Một số nội dung về quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục mầm non (MN) hiện

nay, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường

MN là một trong những yếu tố cốt lõi để đánh giá chất

lượng, thương hiệu của một trường MN. Đây là một

trong hai hoạt động trọng tâm trong chương trình giáo

dục MN, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân

cách của trẻ. Hoạt động này được tổ chức thực hiện có

hiệu quả hay không phải đặt trong môi trường quản lí của

các cấp quản lí giáo dục. Bài viết này đề cập nội dung

quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu

trưởng các trường mầm non huyện Phong Điền, tỉnh

Thừa Thiên Huế.

Một số nội dung về quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Một số nội dung về quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Một số nội dung về quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Một số nội dung về quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Một số nội dung về quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 6940
Bạn đang xem tài liệu "Một số nội dung về quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số nội dung về quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một số nội dung về quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
u thiết yếu phù hợp 
với mỗi độ tuổi của trẻ. 
Như vậy, có thể mô hình hóa nội dung hoạt động 
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường MN như sơ đồ 1. 
2.2. Nội dung về quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi 
dưỡng trẻ mầm non của hiệu trưởng các trường mầm 
non huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 
Quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí lên các hoạt 
động quản lí sử dụng các chức năng quản lí (lập kế hoạch, 
tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra) như một công cụ chủ yếu để 
nâng cao chất lượng của các hoạt động quản lí. 
Như vậy, quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
trong trường MN là cán bộ quản lí (hiệu trưởng nhà 
trường) tiếp cận các chức năng quản lí tác động lên các 
nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để nâng cao chất 
lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN. 
Theo chúng tôi, quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi 
dưỡng trẻ MN gồm các nội dung sau: 
2.2.1. Xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
Kế hoạch là công cụ cốt yếu của nhà quản lí để định 
hướng, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp triển 
khai thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lí. Xây dựng 
kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường MN 
tức là xác lập kế hoạch để tổ chức các hoạt động chăm 
sóc dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc giấc ngủ 
và chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ trong 
trường MN. 
Nội dung, cách thức tổ chức, triển khai thực hiện kế 
hoạch phụ thuộc vào từng chủ thể xây dựng kế hoạch; 
căn cứ mục tiêu, nhiêm vụ của từng nhóm, lớp, kế hoạch 
được xây dựng theo từng năm, tháng, tuần và từng ngày. 
Cụ thể có 03 loại kế hoạch: kế hoạch chăm sóc, nuôi 
dưỡng trẻ của toàn trường; kế hoạch của tổ chuyên môn; 
kế hoạch của GV và nhân viên nuôi dưỡng. 
Sơ đồ 1. Nội dung các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 1-5 
3 
- Kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của toàn 
trường: Chủ thể xây dựng kế hoạch là hiệu trưởng nhà 
trường. Đây được xem là bức tranh toàn cảnh của hoạt 
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong một trường MN. 
Kế hoạch phải đảm bảo được các tiêu chí: + Kế hoạch 
chung của cả năm phải khái quát được mục tiêu chung 
về chăm sóc sức khỏe của toàn trường; + Cụ thể nội 
dung, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân trong toàn 
trường; + Phải xác định được mục tiêu đầu ra của hoạt 
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường MN (tỉ lệ trẻ 
phát triển bình thường/lớp; tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng/lớp); 
+ Phải xây dựng được các biện pháp quản lí của hiệu 
trưởng để chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch. 
Để kế hoạch đảm bảo các tiêu chí trên, hiệu trưởng 
nhà trường cần thực hiện các bước sau: + Khảo sát chất 
lượng trẻ đầu năm học; + Phân tích và đề ra mục tiêu 
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; + Xây dựng dự thảo kế hoạch; 
+ Góp ý dự thảo kế hoạch; + Ban hành kế hoạch; + Chỉ 
đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch. 
- Chủ thể xây dựng kế hoạch tổ, nhóm trong trường 
MN là tổ trưởng các tổ, nhóm. Căn cứ kế hoạch chăm 
sóc, nuôi dưỡng của nhà trường để xây dựng kế hoạch 
chăm sóc, nuôi dưỡng của tổ. Yêu cầu đặt ra của kế 
hoạch này là: + Chính xác hóa, cụ thể hóa, mục tiêu, chỉ 
tiêu và nhiệm vụ kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
mầm non của nhà trường; + Lượng hóa chất lượng đầu 
ra của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của từng khối 
nhóm/lớp để giao chỉ tiêu chất lượng chăm sóc; + Xây 
dựng các biện pháp sát thực tiễn của từng độ tuổi trong 
khối nhóm, lớp. 
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng 
của GV và nhân viên nuôi dưỡng. Kế hoạch này được coi 
là nền tảng của việc quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi 
dưỡng trẻ trong nhà trường. Thông qua việc xây dựng kế 
hoạch thực hiện của từng GV phản ánh trực tiếp thực 
trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và kết quả đầu ra 
của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Chủ thể xây 
dựng kế hoạch là GV chủ nhiệm lớp, nhân viên y tế, nhân 
viên nấu ăn. Yêu cầu đề ra của kế hoạch này là: 
+ Đối với kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng của GV 
chủ nhiệm lớp: a) Cụ thể hóa mục tiêu, chỉ tiêu của nhóm, 
lớp trên cơ sở kế hoạch của tổ chuyên môn; b) Phân loại 
nhóm đối tượng trẻ theo thực trạng của trẻ trong từng lớp 
nhóm (trẻ phát triển bình thường, trẻ suy dinh dưỡng thể 
thấp còi, trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, trẻ béo phì...); 
c) Xây dựng các biện pháp cụ thể cho từng nhóm đối 
tượng trẻ; đặc biệt đối với trẻ khuyết tật hòa nhập và trẻ 
suy dinh dưỡng. 
+ Đối với kế hoạch của nhân viên nuôi dưỡng và 
nhân viên y tế: Căn cứ kế hoạch chung của nhà trường, 
kế hoạch của từng nhóm lớp và kế hoạch của GV chủ 
nhiệm lớp, nhân viên y tế và nhân viên nuôi dưỡng xây 
dựng kế hoạch cá nhân đảm bảo được các yêu cầu: a) Đối 
với nhân viên y tế: Kế hoạch thăm khám sức khỏe, kế 
hoạch cân đo cho trẻ theo từng tháng; Kế hoạch sử dụng 
tủ thuốc; Kế hoạch chăm sóc trẻ có biểu hiện đặc biệt...; 
b) Đối với nhân viên nuôi dưỡng: Xây dựng thực đơn của 
trẻ phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho từng lứa tuổi 
và nhóm đối tượng trẻ; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực 
phẩm cho trẻ; Phải xây dựng kế hoạch lưu trữ và kiểm 
tra thức ăn của trẻ an toàn, đảm bảo theo quy định. 
2.2.2. Tổ chức kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non 
Nội dung này là việc thực hiện các hoạt động quản lí 
của hiệu trưởng nhà trường để tổ chức thực hiện kế hoạch 
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đó là: 
- Phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong nhà 
trường để tổ chức thực hiện kế hoạch rõ việc, rõ người. 
- Xây dựng tổ chức nhóm, lớp: Hiệu trưởng căn cứ 
vào Điều lệ trường MN và thực trạng của nhà trường, cơ 
cấu đội ngũ GV để xây dựng tổ chuyên môn theo nhóm 
lớp, yêu cầu đặt ra là: + Tổ chuyên môn phải đảm bảo 
phù hợp với cơ cấu đội ngũ; + Tổ chuyên môn phải có 
bộ máy của tổ: tổ trưởng, tổ phó... 
- Phân công GV chủ nhiệm lớp và biên chế nhóm lớp: 
Căn cứ vào thực trạng đội ngũ GV (năng lực, phẩm chất) 
để phân công GV chủ nhiệm lớp đảm bảo được phát huy 
kĩ năng, năng lực của GV và phù hợp với đặc thù lứa tuổi 
của trẻ. 
- Phiên chế nhóm lớp: Hiệu trưởng căn cứ vào thực 
trạng của từng độ tuổi của trẻ trong nhà trường để biên 
chế nhóm, lớp. Việc phiên chế lớp học phải đảm bảo 
đúng quy định trẻ/lớp, sự cân bằng trẻ khuyết tật học hòa 
nhập trong một lớp và một nhóm lớp. 
Trên cơ sở sắp xếp một cách khoa học những yếu tố 
con người, những dạng hoạt động của tổ chức, hiệu 
trưởng từng trường MN cần xem xét kế hoạch, mục tiêu 
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, xem xét nội dung hoạt động 
từng giai đoạn cụ thể để có sự phân công, phân nhiệm 
một cách hợp lí đối với từng cá nhân trong nhà trường để 
có thể chủ động lựa chọn nội dung, hình thức, cách thức 
và đề ra biện pháp quản lí phù hợp. 
Để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch chăm 
sóc, nuôi dưỡng trẻ, hiệu trưởng nhà trường phải quán 
triệt đầy đủ nhiệm vụ, trách nhiệm từng công việc được 
giao cho từng cá nhân trong nhà trường. 
2.2.3. Lãnh đạo quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng 
trẻ tại trường mầm non 
Như đã phân tích ở trên, hoạt động chăm sóc, nuôi 
dưỡng trẻ gồm 04 nội dung: chăm sóc dinh dưỡng, chăm 
sóc vệ sinh, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc sức khỏe và 
đảm bảo an toàn. Như vậy, chỉ đạo hoạt động chăm sóc, 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 1-5 
4 
nuôi dưỡng tức là hiệu trưởng từng trường MN, sử dụng 
các chức năng quản lí tác động đến mỗi cá nhân trong 
nhà trường (GV, nhân viên) để tổ chức có hiệu quả 04 
nội dung trên. Đóng vai trò quan trọng và trực tiếp triển 
khai hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ trong 
trường MN chính là đội ngũ GV, nhân viên, đặc biệt là 
GV chủ nhiệm lớp. 
Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của GV thường 
được thực hiện theo 3 hình thức: + Chỉ đạo trực tiếp; 
+ Chỉ đạo thông qua việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên 
môn; + Phối hợp với các tổ chức xã hội. Cả 03 hình thức 
trên đều tập trung quản lí phẩm chất và năng lực GV. 
- Các yêu cầu về kiến thức của GV: Kiến thức cơ bản 
của GV MN; kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm lí 
học lứa tuổi; kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ; kiến 
thức về thực phẩm và an toàn thực phẩm; kiến thức về 
đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường học... 
- Quản lí các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
bao gồm: Lập được kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng; tổ 
chức và thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng 
trên lớp; công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động 
bổ trợ cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng; thực hiện 
thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng chăm sóc, 
nuôi dưỡng; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá 
và mang tính giáo dục; xây dựng, bảo quản và sử dụng 
có hiệu quả hồ sơ chăm sóc, nuôi dưỡng. 
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng phát triển của từng 
trẻ trong nhóm, lớp phụ trách: Hoạt động kiểm tra, đánh 
giá trẻ là phản ánh ngược kết quả của hoạt động chăm 
sóc, nuôi dưỡng trẻ của GV. Đây là một trong những cơ 
sở quan trọng để GV xây dựng kế hoạch tiếp theo. 
2.2.4. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực chăm sóc, 
nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ giáo viên 
Đây là hoạt động thường xuyên của hiệu trưởng nhà 
trường trong quá trình quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi 
dưỡng trẻ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV và nhân 
viên, đặc biệt là nâng cao năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng 
trẻ. Để triển khai hiệu quả hoạt động này, hiệu trưởng cần 
phải thực hiện một số nội dung sau: - Xác định đối tượng, 
nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng từ đó phân loại nhóm đối 
tượng bồi dưỡng; - Lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù 
hợp với nhu cầu thực tiễn của đội ngũ. 
Căn cứ vào đối tượng và nhu cầu bồi dưỡng, hiệu 
trưởng nhà trường cần tập trung chủ yếu vào các nội dung 
chung nhất, cốt lõi nhất cho các đối tượng bồi dưỡng. 
Mặt khác, nâng cao nội dung bồi dưỡng, kiến thức tư vấn, 
hướng dẫn và kiến thức quản lí cho GV chủ nhiệm bao 
gồm các nội dung sau: - Phẩm chất đạo đức, thái độ và 
giá trị nghề nghiệp; - Các nội dung về lĩnh vực kiến thức 
gồm: cập nhật và nâng cao kiến thức về chuyên môn 
nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đặc biệt là đổi mới 
phương pháp hình thức tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng; 
- Các nội dung thuộc lĩnh vực kĩ năng: kĩ năng lập kế 
hoạch giáo dục; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng dụng công 
nghệ thông tin, sử dụng trang thiết bị dạy học, đồ dùng, 
đồ chơi; kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng quản lí lớp học... 
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương pháp bồi 
dưỡng: Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ như dự giờ thăm lớp; 
thông qua các hội thảo chuyên đề cấp cụm trường, cấp 
trường; thông qua việc nghiên cứu khoa học, thông qua 
các hoạt động trải nghiệm thực tiễn... 
2.2.5. Xây dựng và phát triển môi trường chăm sóc, nuôi 
dưỡng trẻ 
Môi trường trong bài viết này được đề cập đến với 
các yếu tố bổ trợ cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng 
trẻ. Cụ thể: - Chỉ đạo tăng trưởng cơ sở vật chất, trang 
thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phục vụ việc 
chăm sóc, nuôi dưỡng; - Tổ chức xây dựng môi trường 
lấy trẻ làm trung tâm: phải đảm bảo cả môi trường bên 
trong, bên ngoài lớp học thân thiện, sạch và đẹp; - Xây 
dựng mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên, bộ phận 
trong nhà trường; - Tạo động lực cho đội ngũ GV, nhân 
viên thông qua các hoạt động quản lí như: các chính sách 
nội bộ hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần cho GV; thực hiện 
có hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng... 
2.2.6. Kiểm tra hoạt động quản lí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
Đây là một trong những chức năng quan trọng của 
hiệu trưởng nhà trường. Việc kiểm tra, đánh giá phải 
thực hiện thường xuyên để có sự phản ánh hai chiều 
trong công tác quản lí. Trong hoạt động này, hiệu 
trường cần phải thực hiện được các nội dung sau: - Xây 
dựng kế hoạch kiểm tra sát với kế hoạch thực hiện chăm 
sóc, nuôi dưỡng trẻ; - Hình thức kiểm tra có thể thường 
xuyên, định kì, đột xuất; - Phải có thông tin phản hồi 
sau kiểm tra. 
Như vậy, quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
gồm có 6 nội dung chính, có thể mô hình hóa những nội 
dung như sơ đồ 2 (trang bên). 
3. Kết luận 
Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường 
MN là nội dung có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành 
và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Quản lí hoạt 
động này của hiệu trưởng nhà trường là một nghệ thuật 
để đảm bảo việc triển khai chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đạt 
hiệu quả cao. Nội dung bài viết đã khái quát các nội dung 
chính của hiệu trưởng trường MN trong việc quản lí hoạt 
động chăm sóc, nuôi trẻ trong trường, bao gồm 06 nội 
dung: 1) Xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng; 
2) Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng; 
3) Quản lí các nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng; 4) Tổ 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 1-5 
5 
chức bồi dưỡng GV và nhân viên kiến thức chăm sóc, 
nuôi dưỡng; 5) Xây dựng môi trường chăm sóc, nuôi 
dưỡng; 6) Kiểm tra hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ 
trong trường MN. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT 
ngày 24/01/2017 Ban hành Chương trình giáo dục 
mầm non. 
[2] Trần Thị Ngọc Trâm - Lê Thị Thu Hương - Lê Thị 
Ánh Tuyết (2011). Chương trình Tổ chức thực hiện 
chương trình giáo dục mầm non. NXB Giáo dục 
Việt Nam. 
[3] Phạm Mai Chi - Vũ Yến Khanh - Nguyễn Thị Hồng 
Thu (2012). Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - 
sức khỏe cho trẻ mầm non theo Chương trình giáo 
dục mầm non mới. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[4] Lê Mai Hoa (2009). Dinh dưỡng trẻ em. NXB Đại 
học Sư phạm. 
[5] Thu Hiền - Hồng Thu - Anh Sơn (2014). Cẩm nang 
chăm sóc sức khỏe trẻ em trong trường mầm non. 
NXB Giáo dục Việt Nam. 
[6] Nguyễn Thị Kim Anh - Trần Thị Quốc Minh - 
Huỳnh Văn Sơn - Bùi Thị Việt - Võ Thị Tường Vy 
- Cao Văn Thống (2013). Bộ công cụ theo dõi, đánh 
giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi (Theo bộ chuẩn phát 
triển trẻ em 5 tuổi). NXB Giáo dục Việt Nam. 
[7] Hoàng Thị Phương (2009). Giáo trình Vệ sinh trẻ 
em. NXB Đại học Sư phạm. 
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH... 
(Tiếp theo trang 19) 
yêu con người, yêu quê hương, làng xóm cũng từ đó mà 
đâm chồi nảy lộc. Cảm nhận cuộc sống, thu thập kiến 
thức qua văn học chính là con đường tích cực và nhẹ 
nhàng để giáo dục HSTH trở thành những con người có 
sự phát triển toàn diện về nhân cách và đạo đức. 
Tài liệu tham khảo. 
[1] Hồ Chí Minh (1990). Nhật kí trong tù. NXB Văn học. 
[2] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên, 2018). Tiếng Việt 
lớp 4 (tập 1). NXB Giáo dục Việt Nam. 
[3] Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên, 2018). Tiếng Việt 
lớp 5 (tập 2). NXB Giáo dục Việt Nam. 
[4] Cao Đức Tiến (chủ biên, 2005). Văn học. Dự án Phát 
triển giáo viên tiểu học, Bộ GD-ĐT. 
[5] Lã Thị Bắc Lý (2003). Giáo trình Văn học trẻ em. 
NXB Đại học Sư phạm. 
[6] Levitov A.D. (2004). Tâm lí học trẻ em và tâm lí học 
sư phạm. NXB Giáo dục. 
[7] Nguyễn Quang Ninh (2009). Giáo trình Phương 
pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. NXB Giáo dục 
Việt Nam. 
[8] Lê Phương Nga (chủ biên, 2012). Phương pháp dạy 
học tiếng Việt 1. NXB Đại học Sư phạm. 
[9] Lê Phương Nga (chủ biên, 2012). Phương pháp dạy 
học tiếng Việt 2. NXB Đại học Sư phạm.
Sơ đồ 2. Quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường MN 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_noi_dung_ve_quan_li_hoat_dong_cham_soc_nuoi_duong_tre.pdf