Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam

Tóm tắt

Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiếm toán là tính độc lập của kiểm toán viên

(KTV). Do đó, nhiều quốc gia đã ban hành các qui định về luân chuyển KTV. Tuy nhiên, qui định này

đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà nghiên cứu, quản lý cũng như các hội nghề nghiệp.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có

mối liên hệ giữa việc luân chuyển KTV và chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết ở Việt Nam.

Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 12020
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam

Mối quan hệ giữa luân chuyển kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam
1 ΔREVt /At-1 
+ β2 PPEt / At-1 
Trong đó: 
NDAt: Biến kế toán dồn tích không thể 
điều chỉnh được năm t 
At-1: Tổng tài sản cuối năm t-1 
ΔREVt: Biến động doanh thu thuần 
năm t 
PPEt: Nguyên giá của tài sản cố định 
hữu hình năm t 
Trong công thức trên tất cả các biến 
của phương trình đều chia cho At-1 (tài sản 
cuối năm t-1) để giảm thiểu rủi ro do 
phương sai không thuần nhất. 
α, β1, β2 là những tham số được tính 
bằng ước lượng bằng phương pháp bình 
phương bá nhất (OLS) của các hệ số a1, a2, 
a3 trong mô hình sau: 
TAt / At-1 = a0 + a1 1 / At-1 + a2 ΔREVt 
/ At-1 + a3 PPEt / At-1 + εt 
Phần dư ε trong mô hình trên đại diện 
cho biến chưa thể nhận diện được, bao gồm 
cả biến dồn tích tự định (DAt) 
Sau khi ước lượng biến dồn tích không 
tự định (NDA), từ phương trình: 
DAt = TAt – NDAt 
Ta có: 
DAt / At-1 = TAt / At-1 – NDAt / At-1 
Từ đó xác định biến kế toán dồn tích 
tự định như sau: 
DAt / At-1 = TAt / At-1 - a1 1 / At-1 - a2 
ΔREVt / At-1 - a3 PPEt / At-1 
Mô hình Jones cải tiến của Dechow, 
Sloan and Sweeney (1995) 
Hạn chế của mô hình Jones (1991) là 
khi chọn REV làm biến nghiên cứu thì có 
thể doanh thu thuần cũng cũng bị tác động 
thông qua các khoản doanh thu bị ghi nhận 
không đúng niên độ và các khoản này có 
thể là doanh thu khống của doanh nghiệp. 
Do đó, các nhà nghiên cứu sau này đưa 
thêm biến tăng giảm khoản phải thu khách 
hàng (ΔREC) vào phương trình nhằm loại 
bỏ ảnh hưởng của các khoản doanh thu dồn 
tích do sự tăng lên của tài khoản phải thu 
khách hàng trong kỳ. Qua đó, giá trị doanh 
thu thuần tăng thêm phản ánh chính xác 
hơn môi trường kinh doanh của doanh 
nghiệp trong năm đó. Dechow, Sloan and 
Sweeney (1995) đã cải tiến mô hình của 
Jones (1991) bằng cách bổ sung thêm sự 
thay đổi của tài khoản nợ phải thu vào mô 
hình (ΔREC). Mô hình Jones được cải tiến 
như sau: 
NDAt / At-1 = α / At-1 + β1 (ΔREVt - 
ΔRECt) / At-1 + β2 PPEt / At-1 
Trong đó: 
ΔRECt là sự thay đổi trong tài khoản 
phải thu khách hàng. 
Dechow, Sloan and Sweeney (1995) 
cho rằng mô hình Jones cải tiến đã phát 
hiện ra hành vi điều chỉnh lợi nhuận tốt 
hơn so với mô hình nguyên gốc của Jones. 
Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển đã 
kết luận rằng mô hình Jones và mô hình 
Jones cải tiến đã cho kết quả đáng tin cậy 
về biến dồn tích có thể điều chỉnh (Guay, 
Kothari and Watts, 1996). 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Mô hình nghiên cứu 
Xuất phát từ mô hình đo lường CLKT 
của Dechow, Sloan and Sweeney (1995): 
NDAt / At-1 = α / At-1 + β1 (ΔREVt - 
MỐI QUAN H GIỮA LUÂN CHUYỂN KIỂM TOÁN VIÊN VÀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN 
24 
ΔRECt ) / At-1 + β2 PPEt / At-1 
Từ phương trình trên, ta tính được 
DAit/At-1 = TAit/At-1 - NDAit/At-1 
Khi tỉ số DAit/At-1 quá cao thể hiện các 
khoản DA trong lợi nhuận lớn và CLKT 
giảm xuống. Tuy nhiên, trên thực tế giá trị 
của DA của từng công ty có thể mang giá 
trị âm hoặc dương tùy thuộc vào hành vi 
của nhà quản lý trong kỳ muốn thổi phồng 
lợi nhuận (DA>0) hay giảm bớt lợi nhuận 
(DA<0). Do đó, nghiên cứu này sử dụng 
giá trị tuyệt đối của DAit/At-1 làm biến phụ 
thuộc trong phương trình hồi quy để đại 
diện cho CLKT BCTC. Ký hiệu giá trị 
tuyệt đối của DAit/At-1 là |DA| 
Ngoài ra, kế thừa các nghiên cứu trước 
đây về CLKT, tổng hợp các nhân tố ảnh 
hưởng đến CLKT (Chen và cộng sự; Myers 
và các cộng sự; Siregar và cộng sự), 
nghiên cứu này sử dụng mô nghiên cứu sau 
để xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa 
CLKT BCTC (được đo lường bằng giá trị 
|DA|) và các biến độc lập có liên hệ với 
mức độ điều chỉnh lợi nhuận. Cụ thể mô 
hình nghiên cứu như sau: 
|DA| = α + β1TENURE + β2BIG4 + 
β3LEV + β4GROW + β5CFO + β6SIZE + ε 
Trong đó: 
|DA|: Chất lượng KT (được đo lường 
bằng mức độ điều chỉnh lợi nhuận thông 
qua các khoản dồn tích) 
TENURE: Nhiệm kỳ KTV (được xác 
định bằng cách đếm số năm liên tiếp một 
KTV thực hiện công việc kiểm toán cho 
một công ty) 
BIG4: Biến giả (dummy variable) biến 
này sẽ mang giá trị bằng 1 nếu công ty 
kiểm toán là một trong các Big4, nếu 
không phải Big4 thì mang giá trị bằng 0. 
LEV: Tỷ lệ nợ của công ty (được xác 
định bằng cách lấy tổng nợ phải trả chia 
cho tổng tài sản trong kỳ) 
GROW: Tốc độ tăng trưởng của công 
ty (được xác định bằng cách lấy tổng tài 
sản năm t trừ tổng tài sản năm t-1 và chia 
lại cho tổng tài sản năm t-1) 
CFO: Dòng tiền thuần từ hoạt động 
kinh doanh của công ty trong năm 
SIZE: Quy mô công ty (được xác định 
bằng cách lấy logarit của tổng tài sản 
doanh nghiệp) 
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 
Với mục tiêu tính toán và ước tính DA 
cho từng công ty, nghiên cứu đã thực hiện 
việc lấy số liệu kế toán từ BCTC năm và 
thu thập thông tin về KTV phụ trách KT 
trên BCKT kèm theo của các công ty hiện 
đang niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam. Trong nghiên cứu này, để xem 
xét mối quan hệ của việc luân chuyển KTV 
và CLKT thì cần phải có dữ liệu chuỗi thời 
gian tương đối dài. Do đó, mẫu nghiên cứu 
là các công ty niêm yết trên các sàn giao 
dịch chứng khoán Việt Nam từ 10 năm trở 
lên. Theo đó, chỉ có một số công ty niêm 
yết trên Sở giao dịch chứng khoáng 
TP.HCM (HOSE) mới đáp ứng yêu cầu 
này. Ngoại trừ các công ty kinh doanh 
trong lãnh vực tài chính, ngân hàng, bảo 
hiểm, thống kê cho thấy trên sàn HOSE có 
70 công ty niêm yết trên 10 năm. Trong đó, 
có 4 công ty dữ liệu không đầy đủ cho 10 
năm nên nghiên cứu này sử dụng dữ liệu 
của 66 công ty niêm yết trong 10 năm từ 
2006 đến 2015 làm mẫu nghiên cứu của đề 
tài. Như vậy, số lượng quan sát trong đề tài 
là 660 quan sát. 
Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập 
các dữ liệu trên BCTC bao gồm số dư các 
khoản mục các khoản phải thu khách hàng, 
tổng nợ phải trả, giá trị còn lại tài sản cố 
định, tổng tài sản trên bảng cân đối kế 
toán; khoản mục lợi nhuận trước thuế thu 
nhập, doanh thu thuần trong kỳ trên báo 
NGUYỄN ANH HIỀN 
25 
cáo kết quả kinh doanh; khoản mục lưu 
chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 
từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trên báo cáo 
KT, tên KTV chính thực hiện KT BCTC 
năm đó và tên công ty KT sẽ được ghi 
nhận lại. 
Mỗi chuỗi số liệu sẽ được tính toán 
bằng phần mềm Excel để tính tổng lợi 
nhuận dồn tích (TA), từ đó tính toán thông 
qua mô hình nghiên cứu nói trên để tính 
toán các khoản dồn tích tự định (DA). 
Nhiệm kỳ kiểm toán (thời gian luân chuyển 
KTV) được hiểu là số năm một KTV độc 
lập thực hiện kiểm toán cho cùng một công 
ty. Mỗi chuỗi số liệu sau khi tính toán các 
giá trị cần thiết sẽ là một quan sát để chạy 
hồi qui trên phần mềm SPSS để tìm mối 
tương quan giữa nhiệm kỳ KT và CLKT. 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Kết quả thống kê thời gian luân 
chuyển KTV và CLKT 
Để phân tích tương quan giữa biến 
TENURE và DA, nghiên cứu tính giá trị 
trung bình của DA tương ứng với từng năm 
luân chuyển KTV, kết quả được trình bày 
trong bảng 1. 
Bảng 1. Thống kê CLKT và thời gian luân chuyển KTV 
Nhiệm kỳ kiểm toán Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 
Giá trị trung bình DA 0,2241 0,2437 0,2108 0,1570 0,1514 0,1523 0,5014 
Số lượng quan sát 352 167 92 24 13 9 3 
Qua bảng 1, ta thấy giá trị trung bình 
của DA thấp nhất là ở năm thứ 5 (0,1514) 
và cao nhất là ở năm thứ 7 (0,5014). Kết 
quả DA trung bình trong từng năm cũng 
cho thấy DA ở các năm thứ nhất và năm 
thứ 2 cao cho thấy một thực tế là kiểm toán 
trong hai năm đầu tạo ra nhiều rủi ro cho 
KTV khiến CLKT không được đảm bảo. 
Tuy nhiên, từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 giá 
trị DA giảm dần qua từng năm, đến năm 
thứ 6 thì DA tăng trở lại và đặc biệt tăng 
cao ở năm thứ 7. Do đó, CLKT có xu 
hướng tăng dần từ năm KT thứ 3 đến năm 
thứ 5. Bước sang năm thứ 6 thì CLKT bắt 
đầu có xu hướng giảm và giảm mạnh ở 
năm thứ 7. Kết quả này cho thấy khi nhiệm 
kỳ kiểm toán không vượt quá 5 năm thì giá 
trị DA trung bình càng giảm xuống tức là 
CLKT tăng lên. 
4.2. Kết quả phân tích hồi qui 
Để có thể khẳng định việc luân chuyển 
KTV có ảnh hưởng đến CLKT không, 
nghiên cứu tiếp tục thực hiện hồi qui đa 
biến với mô hình nghiên cứu được đề xuất 
ở trên. Kết quả hồi qui được trình bày ở 
bảng 2. 
MỐI QUAN H GIỮA LUÂN CHUYỂN KIỂM TOÁN VIÊN VÀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN 
26 
Bảng 2. Kết quả hồi qui 
Coefficientsa 
Model Unstandardized 
Coefficients 
Standardized 
Coefficients 
t Sig. 95,0% 
Confidence 
Interval for B 
Collinearity 
Statistics 
B Std. Error Beta Lower 
Bound 
Upper 
Bound 
Tolerance VIF 
1 
(Constant) 2,333 ,498 4,687 ,000 1,356 3,311 
BIG4 ,047 ,050 ,043 ,950 ,342 -,050 ,145 ,706 1,416 
TENURE ,007 ,016 ,016 ,407 ,684 -,025 ,038 ,956 1,046 
CFO 4,544E-014 ,000 ,056 1,334 ,183 ,000 ,000 ,841 1,190 
GROW ,161 ,041 ,152 3,911 ,000 ,080 ,241 ,964 1,037 
LEV -,010 ,083 -,005 -,124 ,901 -,173 ,153 ,949 1,054 
SIZE -,182 ,043 -,201 -4,224 ,000 -,267 -,098 ,643 1,555 
a. Dependent Variable: DA (Y) 
Bảng 3. Kết quả tổng hợp mô hình 
Model Summary
b
Mode
l 
R R 
Square 
Adjusted 
R Square 
Std. Error 
of the 
Estimate 
Change Statistics Durbin-
Watson 
R Square 
Change 
F 
Change 
df1 df2 Sig. F 
Change 
1 ,219
a
 ,048 ,039 ,45699679 ,048 5,452 6 652 ,000 1,771 
a. Predictors: (Constant), SIZE, TENURE, GROW, LEV, CFO, BIG4 
b. Dependent Variable: DA (Y) 
Kết quả hồi qui đa biến thể hiện ở 
bảng 2 cho thấy biến TENURE không có ý 
nghĩa thống kê trong mô hình (giá trị sig 
đều lớn hơn 5%). Điều này có nghĩa là với 
bộ dữ liệu trong mẫu nghiên cứu không tìm 
thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa thời 
hạn luân chuyển KTV và CLKT. Điều này 
là do từ năm 2004 Việt Nam đã có qui định 
thời gian luân chuyển KTV là 3 năm nên 
biến TENURE trong mô hình chủ yếu nhận 
giá trị 1, 2, 3. Các trường hợp biến 
TENURE có giá trị lớn hơn 3 phần lớn là 
do cách năm (không liên tục). Kết quả này 
cũng phù hợp với một số nghiên cứu trên 
thế giới như Siregar và các cộng sự (2012), 
Geiger và Raghunandan (2002), Carcello 
và Nagy (2004), Johnson và cộng sự 
(2002), Knechel và Vanstraelen (2006) 
Về giá trị và dấu của các biến độ lập khác, 
ta thấy chỉ có biến GROW và SIZE là có ý 
nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là tốc độ 
tăng trưởng và qui mô của doanh nghiệp có 
ảnh hưởng đến CLKT. 
Giá trị R2 điều chỉnh trong mô hình hồi 
qui là 3,9% (bảng 3). Nguyên nhân mức độ 
giải thích của mô hình thấp là do biến DA 
NGUYỄN ANH HIỀN 
27 
đại diện cho chất lượng thông tin lợi nhuận 
được dùng để đo lường CLKT. Trong khi 
đó, CLKT bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố 
mà thời hạn luân chuyển KTV chỉ là một 
trong số các nhân tố đó. Do đó, mô hình 
khó có thể giải thích được toàn bộ sự thay 
đổi của DA. 
5. Kết luận và khuyến nghị 
5.1. Kết luận 
Mặc dù còn nhiều tranh luận nhưng 
vấn đề luân chuyển KTV đã được áp dụng 
tại nhiều quốc gia với phạm vi áp dụng và 
thời gian luân chuyển khác nhau. Các 
nghiên cứu trên thế giới về quy định này 
cũng khá đa dạng về phương pháp nghiên 
cứu, cách tiếp cận vấn đề cũng như kết quả 
nghiên cứu. Phần lớn trong số các nghiên 
cứu đó không ủng hộ quan điểm cho rằng: 
Thời gian luân chuyển KTV bắt buộc làm 
gia tăng CLKT. Trong nghiên cứu thực 
nghiệm này ở các công ty niêm yết tại Việt 
Nam, nhóm nghiên cứu sử dụng thước đo 
các khoản dồn tích có thể điều chỉnh (DA) 
để đo lường CLKT. Với dữ liệu là 66 công 
ty niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ 
năm 2006 đến năm 2015, kết quả nghiên 
cứu cho thấy không có bằng chứng về mối 
quan hệ giữa thời gian luân chuyển KTV 
và CLKT. Tuy nhiên, kết quả thống kê mô 
tả cho thấy nếu cùng 1 KTV thì CLKT sẽ 
tăng dần theo từng năm và đạt cao nhất ở 
năm thứ 5. Từ năm thứ 6 CLKT bắt đầu 
giảm và giảm mạnh ở năm thứ 7. 
5.2. Một số khuyến nghị 
- Đối với Chính Phủ, Bộ Tài chính: 
Theo điều 16 Nghị định 17/2012/NĐ-
CP của Chính phủ ngày 13/3/2012 qui định 
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật 
kiểm toán độc lập thì “Kiểm toán viên 
hành nghề không được ký báo cáo kiểm 
toán cho một đơn vị được kiểm toán quá ba 
(03) năm liên tục”. Quy định này của 
Chính phủ có thể xuất phát từ yêu cầu phải 
gia tăng tính độc lập của các KTV nhưng 
điều này lại khiến họ phải gặp rủi ro cao 
trong nghề nghiệp khi làm lãng phí những 
kinh nghiệm thực tế, những hiểu biết sâu 
sắc về tình hình và đặc điểm kinh doanh 
của doanh nghiệp khách hàng hiện tại; 
đồng thời họ lại gặp khó khăn trong việc 
tìm hiểu một khách hàng mới để lập kế 
hoạch KT năm đầu tiên khiến số liệu trên 
BCTC sẽ có tính trung thực, hợp lý không 
cao. Do đó, trong chừng mực nào đó, quy 
định này đã làm giảm chứ không làm tăng 
CLKT, tăng thêm chi phí xã hội mà lợi ích 
mang lại không rõ ràng. Với các bằng 
chứng thực nghiệm từ nghiên cứu này, 
Chính phủ nên xem xét nâng thời hạn tối 
đa phải thay đổi KTV lên 5 năm thay vì 3 
năm như hiện nay. Thống kê về qui định 
luân chuyển KTV ở các quốc gia Châu Á 
cũng cho thấy có rất nhiều các quốc gia 
Châu Á chọn mốc thời gian 5 năm làm qui 
định bắt buộc luân chuyển KTV như Trung 
Quốc, Malaysia, Pakistan, Thái Lan, 
Singapore 
- Đối với Hội KTV hành nghề, các 
công ty kiểm toán: 
Hội KTV hành nghề (VACPA) cần 
tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, 
kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên 
ngoài, đặc biệt cần chú trọng đến những 
hợp đồng kiểm toán những năm đầu. 
Những trường hợp kiểm toán không liên 
tục nhưng từ năm thứ 6 trở đi cũng cần 
được chú trọng kiểm soát chất lượng. 
Đối với việc kiểm soát chất lượng từ 
bên trong, các công ty KT cần thận trọng 
hơn trong việc tiếp nhận khách hàng mới, 
tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện 
đội ngũ nhằm nâng cao trình độ KTV; 
đồng thời có những chính sách khuyến 
khích việc chia sẻ những kinh nghiệm, 
MỐI QUAN H GIỮA LUÂN CHUYỂN KIỂM TOÁN VIÊN VÀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN 
28 
những hiểu biết từ những KTV tiền nhiệm 
cho nhóm KTV mới nhằm mục tiêu vừa có 
thể tăng cường sự độc lập cho KTV nhưng 
vẫn đảm bảo KTV có được những hiểu biết 
cần thiết về khách hàng để cuộc KT đạt 
được chất lượng mong muốn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chen, C-Y., Lin, C-J., & Lin, Y-C. (2008). 
Audit partner tenure, audit firm tenure and 
discretionary accruals: Does long auditor 
tenure impair earnings quality? Contemporary 
Accounting Research, 25, 415-445. 
2. Chi, W., Huang, H., Liao, Y., & Xie, H. 
(2009). Mandatory audit-partner rotation, 
audit quality and market perception: 
Evidence from Taiwan. Contemporary 
Accounting Research, 26, 359-391. 
3. Dechow, R., Sloan, G., and Sweeney, A., P. 
(1995), “Detecting earnings management”. 
The Accounting Review, Vol.70 (2), pp. 
193-225. 
4. Jones, J. (1991) “Earnings Management 
During Import Relief Investigations.” Journal 
of Accounting Research 29, 193-228. 
5. Sylvia Veronica Siregar, Fitriany Amarullah, 
Arie Wibowo and Viska Anggraita, Audit 
Tenure, Auditor Rotation, and Audit Quality: 
The Case of Indonesia. 
Ngày nhận bài: 20/9/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20/10/2017 

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_luan_chuyen_kiem_toan_vien_va_chat_luong_ki.pdf