Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Dự báo thiên tài “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”của C.Mác

với ý nghĩa khoa học sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất xã hội đã trở thành

hiện thực trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, đối với Việt Nam hiện

nay, trong quá trình hoạch định, xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách phát

triển kinh tế - xã hội, Đảng ta luôn quán triệt “khoa học - công nghệ thực sự là quốc

sách hàng đầu”, coi đó là nền tảng, động lực quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát

triển nhanh và bền vững của đất nước.

Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 trang 8

Trang 8

Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 trang 9

Trang 9

Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 4120
Bạn đang xem tài liệu "Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác và vấn đề xây dựng, phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
 vô tận, hơn 
thế nữa, các vấn đề toàn cầu đang ngày 
càng trở nên cấp bách, phát triển bền 
vững đang trở thành mục tiêu phát triển 
Thiên niên kỷ, các quốc gia cần có 
chiến lược phát triển kinh tế mới, giảm 
sự lệ thuộc vào tài nguyên. Một ví dụ 
điển hình là Trung Quốc. Sau nhiều 
năm tăng trưởng xuất khẩu công nghệ, 
quốc gia này đã bắt đầu bước vào giai 
đoạn tạo ra công nghệ với sự xuất hiện 
mạnh mẽ của một số tập đoàn phát triển 
công nghệ hàng đầu thế giới, trở thành 
nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
60 
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã 
khẳng định phát triển khoa học và công 
nghệ sẽ là cơ hội cho mọi dân tộc, nhất 
là các dân tộc đi sau có thể phát triển 
nhanh bằng đi tắt, đón đầu. Ở mức độ 
nhất định, chúng ta đã bước đầu được 
thụ hưởng những thành tựu khoa học và 
công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, trên 
thực tế, hoạt động khoa học và công 
nghệ của Việt Nam thời gian qua còn 
nhiều hạn chế, chưa thực sự trở thành 
động lực phát triển kinh tế - xã hội. 
Việc huy động nguồn lực của xã hội 
vào hoạt động khoa học và công nghệ 
chưa được chú trọng đúng mức. Việc 
đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ 
khoa học và công nghệ tuy đã có nhiều 
đổi mới nhưng còn không ít bất cập, 
hạn chế; cơ chế quản lý hoạt động khoa 
học và công nghệ chậm được hoàn 
thiện, chỉ khoảng 30% số nghiên cứu 
được chuyển giao ứng dụng hoặc tiếp 
tục nghiên cứu hoàn thiện; số doanh 
nghiệp dám “mạo hiểm” đầu tư cho các 
nghiên cứu khoa học còn rất ít Khi 
đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế 
sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 
lần này đang tạo ra thời cơ mới cho Việt 
Nam hội nhập sâu rộng hơn và hiệu quả 
hơn vào nền kinh tế thế giới, là cơ hội 
để Việt Nam tiến thẳng vào lĩnh vực 
công nghệ mới, tranh thủ các thành tựu 
khoa học và công nghệ tiên tiến để đẩy 
nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước và thu hẹp 
khoảng cách phát triển [3]. 
Thông qua cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0, vai trò, tầm quan trọng của 
khoa học và công nghệ được thể hiện rõ 
đối với sự nghiệp xây dựng và phát 
triển kinh tế - xã hội. Để đẩy nhanh tiến 
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước, tạo động lực lớn đưa Việt Nam 
đến sự phồn vinh thì tất yếu phải xây 
dựng và phát triển khoa học và công 
nghệ ở nước ta trong thời đại cách 
mạng công nghiệp 4.0. 
2.2.2. Quan điểm của Đảng ta về 
xây dựng và phát triển khoa học và 
công nghệ ở nước ta đáp ứng yêu cầu 
của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về 
tầm quan trọng của khoa học công 
nghệ, Đảng ta luôn nhất quán khẳng 
định khoa học công nghệ là quốc sách 
hàng đầu, coi đó không chỉ là động lực 
phát triển kinh tế - xã hội mà còn là 
động lực quan trọng của công cuộc đổi 
mới toàn diện đất nước. Đường lối, chủ 
trương xây dựng, phát triển khoa học 
công nghệ đã được từng bước làm rõ, 
được bổ sung, phát triển hoàn thiện qua 
các giai đoạn phát triển. Trong những 
năm qua, không chỉ đưa các quan điểm 
chỉ đạo phát triển khoa học công nghệ 
trong các kỳ đại hội Đảng toàn quốc, 
Đảng và Nhà nước ta còn có nhiều chủ 
trương và chính sách lớn nhằm phát 
triển công nghệ như: Nghị quyết Trung 
ương 2 khóa VIII về định hướng chiến 
lược phát triển khoa học và công nghệ 
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa nhiệm vụ đến năm 2000; Chiến 
lược phát triển khoa học và công nghệ 
Việt Nam đến năm 2010; Luật Khoa 
học và công nghệ; Chương trình quốc 
gia phát triển công nghệ cao đến năm 
2020 và Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội 
nghị Trung ương 6 khóa XI về phát 
triển khoa học và công nghệ phục vụ sự 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
61 
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
trong điều kiện kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. Đặc biệt, trong những năm gần 
đây, khi mà dự báo khoa học của C.Mác 
“khoa học trở thành lực lượng sản xuất 
trực tiếp” đang trở thành hiện thực, khi 
cuộc cách mạng công nghiệp lần thức tư 
đang lan rộng và phát huy tầm ảnh 
hưởng trên toàn thế giới thì đối với Việt 
Nam, một nước phát triển đi sau, phải 
“phát triển mạnh mẽ khoa học và công 
nghệ, làm cho khoa học và công nghệ 
thực sự là quốc sách hàng đầu, là động 
lực quan trọng nhất để phát triển lực 
lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, 
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu 
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 
bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc 
phòng, an ninh”. Khi nhấn mạnh khoa 
học công nghệ “thực sự là động lực 
quan trọng nhất”, Đảng ta muốn nhấn 
mạnh sự cần thiết phải phát triển khoa 
học, công nghệ, đặt ra yêu cầu cấp thiết 
phải phát triển khoa học, công nghệ của 
đất nước lên một tầm cao mới, khắc phục 
những yếu kém trong thời gian qua, coi 
đây là công việc trọng yếu và thường 
xuyên của toàn Đảng và toàn xã hội. 
Quá trình xây dựng và phát triển đất 
nước trong bối cảnh mới hiện nay, trong 
tổng thể các nhân tố tạo thành động lực 
như: hài hòa lợi ích, phát huy lòng yêu 
nước, tinh thần dân tộc, phát huy sức 
mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ 
nghĩa, phát huy nhân tố con người, vai trò 
của khoa học - công nghệ... thì khoa học, 
công nghệ được nhìn nhận là động lực 
quan trọng nhất để phát triển lực lượng 
sản xuất, hiện đại hóa phương thức tổ 
chức, quản lý, phân công lao động xã hội 
và tăng năng suất lao động. Đây chính là 
điểm nổi bật trong đường lối, chủ trương 
phát triển khoa học, công nghệ của Đảng 
ta tại Đại hội lần thứ XII. 
Một quan điểm mới trong Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng 
và đây cũng được coi là tư duy đột phá 
của Đảng ta về phát triển khoa học công 
nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất 
nước trong tình hình mới khi lần đầu 
tiên Đảng ta khẳng định: “Xây dựng 
chiến lược phát triển công nghệ của đất 
nước, chiến lược thu hút công nghệ từ 
bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ 
các doanh nghiệp FDI đang hoạt động 
trên đất nước ta” [4]. Chiến lược phát 
triển công nghệ quốc gia là một định 
hướng phát triển lớn và mới về phát 
triển công nghệ của đất nước trong thời 
gian tới. Trong bối cảnh cạnh tranh 
quốc tế ngày càng gay gắt, lợi thế cạnh 
tranh đang thuộc về các quốc gia và 
các doanh nghiệp nắm giữ và khai thác 
các công nghệ tiên tiến nhất để tạo ra 
các sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng 
nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của 
khách hàng. Đổi mới công nghệ và đi 
tắt, đón đầu xu hướng công nghệ mới 
được xem là chiến lược phát triển kinh 
tế - xã hội một cách nhanh chóng và 
bền vững, là bí quyết để mỗi quốc gia 
phát triển và khẳng định vị thế trên 
trường quốc tế. Do đó, Việt Nam hiện 
nay cần tận dụng và khai thác hiệu quả 
các thuận lợi, cơ hội mà cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư mang lại thông 
qua thực hiện hiệu quả chiến lược phát 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
62 
triển công nghệ quốc gia, chiến lược 
thu hút công nghệ từ bên ngoài và 
chuyển giao công nghệ từ các doanh 
nghiệp FDI đang hoạt động trên đất 
nước ta. Để hiện thực hóa mục tiêu 
“Đến năm 2020, khoa học và công nghệ 
Việt Nam đạt trình độ phát triển của 
nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến 
năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình 
độ tiên tiến thế giới” [5], Việt Nam cần 
tập trung thực hiện đồng bộ một số các 
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: 
Một là phát triển và ứng dụng khoa 
học, công nghệ là một nội dung cần 
được ưu tiên tập trung đầu tư trước một 
bước trong hoạt động của các ngành, 
các cấp. Các ngành khoa học và công 
nghệ có nhiệm vụ cung cấp cơ sở khoa 
học cho việc xây dựng và triển khai 
đường lối, chủ trương, chính sách, pháp 
luật. Các chương trình, kế hoạch, dự án 
phát triển kinh tế - xã hội đều phải xây 
dựng trên những cơ sở khoa học vững 
chắc. Xác định rõ các giải pháp công 
nghệ hiện đại phù hợp nhằm nâng cao 
năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và 
phát triển bền vững. 
Hai là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và 
đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ 
chế hoạt động, công tác xây dựng chiến 
lược, kế hoạch phát triển khoa học và 
công nghệ; phương thức đầu tư, cơ chế 
tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự 
chủ của các tổ chức khoa học và công 
nghệ phù hợp với kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên 
và tập trung mọi nguồn lực quốc gia 
cho phát triển khoa học và công nghệ. 
Xây dựng chiến lược phát triển công 
nghệ của đất nước, chiến lược thu hút 
công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao 
công nghệ từ các doanh nghiệp FDI 
đang hoạt động trên đất nước ta. Tăng 
cường hợp tác về khoa học, công nghệ, 
nhất là công nghệ cao, phải là hướng ưu 
tiên trong hội nhập quốc tế. 
Ba là có cơ chế thúc đẩy đổi mới 
công nghệ theo hướng ứng dụng công 
nghệ mới, công nghệ hiện đại. Huy 
động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các 
nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát 
triển khoa học và công nghệ. 
Bốn là quy hoạch, sắp xếp lại hệ 
thống tổ chức khoa học và công nghệ; 
xây dựng một số trung tâm nghiên cứu 
hiện đại. Phát huy và tăng cường tiềm 
lực khoa học và công nghệ quốc gia. 
Tập trung đầu tư phát triển một số viện 
khoa học và công nghệ, trường đại học 
cấp quốc gia và một số khu công nghệ 
cao, vùng kinh tế trọng điểm theo mô 
hình tiên tiến của thế giới. Phát triển, 
nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức 
dịch vụ khoa học và công nghệ, phát 
triển thị trường khoa học và công nghệ. 
Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách 
nhiệm của tổ chức khoa học và công 
nghệ công lập. Tăng cường liên kết giữa 
các tổ chức khoa học và công nghệ với 
doanh nghiệp; mở rộng hình thức liên 
kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà 
doanh nghiệp, nhà nông. Khuyến khích, 
tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham 
gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng 
tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đổi mới 
công nghệ. 
Năm là xây dựng và thực hiện 
chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
63 
dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ 
khoa học và công nghệ, nhất là các 
chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp. Tạo 
môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất 
để cán bộ khoa học và công nghệ phát 
triển bằng tài năng và hưởng lợi ích 
xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo 
của mình. Kiện toàn, nâng cao năng lực 
bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà 
nước về khoa học và công nghệ. Hoàn 
thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, chuyển 
giao công nghệ, tiêu chuẩn và quy 
chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, 
hàng hóa theo hướng hỗ trợ hiệu quả 
cho việc vận hành thị trường khoa học 
và công nghệ. 
3. Kết luận 
Trong giai đoạn phát triển mới hiện 
nay, khoa học và công nghệ thực sự là 
động lực quan trọng nhất cho sự phát 
triển nhanh và bền vững của đất nước. 
Luận điểm “khoa học trở thành lực 
lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác 
cách đây hơn trăm năm không chỉ là sự 
khẳng định vai trò cũng như sức mạnh 
cải tạo thế giới của tri thức khoa học khi 
nó trực tiếp tham gia vào việc sản xuất 
ra của cải vật chất cho xã hội mà còn là 
những dự báo khoa học về sự phát triển 
và tác động to lớn của khoa học đối với 
nhân loại trong tương lai. Tiếp nối ba 
cuộc cách mạng trước đó, cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư đã lan rộng và 
tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc 
gia trên thế giới về mọi phương diện 
của đời sống xã hội đặc biệt là trong 
lĩnh vực sản xuất vật chất. Trên cơ sở 
nhận thức vai trò to lớn của khoa học 
công nghệ, dựa trên yêu cầu của thời 
đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và 
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xuất 
phát từ thực trạng và nhiệm vụ phát 
triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng 
ta đã từng bước bổ sung, phát triển 
đường lối, chủ trương, chiến lược phát 
triển khoa học công nghệ đáp ứng với 
yêu cầu của đất nước trong tình hình 
mới. Trước những tác động của cuộc 
cách mạng công nghiệp 4.0, sự nghiệp 
đổi mới ở Việt Nam hiện nay cần phải 
tận dụng triệt để, hiệu quả những thành 
tựu của thời đại, đi tắt, đón đầu, phát 
triển khoa học, công nghệ hiện đại để 
rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa và khoảng cách phát triển 
kinh tế so với các nước đi trước, thực 
hiện được mục tiêu “dân giàu, nước 
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 
Do đó, hệ thống các quan điểm, đường 
lối, chủ trương, chính sách, chiến lược 
hoạch định, xây dựng, mục tiêu, 
phương hướng và giải pháp xây dựng, 
phát triển khoa học công nghệ của Đảng 
và Nhà nước ta hiện nay không chỉ 
dừng lại ở việc tuyên truyền, giáo dục 
nâng cao nhận thức một cách đúng đắn, 
đầy đủ mà quan trọng hơn là phải trở 
thành được nhiệm vụ hàng đầu, quyết 
tâm chính trị và hành động quyết liệt 
của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội 
nhằm “nâng cao chất lượng tăng trưởng 
và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao 
năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ 
khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng 
tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ 
động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh 
và bền vững” [3, tr. 87]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 12 - 2019 ISSN 2354-1482 
64 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (2000), Toàn tập, tập 46, phần II, Nxb Chính trị Quốc 
gia, Hà Nội 
2. TS. Lê Thị Tình, TS. Đoàn Thị Mai Liên (2017), “Về cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư”, 
kien/2017/46674/Ve-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu.aspx, (1/9/2018) 
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
4. “Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương 
Đảng khóa XI”, xem tại www.dangcongsan.vn, (1/9/2018) 
5. “Công bố văn kiện Đại hội XII của Đảng: nội dung liên quan đến phát triển và 
ứng dụng khoa học và công nghệ” (2016), https://www.most.gov.vn/vn/tin-
tuc/6488/cong-bo-van-kien-dai-hoi-xii-cua-dang--noi-dung-lien-quan-den-phat-trien-
va-ung-dung-khoa-hoc-va-cong-nghe.aspx, (1/9/2018) 
THE THEORATICAL POINT OF “SCIENCE BECOMES THE DIRECT 
PRODUCTION FORCE” OF KARL MARX AND PROBLEMS OF 
BUILDING AND DEVELOPING SCIENCE AND TECHNOLOGY 
IN THE AGE OF TECHNOLOGY 4.0 IN VIETNAM 
ABSTRACT 
Prediction of genius - Science Becomes a Direct Production Force by Karl Marx 
has a scientific meaning. It proves that science will directly participate in the social 
production process, which has become a reality in the era of industrial revolution 
4.0. Therefore, for Vietnam today, in the process of planning, building guidelines, 
guidelines and policies on socio-economic development, our Party always 
thoroughly understands "Science - technology is really a national policy.", considers 
it the foundation, the most important motivation to promote the rapid and sustainable 
development of the country. 
Keywords: Direct production forces, science and technology, industrial 
revolution 4.0 
(Received: 12/11/2018, Revised: 22/1/2019, Accepted for publication: 19/3/2019) 

File đính kèm:

  • pdfluan_diem_khoa_hoc_tro_thanh_luc_luong_san_xuat_truc_tiep_cu.pdf