Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT Trực Ninh - Nam Định

Giáo dục thể chất và thể thao trường

học chiếm vị trí rất quan trọng quan trọng

trong việc giáo dục con người phát triển

toàn diện, là một nhân tố cần thiết nhằm

bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những

người có thể chất cường tráng, có dũng

khí kiên cường. Chính vì vậy mà trên thế

giới vấn đề nghiên cứu thể dục thể thao

trường học luôn được các chuyên gia, các

nhà giáo dục quan tâm. Xu hướng chung

hiện nay trong nghiên cứu là khai thác,

tổng hợp, hệ thống hoá, cải tiến các hình

thức, nội dung, phương tiện, phương pháp

giáo dục thể chất trong trường học và kết

hợp với tổ chức hoạt động thể dục thể

thao ngoại khóa để nâng cao chất lượng,

hiệu quả công tác giáo dục thể chất và thể

thao trường học. Nghiên cứu về vấn đề

này đã được các tác giả trong và ngoài

nước quan tâm nghiên cứu như các công

trình của Pogorelom - 1989; O.G. Tatrova

- 1989; X.N. Mikhailova - 1990; I.N.

Stoliae - 1990, Nguyễn Kim Minh (1986),

Lê Văn Lẫm (1989-1992).

Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT Trực Ninh - Nam Định trang 1

Trang 1

Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT Trực Ninh - Nam Định trang 2

Trang 2

Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT Trực Ninh - Nam Định trang 3

Trang 3

Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT Trực Ninh - Nam Định trang 4

Trang 4

Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT Trực Ninh - Nam Định trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2920
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT Trực Ninh - Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT Trực Ninh - Nam Định

Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT Trực Ninh - Nam Định
 24 
LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH 
TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO 
CHO NAM HỌC SINH ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH 
TRƯỜNG THPT TRỰC NINH - NAM ĐỊNH 
ThS. Lê Học Liêm* 
Vũ Thị Roan ** 
1. Đặt vấn đề 
Giáo dục thể chất và thể thao trường 
học chiếm vị trí rất quan trọng quan trọng 
trong việc giáo dục con người phát triển 
toàn diện, là một nhân tố cần thiết nhằm 
bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những 
người có thể chất cường tráng, có dũng 
khí kiên cường. Chính vì vậy mà trên thế 
giới vấn đề nghiên cứu thể dục thể thao 
trường học luôn được các chuyên gia, các 
nhà giáo dục quan tâm. Xu hướng chung 
hiện nay trong nghiên cứu là khai thác, 
tổng hợp, hệ thống hoá, cải tiến các hình 
thức, nội dung, phương tiện, phương pháp 
giáo dục thể chất trong trường học và kết 
hợp với tổ chức hoạt động thể dục thể 
thao ngoại khóa để nâng cao chất lượng, 
hiệu quả công tác giáo dục thể chất và thể 
thao trường học. Nghiên cứu về vấn đề 
này đã được các tác giả trong và ngoài 
nước quan tâm nghiên cứu như các công 
trình của Pogorelom - 1989; O.G. Tatrova 
- 1989; X.N. Mikhailova - 1990; I.N. 
Stoliae - 1990, Nguyễn Kim Minh (1986), 
Lê Văn Lẫm (1989-1992)... 
Kết quả khảo sát công tác giáo dục thể 
chất và hoạt động thể dục thể thao của học 
sinh trường THPT Trực Ninh - Nam Định 
cho thấy nhà trường đã rất quan tâm tới 
công tác giáo dục thể chất và thể thao 
trường học. Tuy nhiên, đối với nội dung 
nhảy cao thành tích thi đấu của học sinh 
còn hạn chế. Một trong những nguyên 
nhân dẫn đến thành tích thi đấu nhảy cao 
của đội tuyển điền kinh nhà trường còn 
hạn chế do sức mạnh tốc độ của học sinh 
đội tuyển còn chưa tốt. Do đó việc cần 
phải tìm ra các bài tập phù hợp để phát 
triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao 
thành tích cho nhảy cao cho học sinh. 
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi lựa chọn 
đề tài: "Lựa chọn một số bài tập phát triển 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 25 
sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích 
nhảy cao cho nam học sinh đội tuyển điền 
kinh trường THPT Trực Ninh - Nam Định”. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp 
nghiên cứu khoa học sau: Phương pháp 
phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương 
pháp phỏng vấn, Phương pháp quan sát sư 
phạm, Phương pháp thực nghiệm sư 
phạm, Phương pháp kiểm tra sư phạm, 
Phương pháp toán thống kê. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Lựa chọn một số bài tập phát triến 
sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích 
nhảy cao cho các nam học sinh đội tuyển điền 
kinh trường THPT Trực Ninh - Nam Định. 
3.1.1. Lựa chọn một số bài tập phát 
triến sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao 
thành tích nhảy cao cho nam học sinh đổi 
tuyển Điền kinh trường THPT Trực Ninh 
- Nam Định. 
Bằng phương pháp tổng hợp và tham 
khảo các nguồn tài liệu chuyên môn có 
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các 
tác giả trong và ngoài nước, cũng như qua 
quá trình khảo sát thực trạng công tác 
huấn luyện VĐV Điền kinh tại các câu lạc 
bộ, các trung tâm thể thao mạnh khu vực 
phía Bắc... đề tài thu thập được 17 bài tập 
nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong 
nhảy cao đã và đang được sử dụng trong 
thực tế, thuộc các nhóm bài tập kỹ thuật, 
bài tập thể lực, bài tập thi đấu. 
Để đảm bảo lựa chọn được các bài tập 
một cách khoa học, khách quan và chính 
xác, đề tài tiến hành phỏng vấn 20 người, 
bao gồm: các chuyên gia, các huấn luyện 
viên đang công tác huấn luyện Điền kinh 
tại các câu lạc bộ, các trung tâm huấn 
luyện mạnh ở khu vực phía Bắc. 
Nội dung phỏng vấn là xác định mức 
độ ưu tiên của các bài tập ở 3 mức: 
Ưu tiên 1: 3 điểm (Bài tập rất quan 
trọng). 
Ưu tiên 2: 2 điểm (Bài tập quan trọng). 
Ưu tiên 3: 1 điểm (Bài tập không quan 
trọng). 
Đề tài căn cứ vào kết quả phỏng vấn để 
tìm và lựa chọn ra được những bài tập đặc 
trưng tiêu biểu cho từng yếu tố của sức 
mạnh tốc độ đòn chân cho đối tượng 
nghiên cứu. Kết quả thu được như trình 
bày ở bảng 1. 
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ 
trong nhảy cao (n = 20) 
TT 
Nội dung bài tập 
Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 Tổng 
điểm 
% 
n Điểm n Điểm n Điểm 
I. Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể 
1 Chạy xuất phát thấp 30m - 50m 1 3 3 6 17 17 26 43.3 
2 Bật nhảy qua rào 2 6 2 4 16 16 26 43.3 
3 Bật nhảy thu gối trên hố cát bằng 
2 chân 
2 6 3 6 15 15 27 45.0 
4 Lò cò bật nhảy từng chân một 
30m - 40m 
1 3 1 2 18 18 23 38.3 
5 Chạy 30m tốc độ cao 18 54 2 4 0 0 58 96.7 
6 Bật xa tại chỗ + bật xa 3 bước 16 48 3 6 1 1 55 91.7 
 26 
7 Bật cóc 17 51 1 2 2 2 55 91.7 
8 Bật cao tại chỗ với bảng 18 54 1 2 1 1 57 95.0 
9 Gánh tạ đạp sau 3 9 1 2 16 16 27 45.0 
10 Gánh tạ ngồi xuống đứng lên 18 54 2 4 0 0 58 96.7 
11 Gánh tạ bật xoạc 2 6 1 2 17 17 25 41.7 
II. Bài tập bổ trợ và hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao 
12 Chạy đà 3 bước giậm nhảy đá 
lăng liên tục trên đường chạy rơi 
xuống bằng chân giậm. 
1 3 1 2 18 18 23 38.3 
13 Phối hợp đà 3-5 bước bật nhảy 
cao chạm vật qui định. 
2 6 1 2 17 17 25 41.7 
14 Chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy 
thu chân giậm qua xà. 
17 51 3 6 0 0 57 95.0 
15 Các bài tập với biên độ lớn 4 12 1 2 15 15 29 48.3 
III. Các bài tập trò chơi, thi đấu 
16 Trò chơi vận động 18 54 2 4 0 0 58 96.7 
17 Các bài tập với bóng 3 9 1 2 16 16 27 45.0 
Từ kết quả thu được ở bảng 1. chúng 
tôi lựa chọn bài tập có số ý kiến lựa chọn 
từ 75% trở lên sử dụng trong huấn luyện 
sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích 
nhảy cao cho học sinh. Kết quả chúng tôi 
lựa chọn được 7 bài tập gồm các bài tập sau: 
1. Chạy 30m tốc độ cao. 
2. Bật xa tại chỗ + bật xa 3 bước. 
3. Bật cóc. 
4. Bật cao tại chỗ với bảng 
5. Gánh tạ 30kg ngồi xuống đứng lên. 
6. Chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy đá 
lăng chân thu chân giậm qua xà. 
7. Trò chơi vận động. 
3.1.2. Lựa chọn test kiểm tra đánh giá 
trình độ sức mạnh tốc độ 
Để đánh giá hiệu quả của bài tập phát 
triển sức mạnh tốc độ trước và sau thực 
nghiệm, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 
các chuyên gia, giảng viên lựa chọn test đánh 
giá. Kết quả được trình bày tại bảng 2 
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ (n = 20) 
TT Nội dung phỏng vấn 
Kết quả phỏng vấn 
Phiếu tán 
thành 
Tỉ lệ % 
1 Hất tạ 5kg bằng hai tay qua đầu ra sau(cm) 10 50 
2 Chạy 30m XPC (giây) 19 95 
3 Gánh tạ 30kg ngồi xuống đứng lên 20 giây (lần) 18 85 
4 Bật cao với bảng tại chỗ (cm) 19 95 
5 Đánh giá Kỹ thuật nhảy cao (Cm) 10 50 
6 Thành tích nhảy cao (cm) 20 100 
Kết quả tại bảng 2 cho thấy: có 04 
test đánh giá được các chuyên gia lựa 
chọn cao là: Chạy 30m XPC (giây), Gánh 
tạ 30kg ngồi xuống đứng lên 20 giây 
(lần), bật cao tại chỗ, thành tích nhảy cao là 
 27 
những test có số phiếu tán thành cao chiếm tỉ 
lệ 85% trở lên. 
* Xác định tính thông báo của các Test 
Để đảm bảo tính khoa học khi đưa các 
Test vào ứng dụng, đề tài tiến hành tính 
thông báo của test thông qua hệ số tương 
quan cặp giữa kết quả kiểm của các test 
với thành tích thi đấu của học sinh. Kết 
quả được trình bày tại bảng 3 
Bảng 3. Mối tương quan giữa kết quả kiểm tra các Test với thành tích thi đấu của 
nam học sinh đội tuyển điền kinh THPT Trực Ninh (n=24) 
TT Nội dung Test 
Hệ số tương quan 
r P 
1 Chạy 30m XPC (giây) 0,82 <0,05 
2 Gánh tạ 30kg ngồi xuống đứng lên 20 giây (lần) 0,83 <0,05 
3 Bật cao với bảng tại chỗ (Cm) 0,85 <0,05 
4 Thành tích nhảy cao (cm) 0,88 <0,05 
Kết quả bảng 3 cho thấy: Cả 4 test 
đánh giá sức mạnh tốc độ cho đối tượng 
nghiên cứu đều có mối tương quan mạnh 
với thành tích thi đấu. Kết quả thể hiện ở r 
đạt từ 0,82 tới 0.88 ở ngưỡng xác suất 
P<0.05. Như vậy, cả 4 test trên đều đảm 
bảo tính thông báo sử dụng cho đội tuyển 
điền kinh nam THPT Trực Ninh. 
* Xác định độ tin cậy của các Test 
Sau khi xác định được tính thông báo, 
đề tài tiếp tục xác định độ tin cậy của 
chúng bằng phương pháp test lặp lại. Độ 
tin cậy được xác định bằng hệ số tương 
quan cặp giữa 2 lần kiểm tra của các test. 
Kết quả tại bảng 4. 
Bảng 4. Mối tương quan giữa 2 lần kiểm tra các Test của nam học sinh đội tuyển 
điền kinh THPT Trực Ninh (n=24) 
TT Nội dung Test 
Kết quả kiểm tra 
r Lần1 
(  x ) 
Lần 2 
(  x ) 
1 Chạy 30m XPC (giây) 6.12±0.74 6.15±0.46 0.86 
2 Gánh tạ 30kg ngồi xuống đứng lên 20 giây (lần) 10.39±0,11 10.36±0.3 0,81 
3 Bật cao với bảng tại chỗ (Cm) 40.0±4.1 39.2±4.3 0,84 
4 Thành tích nhảy cao (cm) 146±0,51 145.5±0,54 0,87 
Qua bảng 4 cho thấy: ở cả 4 test 
đánh giá sức mạnh tốc độ cho đối tượng 
nghiên cứu đã lựa chọn và xác định tính 
thông báo, kết quả kiểm tra đều có mối 
tương quan mạnh giữa 2 lần kiểm tra với 
rtính = 0.81 đến 0.87 > 0.80 ở ngưỡng xác 
xuất P < 0.05. Vậy chúng đảm bảo độ tin 
cậy và cho phép sử dụng cho nam học 
sinh đội tuyển điền kinh THPT Trực Ninh. 
3.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các 
bài tập phát triển sức mạnh tốc độ 
 28 
nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho 
nam học sinh đội tuyển điền kinh 
trường THPT Trực Ninh - Nam Định. 
Để đánh giá hiệu quả của các bài tập 
phát triển sức mạnh tốc độ trong quá trình 
huấn luyện, chúng tôi thực nghiệm trên 24 
nam học sinh đội tuyển điền kinh trường 
THPT Trực Ninh - Nam Định. Tiến hành 
bốc thăm ngẫu nhiên để chia thành 2 nhóm: 
Nhóm đối chứng (Nhóm A): gồm 12 
em tập theo các bài tập bình thường theo 
chương trình của tổ thể dục nhà trường. 
Nhóm thực nghiệm (Nhóm B): gồm 12 
em tập theo các bài tập chúng tôi đã lựa chọn 
Quá trình thực nghiệm tiến hành trong 
3 tháng. Hai nhóm đều tiến hành tập luyện 
song song theo kế hoạch đã định, trong 
mỗi tuần được tập 2 buổi ( thứ 3, thứ 5) có 
lồng ghép các bài tập sức mạnh tốc độ, 
tổng thời gian thực nghiệm 14 buổi, mỗi 
buổi tập 45 phút. 
3.2.1. Kết quả kiểm tra trước thực 
nghiệm 
Trước khi bước vào ứng dụng và đánh 
giá hiệu quả một số bài tập phát triển sức 
mạnh tốc độ cho đối tượng nghiên cứu, 
chúng tôi tiến hành kiểm tra các test đánh 
giá trình độ sức mạnh tốc độ của học sinh 
nam (2 nhóm thực nghiệm và đối chứng) 
trình bày kết quả ở bảng 5. 
Bảng 5. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm (nA= nB=12). 
STT Test 
Nhóm A 
 x 
Nhóm B 
 x 
ttính p 
1 Chạy 30m XPC (giây) 6.16 0.7 6.18 0.8 0,52 >0,05 
2 Gánh tạ 30kg ngồi xuống đứng 
lên 20 giây (lần) 
10.41 0.11 10.39 0.15 0.77 >0,05 
3 Bật cao với bảng tại chỗ (cm) 40.0 4,1 39 4,2 0.27 >0,05 
4 Thành tích nhảy cao (cm) 146 0.3 145 0.2 1.30 >0,05 
Qua bảng 5 cho thấy kết quả kiểm tra 
trước thực nghiệm của hai nhóm có thành 
tích khá đồng đều ở cả 4 test kiểm tra, sự 
khác biệt về thành tích không đáng kể với 
ttính 0,05. 
3.2.2. Kết quả kiểm tra sau thực 
nghiệm: 
Để khẳng định rõ hiệu quả một số bài 
tập phát triển sức mạnh tốc độ đã lựa chọn 
ứng dụng trong giảng dạy nhằm nâng cao 
trình độ kỹ thuật nhảy cao cho cho đối 
tượng nghiên cứu, sau khi kết thúc quá 
trình thực nghiệm, đề tài tiến hành so sánh 
kết quả kiểm tra đánh giá thành tích nhảy 
cao giữa nhóm đối chứng và nhóm thực 
nghiệm. Kết quả thu được của cả 2 nhóm 
được trình bầy ở bảng 6. 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_mot_so_bai_tap_phat_trien_suc_manh_toc_do_nham_nang.pdf