Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản nhằm lựa chọn một số bài tập để phát triển khả

năng phối hợp vận động của nam học sinh đội tuyển Cầu lông Trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ. Kết

quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho công tác giảng dạy huấn luyện môn Cầu lông cho các Trường

THPT trong tỉnh Phú Thọ.

Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ trang 1

Trang 1

Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ trang 2

Trang 2

Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ trang 3

Trang 3

Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ trang 4

Trang 4

Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ trang 5

Trang 5

Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ trang 6

Trang 6

Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 6300
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ

Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ
 cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật, tâm 
lý và thể lực đặc biệt là KNPHVĐ. Đặc 
biệt trong công tác giảng dạy và huấn 
luyện thể lực cho các em hiện nay việc 
phát triển KNPHVĐ còn bị xem nhẹ, các 
bài tập được sử dụng lại chưa đồng bộ, 
chưa được sử dụng thường xuyên, chưa 
có hệ thống và được sắp xếp một cách có 
khoa học. Chính vì vậy, hiệu quả phát 
triển KNPHVĐ chưa cao, chưa đáp ứng 
hoạt động đặc thù của môn cầu lông. Do 
đó việc phát triển KNPHVĐ cho các em 
là một vấn đề hết sức cần thiết để tìm ra 
các bài tập phát triển KNPHVĐ cho nam 
học sinh đội tuyển cầu lông THPT Đoan 
Hùng thì chưa có một công trình khoa 
học nào đi sâu nghiên cứu. Xuất phát từ 
những vấn đề nêu trên tiến hành nghiên 
cứu đề tài: “Lựa chọn một số bài tập 
nhằm phát triển khả năng phối hợp 
vận động cho nam học sinh đội tuyển 
Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản nhằm lựa chọn một số bài tập để phát triển khả 
năng phối hợp vận động của nam học sinh đội tuyển Cầu lông Trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ. Kết 
quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho công tác giảng dạy huấn luyện môn Cầu lông cho các Trường 
THPT trong tỉnh Phú Thọ. 
Từ khóa: Lựa chọn; bài tập; phối hợp vận động; học sinh; trung học phổ thông. 
Abstract: The usage of the basic research methods is to select possible exercises with the aim of 
developing the ability to coordinate of the male students of the Badminton Team of Doan Hung, Phu 
Tho Highschool. The research’s result will be the fundementals for the teaching of Badminton for many 
highschool in Phu Tho Province. 
Keywords: Reality, exercise, coordinate advocaccy, student, highschool. 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
* Giảng viên Khoa ĐK-TD, Trường ĐHSP TDTT Hà Nội 
** SV Trần Lan Anh - D12CLbK47, Trường ĐHSP TDTT Hà Nội 
 48 
cầu lông Trường THPT Đoan Hùng, 
Phú Thọ”. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các 
phương pháp thường quy sau: Phương 
pháp tổng hợp tài liệu, phương pháp 
phỏng vấn, phương pháp quan sát sư 
phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm, 
phương pháp thực nghiệm sư phạm và 
phương pháp toán học thống kê. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Lựa chọn một số bài tập phát 
triển KNPHVĐ cho nam học sinh đội 
tuyển cầu lông Trường THPT Đoan 
Hùng, Phú Thọ 
3.1.1. Các nguyên tắc lựa chọn bài tập 
Chúng tôi xây dựng các nguyên tắc lựa 
chọn bài tập như sau: 
Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa 
chọn phải có tính định hướng phát triển 
KNPHVĐ cho nam học sinh đội tuyển cầu 
lông THPT Đoan Hùng. 
Nguyên tắc 2: Các bài tập phải phù hợp 
với đối tượng tập luyện (về tâm sinh lý, 
trình độ, điều kiện tập luyện). 
Nguyên tắc 3: Các bài tập lựa chọn 
phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính 
thông báo cần thiết với đối tượng nghiên cứu. 
Nguyên tắc 4: Các bài tập phải có tính 
đa dạng, tạo hứng thú cho học sinh. 
Nguyên tắc 5: Các bài tập phải có tính 
tiếp cận với xu hướng sử dụng các biện 
pháp và phương pháp huấn luyện 
KNPHVĐ trong huấn luyện cầu lông. 
3.1.2. Lựa chọn bài tập 
Qua tham khảo các tài liệu có liên 
quan, phỏng vấn trực tiếp các giáo viên, 
HLV... về các bài tập sử dụng huấn luyện 
KNPHVĐ cho đối tượng nghiên cứu. Đề 
tài đã tổng hợp được 36 bài tập, bao gồm 
các bài tập như trình bày trong bảng 3.1 
Đề tài tiến hành phỏng vấn (bằng 
phiếu hỏi) các chuyên gia, huấn luyện 
viên và các giáo viên giảng dạy cầu lông. 
Nội dung phỏng vấn là xác định mức độ 
ưu tiên của các bài tập ở 3 mức: Ưu tiên 1: 
3 điểm (Bài tập rất quan trọng); Ưu tiên 
2: 2 điểm (Bài tập quan trọng); Ưu tiên 3: 
1 điểm (Bài tập không quan trọng). Đề 
tài căn cứ vào kết quả phỏng vấn để lựa 
chọn ra bài tập đặc trưng phát triển 
KNPHVĐ cho đối tượng nghiên cứu. Kết 
quả trình bày ở bảng 3.1 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 49 
Bảng 2.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển KNPHVĐ 
cho nam học sinh đội tuyển Cầu lông THPT Đoan Hùng (n=20) 
Bài tập 
Ưu tiên 1 Ưu tiên 1 Ưu tiên 1 
Tổng điểm % 
n Điểm n Điểm n Điểm 
Bài tập 1 6 18 5 10 9 9 37 61.67 
Bài tập 2 5 15 5 10 10 10 35 58.33 
Bài tập 3 18 54 1 2 1 1 57 95 
Bài tập 4 3 9 8 16 9 9 34 56.66 
Bài tập 5 3 9 4 8 13 13 30 50 
Bài tập 6 16 48 2 4 2 2 54 90 
Bài tập 7 2 6 6 12 12 12 30 50 
Bài tập 8 6 18 4 8 10 10 36 60 
Bài tập 9 3 9 9 18 9 9 36 60 
Bài tập 10 4 12 4 8 12 12 32 53.33 
Bài tập 11 15 45 5 10 0 0 55 91.67 
Bài tập 12 3 9 5 15 12 12 36 60 
Bài tập 13 13 39 6 12 1 1 52 86.67 
Bài tập 14 9 27 11 22 0 0 49 81.67 
Bài tập 15 5 15 6 12 9 9 36 60 
Bài tập 16 19 57 1 2 0 0 59 98.33 
Bài tập 17 20 60 0 0 0 0 60 100 
Bài tập 18 5 15 5 10 10 10 35 58.33 
Bài tập 19 6 18 5 10 9 9 37 61.67 
Bài tập 20 3 9 6 12 11 11 32 53.33 
Bài tập 21 15 45 5 10 0 0 55 91.67 
Bài tập 22 10 30 10 20 0 0 50 83.33 
Bài tập 23 1 3 7 14 12 12 29 48.33 
Bài tập 24 5 15 4 8 11 11 37 61.67 
Bài tập 25 13 39 4 8 3 3 49 81.67 
Bài tập 26 1 3 5 10 14 14 27 45 
Bài tập 27 2 6 3 6 15 15 27 45 
Bài tập 28 12 36 6 12 2 2 50 83.33 
Bài tập 29 19 57 1 2 0 0 59 98.33 
Bài tập 30 20 60 0 0 0 0 60 100 
Bài tập 31 3 9 3 6 14 14 29 48.33 
Bài tập 32 14 42 5 10 1 1 53 88.33 
Bài tập 33 2 6 4 8 14 14 28 46.66 
Bài tập 34 3 9 4 8 13 13 30 50 
Bài tập 35 5 15 5 10 10 10 35 58.33 
Bài tập 36 20 60 0 0 0 0 60 100 
Kết quả ở bảng 3.1, đề tài đã lựa chọn 
được 15 bài tập có mức độ ưu tiên sử 
dụng từ 80% trở lên để phát triển 
KNPHVĐ cho nam học sinh đội tuyển 
cầu lông THPT Đoan Hùng, đó là các bài 
tập cụ thể: 
- Bài tập 1: Di chuyển lên lưới bỏ nhỏ, 
lùi về cuối sân bật nhảy đập cầu 
- Bài tập 2: Di chuyển tiến lùi mô 
phỏng động tác đập cầu, sủi cầu. 
- Bài tập 3: Di chuyển luân phiên đập 
cầu bên phải, đỡ bỏ nhỏ, vụt trái 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 50 
- Bài tập 4: Di chuyển đánh đỡ cầu 
nhiều điểm rơi khác nhau 
- Bài tập 5: Luân phiên giậm nhảy vụt 
cầu bên phải, trái chéo qua đầu 
- Bài tập 6: Phối hợp đập phải vụt trái 
- Bài tập 7: Phối hợp bật nhảy đập 
cầu, chém cầu góc lưới 
- Bài tập 8: Đánh cầu cao sâu kết hợp 
chặn cầu 
- Bài tập 9:Di chuyển đánh cầu trên 
lưới, lùi đánh cầu cao sâu vào ô 
- Bài tập 10: Di chuyển 2 điểm cố 
định đánh cầu vào 4 điểm cố định 
- Bài tập 11: Di chuyển 4 góc đập cầu 
và sủi cầu 
- Bài tập 12: Di chuyển đánh cầu trên 
lưới, lùi về bật nhảy đập cầu 
- Bài tập 13: Phối hợp đập cầu dọc 
biên lên lưới bỏ nhỏ 
- Bài tập 14: Di chuyển lùi đánh cầu 
cao sâu, lên lưới đặt cầu 
- Bài tập 15: Thi đấu đơn, đôi 
3.2. Ứng dụng, đánh giá hiệu quả 
một số bài tập nhằm phát triển 
KNPHVĐ cho nam học sinh đội tuyển 
cầu lông Trường THPT Đoan Hùng. 
Tiến hành đánh giá hiệu quả các bài 
tập đã lựa chọn trên đối tượng nghiên 
cứu. 
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm: Đề tài 
tiến hành thực nghiệm so sánh song song 
giữa 2 nhóm được chia ngẫu nhiên để 
đánh giá hiệu quả của chúng. 
- Đối tượng thực nghiệm: Đối tượng 
thực nghiệm là 11 nam học sinh đội 
tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng, 
và được chia làm 2 nhóm: nhóm thực 
nghiệm (n = 6) và nhóm đối chứng (n = 
5) 
- Tổ chức thực nghiệm: Trước khi 
phân nhóm chúng tôi tiến hành kiểm tra 
ban đầu trên 2 nhóm để đảm bảo thành 
tích 2 nhóm có sự tương đồng. 
+ Nhóm thực nghiệm tập luyện theo 
các bài tập mà đề tài đã lựa chọn, nhóm 
đối chứng tập luyện theo chương trình, kế 
hoạch mà các giáo viên tổ môn thể dục 
trường THPT Đoan Hùng đã xây dựng. 
+ Thời gian thực nghiệm: 6 tuần, mỗi 
tuần gồm 3 buổi. Chúng tôi tiến hành tổ 
chức thực nghiệm vào các giờ ngoại khóa 
buổi chiều (thứ 2, thứ 4, thứ 6). 
* Quá trình thực nghiệm được tiến 
hành cụ thể như sau: 
- Quá trình thực nghiệm chúng tôi tiến 
hành tập luyện phát triển KNPHVĐ mỗi 
tuần huấn luyện số bài tập mà chúng tôi 
đã lựa chọn sử dụng 3 lần tập. 
- Thời gian cho mỗi lần tập từ 20 - 25 
phút được bố trí vào phần đầu của buổi 
tập ngay sau phần khởi động chuyên môn. 
- Trong các buổi tập sử dụng phương 
pháp vòng tròn khoảng cách. Cường độ 
của bài tập thực hiện với tốc độ tối đa; Số 
lần lặp lại bài tập 2-3 lần. 
Quá trình thực nghiệm được tổ chức 
chặt chẽ với từng phần trong từng buổi 
huấn luyện. Chúng tôi loại trừ tất cả các 
yếu tố khách quan tác động đến từng 
nhóm và tránh ảnh hưởng phương pháp 
của nhóm này đối với nhóm kia, vấn đề 
còn lại là sự tác động của tổ hợp phương 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 51 
pháp đến từng nhóm khác nhau để đánh 
giá hiệu quả của chúng. 
3.2.2. Kết quả thực nghiệm: Trước 
khi tiến hành thực nghiệm, đề tài tiến 
hành kiểm tra ban đầu để so sánh giữa 2 
nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả 
trình bày ở bảng 3.2. 
. 
Bảng 2.2. Kết quả kiểm tra ban đầu của nhóm ĐC và TN (nTN=6, nĐC =5) 
TT Test 
Nhóm TN 
x ± 
Nhóm ĐC 
x ± 
t p 
1 
Di chuyển tiến lùi 10 lần (s) 
40.38 ± 2.26 40.36 ± 2.18 0.97 > 0.05 
2 
Di chuyển đánh cầu 2 góc trên lưới 10 lần (s) 
22.29 ± 1.48 22.28 ± 1.64 0.85 > 0.05 
3 
Di chuyển đánh cầu tại 4 vị trí trên sân 6 lần (s) 
64.60 ± 2.54 64.58 ± 2.56 1.02 > 0.05 
4 
Phối hợp đập cầu dọc biên lên lưới bỏ nhỏ vào ô 
10 quả (số quả vào ô) 
5.18 ± 1.76 5.20 ±1.72 0.92 > 0.05 
5 
Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi 3 bước đập cầu 20 
lần (s) 
95.24 ± 5.37 95.21 ± 5.19 0.84 > 0.05 
6 
Phối hợp di chuyển nhảy bước phông cầu vào ô 
cuối sân 10 quả (số quả vào ô) 
5.27 ± 1.65 5.26 ± 1.68 0.94 > 0.05 
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: Kết quả 
kiểm tra ban đầu của các Test đánh giá 
đều thể hiện ttính < tbảng ở ngưỡng xác suất 
p>0,05. Điều này cho thấy thành tích của 
2 nhóm không thể hiện sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê. Hay nói cách khác, trước 
thực nghiệm KNPHVĐ của 2 nhóm là 
tương đương nhau. 
Sau 6 tuần tập luyện chúng tôi đã tiến 
hành kiểm tra trên cả 2 nhóm bằng các 
test đánh giá đã lựa chọn, nhằm xác định 
được trình độ của 2 nhóm sau thời gian 
thực nghiệm và để xem xét đánh giá hiệu 
quả tác động của các bài tập đã lựa chọn 
trong quá trình thực nghiệm. Kết quả 
được trình bày ở bảng 3.3. 
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra của 2 nhóm sau 6 tuần TN (nTN=6, nĐC =5) 
TT Test 
Nhóm TN 
x ± 
Nhóm ĐC 
x ± 
t p 
1 Di chuyển tiến lùi 10 lần (s) 35.57±1.98 38.46±2.21 3.31 <0.05 
2 Di chuyển đánh cầu 2 góc trên lưới 10 lần (s) 18.92±2.06 20.98±2.36 3.12 <0.05 
3 Di chuyển đánh cầu tại 4 vị trí trên sân 6 lần (s) 60.47±2.42 63.18±2.53 3.63 <0.05 
4 
Phối hợp đập cầu dọc biên lên lưới bỏ nhỏ vào 
ô 10 quả (số quả vào ô) 
7.51 ±1.86 6.42 ±1.79 3.05 <0.05 
5 
Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi 3 bước đập cầu 20 
lần (s) 
86.28±2.31 89.87±2.23 3.26 <0.05 
6 
Phối hợp di chuyển nhảy bước phông cầu vào ô 
cuối sân 10 quả (số quả vào ô) 
7.28 ±1.78 6.65 ±1.84 3.09 <0.05 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 52 
Qua bảng 3.3 cho thấy: Sau 6 tuần thực nghiệm với 6 test đánh giá KNPHVĐ 
cho đối tượng nghiên cứu đều có ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P<0,05. Điều này cho 
thấy sau 6 tuần thực nghiệm thành tích của nhóm thực nghiệm phát triển hơn nhóm đối 
chứng. Hay nói cách khác sự khác biệt của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có ý 
nghĩa về mặt toán học thống kê. 
Để khẳng định rõ hơn hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn cho đối tượng nghiên 
cứu, chúng tôi tiến hành đánh giá nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm sau 6 tuần thực 
nghiệm. Kết quả trình bày ở biểu đồ 3.1 và bảng 3.4. 
Biểu đồ 3.1. So sánh nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm sau thực nghiệm 
Test 1: Di chuyển tiến lùi 10 lần (s) 
Test 2: Di chuyển đánh cầu 2 góc trên lưới 10 lần (s) 
Test 3: Di chuyển đánh cầu tại 4 vị trí trên sân 6 lần (s) 
Test 4: Phối hợp đập cầu dọc biên lên lưới bỏ nhỏ vào ô 10 quả (số quả vào ô) 
Test 5: Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi 3 bước đập cầu 20 lần (s) 
Test 6: Phối hợp di chuyển nhảy bước phông cầu vào ô cuối sân 10 quả (số quả vào ô) 
Bảng 2.4. Nhịp độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 
sau 6 tuần thực nghiệm 
TT Test 
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 
Trước TN 
( x ±  ) 
Sau TN 
( x ±  ) 
W% 
Trước TN 
( x ±  ) 
Sau TN 
( x ±  ) 
W% 
1 
Di chuyển tiến lùi 10 lần 
(s) 
40.38 ± 2.26 35.57 ± 1.98 12.67% 40.36 ± 2.18 
38.46 ± 
2.21 
4.82% 
2 
Di chuyển đánh cầu 2 góc 
trên lưới 10 lần (s) 
22.29 ± 1.48 18.92 ± 2.06 16.35% 22.28 ± 1.64 
20.98 ± 
2.36 
6.01% 
3 
Di chuyển đánh cầu tại 4 vị 
trí trên sân 6 lần (s) 
64.60 ± 2.54 60.47 ± 2.42 6.60% 64.58 ± 2.56 
63.18 ± 
2.53 
2.19% 
4 
Phối hợp đập cầu dọc biên 
lên lưới bỏ nhỏ vào ô 10 
quả (số quả vào ô) 
5.18 ± 1.76 7.51 ± 1.86 36.72% 5.20 ± 1.72 6.42 ± 1.79 20.99% 
5 
Lên lưới bỏ nhỏ kết hợp lùi 
3 bước đập cầu 20 lần (s) 
95.24 ± 4.37 86.28 ± 2.31 9.87% 95.21 ± 4.19 
89.87 ± 
2.23 
5.77% 
6 
Phối hợp di chuyển nhảy 
bước phông cầu vào ô cuối 
sân 10 quả (số quả vào ô) 
5.27 ± 1.65 7.28 ± 1.78 32.03% 5.26 ± 1.66 6.65 ± 1.84 23.34% 
 Từ kết quả thu được ở bảng 3.5 cho 
thấy, khi so sánh kết quả kiểm tra đánh 
giá KNPHVĐ của hai nhóm đối chứng và 
nhóm thực nghiệm có sự khác biệt rõ rệt 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 53 
với χ 2 tinh = 6.989 > χ 2bảng = 5.991 với p 
< 0.05. Điều đó một lần nữa lại khẳng 
định rõ hiệu quả của bài tập đã lựa chọn 
môn ứng dụng huấn luyện phát triển 
KNPHVĐ cho nam học sinh đội tuyển 
cầu lông Trường THPT Đoan Hùng, Phú 
Thọ. 
Từ đó chúng tôi có thể khẳng định 
rằng những bài tập mà chúng tôi đã lựa 
chọn và ứng dụng trong huấn luyện đã 
có tác dụng phát triển KNPHVĐ cho 
nam học sinh đội tuyển cầu lông Trường 
THPT Đoan Hùng, Phú Thọ đảm bảo độ 
tin cậy ở ngưỡng xác suất thống kê cần 
thiết. 
4. KẾT LUẬN 
Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề 
tài rút ra một số kết luận sau: 
1.Quá trình nghiên cứu, đề tài đã lựa 
chọn được 15 bài tập phát triển KNPHVĐ 
cho nam học sinh đội tuyển cầu lông 
Trường THPT Đoan Hùng. 
2. Qua thời gian 6 tuần thực 
nghiệm, đề tài đã xác định được hiệu quả 
rõ rệt của các bài tập đã lựa chọn ứng 
dụng huấn luyện phát triển KNPHVĐ cho 
đối tượng nghiên cứu(ttính >t bảng ở 
ngưỡng xác xuất p< 0.05). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Harre D (1996), Học thuyết huấn luyện, (Trương Anh Tuấn, Nguyễn Thế Hiển dịch), NXB TDTT 
Hà Nội 
2. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXBTDTT HN 
3. Bành Mỹ Lệ, Hậu Chính Khánh (1997), Cầu lông, Dịch: Lê Đức Chương, NXB TDTT, Hà Nội 
2000. 
4. Philin V.P (1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, (Nguyễn Quang Hưng dịch), NXB TDTT 
Hà Nội 
5. Nguyễn Xuân Sinh(1999), Phương pháp NCKH TDTT. NXB TDTT Hà Nội 
6. Nguyễn Hạc Thuý (1994), Những yếu tố kĩ thuật cầu lông nâng cao, NXB TDTT Hà Nội 
7. Nguyễn Hạc Thúy - Nguyễn Quý Bình (2000), Huấn luyện thể lực cho VĐV cầu lông, NXB TDTT, 
Hà Nội. 
8. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000) - “Lý luận và phương pháp TDTT” - NXB TDTT Hà Nội 
9. Nguyễn Đức Văn (1987), Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT, Hà Nội. 
10. Phạm Ngọc Viễn - Phạm Xuân Thành (2004), Tâm lý học TDTT, NXB TDTT,Hà Nộị. 
Trích nguồn: Khóa luận tốt nghiệp cử nhân GDTC-2018, Trường ĐHSP TDTT Hà Nội 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_mot_so_bai_tap_nham_phat_trien_kha_nang_phoi_hop_va.pdf