Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích thực trạng về quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường

cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, bài viết đã chỉ ra những mặt mạnh và hạn chế trong

công tác quản lí phát triển đội ngũ giảng viên tại 03 trường cao đẳng của Bạc Liêu, nhìn

chung đội ngũ giảng viên đang còn ít về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng để đáp

ứng được yêu cầu về quy mô các ngành đào tạo và đổi mới giáo dục trong xu thế hội nhập,

do vậy cần thực hiện một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên tại các trường

cao đẳng tỉnh Bạc Liêu nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và vùng

phụ cận.

Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trang 1

Trang 1

Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trang 2

Trang 2

Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trang 3

Trang 3

Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trang 4

Trang 4

Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trang 5

Trang 5

Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trang 6

Trang 6

Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trang 7

Trang 7

Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 7120
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
n đại vào trong giảng dạy còn hạn chế). Có sự thiếu hụt cục bộ về giảng
viên ở từng môn học, từng ngành đào tạo. Tình trạng thiếu các chuyên gia đầu ngành và các giảng
viên có học hàm, học vị đúng chuyên ngành còn quá mỏng.
2.2. Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng
trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- Nâng cao nhận thức cho cho các chủ thể quản lí trong phát triển đội ngũ giảng viên
Tổ chức cho cán bộ quản lí cán bộ, giảng viên, nhân viên nghiên cứu đường lối chính sách
của Đảng, Nhà nước, Ngành.Học tập các quyết định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị của Quốc hội,
Nhà nước, Ngành về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn hiện nay một cách
kịp thời, hiệu quả, thiết thực. Bên cạnh đó cần nắm vững luật giáo dục, điều lệ trường Đại học,
Cao đẳng...tạo ra nền tảng tư tưởng và nhận thức đúng đắn về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng
viên.
Thủ trưởng các đơn vị cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho công tác
quản lí phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí. Xác định mục tiêu cần vươn tới, các chỉ
tiêu, tiêu chí, biện pháp và cách thức tiến hành bồi dưỡng và đào tạo để đội ngũ cán bộ giảng viên
thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Tổ chức thực hiện kế hoạch từng bước,
từng giai đoạn trước mắt và lâu dài trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản
lí của các nhà trường có chất lượng và hiệu quả, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra đánh giá sự
quản lí phát triển đội ngũ giảng viên theo kế hoạch năm học, quý, hoặc học kì để rút ra bài học lí
luận và thực tiễn về nhận thức quản lí phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường đến tận mỗi
giảng viên.
Làm cho đội ngũ giảng viên không ngừng rèn luyện tự học, tự nâng cao năng lực chuyên
môn - nghiệp vụ, đạo đức, phẩm chất, lối sống hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình; khắc phục
những yếu kém để vươn lên.
Đối với các mã ngành công nghệ và kinh tế, thường xuyên, duy trì tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu về quản lí phát triển đội ngũ giảng viên ở cấp khoa, cấp trường cho sinh viên.
- Thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên của các trường đủ về số lượng, bảo đảm chất
lượng có cơ cấu hợp lí
Xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng những mặt
mạnh và yếu của đội ngũ giảng viên để bố trí, sắp xếp đội ngũ giảng viên và có chiến lược xây
dựng đội ngũ phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
Lập quy hoạch đội ngũ giảng viên của các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai
67
Tăng Văn Thắng
đọan 2012-2016 và 2016-2020 trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của thực tiễn và các văn bản của Nhà
nước [7], [8], đặc biệt quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng viên trong việc nâng cao trình độ
chuyên môn, đến năm 2020, 100% giảng viên đại học, cao đẳng đạt trình độ thạc sĩ trở lên; 100%
giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, có 25% giảng viên đại học và
8% giảng viên cao đẳng là tiến sĩ.
- Chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học
và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
Xây dựng quy định chuẩn về giảng viên một cách rõ ràng về đạo đức, trình độ chuyên môn,
trình độ ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ sư phạm, đồng thời triển khai các hoạt động cụ thể để
nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ sư
phạm cho đội ngũ giảng viên của các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Nâng cao ý thức, lòng say mê nghề nghiệp và tính gương mẫu, mô phạm của người giảng
viên.Cải tiến sinh hoạt bộ môn theo hướng tăng cường tính học thuật, tập trung vào các vấn đề
như: Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; đổi mới phương pháp dạy
học, phương pháp đánh giá theo hệ thống tín chỉ; vai trò của giảng viên trong công tác tư vấn cho
sinh viên.
Cấp đủ kinh phí để đào tạo trong nước như tổ chức các hội thảo, các khóa học ngắn hạn,
các hội nghị chuyên đề...
Tạo cơ hội cho giảng viên được nâng cao bằng cấp (thạc sĩ hoặc tiến sĩ) tại các trường đại
học nghiên cứu hàng đầu về thiết kế, phát triển và đánh giá giảng dạy.
Chuẩn bị cho giảng viên trong các lĩnh vực: Phương pháp sư phạm; Thiết kế và phát triển
giảng dạy nhằm hướng đến việc cải tiến các môn học và chương trình đào tạo; Phát triển chuyên
môn nghiệp vụ.
Giúp giảng viên thiết kế và giảng dạy môn học, nhấn mạnh việc sinh viên học ở cấp độ tiếp
thu khái niệm.
Giúp giảng viên phát triển và sử dụng phương pháp giảng dạy tương tác và các phương pháp
học tích cực để họ có thể trình bày tài liệu môn học theo các cách thức và quan điểm khác nhau.
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, giảng viên chỉ dạy những kiến thức cơ
bản, đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra quá trình học, không làm thay người học. Giảng
viên cần phải khuyến khích sinh viên chủ động tự điều khiển quá trình tiếp thu tri thức, tham khảo
mở rộng kiến thức theo các nguồn tài liệu được giới thiệu.
Tạo điều kiện để giảng viên tiếp cận với các nguồn tri thức mới, chương trình dạy học hiện
hành, các tài liệu dạy học liên quan trên mạng.
Triển khai các hoạt động bồi dưỡng năng lực nghiên cứu của giảng viên nhằm xây dựng
phong cách nghiên cứu trong giảng dạy và từng bước thực hiện việc gắn kết mang tính bắt buộc
giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Khuyến khích giảng viên gửi đăng các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học trên
những tạp chí chuyên ngành và tập san thông tin khoa học của các Trường Cao đẳng trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu; cử giảng viên tham dự các hội thảo khoa học trong và ngoài nước.
Hình thành ở giảng viên những khả năng cần thiết, đáp ứng với một môi trường đang thay
đổi như hiện nay, đó là: Biết và hiểu cách học khác nhau của sinh viên; Có kiến thức, kĩ năng và
quan điểm liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá sinh viên nhằm giúp đỡ họ học tập; Là người có
kỉ luật mẫu mực, giữ gìn các tiêu chuẩn và kiến thức của sự phát triển hiện tại; Hiểu biết về ứng
dụng thông tin theo luật bao gồm việc truy cập thông tin qua mạng và công nghệ giảng dạy...
68
Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn...
Đối với việc giảng dạy người giảng viên cần phải: Nhạy cảm trước những dấu hiệu của thị
trường bên ngoài và coi trọng nhu cầu của nhà tuyển dụng; Nắm vững sự phát triển mới trong dạy
và học, bao gồm cả nhận thức về mô hình kép, học trực tiếp, học từ xa và sử dụng chung tài liệu;
Hiểu biết về khách hàng, coi trọng quan điểm và niềm say mê của những người có liên quan, bao
gồm cả sinh viên; hiểu biết ảnh hưởng của nhân tố văn hóa quốc tế và đa văn hóa đối với chương
trình học; Có khả năng dạy sinh viên với những khả năng khác nhau trong thời gian dài, từ các
nhóm sinh viên khác nhau về tuổi đến những sinh viên có điều kiện kinh tế - xã hội hay dân tộc,
quốc tịch khác nhau...
- Đổi mới phương thức tuyển dụng giảng viên theo hướng khách quan, công bằng và có yếu
tố cạnh tranh
Tuyển dụng giảng viên đảm bảo tính khách quan, công tác tuyển dụng phải xuất phát từ quy
hoạch đội ngũ giảng viên đã được phê duyệt và nhu cầu thực tế của từng tổ bộ môn, từng ngành
đào tạo.Đảm bảo sự công bằng, có yếu tố cạnh tranh để lựa chọn được nhân tài.
Quy trình tuyển dụng giảng viên phải chặt chẽ, nhanh gọn, dân chủ, công khai theo tinh
thần cải cách hành chính; tránh gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, từ việc thông báo tuyển dụng
giảng viên đến thành lập Hội đồng tuyển dụng giảng viên, tính điểm và xác định người trúng tuyển
trong kì thi tuyển, ra quyết định tuyển dụng và nhận việc.
- Thực hiện cơ chế đánh giá và sàng lọc giảng viên đề nâng cao chất lượng giảng dạy
Để phát triển đội ngũ giảng viên của các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu một
cách hiệu quả, cùng với việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cần phải xây dựng cơ chế đánh giá và
sàng lọc giảng viên.Việc đánh giá giảng viên cần được tiến hành hàng năm và giao cho tổ bộ môn
chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá.
Về cơ chế sàng lọc giảng viên cần phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường trong
từng giai đoạn phát triển; chuẩn trình độ mà người giảng viên cần đáp ứng sau một thời gian nhất
định.
Sử dụng các tiêu chuẩn liên quan đến kết quả học tập của sinh viên, các đánh giá về môn
học của sinh viên, số lượng các ấn phẩm phát hành, các bài tham luận tại hội nghị, những gắn kết
có hiệu quả với doanh nghiệp. . . để đánh giá giảng viên. Đây là các tiêu chuẩn gắn liền với trình
độ, năng lực của ng-ười giảng viên. Vì thế, cần phải sử dụng các tiêu chuẩn này để đánh giá giảng
viên hàng năm.. Việc đánh giá giảng viên nói chung, việc lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với
hoạt động giảng dạy của giảng viên nói riêng là một yêu cầu không thể thiếu được để nâng cao
chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách, đảm bảo các điều kiện làm việc để giảng viên phát huy
năng lực của mình, tạo động lực phát triển
Để giảng viên phát huy năng lực chuyên môn, nhà trường cần phải đảm bảo những điều
kiện nhất định. Đó là các điều kiện về vật chất, tinh thần và môi trường làm việc. Xây dựng nhà
trường thật sự là môi trường dân chủ, vận dụng chế độ, chính sách đãi ngộ đội ngũ giảng viên phù
hợp với điều kiện hiện nay. Thường xuyên điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó cần dựa vào
các tiêu chí chuẩn (trình độ, năm công tác, hệ số lương, thi đua hàng tháng, hiệu quả công tác...)để
đánh giá, xếp loại công chức; công tác thi đua, là cơ sở để tính tăng thu nhập hàng tháng và cơ sở
xét tăng lương trước thời hạn, đề bạt, bổ nhiệm. . .
Có cơ chế thu hút các giảng viên có trình độ, năng lực về công tác tại Trường bằng chế độ
ưu tiên, đãi ngộ xứng đáng. Mời giảng viên thỉnh giảng từ các trường đại học khác, các cơ quan,
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; cựu giảng viên của nhà trường để giảm tải trong giảng dạy của giảng
69
Tăng Văn Thắng
viên cơ hữu, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Phấn đấu để đảm bảo chỗ làm việc đủ tiện nghi tối thiểu tại trường cho giảng viên để tăng
thời gian tiếp xúc của họ với đồng nghiệp và sinh viên, nhất là trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Triển khai chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thành lập, huy động các nguồn
lực tài chính từ các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp và trích từ nguồn học phí để lập quỹ Bộ
môn, quỹ Khoa, quỹ Giáo sư, quỹ tài năng trẻ. . . để các nhà khoa học chủ động phát hiện và bồi
dưỡng giảng viên tài năng.
- Mở rộng hợp tác quốc tế để đào tạo và trao đổi giảng viên
Mở rộng hợp tác về nghiên cứu, đào tạo, dịch vụ KHCN với các cơ quan, đơn vị trong và
ngoài nước để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên có thể chủ động giảng dạy được chuyên
môn bằng ngoại ngữ.
Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển về số lượng, chất lượng ĐNGV,
nghiên cứu, quản lí từng bước tiếp cận trình độ quốc tế về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và tin
học.
Chủ động bồi dưỡng, hỗ trợ các cán bộ trẻ chuẩn bị các điều kiện để tham gia kế hoạch
đào tạo cán bộ khoa học của Nhà nước, các dự án, chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo cán bộ
của Chính phủ của Tỉnh Bạc Liêu. Cử cán bộ, giảng viên tham gia các chương trình đào tạo ngắn
hạn và dài hạn tại các nước Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật bản, Malaixia, Thái Lan,
Singapore, Phillippine.
Xây dựng những quan hệ mới với các trường cao đẳng, đại học và tổ chức quốc tế để phát
triển đội ngũ giảng viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các Trường Cao đẳng trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu đã xác định trong Chiến lược phát triển của Nhà trường đến năm 2020.
3. Kết luận
Các kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tiễn việc quản lí phát triển đội ngũ giảng viên cho
thấy, các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tuy mới thành lập nhưng đã có nhiều cố gắng
trong việc quản lí phát triển đội ngũ giảng viên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình
quản lí phát triển đội ngũ giảng viên của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng còn
một số khó khăn, tồn tại về chuẩn về đội ngũ giảng viên đối với cơ sở giáo dục đại học và thực
trạng đội ngũ giảng viên của nhà trường. Do vậy các giải pháp về quy hoạch, tuyển dụng, đánh giá,
nâng cao năng lực giảng viên được chú trọng để quản lí phát triển hiệu quả đội ngũ giảng viên tại
các trường cao đẳng của tỉnh Bạc Liêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Đệ, 2010. Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học. Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo
dục, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội.
[2] Nguyễn Mĩ Loan, 2013. Các giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng nghề
đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long - H, 2013. Tạp chí Khoa
học Giáo dục, Số 94, tr: 38 - 40.
[3] Nguyễn Thị Nhàn, 2008. Một số vấn đề về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên ở các
trường đại học và cao đẳng hiện nay. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 31, tr.: 50-51.
70
Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trên địa bàn...
[4] Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu. Báo cáo tổng hợp tình hình đội ngũ giảng viên trong hệ thống các
trường cao đẳng năm 2014.
[5] Nguyễn Hồng Tây, 2014. Biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí
các trường cao đẳng nghề vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - H, 2013. Tạp chí Khoa học
Giáo dục, Số 98, tr 43- 47.
[6] Trần văn Thuận, 2010. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên ở
trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại
học Vinh, Nghệ An.
[7] Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 711/2012/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Hà Nội.
[8] Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới cơ
bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
ABSTRACT
Some of solutions for the management of the professional development
for the academic staff in colleges in Bac Lieu province
This paper analyses the current practices in the management of the academic staff
professional development in three colleges in Bac Lieu province. The findings have drawn out
the strengths and weaknesses in this matter. The study shows that there is a lack of teaching staff
in these colleges. In addition to that, the lecturers in these three colleges have been found not
qualified enough. These weaknesses have made the colleges fail to meet the requirement of the
current extent of training fields and education innovation in this period of international integration
and globalisation. Therefore, it is vital to carry out some of solutions in the management of the
academic staff professional development in colleges in Bac Lieu province in order to meet the
demand for human resources for Bac Lieu and surrounding areas.
Keywords: Development management, group development, lecturers group, Bac Lieu
colleges, Bac Lieu.
71

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_quan_li_phat_trien_doi_ngu_giang_vien_cac_t.pdf