Một số vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Giáo dục thể chất trong trường đại học

Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp về lý luận và thực tiễn giáo dục thể chất (GDTC)

và hoạt động thể thao trong trường đại học, nhóm tác giả đã làm rõ một số vấn đề về đổi mới

phương pháp giảng dạy môn học GDTC thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa phương

pháp và phương tiện giảng dạy, phân loại và vai trò của các phương tiện dạy học GDTC; đồng

thời làm rõ xu hướng đổi mới các phương tiện GDTC trong trường đại học ở nước ta hiện nay.

Một số vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Giáo dục thể chất trong trường đại học trang 1

Trang 1

Một số vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Giáo dục thể chất trong trường đại học trang 2

Trang 2

Một số vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Giáo dục thể chất trong trường đại học trang 3

Trang 3

Một số vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Giáo dục thể chất trong trường đại học trang 4

Trang 4

Một số vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Giáo dục thể chất trong trường đại học trang 5

Trang 5

Một số vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Giáo dục thể chất trong trường đại học trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3261
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Giáo dục thể chất trong trường đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Giáo dục thể chất trong trường đại học

Một số vấn đề về đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Giáo dục thể chất trong trường đại học
 hỗ trợ 
(Bảng viết, các giá cố định, lưu động, thiết bị 
thay đổi ánh sáng phòng học,...) các phương 
tiện ghi chép. 
Trong thực tế sử dụng PTGD ở nhà trường 
hiện nay, khi nói tới PTGD người ta thường chú 
ý tới phương tiện, thiết bị kỹ thuật dùng để trực 
tiếp dạy học. Phương tiện hỗ trợ dạy học 
thường được xếp chung vào cơ sở vật chất phục 
vụ dạy học. 
Hoạt động của 
GV 
Hoạt động của 
SV 
Mục đích của 
GV 
Mục đích của 
SV 
Cơ chế thay đổi 
nhân cách SV 
Mục đích đạt 
được dưới 
sự tác động 
của hoạt 
động hợp tác 
Phương tiện của GV và SV 
6 
Theo PGS.TS Trần Quốc Đắc các thiết bị 
dạy - học được phân loại dựa vào 3 căn cứ chủ 
yếu sau: 
- Cơ sở khoa học về những con đường nhận 
thức của người học trong quá trình học tập. 
- Chức năng của các loại thiết bị dạy học. 
- Yêu cầu giáo dục, đào tạo và khả năng 
trang bị, sử dụng thiết bị dạy học ở Việt Nam. 
Dựa vào các căn cứ này, hai phương án 
phân loại hệ thống thiết bị dạy học đã chia hệ 
thống thiết bị dạy học làm 3 nhóm: sách giáo 
khoa và các tài liệu in khác, các phương tiện và 
tài liệu trực quan, các phương tiện kỹ thuật 
dạy học. 
b. Sự phân loại các phương tiện giảng dạy 
GDTC 
* Trên cơ sở sự phân loại các PTGD, do đặc 
trưng của bộ môn, các phương tiện trực tiếp 
giảng dạy GDTC được phân thành: các phương 
tiện dạy học truyền thống và các phương tiện, 
thiết bị kỹ thuật giảng dạy GDTC. Theo cách 
phân loại này, các phương tiện dạy học truyền 
thống (trừ một số phương tiện, thiết bị hiện đại) 
gồm phần lớn các phương tiện đã sử dụng từ 
trước đến nay: phòng tập, sân tập, tranh, ảnh, 
đồng hồ bấm giờ, còi và những dụng cụ để bổ 
trợ rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và thể lực. Các 
phương tiện và thiết bị kỹ thuật giảng dạy 
GDTC là các phương tiện hiện đại (các loại 
máy chiếu phim, đầu video, truyền hình, máy 
chiếu ảnh, các phần mềm đánh giá khả năng 
vận động và hỗ trợ tập luyện kỹ thuật thể thao, 
máy ghi âm, máy vi tính và các phần mềm liên 
quan,) [8]. 
Như vậy, hệ thống PTGD GDTC là dùng để 
trực tiếp dạy học gồm 2 nhóm lớn. Các phương 
tiện dạy học truyền thống và các phương tiện 
hiện đại. 
* Nhóm 1: Các PTGD truyền thống. 
Nhóm này gồm các nhóm nhỏ: 
- Các phương tiện phản ánh gián tiếp đối 
tượng (Giáo trình, sách chuyên đề, sách tham 
khảo, v.v). 
- Các phương tiện trực quan tượng hình 
nhằm tái tạo lại các sự vật, hiện tượng hoạt 
động thể chất như những đặc điểm của chúng 
ngoài tự nhiên. 
- Các dụng cụ đo lường liên quan hoạt động 
thể chất (đồng hồ bấm giờ; thước dây; cân trọng 
lượng; máy thổi dung tích sống, v.v...). 
- Các phương tiện phản ánh các đối tượng 
GDTC và vật tượng trưng (mô hình). 
* Nhóm 2: Các phương tiện hiện đại: Máy 
chiếu phim, máy tính điện tử, các thiết bị và các 
phần mềm đánh giá trình độ tập luyện, phim 
video GDTC, mô hình động, các thiết bị nghiên 
cứu hiện đại. 
Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi 
cho việc lựa chọn những ưu thế riêng của các 
PTGD GDTC khác nhau tùy theo nội dung bài 
học để sử dụng phương pháp có hiệu quả nhất. 
c. Vai trò của các nhóm phương tiện trong 
giảng dạy GDTC 
* Các PTGD truyền thống trong giảng dạy 
GDTC 
- Trong hệ thống PTGD GDTC kể trên, ưu 
điểm của PTGD truyền thống là cung cấp, 
chuyển tải được những thông tin cơ bản đến 
người học dưới dạng có sẵn theo nội dung của 
chương trình. Trong các PTGD truyền thống, 
xét về phương tiện trực quan thì các phương 
tiện thuộc nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 có nhiều 
ưu thế hơn các phương tiện thuộc nhóm 4. Sử 
dụng các phương tiện thuộc nhóm 4 lại có ý 
nghĩa rất lớn trong việc phát triển tư duy, trí 
tưởng tượng, khả năng thực hành vận dụng, 
hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động. 
Các PTGD truyền thống dễ sử dụng, ít đòi 
hỏi những yêu cầu về kỹ thuật như nguồn điện, 
mạng internet, phòng bộ môn, kỹ năng sử 
dụng,... Điều này rất phù hợp với hoàn cảnh 
ở các địa phương nông thôn và vùng sâu ở 
nước ta. 
Với những ưu điểm cơ bản nói trên, việc 
đổi mới PTGD theo hướng tích cực hóa hoạt 
động nhận thức của người học tùy theo bài học 
phải dựa vào các PTGD truyền thống. Các 
PTGD này cũng phù hợp chủ yếu với hình thức 
dạy học theo tiết lên lớp. Vị trí của các PTGD 
 7
truyền thống trong GDTC là không thể 
thiếu được. 
- Tuy nhiên trong xu thế đổi mới PPGD 
hiện nay việc sử dụng các PTGD truyền thống 
vẫn tồn tại những hạn chế như sau: 
+ Các PTGD truyền thống chưa thể phản 
ánh đầy đủ nguồn kiến thức GDTC, cụ thể là: 
 Các PTGD này chỉ thể hiện được ở 
dạng tĩnh các đối tượng GDTC. Vì thế, việc sử 
dụng các PTGD này sẽ khó phản ánh các quá 
trình GDTC với sự vận động và phát triển 
của nó. 
 Các PTGD truyền thống cũng khó biểu 
hiện được chi tiết một hoạt động vận động, một 
lĩnh vực hoạt động TDTT với đầy đủ đặc điểm 
của nó. 
 Để mô tả tổng hợp hoạt động vận động 
một kỹ thuật thể thao, hay các vấn đề về lượng 
vận động, nguyên lý vận động thể thao,... Thì 
việc chỉ sử dụng các PTGD truyền thống sẽ gặp 
nhiều trở ngại. 
Cho đến nay, nhiều PTGD truyền thống 
như: tranh ảnh, mô hình, đồng hồ bấm giờ chủ 
yếu vẫn là dùng cho dạy học trên lớp. Phần 
dành cho sinh viên tự học và các hình thức học 
tập khác còn ít và nội dung chưa hấp dẫn. 
Có thể nhận thấy rằng: Để thể hiện tính chất 
của nhiều đối tượng GDTC thì chỉ với các 
PTGD truyền thống sẽ khó thể hiện một cách 
sinh động, trực quan được. 
* Các phương tiện hiện đại trong giảng 
dạy GDTC 
- Các phương tiện hiện đại trong giảng dạy 
GDTC hiện nay có vai trò quan trọng nhất là 
các phương tiện nghe - nhìn. Đặc điểm chung 
của chúng là có khả năng tạo cơ sở cho nhận 
thức của con người thông qua tác động trực tiếp 
đối với các giác quan: thính giác, thị giác hoặc 
cả thính giác và thị giác. 
Trong số các phương tiện nghe, nhìn, máy 
vi tính, phim video, mạng internet, các thiết bị 
và phần mềm hỗ trợ đánh giá trình độ tập luyện, 
truyền thông đa phương tiện, có vai trò quan 
trọng hàng đầu đã được nhiều nhà nghiên cứu 
xác định như: khả năng cung cấp, lưu trữ, xuất 
thông tin, khả năng dạy học cá nhân, học suốt 
đời,... Đối với giảng dạy GDTC ở trường đại 
học, việc sử dụng các phương tiện nghe, nhìn 
hiện đại còn có một ý nghĩa hết sức quan trọng. 
+ Nguồn thông tin qua các phương tiện 
nghe, nhìn hiện đại bao gồm cả nguồn thông tin 
theo chương trình học tập của phần lớn PTGD 
truyền thống bao gồm cả những nguồn thông tin 
phong phú, trực quan phản ánh các đối tượng 
GDTC như thật: tranh, ảnh, hình vẽ, phim 
video, các phần mềm đánh giá khả năng sinh lý 
của cơ thể trong quá trình vận động... Ví dụ: Hệ 
thống Smart Speed giúp đánh giá tốc độ đoạn, 
linh hoạt và phản xạ vận động, sức mạnh tốc 
độ; Thiết bị và phần mềm Lactate Scout Pack: 
Đánh giá lượng vận động và trình độ thể lực 
sức bền ưa yếm khí. Và phần mềm, giúp phân 
tích các hoạt động vận động kỹ thuật các môn 
thể thao, giúp người tập có thể nhận ra những 
hạn chế, sai lầm trong quá trình thực hiện kỹ 
thuật thể thao... 
+ Ở mức độ cao hơn, việc sử dụng các 
phương tiện nghe - nhìn hiện đại trong GDTC 
có thể xây dựng các thí nghiệm ảo về quá trình 
vận động đang diễn ra trong môi trường mà khó 
có một phương tiện thiết bị dạy học nào có thể 
làm nổi (Quá trình phân tích các tình huống chỉ 
xảy ra trong thi đấu thể thao,). Người ta 
không thể dựa phần lớn những đối tượng 
GDTC trên sân tập cho sinh viên tập luyện và 
càng không dễ tạo nó trong phòng thí nghiệm 
của nhà trường. Các hoạt động quan sát, thực 
hành với các thí nghiệm này sẽ đem lại những 
biến đổi về chất, đó là: 
 Sinh viên sẽ hiểu được bản chất hoạt 
động vận động trong thể thao thay cho việc phải 
công nhận chúng như hiện nay. 
 Thông qua các hoạt động thí nghiệm 
thực hành này sinh viên sẽ có ý thức đầy đủ hơn 
về những hoạt động của bản thân và cộng đồng 
trong môi trường mà các em đang sống. 
 Thông qua việc thu thập, xử lý thông 
tin từ các phương tiện này giúp sinh viên không 
những hình thành các kĩ năng - kĩ xảo vận động 
mà còn giúp các họ có được các kĩ năng sử 
dụng các phương tiện nghe - nhìn hiện đại. 
8 
+ Với việc khai thác được ưu điểm của 
nhiều loại hình nghệ thuật, kỹ thuật khác nhau... 
trong xây dựng phim video, chương trình học 
tập qua máy tính, sẽ phản ánh được nhiều sự vật 
hiện tượng GDTC ở dạng vận động, trừu tượng, 
ở những góc độ quan sát khác nhau mà những 
phương pháp thông thường không thể phản ánh 
được. Điều này cũng đem lại sức cảm thụ 
mạnh, nâng cao hiệu quả nhận thức và tập luyện 
cho sinh viên trong GDTC. 
+ Ngoài ra, trong GDTC, các phương tiện 
nghe - nhìn hiện đại còn có những ưu thế: Cung 
cấp một khối lượng thông tin lớn được cập nhật 
thường xuyên. Nguồn thông tin này tạo điều 
kiện phản ánh kịp thời những thành tựu của 
khoa học GDTC và thể thao và những vấn đề 
thực tiễn đặt ra. Đó là yêu cầu không thể thiếu 
trong giáo dục. 
Bên cạnh những ưu điểm cơ bản, việc sử 
dụng các phương tiện nghe - nhìn hiện đại trong 
GDTC ở các trường đại học nước ta hiện nay 
còn có nhiều hạn chế. 
+ Các phần mềm, phim cho GDTC còn rất 
hiếm ở nước ta. Các phần mềm GDTC của 
nước ngoài cho GDTC khó sử dụng vì ngôn 
ngữ hoặc chương trình chưa phù hợp. 
+ Nguồn thông tin dồi dào và hình ảnh trực 
quan, âm thanh sống động là lợi thế quan trọng 
của các phương tiện nghe - nhìn hiện đại. 
Nhưng nguồn thông tin này nếu lựa chọn thiếu 
chính xác thì việc xây dựng thành phim, phần 
mềm dạy học sẽ không đạt yêu cầu GDTC. 
+ Cho đến nay, phương pháp sử dụng các 
phương tiện nghe - nhìn hiện đại trong các 
trường đại học đã có định hướng cụ thể. 
+ Việc trang bị đồng bộ hệ thống phương 
tiện nghe - nhìn hiện đại đòi hỏi sự đầu tư lớn 
cả về vật chất, kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân 
lực phù hợp. Trong hoàn cảnh kinh tế nước ta 
hiện nay, vấn đề này còn là một trở ngại rất lớn 
đối với nhiều địa phương. 
3. Xu hướng đổi mới phương tiện GDTC 
ở trường đại học 
Qua phân tích trên, có thể nhận thấy rằng, 
việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi có 
sự thay đổi mới ở PTGD. Việc sử dụng các 
PTGD trong nhà trường đại học hiện nay trên 
cơ sở phát huy mặt tích cực của các PTGD 
truyền thống kết hợp với việc sử dụng những ưu 
thế vượt trội của các phương tiện hiện đại của 
công nghệ thông tin và truyền thông. Đây chính 
là định hướng của việc đổi mới PTGD. Như 
vậy, ngoài những PTGD đã có từ trước đến nay. 
Cần có sự bổ sung, lựa chọn các phương tiện 
hiện đại cho dạy học ở trường đại học. 
- Vấn đề đổi mới PTGD đã được nhiều tác 
giả quan tâm nghiên cứu. Theo GS. Hoàng Đức 
Nhuận, trong giai đoạn hiện nay các PTGD phải 
được cải tiến cho phù hợp với mục tiêu, nội 
dung, phương pháp dạy học. PTGD phải được 
nghiên cứu, sử dụng cho cả giảng viên và sinh 
viên, phải đảm bảo tăng cường kỹ năng thực 
hành, thực nghiệm cho sinh viên, phải đa năng, 
an toàn, rẻ tiền và thực hiện đồng bộ cho các 
môn học, cấp học. PTGD phải có sự kết hợp 
giữa truyền thống và hiện đại. 
- Nhiều tác giả khác quan tâm tới việc đổi 
mới PTGD hiện nay gắn liền với việc ứng dụng 
công nghệ thông tin và truyền thông. Công 
nghệ đang tạo ra những bước phát triển mạnh 
mẽ trong mọi mặt của đời sống xã hội. Sự đổi 
mới mục tiêu, nội dung, PTGD ở trường đại học 
hiện nay đòi hỏi phải tăng cường cơ sở vật chất 
- kỹ thuật cho nhà trường, trong đó các phương 
tiện kỹ thuật mà trước hết là các phương tiện 
nghe - nhìn của công nghệ thông tin và truyền 
thông chiếm vị trí quan trọng. Các phương tiện 
như: Máy tính cá nhân, video - kỹ thuật số, máy 
chiếu, tivi, các loại phần mềm,... Có vị trí 
quan trọng trong đổi mới PTGD. [4], [5], [6], 
[7], [10]. 
- Giảng dạy GDTC trong trường đại học 
hiện nay phải có sự quam tâm thích đáng tới 
việc sử dụng những phương tiện này. Trong các 
nghiên cứu về khoa học GDTC, người ta đã sử 
dụng rộng rãi nhiều phương tiện, thiết bị hiện 
đại như: các loại camera kỹ thuật hình ảnh, thiết 
bị nghiên cứu trao đổi chất và chức năng sinh lý 
vận động, một số phần mềm liên quan, Tuy 
nhiên, trong giảng dạy GDTC ở nhà trường, 
việc đổi mới phương tiện lại rất hạn chế, làm 
 9
giảm khả năng đổi mới phương pháp dạy học 
và khó nâng cao chất lượng GDTC. 
KẾT LUẬN 
- Việc sử dụng hợp lý các phương tiện nghe 
- nhìn hiện đại trong giảng dạy GDTC sẽ giúp 
học sinh khai thác tốt nguồn tri thức trực quan, 
phong phú, hấp dẫn và tạo được mối quan hệ 
tương tác giữa người học - phương tiện - vai trò 
chủ đạo của người giảng viên, đó chính là điều 
kiện thuận lợi cho giảng viên tổ chức tốt các 
hoạt động GDTC theo hướng tích cực các hoạt 
động nhận thức của người học. 
- Trong việc đổi mới phương pháp, nâng 
cao chất lượng GDTC, mỗi nhóm phương tiện 
giảng dạy đều có những vai trò quan trọng 
riêng. Nếu như sử dụng các phương tiện nghe - 
nhìn hiện đại có ý nghĩa lớn đối với việc tăng 
cường tính trực quan, cung cấp nguồn thông tin 
phong phú tạo điều kiện giúp sinh viên khả 
năng học tập độc lập, tích cực,... thì việc sử 
dụng phương tiện dạy học truyền thống như 
tranh ảnh, mô hình, sơ đồ... lại có ý nghĩa lớn 
trong việc phát triển óc tưởng tượng, rèn luyện 
kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển tư duy 
GDTC cho sinh viên. 
- Để sử dụng các phương tiện hiện đại cho 
giảng dạy GDTC ở trường đại học cần có sự 
nghiên cứu đầy đủ, trong số các phương tiện 
này, phim video là phương tiện có nhiều khả 
năng sử dụng hiệu quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13. 
[2]. Nguyễn Cương (1995), Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học dùng cho các trường đại 
học sư phạm và cao đẳng sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 
[3]. Tô Xuân Giáp (1999), Phương tiện dạy học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
[4]. Đặng Vũ Hoạt, Ngô Hiệu và Hà Thị Đức (1991), “Tiền đề và phương hướng dự báo sự phát 
triển chiến lược của hệ thống phương pháp dạy học”, Nghiên cứu Giáo dục số 2, tr. 8-10. 
[5]. Phạm minh Hạc (2000), “Kinh tế tri thức và giáo dục - đào tạo, phát triển người”, Nghiên 
cứu Giáo dục, Số 9, tr. 4, 5 & 6. 
[6]. Nghị quyết số 08-NQ-TW, của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước 
phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020. 
[7]. Quách Tuấn Ngọc (1999), “Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin - Xu 
thế của thời đại”, Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp số 7, tr. 24-26. 
[8]. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Phương tiện, thiết bị, kỹ thuật trong dạy học, Nxb. Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
[9]. Trần Doãn Quới (2000), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về các phương tiện nghe nhìn 
giáo dục, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội. 
[10]. Vũ Thế Quần (1991), “Phát triển kỹ thuật nghe - nhìn một con đường hiện đại hóa phương 
tiện và phương pháp dạy học”, Nghiên cứu Giáo dục số 2, tr. 12-13. 
“Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng 
trong đề tài có mã số B2019-DN01-17” 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_doi_moi_phuong_phap_giang_day_mon_hoc_giao.pdf