Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống hỗ trợ và quản lý du khách nhằm phát triển du lịch bền vững theo định hướng thành phố thông minh tại Đà Nẵng

Hiện nay, "Du lịch thông minh" đã trở thành một cụm từ

mới mô tả việc ứng dụng kỹ thuật mới như các hình thức cảm

biến, công nghệ xử lý dữ liệu lớn, các cách thức mới trong kết

nối và trao đổi thông tin (như IoT, RFID, NFC) trong lĩnh vực du

lịch, cho phép biến đổi các dữ liệu số trở thành các sản phẩm

thực tế, có giá trị, đem lại phong cách quản lý mới của nhà nước,

các khả năng kinh doanh mới của các nhà cung cấp dịch vụ cũng

như các trải nghiệm mới cho khách du lịch. Vì vậy, trong bài báo,

chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu mô hình phát triển du lịch bền

vững, thông minh và đề xuất mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống

thông tin cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và quản lý du khách (Smart

Tourist Service Center - STSC) theo định hướng thành phố thông

minh tại Đà Nẵng.

Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống hỗ trợ và quản lý du khách nhằm phát triển du lịch bền vững theo định hướng thành phố thông minh tại Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống hỗ trợ và quản lý du khách nhằm phát triển du lịch bền vững theo định hướng thành phố thông minh tại Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống hỗ trợ và quản lý du khách nhằm phát triển du lịch bền vững theo định hướng thành phố thông minh tại Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống hỗ trợ và quản lý du khách nhằm phát triển du lịch bền vững theo định hướng thành phố thông minh tại Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống hỗ trợ và quản lý du khách nhằm phát triển du lịch bền vững theo định hướng thành phố thông minh tại Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống hỗ trợ và quản lý du khách nhằm phát triển du lịch bền vững theo định hướng thành phố thông minh tại Đà Nẵng trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 4960
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống hỗ trợ và quản lý du khách nhằm phát triển du lịch bền vững theo định hướng thành phố thông minh tại Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống hỗ trợ và quản lý du khách nhằm phát triển du lịch bền vững theo định hướng thành phố thông minh tại Đà Nẵng

Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống hỗ trợ và quản lý du khách nhằm phát triển du lịch bền vững theo định hướng thành phố thông minh tại Đà Nẵng
 Processing chịu trách nhiệm phân tích, biểu 
diễn và tích hợp dữ liệu. 
Tại thành phố Huệ Châu, Trung Quốc xây dựng mô 
hình tích hợp đa dịch vụ theo nền tảng mô hình tổ chức 
quản lý điểm đến (DMO) để phát triển Smart Tourism như 
mô tả ở Hình 2. 
Hình 2. Nền tảng giải pháp quản lý hệ sinh thái du lịch đa tích hợp dịch vụ 
 (Destination Management Organisation - DMO, Huizhou city, China) [5] 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(120).2017, QUYỂN 2 147 
Chính phủ Đài Loan đã phối hợp với các công ty tư 
nhân xây dựng một mô hình dịch vụ du lịch thông minh 
mới kết hợp thẻ du lịch để cung cấp một loạt các gói du lịch 
với kiến trúc mô tả như Hình 3. Ứng dụng công nghệ IoT, 
điện toán đám mây và kết hợp sử dụng thẻ du lịch, khách 
du lịch có thể đi mua sắm tại bất kỳ cửa hàng đăng ký. Thẻ 
du lịch điều hợp vận chuyển, bao gồm cả chuyến đi xe buýt 
một ngày, vé phà trên hồ và cho thuê xe đạp. Ngoài ra, sự 
kết hợp của nhà hàng, nhà nghỉ, giao thông vận tải và giải 
trí không chỉ mang lại lợi ích cho các nhà cung cấp, mà còn 
cho phép khách du lịch có một kỳ nghỉ thú vị và tiện lợi 
hơn trong chuyến đi của du khách [6]. 
Mới đây, Ai-len cho ra mắt ứng dụng phần mềm cho phép 
khách du lịch có thể tìm hiểu kỹ về thành phố cổ 
Clonmacnoise, được dựng nên cách đây hơn 1.500 năm, bằng 
công nghệ 3D Việc dùng các ứng dụng trên các thiết bị 
thông minh đang được đẩy mạnh tại Ai-len, khi từ những tour 
du lịch ảo sẽ kích thích khách tìm đến các điểm đến thật [7]. 
Phần mềm VisitKorea là ứng dụng được tạo ra bởi Tổng 
cục Du lịch Hàn Quốc, cung cấp các thông tin du lịch Hàn 
Quốc cho khách du lịch tự do quốc tế với hỗ trơ ̣ngôn ngữ 
tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật [8]. 
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và xu hướng 
tiêu dùng hiện đại, quảng bá trên truyền hình đang bị cạnh 
tranh gay gắt bởi các hình thức e-marketing trên internet, 
mạng xã hội, thiết bị di động, thu phí tiện ích cho người 
dân và du khách bằng thẻ du khách đa năng. So sánh với 
Thái Lan, có thể thấy nước này có nhiều hướng xúc tiến 
khác nhau mà Việt Nam hầu như chưa có hoặc chưa thực 
hiện bài bản. Chẳng hạn, với mạng xã hội, cơ quan du lịch 
Thái Lan duy trì cả tài khoản Facebook, Instagram, 
Google+ Trong khi đó, fanpage và kênh Vietnam 
Timeless Charm trên Youtube của Tổng cục Du lịch mới 
hoạt động đều đặn một vài tháng trở lại đây, nội dung khá 
đơn giản, với lượng người quan tâm, chia sẻ và tương tác 
ở mức khiêm tốn. Chưa hết, Thái Lan sử dụng hơn 30 ứng 
dụng di động khác nhau để quảng bá du lịch, kết nối 
doanh nghiệp với doanh nghiệp qua hình thức B2B [9] 
bằng nhiều ngôn ngữ, trong khi Việt Nam chưa từng có. 
Đặc biệt tại Pháp, với mong muốn tạo ra sản phẩm 
mang tính tiện ích cao cho du khách, CityPass - loại thẻ sử 
dụng vào cổng tại các điểm tham quan du lịch tại các thành 
phố lớn châu Âu, trong mùa du lịch 2014, du khách đến 
Pháp đã có nhiều cơ hội tham quan các điểm đến văn hóa 
với chi phí tiết kiệm nhất [10]. Hiện nay, thẻ City Pass được 
sử dụng rộng rãi tại các điểm đến du lịch ở các thành phố 
du lịch như Anh, Mỹ [11]. 
Với loại thẻ này, du khách được vào cổng các điểm 
tham quan mà không cần mất thời gian xếp hàng trước 
phòng vé, đồng thời được hưởng nhiều dịch vụ cộng thêm 
như miễn phí vận chuyển đến điểm tham quan, được giảm 
giá khi mua hàng tại các trung tâm thương mại, cửa hàng 
đặc sản... 
3. Đề xuất mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống 
Từ những phân tích, luận giải trên, trong bài báo này 
chúng tôi đề xuất Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống hỗ 
trợ và quản lý du khách STSC (Smart Tourism Service 
Center) như Hình 4 với các chức năng, dịch vụ sau: 
- Các dịch vụ hỗ trợ và quản lý du khách nhằm phát 
triển du lịch bền vững theo định hướng thành phố thông 
minh và chính phủ điện tử sẽ được triển khai như một trung 
tâm dịch vụ du lịch thông minh STSC. 
- STSC sẽ cung cấp dịch vụ cho cả 3 đối tượng: du 
khách, tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan quản lý 
du lịch. 
- Ứng dụng những kết quả công nghệ mới từ các lĩnh 
vực trong công nghệ thông tin – truyền thông như: phân 
tích dữ liệu lớn; dịch vụ hướng vị trí, hướng ngữ cảnh; 
Internet vạn vật (IoT); kiến trúc vi dịch vụ 
(microservices)... 
Hình 3. Mô hình quản lý du lịch thông minh ở Đài Loan [4] 
148 Trần Hoàng Vũ, Chử Đức Hoàng, Phan Cao Thọ 
3.1. Xây dựng hạ tầng dữ liệu du lịch 
Việc quản trị dữ liệu du lịch nói chung. trong khuôn khổ 
bài báo này, sẽ được giao cho phần hạ tầng dữ liệu du lịch 
(Hình 5), khi triển khai thực tế sẽ được quản lý tập trung 
tại Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, việc mở rộng 
hạ tầng này cũng như khả năng phân tán trên nhiều điểm 
khác nhau cũng sẽ được chúng tôi quan tâm nghiên cứu 
thực hiện trong bài báo này. Với mục đích là sẽ cho phép 
khai thác những thế mạnh công nghệ mới về vi dịch vụ. 
Hình 5. Hạ tầng dữ liệu du lịch 
3.2. Xây dựng các microservices 
Các microservices để phục vụ xây dựng dịch vụ quản 
trị toàn bộ hệ thống STSC, bao gồm các microservices 
quản trị người dùng, thông tin du khách, thông tin tổ chức 
cung cấp dịch vụ du lịch, đảm bảo truyền thông an toàn. 
Các microservices để phục vụ xây dựng các dịch vụ hỗ trợ 
du khách. Các microservices để phục vụ xây dựng các dịch 
vụ hỗ trợ tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch. 
Các microservices để phục vụ xây dựng các dịch vụ hỗ 
trợ cơ quan quản lý du lịch. 
Toàn bộ các chức năng, nghiệp vụ đó sẽ được tổ chức 
và cung cấp như là các vi dịch vụ (microservices) để dễ 
dàng tích hợp, liên thông theo cả hai chiều dọc/ngang với 
những hệ thống, dịch vụ khác về du lịch. Theo chiều dọc, 
chúng tôi sẽ hỗ trợ khả năng phát triển, mở rộng thêm các 
apps, các dịch vụ du lịch trên nền platform của chúng tôi 
như Hình 6. 
Hình 6. Sơ đồ chức năng hệ thống 
3.3. Xây dựng các dịch vụ hỗ trợ và quản lý du khách 
Hình 7. Các dịch vụ hỗ trợ và quản lý du khách 
Trong mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống, ở mức ứng 
dụng người dùng (Hình 7), chúng tôi dự kiến sẽ cung cấp 
những ứng dụng, dịch vụ sau: 
- Với du khách: Du khách tương tác và được hỗ trợ 
quản lý thông qua 3 phương thức khác nhau (Hình 8): 
• Qua dịch vụ web trực tuyến mà STSC cung cấp; 
• Qua ứng dụng di động iOS/Android; 
• Qua thẻ du khách đa năng. 
Hình 4. Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống được hỗ trợ và quản lý du khách STSC 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(120).2017, QUYỂN 2 149 
Hình 8. Mô hình dịch vụ hệ thống STSC hỗ trợ du khách 
- Với tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch (Hình 9): 
Hệ thống này cũng sẽ có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ trong 
định hướng phát triển du lịch bền vững, thông minh: Tổ chức 
sẽ được cung cấp những dịch vụ hỗ trợ thanh toán di động 
để thu phí tiện tích; Kiểm soát vào/ra; Báo cáo thống kê tình 
hình khai thác dịch vụ; Ghi nhận và phản hồi ý kiến du khách 
để vừa quảng bá vừa nâng cao chất lượng dịch vụ. 
Hình 9. Tương tác của tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch 
với hệ thống STSC 
- Với cơ quản quản lý du lịch (Hình 10): 
• Quản lý được hoạt động du lịch của du khách; 
• Minh bạch hoá toàn bộ quá trình khai thác dịch vụ du 
lịch của các tổ chức cung cấp; 
• Nâng cao được chất lượng dịch vụ du lịch nói chung 
Hình 10. Tương tác của cơ quản quản lý du lịch với 
mô hình kiến trúc STSC 
Ngoài các ứng dụng, hệ thống nêu trên, các tổ chức, 
người dùng khác hoàn toàn có thể xây dựng, phát triển 
thêm những ứng dụng khác để tích hợp vào nền tảng STSC 
thông qua các vi dịch vụ của chúng tôi. 
STSC platform còn hỗ trợ liên thông, tích hợp theo cả chiều 
ngang. Thực vậy, với việc sử dụng các microservices, STSC 
hoàn toàn có thể hỗ trợ liên thông, tích hợp với các hệ thống, 
dịch vụ ở các sở, ban, ngành khác; kể cả liên thông với những 
hệ thống thông tin của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 
3.4. Công nghệ và kỹ thuật sẽ được sử dụng trong STSC 
STSC sẽ được xây dựng dựa trên việc phát triển nền 
tảng hệ thống (platform) và các dịch vụ triển khai mức ứng 
dụng người dùng. Platform sẽ được xây dựng dựa trên việc 
quản trị toàn bộ các quy trình nghiệp vụ có thể có đối với 
lĩnh vực du lịch thông minh, bao gồm các nghiệp vụ, chức 
năng hỗ trợ du khách nói chung; hỗ trợ tổ chức cung cấp 
dịch vụ du lịch và hỗ trợ cơ quan quản lý du lịch. Ngoài ra, 
để có thể tư vấn, hỗ trợ các đối tượng trên (du khách, tổ 
chức du lịch, cơ quan quản lý), những chức năng chuyên 
biệt nâng cao như tư vấn điểm du lịch, điểm đáng quan tâm; 
tư vấn khai thác, nâng cấp dịch vụ du lịch; tư vấn điều hành 
quản lý du lịch, ., được chúng tôi chú trọng đến nghiên 
cứu phân tích dữ liệu lớn, thông qua khai thác những công 
nghệ mới về phân tích dữ liệu hiện nay. 
Thông tin quảng bá du lịch tư vấn cho du khách cũng được 
cung cấp theo tư tưởng hướng ngữ cảnh (dựa theo vị trí, thời 
gian và vết trải nghiệm du lịch của du khách). Ngoài ra, chúng 
tôi dự kiến lượng dữ liệu vết du khách khai thác, sử dụng dịch 
vụ du lịch sẽ có quy mô lớn: với 1 triệu du khách/năm, lượng 
dịch vụ sinh ra có thể lên đến hàng trăm GB. Từ đó, định 
hướng của nhóm thực hiện sẽ khai thác những công nghệ và 
nền tảng mã mở hiện có như Apache Spark (fast and general 
engine for large-scale data processing), Elastic Stack,  để 
phục vụ phân tích dữ liệu lớn đó. 
Tóm lại, với các phân hệ chức năng trong STSC đã 
được đặc tả ở các mục trên, việc xây dựng STSC sẽ cần 
phải khai thác, sử dụng những công nghệ và kỹ thuật sau: 
- Công nghệ giao tiếp tầm gần (Near Field Communication 
- NFC) để hỗ trợ thu phí tiện ích dịch vụ du lịch và quản lý du 
khách. Việc quản lý tài khoản người dùng trong thẻ NFC sẽ 
được thực hiện thông qua chuẩn ISO7816SAM. 
- Công nghệ phát triển dịch vụ hướng ngữ cảnh trong 
lĩnh vực du lịch thông minh (dựa theo thời gian, vị trí, hành 
vi,  của du khách để tư vấn thông tin đáp ứng mong đợi 
của du khách). 
- Công nghệ phát triển ứng dụng di động trong lĩnh vực 
du lịch thông minh, cung cấp dịch vụ tiện lợi và đầy đủ hơn 
cho cả du khách. 
- Công nghệ phân tích dữ liệu (Data Analytics) ứng 
dụng trong lĩnh vực du lịch thông minh. 
- Công nghệ phát triển ứng dụng trên các thiết bị di 
động và kiosk du lịch. 
3.5. Mô hình triển khai STSC 
Khi triển thực nghiệm mô hình STSC, chúng tôi sẽ kết 
hợp thêm các sản phẩm phần cứng gồm thẻ du khách đa 
năng, hệ thống kiosk quảng bá du lịch đa phương tiện, đa 
ngôn ngữ, hệ thống kiểm soát vào/ra, thiết bị POS chuyên 
dụng phục vụ thu phí tại điểm du lịch, tương tác cùng ứng 
dụng di động và hệ thống STSC sẽ tạo thành một hệ dịch 
Tra cứu thông tin 
Gửi phản hồi trực tiếp 
Công nghệ thực tại ảoCông nghệ thực tại tăng cường
Thanh toán tiện ích
Dịch vụ Web
150 Trần Hoàng Vũ, Chử Đức Hoàng, Phan Cao Thọ 
vụ chuyên biệt phục vụ phát triển du lịch một cách bền 
vững (Hình 11). 
Hình 11. Sơ đồ chức năng quản lý STSC 
3.6. Thảo luận và đánh giá mô hình 
Mô hình được đề xuất trong bài báo này của chúng tôi 
đã chú trọng đến cả 3 đối tượng chính tham gia vào hoạt 
động du lịch: (i) du khách; (ii) các tổ chức cung cấp dịch 
vụ du lịch và (iii) cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Với 
định hướng xây dựng mô hình kiến trúc theo quan điểm 
làm rõ sự tương quan giữa các thực thể trong dịch vụ du 
lịch theo định hướng thành phố thông minh tại Việt Nam, 
rõ ràng, khi triển khai hệ thống STSC này sẽ cho phép hình 
thành mô hình phát triển du lịch bền vững, thông minh và 
hoàn toàn khả thi với thành phố Đà Nẵng, góp phần từng 
bước đưa Đà Nẵng thành thành phố thông minh hơn, đáng 
trải nghiệm du lịch hơn. 
So với một số mô hình ở các nước khác đã trình bày ở 
mục 2 chỉ tập trung ứng dụng những công nghệ mới như Big 
Data Analytics, dịch vụ hướng vị trí,  phục vụ du khách 
và tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch, mô hình của chúng tôi 
độc đáo và đặc sắc hơn ở điểm đã đề xuất được giải pháp 
tổng thể cung cấp hệ thống dịch vụ hỗ trợ và quản lý du 
khách theo định hướng thành phố thông minh tại Việt Nam. 
Giải pháp này sẽ bao gồm các dịch vụ hỗ trợ hiệu quả cho cả 
3 đối tượng nêu trên, cụ thể: (i) dịch vụ hỗ trợ du khách; (ii) 
dịch vụ hỗ trợ tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch; và (iii) dịch 
vụ phục vụ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch để quản lý 
cả du khách lẫn các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch. 
4. Kết luận 
Trong bài báo này chúng tôi đã đưa ra kiến trúc tổng 
thể để phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ và quản lý du 
khách theo định hướng thành phố thông minh. Kiến trúc 
STSC được chúng tôi đề xuất bao gồm các ứng dụng và các 
dịch vụ tích hợp sau: 
• Ứng dụng được những công nghệ mới, hiện đại trong 
việc hỗ trợ phát triển du lịch bền vững theo định hướng 
thành phố thông minh như phân tích dữ liệu (Data 
Analytics), dịch vụ hướng ngữ cảnh, mạng Internet vạn 
vật, kiến trúc vi dịch vụ,  
• Nền tảng STSC sẽ cho phép xây dựng, phát triển và tích 
hợp dịch vụ một cách thuận lợi thông qua việc ứng dụng 
công nghệ vi dịch vụ. 
• Các dịch vụ được xây dựng trong nhiệm vụ phục vụ 
được cả ba đối tượng: du khách, tổ chức cung cấp dịch 
vụ du lịch và cơ quan quản lý nhà nước. 
Trên cơ sở bài bào này, trong thời gian tới chúng tôi sẽ 
tiến hành triển khai xây dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ và 
quản lý du khách STSC dựa trên mô hình kiến trúc đã được 
đặc tả trong bài báo này. 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Chương trình khoa học 
và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-
2020: “Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm công 
nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử”, Mã số: 
KC.01/16-20. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Chỉ thị số 18/CT-BVHTTDL ngày 06/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn 
hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược 
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 
[2] Tầm nhìn của Đà Nẵng là trở thành thành phố thông minh, du lịch 
bền vững, 2016,  
[3] Ivanovic, Slobodan and Milojica, Vedran and Roblek, Vasja, A holistic 
approach to innovations in tourism, International Conference on 
Economic and Social Studies, April 21-22, Sarajevo, 2016. 
[4] Ulrike Gretzel, Marianna Sigala, Zheng Xiang, Chulmo Koo, “Smart 
tourism: Foundations and developments”, Electronic Markets, The 
International Journal on Networked Business, Volume 25, Issue 3, 
September 2015, pp. 179–188. 
[5] The future of Smart Tourism, IBM Smarter City Challenge at Huizhou, 
South China, https://smartercitieschallenge.wordpress.com 
[6] Smart Living Technology & Service Program Office, Taiwan. i-236 
project [Online],  
[7] Gavin Duffy - RealSim - 3D Simulation solutions for the real world, 
www.realsim.ie 
[8] https://visitkorea.org.vn/du-lich-thong-minh-voi-ung-dung-di-
dong-visit-korea 
[9] www.thaitravelmart.com www.thaitravelmart.com 
[10] Paris City Pass - Book your activities online - getyourguide.com 
[11] New York CityPASS, www.newyorkcity.fr/cartes-reduction 
(BBT nhận bài: 18/09/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 30/10/2017) 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_kien_truc_tong_the_he_thong_ho_tro_va_quan_ly_du_kha.pdf