Mô hình thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Tỉnh Hậu Giang thực hiện các chính sách thu hút đầu tư cả trong nước

và nước ngoài nhằm phát triển kinh tế, khắc phục những khó khăn của

tỉnh. Tính đến nay, các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do tỉnh

Hậu Giang quản lý đã thu hút được 25 nhà đầu tư thực hiện 26 dự án,

trong đó có 18 dự án đã đi vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư là 1.458 tỷ

đồng. Đối với các khu, cụm công nghiệp do Ban Quản lý các khu công

nghiệp tỉnh quản lý đã thu hút được 41 nhà đầu tư thực hiện 48 dự án,

với tổng vốn đầu tư 68.173 tỷ đồng và 763,7 triệu USD.

Giai đoạn 2012-2016, tình hình đầu tư vào tỉnh Hậu Giang có nhiều

khởi sắc. Mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể, song sức hút đầu tư

của tỉnh Hậu Giang với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước

vẫn còn hạn chế. Trước bối cảnh đó, việc tìm ra các giải pháp khả

thi để thu hút vốn đầu tư, giải pháp để khuyến khích và hỗ trợ đầu

tư đối với doanh nghiệp trong nước, ngoài nước và đặc biệt là sử

dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó,

việc nâng cao nhận thức pháp luật về đầu tư nói chung, thu hút vốn

đầu tư nói riêng càng là vấn đề hết sức bức thiết. Đồng thời, hoàn

thiện pháp luật về đầu tư còn giúp các doanh nghiệp thuận lợi và

mạnh dạn đầu tư vào tỉnh Hậu Giang phù hợp với xu hướng chung

của cả nước.

Mô hình thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trang 1

Trang 1

Mô hình thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trang 2

Trang 2

Mô hình thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trang 3

Trang 3

Mô hình thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trang 4

Trang 4

Mô hình thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2520
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Mô hình thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
h - với tất cả các loại hình công nghiệp có thể 
phát triển tại địa phương. Các KCN đa ngành này chỉ quan tâm đến sự tập 
trung công nghiệp về mặt địa lý, chứ không hoặc ít quan tâm đến yếu tố 
06.2021ISSN 2734-9888 111
“có liên quan” giữa các ngành nghề; điều này nhiều khi biến các KCN trở 
thành một mớ hổ lốn các ngành công nghiệp, thiếu sự liên kết hiệu quả 
giữa các ngành, làm giảm hiệu quả kinh tế và tăng chi phí xử lý môi 
trường. Do đó trong công tác quy hoạch thiết kế khu công nghiệp và các 
cụm công nghiệp tập trung phải có trọng tâm, trọng điểm để phát huy 
được lợi thế vùng nguyên liệu cũng như tập trung xây dựng hệ thống cơ 
sở hạ tầng phù hợp với công năng ngành sản xuất. 
Về định hướng nguồn vốn đầu tư, phải đảm bảo các khía cạnh sau: 
- Định hướng lĩnh vực đầu tư: các dự án có hàm lượng khoa học - 
công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đóng góp lớn cho phát triển 
kinh tế - xã hội; các dự án có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; 
các dự án trong lĩnh vực công nghiệp mà tỉnh có thế mạnh như công 
nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, vật liệu mới; các dự án xây dựng phát 
triển hạ tầng KCN, tăng cường kêu gọi đầu tư vào các ngành: tài chính, 
ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo. 
- Định hướng địa bàn đầu tư: trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung 
thu hút các dự án đầu tư vào 2 KCN, nâng cao tỷ lệ lấp đầy; gắn phát 
triển công nghiệp với bảo vệ môi trường; xử lý triệt để tình trạng ô 
nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp. 
- Định hướng đối tác đầu tư: chú trọng thu hút vốn FDI từ các tập đoàn 
đa quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp, các 
doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông... Đồng 
thời tìm kiếm các đối tác tiềm năng đến từ các quốc gia châu Âu và Mỹ. 
Về đánh giá và chọn lọc dự án đầu tư 
Việc đánh giá và chọn lọc dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước tại 
tỉnh Hậu Giang cần đảm bảo các tiêu chí về: (1) Tiêu chí về môi trường: 
(2) Tiêu chí về công nghệ sản xuất; (3) Tiêu chí về tổng lượng vốn đầu 
tư: Mỗi địa bàn khác nhau trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ có những đặc 
điểm khác biệt về tình hình kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, những chỉ tiêu 
đo lường tiêu chí đánh giá trên cũng sẽ không đồng nhất trong từng 
địa bàn khác nhau. 
Về chính sách ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN 
Chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Hậu Giang đối với các doanh 
nghiệp đầu tư vào các KCN dựa trên cơ sở miễn giảm thuế TNDN, thuế 
nhập khẩu cũng như các quy định đất đai đã tạo nên một sân chơi 
chung và thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Những 
ưu đãi này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn 
đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. 
2.2.2. Mô hình thu hút FDI tận dụng những lợi thế của tỉnh Hậu 
Giang, thu hút các dự án FDI công nghệ cao vào các vị trí theo yêu 
cầu của chủ đầu tư, thậm chí, có thể không nằm quy hoạch FDI của 
tỉnh Hậu Giang 
Tính đến năm 2019, tỉnh Hậu Giang đã có 30 dự án đầu tư FDI 
với tổng số vốn đầu tư đạt 552 triệu USD. Ngoài các dự án khai thác 
thế mạnh về nông nghiệp, Hậu Giang đang dần khẳng định mình 
khi các doanh nghiệp lớn về chế biến, chế tạo thuộc đa dạng lĩnh 
vực mà trước đây còn bỏ ngỏ lần lượt xuất hiện dày đặt ở tỉnh. Điển 
hình như Vingroup với dự án Vincom-Vinhouse (lĩnh vực bất động 
sản, thương mại dịch vụ); Masan (ngoài đầu tư dây chuyền sản xuất 
bia, còn đang mở rộng dự án sản xuất nước mắm, thức ăn chăn 
nuôi); Tân Hiệp Phát mở nhà máy NumberOne (nước giải khát); 
công ty giấy Lee & Man Việt Nam (sản xuất giấy bao bì); nhà máy 
Nhiệt điện sông Hậu (năng lượng); nhà máy luyện, cán thép Sunpro 
(chế tạo công nghiệp nặng)... Mức độ đóng góp của FDI vào GDP 
của tỉnh ngày càng tăng. Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 87,79% 
vốn đăng ký và đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm Hồng 
Kông, Australia, Canada, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản... Trong đó, 
Hồng Kông đang dẫn đầu về vốn FDI vào tỉnh với 4 dự án có tổng 
vốn đăng ký trên 281 triệu USD. Đánh giá về lợi thế đầu tư của các 
doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh, kết quả khảo sát cho thấy, 
nguồn nhân công giá rẻ và gần thị trường nguyên liệu chính là 
những lợi thế mà tỉnh Hậu Giang đem đến cho ngành đầu tư của các 
doanh nghiệp, với tổng số phần trăm lựa chọn lần lượt là 24% và 
18%. Các lợi thế về giá thuê đất và gần thị trường tiêu thụ cũng 
được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao với phần trăm lựa chọn lần 
lượt là 17% và 16%. 
Biểu đồ 2: Lợi thế ngành đầu tư của tổ chức/ doanh nghiệp ở Hậu Giang 
Nguồn: Kết quả khảo sát tỉnh Hậu Giang 2018-2019 
Kiến nghị cho mô hình thu hút FDI tận dụng những lợi thế của tỉnh 
Hậu Giang 
Trong lĩnh vực nông nghiệp 
Hậu Giang có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp với 
khoảng 80% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, trong đó 70% 
dân số trong độ tuổi lao động, Hậu Giang có nhiều điều kiện thuận 
lợi để phát triển nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có khoảng 134.000 ha 
đất nông nghiệp, trong đó có khoảng 82.000 ha sản xuất lúa, hơn 
30.000 ha trồng cây ăn trái, khoảng 10.500 ha sản xuất mía đường, 
10.700 ha nuôi thủy sản. Để đạt được hiệu quả trong thu hút FDI vào 
lĩnh vực nông nghiệp nói trên, tỉnh cần thực hiện một số giải pháp 
chính như sau: 
- Cụ thể hóa các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư đối với 
doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó xác định rõ lĩnh 
vực, quy mô, địa bàn, phân chia mức độ ưu tiên, mức hỗ trợ từ ngân 
sách tương ứng theo từng dự án. Có thể ban hành các văn bản như: 
danh mục các dự án kêu gọi đầu tư; hướng dẫn về trình tự thủ tục, quản 
lý dự án đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn; công bố danh 
mục các dự án thu hút đầu tư thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát 
triển nông nghiệp của tỉnh. 
- Chú trọng các hoạt động hợp tác, liên kết phát triển kinh tế xã - hội 
với các địa phương trong nước, đặc biệt là các tỉnh lân cận nhằm giới 
thiệu, quảng bá tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp; thông qua đó 
thu hút nhiều nhà đầu tư tại các tỉnh đến tìm hiểu và triển khai các dự 
án đầu tư tại Hậu Giang. 
- Hoàn thiện công tác quy hoạch vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi 
để định hướng phát triển sản xuất tập trung, quy mô hàng hóa, đặc biệt 
là quy hoạch các khu, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để thu 
hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư tập trung, quy mô lớn, 
gắn kết giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; thường xuyên hỗ 
trợ việc xây dựng, phát triển các thương hiệu nông sản để mở rộng thị 
trường tiêu thụ. 
- Khuyến khích thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực nông nghiệp vào 
những dự án sử dụng ít tài nguyên, có hàm lượng ứng dụng khoa học 
công nghệ cao, dự án về sản xuất giống, công nghiệp chế biến và máy 
móc phục vụ sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy nông nghiệp phát triển 
theo chiều sâu, theo hướng tạo thêm giá trị gia tăng thay cho chỉ tăng 
về số lượng. 
- Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp FDI liên kết với các hộ dân 
theo hình thức nông dân góp đất với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu 
tư hoặc doanh nghiệp liên kết với nông dân và sử dụng lao động của 
các hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư. 
Trong lĩnh vực dịch vụ du lịch 
06.2021 ISSN 2734-9888112
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C
Để xúc tiến đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch, tỉnh Hậu Giang 
cần thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc hỗ trợ tổ chức 
các sự kiện như hội chợ thương mại, triển lãm, xúc tiến đầu tư Các 
hoạt động xúc tiến cần được triển khai đa dạng. Các nhà đầu tư nước 
ngoài không những cần được thuyết phục về hình ảnh một điểm 
đến mới, mà còn cần được cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về 
các điều kiện kinh tế - xã hội, cũng như những lợi thế so sánh địa 
phương. Việc tiếp cận nguồn thông tin chính xác, cập nhật mang lại 
những cơ hội đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy 
nhiên, xúc tiến đầu tư thành công phải vượt qua việc chỉ thụ động 
“bán” những lợi thế sẵn có của quốc gia, mà nên hướng tới việc sáng 
tạo ra hơn nữa những lợi thế cạnh tranh mới như phát triển các loại 
hình, sản phẩm du lịch mới. 
Giải pháp phát huy thế mạnh của yếu tố lao động 
Hiện nay tỉnh đã có sẵn nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng được 
nhu cầu nhân công giá rẻ cho các dự án FDI. Tuy nhiên, một trong 
những lợi ích của FDI là góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao 
thì chúng ta chưa đạt được. Trong một thời gian dài, các nhà đầu tư 
nước ngoài vẫn ưu tiên thực hiện các hoạt động gia công để khai 
thác lợi thế lao động giá rẻ của nước ta. Điều này đã góp phần làm 
chậm quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, 
và tỉnh Hậu Giang cũng không nằm ngoài xu thế. Một khi các doanh 
nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động trình độ thấp thì điều này 
không khuyến khích người lao động quan tâm học tập nâng cao 
trình độ và các cơ sở giáo dục đào tạo không chịu sức ép của thị 
trường để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Trong bối cảnh 
hiện nay, trước sức ép của cạnh tranh nhiều doanh nghiệp phải đổi 
mới công nghệ nhưng lại gặp khó khăn về nguồn nhân lực chất 
lượng cao. Do vậy, để tận dụng được lợi thế từ nguồn lao động dồi 
dào, đồng thời tối đa hóa lợi ích từ các doanh nghiệp FDI trong vấn 
đề đào tạo lao động, tỉnh cần có những giải pháp phù hợp. 
Giải pháp phát huy thế mạnh của yếu tố thị trường 
Trong các yếu tố thị trường được cho là thúc đẩy thu hút vốn FDI, 
tổng sản phẩm (GDP hoặc GRDP) được nhiều chuyên gia nhận định là 
yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng vốn FDI. Về cơ bản, một 
quốc gia (hoặc một địa phương) có tiềm năng về tăng trưởng kinh tế sẽ 
thu hút nhiều vốn FDI hơn. Trong những năm qua, tăng trưởng của Hậu 
Giang luôn đạt mức cao với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 
2012-2016 là 14,33%3. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của tỉnh vẫn còn 
nhỏ, việc giữ vững được đà tăng trưởng kinh tế như hiện nay sẽ trở 
thành thách thức đối với công tác quản lý trong thời gian tới. 
3. KẾT LUẬN 
Nhìn chung, công tác triển khai thực thi chính sách, pháp luật về thu 
hút, ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được thực hiện một cách 
nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ. Bên cạnh đó, tỉnh Hậu Giang cũng là 
địa phương nhanh nhạy trong việc cập nhật, đổi mới những phương án 
quản lý, thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt 
động đầu tư. Những nỗ lực này đã khiến cho tỉnh Hậu Giang vươn mình 
trở thành tỉnh khá trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tại khu 
vực đồng bằng sông Cửu Long. 
Để tăng cường thu hút dòng vốn FDI có chất lượng và sử dụng hiệu 
quả nguồn vốn này, trước hết tỉnh phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh 
tế, cải cách hành chính, tư pháp; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh 
theo chuẩn mực quốc tế; đảm bảo vận hành hiệu quả các thị trường; thúc 
đẩy thị trường hóa các nhân tố sản xuất; tập trung khắc phục những bất 
cập về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực; phát triển hệ thống doanh nghiệp 
trong tỉnh. Trong thời gian tới, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI phải 
3 
ngoai-vao-tinh-hau-giang-54517.htm 
đi vào thực chất hơn, cả về số lượng và chất lượng, theo cả chiều rộng và 
chiều sâu, trong đó chú trọng chiều sâu; đảm bảo phát triển bền vững, 
khuyến khích đổi mới, sáng tạo và liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp 
FDI với doanh nghiệp trong nước, nâng cao vị trí của Việt Nam trong 
mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu và trình độ, năng lực sáng tạo 
của lực lượng lao động Việt Nam. Theo đó, tới đây, mô hình thu hút đầu 
tư của tỉnh nên được điều chỉnh theo các định hướng sau: 
Thứ nhất, về ngành, lĩnh vực: ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành, 
lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, 
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất thiết bị y tế, cung cấp dịch 
vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, du lịch chất lượng cao, dịch 
vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; sản xuất nông nghiệp 
công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. 
Thứ hai, về địa phương, vùng, thu hút ĐTNN phù hợp với lợi thế, 
điều kiện, trình độ phát triển và quy hoạch từng địa phương trong mối 
liên kết vùng, đảm bảo hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội - môi trường. 
Đối với những địa bàn, khu vực nhạy cảm, liên quan đến quốc phòng, 
an ninh, khu vực biên giới, vùng biển, hải đảo, vùng đặc quyền kinh tế, 
việc thu hút thu hút ĐTNN cần được xem xét chặt chẽ, đặt vấn đề bảo 
đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia lên hàng đầu. Bên cạnh 
đó, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực mới cho thu hút 
và sử dụng ĐTNN vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, 
khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao. 
Thứ ba, về thị trường và đối tác, đa phương hóa, đa dạng hóa thu 
hút ĐTNN từ các thị trường và đối tác tiềm năng. Coi trọng các thị 
trường, đối tác hiện tại như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, 
Đức, Anh... Khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược 
(đối tác toàn diện, đối tác chiến lược toàn diện), chú trọng các nước phát 
triển hàng đầu thế giới, các tập đoàn xuyên quốc gia nắm giữ công 
nghệ nguồn, tiên tiến và trình độ quản trị hiện đại. 
Thứ tư, cần chủ động, theo dõi, đánh giá xu hướng dịch chuyển 
dòng ĐTNN và công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường vào 
Việt Nam từ một số nước trong khu vực để lựa chọn thu hút các dự án 
đầu tư phù hợp với định hướng. Thu hút ĐTNN từ các doanh nghiệp 
nhỏ và vừa, dự án quy mô nhỏ, siêu nhỏ phải đảm bảo điều kiện nâng 
cấp công nghệ và gia nhập mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, phát 
triển công nghiệp hỗ trợ. 
Thứ năm, với các tiềm năng phát triển hiện tại, tỉnh Hậu Giang cần 
tiến hành liên kết và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh thành thuộc vùng 
kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, qua đó, tạo nên một 
chuỗi liên kết vùng theo chiều ngang để cải thiện môi trường đầu tư. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguồn tài liệu tiếng Việt: 
1. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2012), Nghiên cứu điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài 
ở Việt Nam đến năm 2020, với đề tài nghiên cứu cấp nhà nước. 
2. Nguyễn Nhân Chiến (2013), Bắc Ninh nhìn lại 15 năm thu hút đầu tư nước ngoài những điều chỉnh 
chính sách trong thời gian tới, “Kỷ yếu hội thảo khoa 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”. 
3. Nguyễn Thị Ái Liên, “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 
vào Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân. 
Nguồn tài liệu tiếng Anh: 
4. Ahmad Ghazali, 2010, “Analyzing the Relationship between Foreign Direct Investment, 
Domestic Investment and Economic Growth for Pakistan”, International Research Journal of 
Finance and Economics ISSN 1450-2887 Issue 47 (2010). 
5. E. Borensztein, J. De Gregorio, J-W. Lee (1998) “How does foreign direct investment affect 
economic growth ?” Economics Department, Korea University and NBER, Seoul 136-701 Korea, 
Received 21 February 1996; received in revised form 24 February 1997; accepted 20 May 1997. 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_thu_hut_dau_tu_gop_phan_thuc_day_phat_trien_kinh_te.pdf