Lựa chọn phương pháp tập luyện vòng tròn để phát triển sức bền tốc độ cho nữ vận động viên chạy cự ly 800m đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang

 Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thành công trong thi đấu của các vận động viên ở

cấp trung học phổ thông. Một trong số những nguyên nhân cơ bản đó là phương pháp huấn luyện tại

các trường phổ thông chưa thực sự khoa học và chưa chú trọng tới công tác huấn luyện toàn diện

cho vận động viên. Trên thực tế, các vận động viên chỉ được tập trung phát triển một loại tố chất thể

lực hoặc tâm lý thi đấu, do vậy hầu hết thành tích mà các em đạt được đều nhờ vào năng khiếu bẩm

sinh. Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp

tập luyện vòng tròn nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nữ vận động viên chạy cự ly 800m của đội

tuyển Điền kinh của Trường Trung học phổ thông Xuân Huy, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Lựa chọn phương pháp tập luyện vòng tròn để phát triển sức bền tốc độ cho nữ vận động viên chạy cự ly 800m đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang trang 1

Trang 1

Lựa chọn phương pháp tập luyện vòng tròn để phát triển sức bền tốc độ cho nữ vận động viên chạy cự ly 800m đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang trang 2

Trang 2

Lựa chọn phương pháp tập luyện vòng tròn để phát triển sức bền tốc độ cho nữ vận động viên chạy cự ly 800m đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang trang 3

Trang 3

Lựa chọn phương pháp tập luyện vòng tròn để phát triển sức bền tốc độ cho nữ vận động viên chạy cự ly 800m đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang trang 4

Trang 4

Lựa chọn phương pháp tập luyện vòng tròn để phát triển sức bền tốc độ cho nữ vận động viên chạy cự ly 800m đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang trang 5

Trang 5

Lựa chọn phương pháp tập luyện vòng tròn để phát triển sức bền tốc độ cho nữ vận động viên chạy cự ly 800m đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3220
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn phương pháp tập luyện vòng tròn để phát triển sức bền tốc độ cho nữ vận động viên chạy cự ly 800m đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn phương pháp tập luyện vòng tròn để phát triển sức bền tốc độ cho nữ vận động viên chạy cự ly 800m đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang

Lựa chọn phương pháp tập luyện vòng tròn để phát triển sức bền tốc độ cho nữ vận động viên chạy cự ly 800m đội tuyển điền kinh trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang
ĐV chạy 800m; Phương pháp 
tập luyện vòng tròn. 
Abstract: There are many reasons which affect the success of athletes in competitions at the high 
school level. One of the basic causes comes from unscientific and incomprehensive training methods 
for athletes. In fact, athletes are mainly focused on developing one kind of physical qualities or 
competitive mentality, therefore most of athletes’ achievements are factually thanks to their innate 
talent. Basing on the theoretical basis and practical situations, the authors select research topic on 
applying the circle training method in order to develop speed endurance for 800 m female runners 
of the athletic team at Xuan Huy high school in Yen Son district, Tuyen Quang province. 
Keywords: XUAN HUY High, YÊN SƠN,TUYÊN QUANG; 800m running female athlete; Method of 
cicle practice. 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 19 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề 
tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu 
khoa học sau đây: Phương pháp phân tích 
và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng 
vấn tọa đàm; phương pháp quan sát sư 
phạm; phương pháp thực nghiệm sư phạm 
và phương pháp toán học thống kê. Đây là 
các phương pháp cho phép thu nhận và xử 
lý thông tin đảm bảo tính khách quan và có 
độ tin cậy cao. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1.1. Đánh giá thực trạng sử dụng các 
phương pháp trong giảng dạy, huấn luyện 
nhằm phát triển sức bền tốc độ trong chạy cự 
ly 800m cho nữ VĐV đội tuyển Điền kinh 
Trường THPT Xuân Huy - Tuyên Quang. 
 Để có cơ sở thực tiễn lựa chọn phương 
pháp trong giảng dạy nhằm phát triển sức 
bền tốc độ cho nữ VĐV chạy cự ly 800m đội 
tuyển Điền kinh Trường THPT Xuân Huy, 
bằng phương pháp phỏng vấn và quan sát sư 
phạm, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực 
tiếp các giáo viên đang giảng dạy về thực 
trạng sử dụng các phương pháp tập luyện 
trong quá trình nâng cao sức bền tốc độ 
trong chạy cự ly 800m cho nữ VĐV đội 
tuyển Điền kinh Trường THPT Xuân Huy - 
Yên Sơn - Tuyên Quang. Kết quả thu được 
trình bày ở bảng 1. 
Từ kết quả tại bảng 1.1 cho thấy tỷ lệ 
các giáo viên sử dụng các phương pháp có 
sự khác nhau rõ rệt. Đặc biệt là tỷ lệ sử 
dụng phương pháp tập luyện vòng tròn 
chưa cao và đang ở mức độ ít sử dụng (chỉ 
có 20% sử dụng, 20% cho rằng bình 
thường và 60% không sử dụng). Phương 
pháp này không được sử dụng nhiều trong 
quá trình huấn luyện nhằm phát triển sức 
bền tốc độ trong chạy cự ly 800m cho nữ 
VĐV đội tuyển điền kinh. Trong khi đó 
các phương pháp khác vẫn được chú trọng. 
1.2. Lựa chọn phương pháp tập luyện 
vòng tròn nhằm phát triển sức bền tốc 
độ cho nữ học sinh đội tuyển chạy cự ly 
800m Trường THPT Xuân Huy - Yên 
Sơn - Tuyên Quang. 
1.2.1. Lựa chọn phương pháp tập luyện 
vòng tròn nhằm phát triển sức bền tốc độ 
cho nữ HS đội tuyển chạy cự ly 800m 
Trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - 
Tuyên Quang 
Để lựa chọn phương pháp tập luyện phù 
hợp nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nữ 
học sinh đội tuyển chạy cự ly 800m 
Trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - 
Tuyên Quang, đề tài phỏng vấn các chuyên 
gia, huấn luyện viên. Kết quả được trình 
bày tại bảng 1.1. 
Bảng 1.1. Kết quả phỏng vấn thực trạng sử dụng phương pháp tập luyện nhằm phát triển 
sức bền tốc độ trong chạy cự ly 800m cho nữ VĐV đội tuyển điền kinh 
Trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang (n=5) 
TT Phương pháp tập luyện 
Kết quả 
Thường 
xuyên 
Bình thường Ít sử dụng 
n % n % n % 
1 Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định liên tục 2 40 1 20 2 40 
2 Phương pháp tập luyện ổn định ngắt quãng 2 40 1 20 2 40 
3 Phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng 1 20 2 40 2 40 
4 Phương pháp tập luyện biến đổi liên tục 2 40 2 40 1 20 
5 Phương pháp tập luyện vòng tròn 1 20 1 20 3 60 
6 Phương pháp sử dụng lời nói 5 100 0 0 0 0 
7 Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan 2 40 1 20 2 40 
8 Phương pháp trò chơi 4 80 1 20 0 0 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 20 
Bảng 1.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn phương pháp tập luyện nhằm phát triển sức 
bền tốc độ cho nữ học sinh đội tuyển chạy cự ly 800m (n=20) 
TT Nội dung phương pháp 
Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Tổng 
điểm n Đ n Đ n Đ 
1 Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định liên tục 8 24 2 4 10 10 38 
2 Phương pháp tập luyện ổn định ngắt quãng 9 27 4 8 7 7 42 
3 Phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng 7 21 3 6 10 10 37 
4 Phương pháp tập luyện biến đổi liên tục 10 30 4 8 6 6 44 
5 Phương pháp tập luyện vòng tròn 18 54 1 2 1 1 57 
6 Phương pháp sử dụng lời nói 11 33 4 8 5 5 46 
7 Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan 9 27 4 8 7 7 42 
8 Phương pháp trò chơi 8 24 2 4 10 10 38 
Từ kết quả tại bảng 1.2, đề tài lựa chọn 
phương pháp tập luyện vòng tròn nhằm 
phát triển sức bền tốc độ trong chạy cự ly 
800m cho nữ học sinh đội tuyển Điền kinh 
Trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - 
Tuyên Quang. 
1.2.2. Lựa chọn một số bài tập trong 
phương pháp tập luyện vòng tròn nhằm 
phát triển sức bền tốc độ trong chạy cự ly 
800m cho nữ HS đội tuyển điền kinh 
Từ các bài tập đã tổng hợp được từ phân 
tích, tổng hợp các tài liệu chung và chuyên 
môn về huấn luyện điền kinh, chúng tôi tiến 
hành phỏng vấn các chuyên gia, giáo viên, 
huấn luyện viên để lựa chọn bài tập phù hợp 
áp dụng phương pháp tập luyện vòng tròn 
nhằm phát triển sức bền tốc độ trong chạy 
cự ly 800m cho đối tượng nghiên cứu của 
đề tài. Nội dung phỏng vấn về mức độ ưu 
tiên sử dụng bài tập trong quá trình huấn 
luyện sức nhanh chuyên môn cho nữ học 
sinh đội tuyển chạy cự ly 800m. Mức độ ưu 
tiên được đánh giá thông qua việc cho điểm 
ở từng mức (Ưu tiên 1: 1 điểm, Ưu tiên 2: 2 
điểm, Ưu tiên 3: 3 điểm). Số phiếu được 
phát ra 20, số phiếu thu về 20. Kết quả được 
trình bày tại bảng 1.3 
Bảng 1.3. Bảng kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập trong phương pháp tập luyện 
vòng tròn nhằm phát triển sức bền tốc độ trong chạy cự ly 800m cho nữ VĐV đội 
tuyển Điền kinh Trường THPT Xuân Huy - Tuyên Quang (n = 20) 
TT Nội dung bài tập 
Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Tổng 
điểm n Đ n Đ n Đ 
1 Bật nhảy đổi chân liên tục có quy định thời gian 8 24 2 4 10 10 38 
2 Đánh tay tại chỗ 2’ 17 51 2 4 1 1 56 
3 Nâng cao đùi (Có quy định thời gian) 7 21 3 6 10 10 37 
4 Đứng lên ngồi xuống 30-40 lần 17 51 1 2 2 2 55 
5 Bật nhảy cổ chân di chuyên 1-1,5m 18 54 1 2 1 1 57 
6 Bật cóc ưu thân 7-10 lần 16 48 3 6 1 1 55 
7 Bật qua lại bục cao 40-50cm 11 33 4 8 5 5 46 
8 Bật nhảy bước bộ liên tục 20m 15 45 3 6 2 2 53 
9 Bật nhảy bước bộ liên tục 20m 16 48 3 6 1 1 55 
10 Nhảy dây tốc độ 1 phút x 3 lần 9 27 4 8 7 7 42 
11 Chạy bước nhỏ 50m 15 45 3 6 2 2 53 
12 Chạy nâng cao đùi 50m 18 54 1 2 1 1 57 
13 Chạy đạp sau 100m 16 48 3 6 1 1 55 
14 Chạy tăng độ 100m, 120m, 150m, 200m 15 45 3 6 2 2 53 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 21 
Từ kết quả tại bảng 1.3, chúng tôi đã 
lựa chọn các bài tập có tổng điểm từ 53 
điểm trở lên với đa số ý kiến lựa chọn mức 
ưu tiên 1 sử dụng cho huấn luyện vòng 
tròn nhằm phát triển sức bền tốc độ trong 
chạy cự ly 800m cho nữ VĐV đội tuyển 
Điền kinh Trường THPT Xuân Huy - Yên 
Sơn - Tuyên Quang, gồm các bài tập như sau: 
Đánh tay tại chỗ 2’; Đứng lên ngồi xuống 
30-40 lần; Bật nhảy cổ chân di chuyển 1-
1,5m; Bật cóc ưu thân 7-10 lần; Bật nhảy 
bước bộ liên tục 20m; Bật nhảy bước bộ 
liên tục 20m; Chạy bước nhỏ 50m; Chạy 
nâng cao đùi 50m; Chạy đạp sau 100m; 
Chạy tăng độ 100m, 120m, 150m, 200m. 
Sau khi lựa chọn được các bài tập, trước 
khi tiến hành xây dựng một chương trình 
tập luyện cho phương pháp tập luyện vòng 
tròn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các 
giáo viên, huấn luyện viên điền kinh về 
mức độ sử dụng các trạm nhằm phát triển 
sức bền tốc độ trong chạy cự ly 800m. Kết 
quả được trình bày tại bảng 1.4 
Bảng 1.4. Kết quả phỏng vấn sử dụng số trạm trong phương pháp tập luyện vòng tròn 
(n=20) 
TT Phương tiện 
Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Tổng 
điểm n Đ n Đ n Đ 
1 Sử dụng 4 trạm 8 24 2 4 10 10 38 
2 Sử dụng 5 trạm 9 27 2 4 9 9 40 
3 Sử dụng 6 trạm 18 54 2 4 0 0 58 
4 Sử dụng 7 trạm 10 30 1 2 9 9 41 
5 Sử dụng 8 trạm 9 27 3 6 8 8 41 
6 Sử dụng 9 trạm 11 33 2 4 7 7 44 
7 Sử dụng 10 trạm 7 21 3 6 10 10 37 
Từ kết quả tại bảng 1.4 cho thấy mức độ 
ưu tiên trong phương pháp tập luyện vòng 
tròn được đa số các giảng viên, huấn luyện 
viên điền kinh lựa chọn là 6 trạm với mức 
ưu tiên 1 là 18 người (tương đương với 
90%) số người lựa chọn, các trạm khác 
cũng được các giảng viên, huấn luyện viên 
lựa chọn. Tuy nhiên, tỷ lệ lựa chọn thấp 
hơn. Vì vậy, chúng tôi sử dụng 6 trạm để 
huấn luyện các bài tập theo phương pháp 
vòng tròn nhằm phát triển sức bền tốc độ 
trong chạy cự ly 800m cho nữ VĐV đội 
tuyển Điền kinh Trường THPT Xuân Huy 
– Yên Sơn – Tuyên Quang. 
1.2.2. Lựa chọn test đánh giá sức bền 
tốc độ cho nữ HS đội tuyển chạy cự ly 
800m Trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - 
Tuyên Quang. 
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp tài liệu 
và kết quả khảo sát các test đánh giá sức 
nhanh chuyên môn trong chạy cự ly 800m, 
đề tài tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi 
các huấn luyện viên, các giáo viên chuyên 
sâu điền kinh nhằm lựa chọn các test đánh 
giá phù hợp để kiểm tra sức bền tốc độ 
trong chạy cự ly 800m cho nữ học sinh đội 
tuyển Điền kinh Trường THPT Xuân Huy 
- Yên Sơn - Tuyên Quang. Kết quả phỏng 
vấn được trình bày tại bảng 1.5 
Bảng 1.5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các Test đánh giá hiệu quả sức bền tốc độ 
trong chạy cự ly 800m cho nữ HS đội tuyển Điền kinh Trường THPT Xuân Huy - 
Yên Sơn - Tuyên Quang (n=20) 
TT Nội dung các test 
Đồng ý Không đồng ý 
n % n % 
1 Chạy 100m (giây) 18 90 2 10 
2 Chạy 30m tốc độ cao (tính giây) 11 55 9 45 
3 Chạy 200m (giây) 10 50 10 50 
4 Chạy 800m (giây) 19 95 1 5 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 22 
Từ kết quả tại bảng, chúng tôi lựa chọn 
2 test có tỷ lệ lựa chọn cao từ trên 80% ý 
kiến tán thành sử dụng trong đánh giá hiệu 
quả sức bền tốc độ cho nữ học sinh đội 
tuyển chạy cự ly 800m Trường THPT 
Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang 
Test 1: Chạy 100m (giây) 
Test 2: Chạy 800m (giây) 
1.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng 
phương pháp tập luyện vòng tròn 
nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nữ 
VĐV chạy cự ly 800m đội tuyển Điền 
kinh Trường THPT Xuân Huy - Yên 
Sơn - Tuyên Quang. 
1.3.1. Tổ chức thực nghiệm 
Sau khi lựa chọn được các bài tập đưa 
vào chương trình tập luyện nhằm phát triển 
sức bền tốc độ trong chạy cự ly 800m cho 
nữ VĐV đội tuyển Điền kinh Trường 
THPT Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên 
Quang, 
chúng tôi tiến hành ứng dụng phương pháp 
tập luyện vòng tròn với 6 trạm cho đối 
tượng nghiên cứu. Tiến trình thực nghiệm 
được thực hiện trong 21 giáo án với 7 tuần 
thực nghiệm, mỗi tuần 3 buổi, thời gian 
mỗi buổi tập từ 60 đến 90 phút. Tiến trình 
thực nghiệm được trình bày tại phần Phụ lục. 
1.3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã 
lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả sức 
bền tốc độ cho nữ học sinh đội tuyển chạy 
cự ly 800m Trường THPT Xuân Huy - 
Yên Sơn - Tuyên Quang 
1.3.2.1 Kết quả kiểm tra trước thực 
nghiệm 
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng 
tôi tiến hành kiểm tra hai nhóm sử dụng 
các test đã lựa chọn nhằm đánh giá mức độ 
đồng đều giữa hai nhóm thực nghiệm và 
nhóm đối chứng. Kết quả được thực hiện ở 
bảng 1.6 và biểu đồ 1. 
Bảng: 1.6. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm 
Test chỉ 
số 
100m 800m 
Đối 
chứng 
Thực 
nghiệm 
Đối 
chứng 
Thực 
nghiệm 
X 17 22 17”21 3’4 3’40 
2
x 
0,168 0,264 
Ttính 0,864 0,836 
Tbảng 2,048 
P > 0,05 
Biểu đồ 1.1 Kết quả kiểm tra thành 
tích 2 nhóm trước thực nghiệm 
Từ kết quả tại bảng 1.6 và biểu đồ cho thấy 
thành tích của 2 nhóm đối chứng và thực 
nghiệm ở cả 2 test đều cho chỉ số tương 
đương nhau, có thể khẳng định hai nhóm là 
tương đồng, sự khác biệt giữa hai nhóm thực 
nghiệm và đối chứng không có ý nghĩa 
thống kê ở ngưỡng xác suất p > 0,05. 
1.3.2.2 Kết quả kiểm tra sau thực 
nghiệm 
Quá trình thực tập sư phạm được tiến 
hành dưới sự hướng dẫn và kiểm tra 
nghiêm ngặt chất lượng bài tập của người 
dạy. Sau 07 tuần thực nghiệm với 21 giáo 
án, mỗi tuần 3 buổi, chúng tôi tiến hành 
kiểm tra 2 nhóm. Kết quả thu được trình 
bày ở bảng 1.7 và biểu đồ 1.2 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 23 
Bảng 1.7. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 
Test 
chỉ 
số 
100m 800m 
Đối 
chứng 
Thực 
nghiệm 
Đối 
chứng 
Thực 
nghiệm 
X 17”15 17”00 3”38 3’23 
2
x 0,278 0,221 
Ttớnh 2,548 2,651 
Tbảng 2 048 
P < 0,05 
Biểu đồ 1.2. Kết quả kiểm tra thành 
tích 2 nhóm sau thực nghiệm 
Từ kết quả thu được tại bảng 3.5 và 
biểu đồ 3.2 cho thấy kết quả kiểm tra của 
nhóm thực nghiệm cao hơn hắn nhóm đối 
chứng với ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất p < 
0,05. Sự khác biệt giữa 2 nhóm thực 
nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa thống 
kê. Điều đó chứng tỏ phương pháp huấn 
luyện vòng tròn và các bài tập mà đề tài 
nghiên cứu lựa chọn đã làm nâng cao sức 
bền tốc độ trong chạy cự ly 800m cho nữ 
VĐV Trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn 
- Tuyên Quang. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn, 
đồng thời qua kết quả phỏng vấn các giáo 
viên, huấn luyện viên điền kinh, đề tài đã 
lựa chọn phương pháp tập luyện vòng tròn 
và 10 bài tập để áp dụng vào huấn luyện 
vòng tròn nhằm phát triển sức bền tốc độ 
cho trong chạy cự ly 800m cho nữ VĐV 
đội tuyển Điền kinh Trường THPT Xuân 
Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang. 
Đề tài cũng lựa chọn được 2 test đánh 
giá sức bền tốc độ trong chạy cự ly 800m 
cho nữ học sinh đội tuyển Điền kinh 
Trường THPT Xuân Huy - Yên Sơn - 
Tuyên Quang. Sau 7 tuần thực nghiệm với 
21 giáo án huấn luyện kết quả kiểm tra 
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cho 
thấy, thành tích nhóm thực nghiệm cao hơn 
hẳn nhóm đối chứng với ttính > tbảng. Sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng 
xác suất p < 0,05. Hay nói cách khác, 
phương pháp huấn luyện và các bài tập mà 
đề tài nghiên cứu lựa chọn đã nâng cao sức 
bền tốc độ trong chạy cự ly 800m cho nữ 
VĐV đội tuyển Điền kinh Trường THPT 
Xuân Huy - Yên Sơn - Tuyên Quang. 
2. Kiến nghị 
Trong quá trình huấn luyện học sinh đội 
tuyển chạy cự ly 800m các giáo viên cần 
coi trọng và quan tâm nhiều hơn nữa tới 
phương pháp huấn luyện vòng tròn và 
những bài tập huấn luyện thể lực nhằm 
nâng cao thành tích cho học sinh. 
 Kết quả nghiên cứu của đề tài các giáo 
viên có thể tham khảo và ứng dụng các bài 
tập trong huấn luyện và mở rộng nghiên 
cứu cho các tố chất khác, góp phần nâng 
cao hiệu quả tập luyện và thi đấu cho học 
sinh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trương Ngọc Để (2004), Kế hoạch huấn luyện dài hạn 6 năm cho VĐV trình độ cao, Nxb 
TDTT, Hà Nội. 
2. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2015), lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT Hà Nội. 
3. Phạm Ngọc Viễn, Phạm Xuân Thành (2012), Tâm lý TDTT, Nxb TDTT HÀ Nội. 
4. Nguyễn Văn Phúc (2012), các bài tập thể lực, Nxb TDTT Hà Nội 
5. Nguyễn Đức Văn (2008), Phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_phuong_phap_tap_luyen_vong_tron_de_phat_trien_suc_b.pdf