Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên

Vai trò và vị trí của giáo dục đại học (GDĐH) nói

chung và các trường đại học (ĐH) nói riêng ngày càng

trở nên quan trọng. Các trường ĐH không chỉ có vai trò

chủ chốt trong lĩnh vực đào tạo nhân lực khoa học và

công nghệ trình độ cao mà thực sự đã và đang trở thành

các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới và

chuyển giao công nghệ hiện đại, góp phần vào sự phát

triển bền vững. Một trường ĐH hiện đại, chất lượng cao,

phải là nơi giao thoa của ba chức năng: đào tạo, nghiên

cứu khoa học (NCKH) và phục vụ xã hội, trong đó

NCKH là yếu tố có quyết định tới chất lượng của hai

chức năng còn lại. Việc kết hợp chặt chẽ của ba chức

năng này hiện nay cũng là xu hướng cơ bản trong chiến

lược phát triển GDĐH của các nước trên thế giới. Nghị

quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính

phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ĐH đã đưa

ra mục tiêu cụ thể của GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-

2020 trong hoạt động khoa học và công nghệ phải đạt

“Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa

học và công nghệ trong các trường ĐH. Các trường ĐH

lớn phải là các trung tâm NCKH mạnh của cả nước,

nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất

và dịch vụ đạt tối thiểu 25% tổng nguồn thu của các

trường ĐH vào năm 2020” [1], cũng như quan tâm đến

việc nâng dần vị thế của các trường ĐH nước ta trong

xếp hạng các trường ĐH của thế giới. Quyết định số

121/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy

hoạch mạng lưới các trường ĐH và cao đẳng giai đoạn

2006-2020 có đặt mục tiêu đến năm 2020 “Việt Nam có

1 trường ĐH được xếp hạng trong số 200 trường ĐH

hàng đầu thế giới” [2].

ĐH Thái Nguyên là ĐH định hướng nghiên cứu đa

ngành, đa lĩnh vực; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với

NCKH và chuyển giao khoa học công nghệ (KHCN)

trong các lĩnh vực: khoa học tự nhiên; khoa học xã hội -

nhân văn; khoa học kĩ thuật công nghiệp, nông lâm

nghiệp, chăn nuôi, thú y, thủy sản; khoa học sự sống;

khoa học môi trường; khoa học Y - dược; công nghệ

thông tin và truyền thông. NCKH và chuyển giao công

nghệ của ĐH Thái Nguyên được triển khai ở 7 cơ sở giáo

dục ĐH thành viên, 2 khoa trực thuộc, 1 trường cao đẳng,

3 viện nghiên cứu trực thuộc ĐH và 5 trung tâm nghiên

cứu, chuyển giao KHCN. Các kết quả NCKH của ĐH

Thái Nguyên đã góp phần không nhỏ vào việc đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời tạo ra các sản

phẩm KHCN, phục vụ đắc lực nhu cầu phát triển kinh tế,

xã hội của vùng trung du miền núi phía Bắc và trong cả

nước. Tuy nhiên, tỉ lệ đề tài NCKH tạo ra các sản phẩm

có hàm lượng khoa học cao còn thấp, các sản phẩm ứng

dụng có ý nghĩa với sản xuất còn hạn chế nên rất khó

thương mại hóa sản phẩm, chuyển giao cho doanh

nghiệp. Bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần nâng

cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng

viên ở ĐH Thái Nguyên

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3560
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên
ung tâm nghiên cứu, phân cấp quản lí để một mặt 
tránh phân tán như hiện nay. Mặt khác, ban hành quy 
định về tiêu chí đối với từng loại viện, trung tâm, phòng 
thí nghiệm để đầu tư có trọng điểm. 
+ Có kế hoạch và phương án cụ thể để chuyển đổi các 
đơn vị nghiên cứu thành: Các tổ chức khoa học và công 
nghệ tự trang trải tài chính hoặc các doanh nghiệp khoa 
học và công nghệ theo tinh thần của Nghị định số 
115/2005/ NĐ-CP. Thực tế, các đơn vị nghiên cứu của 
ĐH Thái Nguyên vẫn hoạt động dựa vào đảm bảo của 
ngân sách nhà nước, chỉ có duy nhất một viện đã tự trang 
trải được tài chính theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP. 
Chính vì vậy, ĐH Thái Nguyên phải có lộ trình chuyển 
đổi 4 viện còn lại theo tinh thần của Nghị định số 
115/2005/NĐ-CP và đối với các viện thành lập mới phải 
có quy chế hoạt động ngay theo Nghị định này. 
+ Ban hành quy chế quy định về nguyên tắc xây dựng 
và hoạt động của các viện, trung tâm, cộng tác viên của 
các viện, để tạo ra cơ sở pháp lí của sự liên thông giữa hệ 
thống đào tạo (các đơn vị đào tạo) và hệ thống các đơn 
vị NCKH. Tạo sự thông thoáng và gắn bó về mặt tổ chức 
và quản lí cho hai loại cán bộ ở hệ thống nghiên cứu với 
hệ thống đào tạo bằng những quy định chi tiết và cụ thể, 
tránh hiện tượng trung tâm khép kín và thậm chí nằm 
ngoài cuộc như hiện nay. Theo kết quả khảo sát của 
chúng tôi thì hệ thống đào tạo và hệ thống nghiên cứu 
của ĐH Thái Nguyên đang hoạt động tách rời một cách 
rõ rệt. Các đơn vị nghiên cứu của ĐH Thái Nguyên chỉ 
có nhiệm vụ nghiên cứu còn nhiệm vụ đào tạo thuộc về 
các trường ĐH thành viên của ĐH Thái Nguyên. 
+ Cần phải có quy chế thiết lập sự hài hoà, hợp tác 
cùng có trách nhiệm và cùng có lợi giữa các viện, trung 
tâm nghiên cứu và các cấp quản lí (Trường, Khoa). Điều 
này sẽ phát huy tác dụng không chỉ trong hoạt động 
NCKH mà còn hiệu quả trong công tác đào tạo sau ĐH, 
lực lượng các học viên cao học và nghiên cứu sinh là 
nguồn nhân lực chủ yếu trong các phòng nghiên cứu, 
nhóm nghiên cứu. 
+ Đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc hiện đại 
cho các viện, các trung tâm nghiên cứu. Mặc dù, ĐH Thái 
Nguyên đã chú trọng ưu tiên đầu tư tập trung cho một số 
phòng thí nghiệm như Viện Khoa học sự sống, Bệnh viện 
thực hành, Phòng Thí nghiệm huyết học - miễn dịch và 
chẩn đoán hình ảnh Trường ĐH Y dược, Viện nghiên 
cứu tự động hóa và công nghệ cao theo hướng đồng bộ 
và chuyên sâu. Tuy nhiên, trang thiết bị nghiên cứu, thí 
nghiệm vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được kì vọng nâng 
cao chất lượng NCKH. 
+ Các viện, các trung tâm nghiên cứu quá phân tán 
và nhỏ. Vì vậy, một mặt trong khi chờ đợi thành lập các 
viện mới, phải coi thành lập và phát triển các trung tâm, 
các phòng thí nghiệm (trong quyền hạn của ĐH Thái 
Nguyên) là chiến lược quan trọng để đẩy mạnh các hoạt 
động nghiên cứu - triển khai trong tình hình mới. 
- Về mặt nhân lực của các đơn vị nghiên cứu, cần có 
số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ đủ mạnh để tiến 
hành nghiên cứu một cách đồng bộ hướng chuyên môn 
đã xác định gồm các nhà khoa học có uy tín như giáo sư 
hay phó giáo sư có tên tuổi làm trưởng nhóm, các nghiên 
cứu viên (có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân), một số kĩ 
thuật viên (biên chế, kiêm nhiệm hay hợp đồng), nghiên 
cứu sinh, học viên cao học và sinh viên làm khoá luận. 
Để phát huy hiệu quả làm việc của giảng viên và cán bộ 
nghiên cứu trong các đơn vị nghiên cứu, ĐH Thái 
Nguyên cần ban hành quy chế, trong đó quy định rõ 
nhiệm vụ cho từng loại cán bộ và có cơ chế phối hợp hoạt 
động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. 
2.2.2. Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong Đại 
học Thái Nguyên 
Các nhóm nghiên cứu mạnh, liên ngành, kết hợp lại 
một cách linh hoạt, được tăng cường kinh phí và trang 
thiết bị hiện đại nhất để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ 
KHCN trọng điểm tầm quốc gia, quốc tế, sẽ tạo ra những 
sản phẩm KHCN xuất sắc. Đó cũng là nơi thu hút, đào 
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là nơi gắn kết với các 
đối tác lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, qua kết quả 
khảo sát cho thấy, hoạt động của nhóm nghiên cứu tại 
các trường ĐH thành viên thuộc ĐH Thái Nguyên chưa 
có hiệu quả cao do thiếu các cơ chế quản lí, thiếu kinh 
phí hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu hoạt động. Mặt khác, 
trưởng/phó của các nhóm nghiên cứu thường kiêm 
nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lí trong trường nên 
thời gian dành cho sinh hoạt chuyên môn nhóm, định 
hướng, dẫn dắt các thành viên của nhóm nghiên cứu 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 17-23 
22 
không nhiều. Theo kết quả quan sát của chúng tôi, có 
những nhóm nghiên cứu làm việc nhưng chỉ mang tính 
hình thức, mỗi người theo một vấn đề riêng lẻ nhưng 
không tạo tiếng nói chung, hướng đến mục đích chung, 
cho nên không phát huy được sự hợp tác, trao đổi, chia 
sẻ ý tưởng với nhau. Điều này ngược lại với xu hướng 
thế giới, nhóm nghiên cứu là sự bù đắp điểm yếu của 
nhau, giúp các thành viên tích lũy được kinh nghiệm theo 
thời gian. Do vậy, chúng tôi nhận thấy, để xây dựng được 
những nhóm nghiên cứu mạnh trong trường ĐH cần phải 
xuất phát từ hai phía. 
- Phía các nhà khoa học: Phải có tâm huyết và có 
mong muốn được cống hiến, được nghiên cứu, được làm 
việc nhóm, có năng lực; trình độ và có uy tín khoa học cao. 
Trong đó, người nhóm trưởng đóng vai trò quyết định đến 
sự thành bại của nhóm nghiên cứu nên trưởng nhóm 
nghiên cứu phải biết tập hợp được đội ngũ, xác định được 
hướng đi và hướng phát triển cho nhóm và phải năng lực 
tổ chức, biết hi sinh, có khả năng ngoại ngữ và tổ chức làm 
việc của nhóm một cách phù hợp và khoa học. 
- Phía lãnh đạo trường ĐH thành viên của ĐH Thái 
Nguyên: Phải có tầm nhìn và chính sách thỏa đáng đầu 
tư cho nhóm nghiên cứu. Nếu lãnh đạo nhà trường quan 
tâm, nhận thức được vai trò quan trọng của các nhóm 
nghiên cứu mạnh trong đào tạo và nghiên cứu, quan tâm 
đầu tư và vun đắp cho các nhà khoa học và các nhóm 
nghiên cứu, gắn đào tạo với nghiên cứu thì nhất định 
công tác đào tạo của trường ĐH sẽ có chất lượng tốt và 
các nhóm nghiên cứu trong trường sẽ phát triển nhanh và 
mạnh, tiến tới các nghiên cứu quốc tế. Do vậy, cần phải 
nâng cao nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của 
nhóm nghiên cứu so với tư duy lợi thế cá nhân cũng như 
vai trò của nhóm nghiên cứu trong việc tạo ra uy tín, 
thương hiệu cho trường ĐH; Ban hành cơ chế quản lí 
cũng như hỗ trợ về cơ sở vật chất/kinh phí cho nhóm 
nghiên cứu hoạt động hiệu quả. Đối với các nhóm nghiên 
cứu mới thành lập, các nhà quản lí cần hỗ trợ trong việc 
xác định mục tiêu rõ ràng và phổ biến đến các thành viên 
trong nhóm. 
2.2.3. Nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ, 
giảng viên của Đại học Thái Nguyên 
Nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ, giảng 
viên trong thời gian tới không chỉ góp phần nâng cao chất 
lượng NCKH mà còn từng bước giúp ĐH Thái Nguyên 
thực hiện đào tạo chất lượng cao thông qua việc gắn kết 
chặt chẽ hoạt động đào tạo với NCKH, từ đó tiến dần tới 
các tiêu chí của ĐH nghiên cứu thế giới. Để đạt được điều 
đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể sau: 
- Giao chỉ tiêu đào tạo cụ thể số lượng cán bộ, giảng viên 
có trình độ tiến sĩ theo từng năm về cho các trường ĐH 
thành viên. Điều này, sẽ góp phần nâng tổng số đội ngũ cán 
bộ, giảng viên có trình độ cao trong ĐH Thái Nguyên. 
- Thực hiện chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho cán 
bộ, giảng viên là yếu tố số lượng cũng như chất lượng 
các bài báo quốc tế trong thời gian tới. Theo kết quả khảo 
sát của chúng tôi, thì có đến 71,8% cán bộ, giảng viên, 
nghiên cứu viên còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, nhất 
là tiếng Anh, đây là lí do chính làm cho số lượng bài báo 
quốc tế trở nên ít ỏi trong thời gian qua. 
- Ban hành quy định về cơ chế giao nhiệm vụ khoa 
học và công nghệ tiềm năng cho cán bộ khoa học trẻ, các 
nhóm sinh viên giỏi trong một số trường ĐH thành viên 
và các viện nghiên cứu trọng điểm thuộc ĐH Thái 
Nguyên. Việc làm này một mặt tạo cơ hội cho đội ngũ 
cán bộ khoa học trẻ và các sinh viên giỏi được tham gia 
NCKH, mặt khác tận dụng được lượng chất xám đáng kể 
của đội ngũ này để nâng cao chất lượng NCKH của ĐH. 
- Đẩy mạnh hợp tác trao đổi nghiên cứu giữa các 
trường ĐH, các viện, trung tâm nghiên cứu thông qua 
việc phối hợp tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học. 
Việc làm này tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ, giảng viên 
trong ĐH được học hỏi thêm kinh nghiệm nghiên cứu 
của nhau. 
- Để nâng cao năng lực nghiên cứu và làm cho đội 
ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ tiến sĩ, đặc biệt là 
những tiến sĩ trẻ mới bảo vệ trở thành chuyên gia, ĐH 
Thái Nguyên nên ban hành quy định bắt buộc người có 
học vị tiến sĩ phải tham gia nghiên cứu, tích cực thực hiện 
các đề tài khoa học và công nghệ. 
- Có cơ chế chính sách đặc biệt để lôi cuốn được đội 
ngũ nhân lực khoa học và công nghệ quốc tế đến hợp tác 
khoa học với ĐH Thái Nguyên để nâng cao năng lực 
nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của ĐH Thái 
Nguyên. Đồng thời, cần có cơ chế khen thưởng rõ ràng, 
theo định mức để tạo ra tính hấp dẫn cho hoạt động 
NCKH sẽ góp phần tạo hứng thú, say mê ở đội ngũ cán 
bộ, giảng viên, nghiên cứu viên. 
- Cùng với cơ chế khen thưởng thì mỗi trường ĐH 
thành viên cũng cần tạo được một môi trường khoa học 
năng động thông qua các hình thức giải thưởng khoa học 
và công nghệ để tôn vinh các nhà khoa học, nghiên cứu 
viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH 
(Chẳng hạn: Giải thưởng đơn vị nghiên cứu của năm; 
Giải thưởng giảng viên xuất sắc của năm...). Có thể tham 
khảo mô hình của một số trường ĐH trên thế giới: dành 
một khoản ngân sách riêng cho những giảng viên có kết 
quả nghiên cứu được công nhận rộng rãi ở trong nước và 
quốc tế. Số tiền này tỉ lệ thuận với số công trình công bố 
trong năm và đảm bảo cho họ có thể trang trải cho việc 
tham gia các Hội thảo trong nước và quốc tế. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 17-23 
23 
2.2.4. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho 
hoạt động khoa học công nghệ 
Với một ĐH mà đào tạo thông qua nghiên cứu và 
nghiên cứu để đào tạo chất lượng cao như ĐH Thái 
Nguyên hiện nay thì cần tăng tỉ trọng đầu tư cho nghiên 
cứu, phải được tăng lên thoả đáng so với tỉ lệ đầu tư cho 
thiết bị và chuyển giao công nghệ. Kết quả khảo sát 185 
cán bộ, các nhà khoa học cho thấy có đến 178/185 người 
(chiếm 96,2%) cho rằng cần phải tăng cường nguồn kinh 
phí cho hoạt động KHCN. Kinh phí dành cho hoạt động 
KHCN ở ĐH Thái Nguyên hiện nay còn khá khiêm tốn 
(chưa đến 3% trên tổng kinh phí của ĐH Thái Nguyên). 
Đề tài cấp ĐH Thái Nguyên do đơn vị quản lí giai đoạn 
2015-2015 trung bình là 30 triệu/đề tài, cấp cơ sở là 5 
triệu/đề tài, đây là những con số còn quá khiêm tốn so 
với yêu cầu tiến tới trình độ khoa học quốc tế. Các kinh 
phí trên chỉ hỗ trợ cho thuê khoán chuyên môn trong 
nước, chưa đủ để làm các thí nghiệm đắt tiền và đặc biệt 
là thí nghiệm, báo cáo khoa học ở nước ngoài và xây 
dựng các nhóm nghiên cứu nhằm tập hợp lực lượng, thu 
hút cán bộ giỏi về công tác. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề 
xuất một số giải pháp trong thời gian tới là: 
- Tăng kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, tất nhiên 
không phải tăng kinh phí một cách “bình quân chủ nghĩa” 
mà đầu tư “có trọng điểm” những nhiệm vụ theo các 
hướng khoa học và công nghệ mũi nhọn, ưu tiên do Giám 
đốc/Hiệu trưởng xem xét quyết định trên cơ sở tư vấn của 
Hội đồng Khoa học Đào tạo và các hội đồng ngành/liên 
ngành của đơn vị. Tăng mức kinh phí cho các đề tài, đặc 
biệt là các đề tài trọng điểm cấp Bộ/cấp ĐH Thái Nguyên 
để đầu tư tập trung, đủ lực tạo ra những trường phái khoa 
học mạnh, những sản phẩm công nghệ có giá trị cao. Mặt 
khác, tăng kinh phí góp phần khuyến khích được người 
đảm nhiệm đề tài có “tâm” và đủ “tầm”. 
- Phải có kế hoạch, chiến lược tăng dần mức kinh phí 
dành cho hoạt động khoa học và công nghệ. Trước mắt 
ĐH Thái Nguyên cần chỉ đạo các cơ sở GDĐH thành 
viên, các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm chỉnh việc 
trích kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ theo 
Nghị định số 99/2014/NĐ-CP là hằng năm, dành tối 
thiểu 5% kinh phí từ nguồn thu hợp pháp của cơ sở 
GDĐH để đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích 
hoạt động khoa học và công nghệ ở cơ sở GDĐH; dành 
tối thiểu 3% kinh phí từ nguồn thu học phí của cơ sở 
GDĐH để cho sinh viên và người học hoạt động NCKH. 
- Cần có kế hoạch khai thác các nguồn kinh phí khác 
như: Kinh phí sự nghiệp kinh tế (xây dựng cơ bản và 
điều tra cơ bản) từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài 
Nguyên và Môi trường và các bộ khác; từ các doanh 
nghiệp và địa phương. 
3. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động KHCN của 
ĐH Thái Nguyên trong thời gian qua đã đạt được những 
kết quả nhất định. Tuy nhiên, hàm lượng khoa học từ các 
kết quả nghiên cứu chưa cao, được thể hiện ở: số lượng 
đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ còn hạn chế; ứng dụng các 
kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp, chưa 
được nhân rộng và chưa đáp ứng được nhu cầu trong đào 
tạo; phần lớn các nhiệm vụ chuyển giao công nghệ còn 
nhỏ lẻ, phạm vi ảnh hưởng còn hạn chế và chưa tạo hiệu 
quả rõ rệt trong sản xuất; tỉ trọng nguồn thu từ hoạt động 
KHCN chưa cao; việc khai thác các nguồn kinh phí khác 
nhau cho hoạt động KHCN còn thiếu linh hoạt, hiệu quả. 
Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp góp 
phần tăng cường hàm lượng khoa học cho hoạt động 
KHCN của ĐH Thái Nguyên trong thời gian tới, góp 
phần làm hoạt động KHCN tại cơ sở sẽ đạt được những 
chuyển biến vượt bậc cả về số lượng cũng như chất lượng. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Chính phủ (2005). Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về 
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt 
Nam giai đoạn 2006-2020. 
[2] Thủ tướng Chính phủ (2007). Quyết định số 
121/2007/QĐ-TTg ngày 27/07/2007 về Quy hoạch 
mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 
2006-2020. 
[3] Trần Thị Hồng (2013). Giải pháp thúc đẩy hoạt 
động nghiên cứu khoa học xã hội tại Trường Đại 
học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Tạp chí Khoa 
học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, số 112, 
tr 15-19. 
[4] Nguyễn Văn Tuấn (2011). Đi vào nghiên cứu khoa 
học. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 
[5] Vũ Cao Đàm (2003). Phương pháp luận nghiên cứu 
khoa học. NXB Khoa học và Kĩ thuật. 
[6] Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2013). 
Các giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học của 
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 
[7] Nguyễn Trung Kiền (2018). Một số biện pháp nâng 
cao hứng thú nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư 
phạm Trường Đại học Vinh. Tạp chí Giáo dục, số 
438, tr 18-22. 
[8] Đặng Thị Ngọc Phương (2016). Nâng cao năng lực 
nghiên cứu khoa học cho sinh viên khoa Giáo dục 
mầm non Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 
Tạp chí Giáo dục, số 373, tr 20-23. 
[9] Lưu Xuân Mới (2003). Phương pháp luận nghiên 
cứu khoa học. NXB Đại học Sư phạm.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_nghien_cuu_khoa_hoc_cho.pdf