơ sở đó có các đánh giá và biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo kế toán - kiểm toán

nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyên ngành Kế toán & Kiểm toán tại trường Đại học Hải Phòng trang 1

Trang 1

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyên ngành Kế toán & Kiểm toán tại trường Đại học Hải Phòng trang 2

Trang 2

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyên ngành Kế toán & Kiểm toán tại trường Đại học Hải Phòng trang 3

Trang 3

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyên ngành Kế toán & Kiểm toán tại trường Đại học Hải Phòng trang 4

Trang 4

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyên ngành Kế toán & Kiểm toán tại trường Đại học Hải Phòng trang 5

Trang 5

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyên ngành Kế toán & Kiểm toán tại trường Đại học Hải Phòng trang 6

Trang 6

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyên ngành Kế toán & Kiểm toán tại trường Đại học Hải Phòng trang 7

Trang 7

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyên ngành Kế toán & Kiểm toán tại trường Đại học Hải Phòng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 10420
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyên ngành Kế toán & Kiểm toán tại trường Đại học Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyên ngành Kế toán & Kiểm toán tại trường Đại học Hải Phòng

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chuyên ngành Kế toán & Kiểm toán tại trường Đại học Hải Phòng
đủ độ tin cậy để đưa vào 
thống kê. Kết quả khảo sát như sau: 
Về chương trình đào tạo Kế toán- 
kiểm toán đang áp dụng 
Trước hết, việc đào tạo Kế toán -
kiểm toán hiện nay vẫn còn có một số môn 
học có trùng lặp một phần về nội dung 
khoa học và giáo trình sử dụng chưa thực 
sự gắn với thực tiễn. Tác giả khẳng định 
điều này thông qua việc trao đổi trực tiếp 
với sinh viên đang theo học cũng như dựa 
trên tìm hiểu về các tài liệu học tập hiện 
nay. Đây là một hạn chế ngay cả các 
trường đại học lớn của Việt Nam vẫn còn 
tồn tại. Mặc dù Việt Nam đã ban hành các 
chuẩn mực kiểm toán dựa trên cập nhật 
chuẩn mực quốc tế nhưng hầu hết giáo 
trình kiểm toán được sử dụng đều được 
soạn chủ yếu theo các thông tư hướng dẫn 
của Bộ Tài chính nên hạn chế phần nào 
đến khả năng suy luận và phát triển kiến 
thức của sinh viên. Có thể đánh giá cụ thể 
hơn về chương trình đào tạo qua bảng 1: 
 108 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
Bảng 1: Khảo sát về chương trình đào tạo Kế toán - Kiểm toán 
gắn lý thuyết với thực tiễn 
TT Biến quan sát Mean 
Std. 
Deviation 
1 
CTDT1- Chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán có khối lượng 
kiến thức đại cương phù hợp, là nền tảng cho chuyên ngành 
3.16 .684 
2 
CTDT2- Các học phần trong chương trình đào tạo đã có sự 
cập nhật các kiến thức kế toán, kiểm toán quốc tế 
3.17 .611 
3 
CTDT3- Chương trình đào tạo có sự phân bổ hợp lý giờ lý 
thuyết và thực hành nhằm giúp tiêp cận thực tiễn nghề kế 
toán – kiểm toán 
4.03 .727 
4 
CTDT4 – Việc đào tạo các kỹ năng chuyên môn phục vụ kế 
toán, kiểm toán (sử dụng máy tính, phần mềm) được chú 
trọng trong chương trình đào tạo 
3.78 .583 
5 
CTDT5- Chương trình đào tạo có chú trọng giai đoạn thực 
tập nghề kế toán, kiểm toán và hợp tác với doanh nghiệp 
3.53 .690 
6 
CTDT6- Các học phần có cung cấp kỹ năng mềm phục vụ 
cho hoạt động kế toán, kiểm toán 
3.32 .703 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 22.0 
Thời lượng của chương trình đào tạo 
chưa thực sự đủ để sinh viên có thể phát 
triển kỹ năng kế toán, kiểm toán do sinh 
viên phải dành thời gian khá nhiều trong 
năm thứ 1, thứ 2 để học các kiến thức về 
triết học, khoa học xã hội, khoa học tự 
nhiên. Khối kiến thức chung còn mang tính 
lý thuyết, chưa thực sự làm cơ sở cho kiến 
thức chuyên ngành (có thể nhận thấy vấn đề 
này trong kết quả khảo sát biến CTDT1, 
mean N1=3,16), trong khi khối kiến thức 
chuyên ngành lại bị xé lẻ. Các kiến thức đào 
tạo truyền tải đến cho sinh viên hiện nay 
mới chỉ dừng lại ở nguyên lý về kế toán, 
kiểm toán mà chưa có sự kết nối với các 
kiến thức về kinh tế, tài chính. Điều này làm 
cho sinh viên bị hạn chế ở việc nhìn nhận, 
đánh giá và phân tích thông tin do kế toán 
và kiểm toán cung cấp. Các doanh nghiệp 
thì lại muốn tuyển những người có thể làm 
công việc chuyên môn được ngay để giảm 
bớt chi phí và thời gian đào tạo. Số lượng 
sinh viên trong một lớp khá nhiều (40 đến 
80 sinh viên/lớp tùy từng thời điểm), trong 
khi đó chỉ có một giảng viên hướng dẫn nên 
việc đào tạo kỹ năng làm việc hạn chế. 
Việc phân bổ giờ lý thuyết và thực 
hành trong chương trình đào tạo về cơ bản đã 
đảm bảo (mean CTDT3= 4,03), tuy nhiên tỷ 
lệ các học phần chuyên ngành trong chương 
trình có thực hành sử dụng hệ thống máy tính 
hỗ trợ là chưa cao (mean CTDT4= 3,78). 
Điều này được tác giả làm rõ hơn trong phần 
khảo sát về tổ chức hoạt động giảng dạy. 
 109 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019 
Về việc tiếp cận các kiến thức kế toán, 
kiểm toán theo chương trình quốc tế, kết quả 
khảo sát ở biến CTDT2 (các học phần cập nhật 
kiến thức kế toán, kiểm toán quốc tế) ở mức 
trung bình. Bên cạnh đó chương trình đào tạo 
Kế toán- kiểm toán vẫn chưa tính nhiều đến 
vấn đề hội nhập, ngoại ngữ và kỹ năng mềm 
của người làm Kế toán - Kiểm toán sau này 
chưa được chú trọng thích đáng (biến CTDT6). 
Hiện tại, ở Hải Phòng, chưa có một trường đại 
học, cao đẳng nào có sự liên kết chính thức với 
các tổ chức đào tạo quốc tế về kế toán, kiểm 
toán có uy tín. Nguyên nhân cơ bản là các 
trường hầu như chưa có đầy đủ kinh phí để 
thực hiện việc liên kết đào tạo đồng thời sinh 
viên và giảng viên vẫn chưa có tinh thần cạnh 
tranh trong học tập, tìm kiếm cơ hội tiếp cận 
với các hoạt động đào tạo theo chuẩn quốc tế. 
Điều này một phần có thể do, Hải Phòng vẫn 
chưa thực sự phát triển mạnh về các công ty 
cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, áp lực 
cạnh tranh trong việc tìm kiếm cơ hội phát triển 
nghề nghiệp tại các công ty này chưa cao. Hơn 
nữa, chưa có một cơ sở đào tạo uy tín theo 
chuẩn quốc tế đặt chi nhánh, văn phòng tại Hải 
Phòng, do đó sinh viên và giảng viên đều gặp 
khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn đào tạo 
chất lượng cao này. Giảng viên muốn cập nhật 
kiến thức qua các khóa đào tạo nhưng bị giới 
hạn về thời gian, khó sắp xếp bố trí công việc 
do khó khăn về vị trí địa lý. 
Kết quả khảo sát về thực tập, thực 
hành qua biến CTDT5 cho thấy sự phối 
hợp với các doanh nghiệp để sinh viên đi 
thực tập tốt nghiệp còn gặp nhiều khó 
khăn, thời gian thực tập ít. Sinh viên có 
được hỗ trợ thực tập kế toán, kiểm toán 
nhưng không nhiều, phần lớn là Khoa 
chuyên môn hợp tác với các doanh nghiệp 
kiểm toán VACO, kiểm toán An Việt, 
công ty Tân Kế toán trong các năm gần 
đây hoặc do sinh viên tự thi tuyển thực 
tập. Tuy nhiên sự chủ động liên hệ thực 
tập của sinh viên cũng rất ít, ngay cả khi 
được Khoa hỗ trợ, sinh viên cũng không 
thể hiện sự nhiệt tình, năng động. 
Về tổ chức hoạt động giảng dạy kiểm toán 
Bảng 2: Khảo sát về tổ chức hoạt động giảng dạy kiểm toán 
TT Biến quan sát Mean 
Std. 
Deviation 
1 
TCGD1 - Giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu về kế toán, 
kiểm toán 
4.52 .644 
2 
TCGD2 - Giảng viên có phương pháp đào tạo phù hợp với 
chuyên ngành kiểm toán, luôn tạo điều kiện để sinh viên phát 
huy khả năng 
3.85 .944 
3 
TCGD3 - Các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn kế toán, kiểm 
toán luôn được giảng viên gợi mở, liên hệ 
3.81 .745 
4 
TCGD4 - Hoạt động giảng dạy theo định hướng nghề kiểm 
toán, sinh viên được thực hành 
4.05 .987 
 110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
TT Biến quan sát Mean 
Std. 
Deviation 
5 
TCGD5 - Sinh viên được tiếp cận đầy đủ với các tài liệu 
nghiên cứu chuyên sâu về kế toán, kiểm toán (trong nước và 
quốc tế) tại thư viện trường 
3.06 .759 
6 
TCGD6 - Trường có phòng kế toán ảo hoặc các trang thiết bị 
phục vụ việc thực hành kế toán, kiểm toán của sinh viên 
2.16 .846 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 22.0 
Khi đánh giá về kiến thức chuyên môn 
của giảng viên, mean TCGD1 = 4,52, kết quả 
này phản ánh khá sát thực tế do các giảng 
viên phụ trách học phần chuyên sâu đều có 
trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đúng chuyên ngành kế 
toán, kiểm toán. 
Về phương pháp đào tạo, giá trị mean 
TCGD2 =3,85 và mean TCGD3 = 3,81, kết 
quả khảo sát đa phần ở mức độ trung bình. 
Trong các năm qua, mặc dù giảng viên đã có 
cố gắng trong việc cải tiến phương thức 
giảng dạy, tuy nhiên do xuất phát từ chính 
bản thân sinh viên chưa thực sự chủ động 
trong việc tự học, tự nghiên cứu nên chủ yếu 
việc đào tạo vẫn theo cách truyền thống là 
đọc - chép, sinh viên ra trường chậm làm 
quen với công việc kế toán, kiểm toán. Mặc 
dù giảng viên có đưa các nội dung kiến thức 
nhằm gợi mở suy nghĩ, tìm tòi cho sinh viên, 
làm sinh động cho bài giảng nhưng lượng 
sinh viên hưởng ứng lại không nhiều. Sinh 
viên vẫn chưa có điều kiện được thực hành 
nhiều trong thực tiễn các hoạt động kế toán, 
kiểm toán, chỉ có một số rất ít sinh viên được 
tham gia thực tập tại một số công ty kiểm 
toán. Hơn nữa, việc tiếp cận tự nghiên cứu 
chuyên sâu cũng khó thực hiện (mean 
TCGD5 = 3,06) khi nguồn tài liệu của thư 
viện phần lớn là rất cũ, có những giáo trình 
kiểm toán mới nhất cũng xuất bản từ năm 
2011, 2012, còn chưa cập nhật theo hệ thống 
chuẩn mực kiểm toán mới ban hành năm 2012. 
Mặc dù sinh viên được khảo sát đều 
đánh giá hoạt động giảng dạy có hướng tới 
định hướng thực hành (giá trị mean TCGD4 là 
4,01) tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong tổ 
chức thực hành của sinh viên. Nguyên nhân là 
do cơ sở vật chất và kinh phí của các trường 
trong khu vực thường quá thiếu (giá trị mean 
biến TCGD6 chủ yếu ở mức thấp), Trường Đại 
học Hải Phòng đang trong giai đoạn triển khai 
xây dựng và đưa vào sử dụng phòng kế toán 
ảo, nhưng hệ thống máy móc sử dụng được rất 
thấp so với tỷ lệ sinh viên. Do đó việc thực 
hành của sinh viên trong quá trình đào tạo 
không cao, kỹ năng sử dụng phần mềm kế 
toán, máy tính và các phương tiện quản lý khác 
còn yếu, kỹ năng về phân tích, tổ chức hệ thống 
thông tin kế toán bằng phương tiện hiện đại còn 
mơ hồ. Hầu hết sinh viên trả lời học kỹ năng 
chuyên môn chủ yếu qua lý thuyết, thực hành 
trên chứng từ, sổ sách thủ công, được thực 
hành trên hệ thống máy tính hiện đại là rất ít. 
Một kỹ năng quan trọng của kiểm toán là kỹ 
năng thực hành kiểm toán báo cáo tài chính thì 
gần như các sinh viên được khảo sát đều trả lời 
không nắm được cách thức cũng do điều kiện 
về cơ sở vật chất rất khó để tiến hành. 
 111 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 37, tháng 11/2019 
Về đánh giá kết quả đào tạo nhân lực kiểm toán 
Bảng 3: Kết quả khảo sát về đánh giá về kết quả đào tạo kiểm toán 
Biến quan sát Mean 
Std. 
Deviation 
KQ1 - Chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán có áp dụng 
được vào thực tế 
3.96 .894 
KQ2 - Các kỹ năng chuyên môn của nghề kế toán, kiểm toán (sử dụng 
phần mềm, máy tính, phân tích, thực hành kiểm toán) thành thạo 
3.15 .916 
KQ3 - Sinh viên được trang bị tốt về kỹ năng mềm trong hoạt động 
kế toán, kiểm toán 
3.84 .871 
KQ4 - Khả năng giao tiếp ngoại ngữ và tìm hiểu tài liệu quốc tế về 
chuyên ngành kế toán, kiểm toán tốt 
3.53 .830 
KQ5 - Sinh viên có khả năng tự nghiên cứu, tích lũy kiến thức để hội 
nhập quốc tế sâu rộng về kế toán, kiểm toán 
3.01 . 960 
KQ6 - Sinh viên sau tốt nghiệp tự tin tham gia tuyển dụng và làm 
việc tại các vị trí kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp 
2.78 1.01 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 22.0 
Đánh giá chương trình đào tạo ngành 
kiểm toán có áp dụng được vào thực tế không, 
mean = 3,96 (chủ yếu là mức độ trung bình), 
điều này khá phù hợp với các nghiên cứu trước 
đây về thực trạng đào tạo ở Việt Nam nói 
chung, hầu hết sinh viên được hỏi đều cho rằng 
đào tạo ngành kiểm toán vẫn còn nặng về kiến 
thức hàn lâm. Sinh viên tốt nghiệp phần lớn 
được trang bị khá chắc về lý thuyết kế toán, 
kiểm toán nhưng lại không được thực hành 
nhiều nên kỹ năng làm việc còn nhiều hạn chế. 
Không chỉ là thực hành trên máy về kế toán, 
kiểm toán, ngay cả chương trình tin học được 
đào tạo hiện nay cũng không đáp ứng được 
thực tiễn đòi hỏi kỹ năng Microsoft word và 
excel, mà vẫn còn thiên về các kiến thức lập 
trình nhiều hơn. Kết quả này phù hợp với nhận 
xét của đội ngũ giám đốc/chủ nhiệm kiểm toán, 
trưởng/phó phòng tài chính kế toán của các 
doanh nghiệp được phỏng vấn, đó là sinh viên 
chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán thường yếu 
ở các kỹ năng sử dụng các ứng dụng cơ bản 
như excel trong hạch toán, hay các phần mềm 
kế toán. Đối với các sinh viên mới tốt nghiệp 
làm việc tại các doanh nghiệp kiểm toán, việc 
trình bày thủ tục, kết quả kiểm toán trên các 
giấy tờ làm việc bằng excel thường gặp khó 
khăn. Với các sinh viên kế toán các nhà quản lý 
được phỏng vấn đã đánh giá các sinh viên gần 
như chưa có kỹ năng trong việc lập báo cáo tài 
chính và các báo cáo kế toán khác. 
Hoạt động kế toán, kiểm toán tại 
doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới hạch 
toán đúng chế độ, tuân thủ chuẩn mực kế 
 112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
toán, kiểm toán mà còn phải tuân thủ pháp 
luật, chính sách, chế độ liên quan. Các 
sinh viên mới ra trường phần lớn chưa 
nắm được các chính sách, quy định liên 
quan mật thiết đến công tác kế toán, kiểm 
toán như thuế, bảo hiểm, và cũng chưa 
có kinh nghiệm để xử lý sao cho phù hợp 
với hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả 
phỏng vấn sâu các nhà quản lý phụ trách 
kế toán, kiểm toán, tất cả người được hỏi 
đều cho rằng sinh viên khá lúng túng khi 
tìm và sử dụng các văn bản pháp lý liên 
quan đến nghiệp vụ. 
Về ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh 
đang trở thành các thách thức với hoạt 
động đào tạo tại các trường đại học nói 
chung và Trường Đại học Hải Phòng nói 
riêng, kết quả khảo sát cho thấy giá trị 
mean KQ4 = 3,53, phần lớn đều ở mức độ 
trung bình đến khá. Điều này cũng là một 
trong các nguyên nhân dẫn tới việc sinh 
viên khó tiếp cận các kiến thức kế toán, 
kiểm toán trong tài liệu quốc tế và sinh 
viên tốt nghiệp không tự tin với việc tham 
gia tuyển dụng các vị trí kế toán, kiểm 
toán yêu cầu ngoại ngữ hoặc các doanh 
nghiệp có vốn nước ngoài. Thực tế cho 
thấy, khi sinh viên năm thứ 4 trong giai 
đoạn thực tập tốt nghiệp, khi các doanh 
nghiệp kiểm toán tuyển dụng vào vị trí 
thực tập sinh, các sinh viên thường e ngại 
đăng ký thi tuyển do không đáp ứng về 
điều kiện ngoại ngữ hoặc nếu có thi tuyển 
thì kết quả thi ngoại ngữ khá thấp so với 
kết quả thi nghiệp vụ. Do hạn chế về ngoại 
ngữ, đây cũng là một trong các lý do sinh 
viên tốt nghiệp thiếu tự tin trong việc ứng 
tuyển vào các vị trí kế toán, kiểm toán tại 
các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài 
(mean = 2,78). Bên cạnh đó, các chủ 
nhiệm kiểm toán cũng nhận định các 
chương trình kiểm toán của các doanh 
nghiệp sử dụng ngôn ngữ viết bằng tiếng 
Anh cũng là rào cản đối với thực tập sinh 
và nhân viên mới trong việc tiếp cận. 
4. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT 
LƯỢNG ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH KẾ 
TOÁN - KIỂM TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
HẢI PHÒNG 
4.1. Về phía khoa chuyên môn, giảng 
viên chuyên ngành 
Từ yêu cầu và thực tế trên, để các sinh 
viên Kế toán - Kiểm toán của Trường Đại 
học Hải Phòng có thể đáp ứng được các đòi 
hỏi về kỹ năng nghề nghiệp, cần đổi mới căn 
bản chương trình, nội dung và phương thức 
đào tạo kế toán và kiểm toán. 
Về chương trình đào tạo áp dụng, cần 
đa dạng hơn, linh hoạt hơn cho chuyên ngành 
Kế toán - Kiểm toán. Cần tiếp tục rà soát để 
lược bỏ các học phần trùng lặp về nội dung 
khoa học, bổ sung các học phần đào tạo 
chuyên sâu về tin học văn phòng, ngoại ngữ 
và kỹ năng mềm phục vụ lĩnh vực kế toán, 
kiểm toán. Chú trọng đổi mới chương trình 
đào tạo theo hướng tiệm cận với chuẩn mực 
kế toán, kiểm toán quốc tế ISA, IAS và IFRS. 
Tất nhiên việc đổi mới chương trình cần có 
lộ trình, có thể xây dựng theo các module 
kiến thức cơ bản như nguyên lý kế toán, lý 
thuyết kiểm toán, luật kế toán, kiểm toán,... 
để làm tiền đề, là nền tảng trang bị cho sinh 
viên các kiến thức chung nhằm tiếp tục học 
các module chuyên ngành. 
Về nội dung, cần phong phú về kiến 
thức để vừa đảm bảo những kiến thức lý 
thuyết cơ bản, có tính nguyên lý và khoa học 
vừa có tính thực tiễn. Khoa học kế toán có 
tính độc lập và khá hoàn chỉnh cả về nội 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_dao_tao_nhan_luc_chuyen_nganh_ke_toan_ki.pdf