Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng bàn của học sinh THPT thành phố Lào Cai

Hiện nay phong trào tập luyện và thi đấu môn Bóng bàn trong Thành phố vẫn được duy

trì thông qua các CLB, các giải thi đấu của các ngành, ngày Hội văn hoá thể thao ở các xã, phường, thị

trấn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn và thực tế hiện tại cho thấy phong trào Bóng

bàn tỉnh Lào Cai đang có chiều hướng đi xuống. Đặc biệt là phong trào tập luyện của lứa tuổi thanh,

thiếu niên học sinh trong các nhà trường.

Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng bàn của học sinh THPT thành phố Lào Cai trang 1

Trang 1

Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng bàn của học sinh THPT thành phố Lào Cai trang 2

Trang 2

Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng bàn của học sinh THPT thành phố Lào Cai trang 3

Trang 3

Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng bàn của học sinh THPT thành phố Lào Cai trang 4

Trang 4

Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng bàn của học sinh THPT thành phố Lào Cai trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 3960
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng bàn của học sinh THPT thành phố Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng bàn của học sinh THPT thành phố Lào Cai

Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng bàn của học sinh THPT thành phố Lào Cai
 nhân vật có trách 
nhiệm trọng lĩnh vực phong trào TDTT 
trong tỉnh, lãnh đạo Sở GD - ĐT, Ban 
Giám hiệu các trường THPT trong thành 
phố Lào Cai, các giáo viên, huấn luyện 
viên, hướng dẫn viên môn Bóng bàn về 
các giải pháp mà đề tài đã đưa ra. Trên cơ 
sở kết quả thu được qua phiếu phỏng vấn 
đề tài lựa chọn và đề xuất những giải pháp 
tối ưu nhất. Kết quả phỏng vấn được trình 
bày ở bảng 3.1 dưới đây. 
Tóm tắt: Hiện nay phong trào tập luyện và thi đấu môn Bóng bàn trong Thành phố vẫn được duy 
trì thông qua các CLB, các giải thi đấu của các ngành, ngày Hội văn hoá thể thao ở các xã, phường, thị 
trấn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn và thực tế hiện tại cho thấy phong trào Bóng 
bàn tỉnh Lào Cai đang có chiều hướng đi xuống. Đặc biệt là phong trào tập luyện của lứa tuổi thanh, 
thiếu niên học sinh trong các nhà trường. 
Từ khóa: Giải pháp; Phát triển; Bóng bàn; Học sinh THPT 
Abstracts: Currently, the movement and competition movement in the city is still maintained 
through table tennis clubs and tournaments of the sports and cultural sectors in communes, wards and 
towns. However, according to experts' assessment and current reality, Lao Cai province's Table Tennis 
movement is on a downward trend. Especially the training movement of youths and teenagers in 
schools 
Keyword: Solution; Develope; Table tennis ; High School Students 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 22 
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn 
Bóng bàn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất 
 cho học sinh THPT thành phố Lào Cai (n= 80) 
TT Các giải pháp dự kiến 
Kết quả 
n % 
1 
Tăng cường sự chỉ đạo và quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo đối với 
phong trào TDTT học sinh nói chung và phong trào tập luyện môn Bóng 
bàn nói riêng. 
80 100 
2 
Tổ chức công tác tuyên truyền cổ động học sinh tập luyện môn Bóng bàn 
thông qua các hình thức, hoạt động thực tiễn gần gũi gắn liền với đời sống 
sinh hoạt, học tập của học sinh. 
80 100 
3 
Tích cực thành lập và ổn định tổ chức, hoạt động của các CLB Bóng bàn 
trong các trường THPT dưới sự quản lý của BGH các nhà trường. 
75 93.8 
4 
Tăng cường kinh phí đầu tư cho các mục đích cần thiết để phục vụ cho 
phong trào tập luyện của học sinh. 
71 88.8 
5 
Duy trì và phát triển các giải thi đấu Bóng bàn trong các kì HKPĐ cấp 
trường, Đại hội TDTT học sinh toàn tỉnh hàng năm, ngày Hội VH - TT ở 
các xã, phường, thị trấn. 
69 86.3 
6 
Đưa nội dung môn Bóng bàn vào chương trình tự chọn của môn học Thể 
dục trong các giờ học chính khoá. 
32 40 
7 
Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, bồi dưỡng và nâng cao 
trình độ tổ chức thi đấu, trọng tài cho các giáo viên giáo dục thể chất, 
HLV và hướng dẫn viên. 
52 65 
8 Có chế độ đãi ngộ hợp lý và có hình thức khen thưởng kịp thời. 39 48.8 
9 
Có chương trình và kế hoạch cụ thể phát triển lâu dài, bền vững phong 
trào tập luyện môn Bóng bàn của học sinh THPT. 
43 53.8 
10 
Quy định bắt buộc mỗi trường THPT phải có phòng tập và trang thiết bị 
tập luyện môn Bóng bàn phục vụ cho nhu cầu của cán bộ, giáo viên và 
học sinh. 
41 51.3 
Qua kết quả bảng 3.1 cho thấy, có 6/10 
giải pháp được các ý kiến phỏng vấn tán 
thành từ 60% trở lên. Do vậy, đề tài đã lựa 
chọn các giải pháp này để ứng dụng trong 
quá trình thực nghiệm nhằm phát triển 
phong trào tập luyện môn Bóng bàn của 
học sinh THPT thành phố Lào Cai, qua đó 
nâng cao chất lượng GDTC cho đối tượng 
nghiên cứu. Các giải pháp gồm: 
Giải pháp 1: Tăng cường sự chỉ đạo và 
quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo đối 
với phong trào TDTT học sinh nói chung 
và phong trào tập luyện môn Bóng bàn nói 
riêng. 
Giải pháp 2: Tổ chức công tác tuyên 
truyền cổ động học sinh tập luyện môn 
Bóng bàn thông qua các hình thức, hoạt 
động thực tiễn gần gũi gắn liền với đời 
sống sinh hoạt, học tập của học sinh. 
Giải pháp 3: Tổ chức và thành lập các 
CLB Bóng bàn trong các trường THPT 
dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà 
trường. 
Giải pháp 4: Xã hội hóa và đề xuất 
tăng cường kinh phí đầu tư cho các mục 
đích cần thiết để phục vụ cho phong trào 
tập luyện của học sinh. 
Giải pháp 5: Duy trì và phát triển các 
giải thi đấu Bóng bàn trong các kì HKPĐ 
cấp trường, Đại hội TDTT học sinh toàn 
tỉnh hằng năm, ngày Hội VH - TT ở các 
xã, phường, thị trấn. 
Giải pháp 6: Thường xuyên mở các 
lớp tập huấn về kỹ thuật, bồi dưỡng và 
nâng cao trình độ tổ chức thi đấu, trọng tài 
cho các giáo viên giáo dục thể chất, HLV 
và hướng dẫn viên môn bóng bàn. 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 23 
3.2. Nội dung của các giải pháp đã 
lựa chọn nhằm phát triển phong trào 
tập luyện môn Bóng bàn của học sinh 
THPT thành phố Lào Cai 
Giải pháp 1: Tăng cường sự chỉ đạo 
và quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo 
đối với phong trào TDTT học sinh nói 
chung và phong trào tập luyện môn Bóng 
bàn nói riêng. 
Trong bất kể mọi hoạt động, yếu tố 
lãnh đạo cũng là một yếu tố gây ảnh 
hưởng lớn vì họ là những người đứng đầu, 
là những người chỉ đạo trực tiếp và chịu 
trách nhiệm chính về việc thực hiện những 
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà 
nước, "Cán bộ nào phong trào ấy", "Cán 
bộ là cái gốc của mọi phong trào". Bởi 
vậy, các cấp lãnh đạo cần thực hiện đúng 
những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà 
nước về công tác TDTT nói chung và 
công tác TDTT học đường nói riêng, đồng 
thời tuyên truyền giáo dục để tất cả mọi 
người đều hiểu được những vấn đề đó. Cụ 
thể như tại các trường học một năm cần 
phải tổ chức bao nhiêu giải thi đấu các 
môn thể thao nhằm phát triển con người 
toàn diện, có kế hoạch phát triển, quy 
hoạch diện tích sử dụng cho tập luyện và 
thi đấu thể thao của học sinh, mua sắm 
dụng cụ trang thiết bị cơ sở vật chất phục 
vụ cho công tác giáo dục thể chất, đề ra 
mức khen thưởng động viên khuyến khích 
cho các em học sinh tích cực trong phong 
trào tập luyện và đạt thành tích cao trong 
thi đấu Bóng bàn Điều đó, các cấp lãnh 
đạo, đặc biệt là các lãnh đạo ở các trường 
THPT thực hiện tốt thì chắc chắn phong 
trào tập luyện môn Bóng bàn của học sinh 
sẽ nhanh chóng phát triển trong các nhà 
trường. 
Giải pháp 2: Tổ chức công tác tuyên 
truyền cổ động học sinh tích cực tham gia 
tập luyện môn Bóng bàn thông qua các 
hình thức, hoạt động thực tiễn gần gũi gắn 
liền với đời sống sinh hoạt và học tập của 
học sinh. 
Mục đích của giải pháp này là làm cho 
học sinh hiểu được vai trò, vị trí của việc 
tập luyện TDTT là cần thiết, là quan trọng 
trong việc bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể 
lực, xây dựng lối sống văn hoá, tinh thần 
khoẻ mạnh. Khuyến khích mọi học sinh 
chọn một môn thể thao phù hợp để tập 
luyện. Các tổ chức và đoàn thể trong nhà 
trường có trách nhiệm tuyên truyền và vận 
động các đối tượng trong tổ chức của 
mình tham gia tập luyện TDTT, cụ thể ở 
đây là các chi đoàn, các khối lớp. 
Đặc biệt, phải tuyên truyền về vai trò, 
tác dụng, tầm quan trọng, sự phù hợp của 
môn Bóng bàn đối với thể chất của người 
Việt Nam, đối với sự phát triển cơ thể ở 
mọi lứa tuổi. Nhất là tác dụng của việc tập 
luyện môn Bóng bàn đối với sự phát triển 
thể chất ở lứa tuổi học sinh Trên các 
phương tiện thông tin đại chúng như bảng 
tin của nhà trường, bản tin thanh niên của 
Đoàn trường, trong các giờ học Thể dục 
chính khoá, cũng như các hoạt động thể 
dục thể thao ngoại khoá. Thông qua các 
hoạt động thiết thực gần gũi với đời sống 
sinh hoạt, học tập của học sinh. Bên cạnh 
đó, qua công tác tổ chức các giải thi đấu 
cấp trường, các giải đấu giao lưu giữa các 
CLB, quá trình tổ chức các giải thi đấu 
tốt, sôi nổi sẽ thu hút được nhiều học sinh 
có hứng thú với môn Bóng bàn, kích thích 
học sinh tích cực tham gia tập luyện 
thường xuyên. Đây chính là hình thức 
tuyên truyền có hiệu quả cao tới các học 
sinh trong các nhà trường. 
Giải pháp 3: Tổ chức và thành lập các 
CLB Bóng bàn trong các trường THPT 
dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà 
trường. 
Việc thành lập các CLB Bóng bàn 
trong các nhà trường cần có những quy 
định rõ ràng như: số lượng người tham 
gia, đối tượng tham gia, địa điểm tập 
luyện, kinh phí đóng góp, thời gian sinh 
hoạt cho các thành viên trong CLB, 
thành lập ban chủ nhiệm CLB. Những 
thành viên trong ban chủ nhiệm CLB có 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 24 
nhiệm vụ thường xuyên tổ chức các hoạt 
động giao hữu thi đấu với các CLB khác, 
mời những cá nhân có trình độ chuyên 
môn cao môn Bóng bàn hướng dẫn tập 
luyện để nâng cao kỹ chiến thuật cho các 
thành viên trong CLB của mình, có trách 
nhiệm xem xét kết nạp và bồi dưỡng 
những thành viên mới, chịu trách nhiệm 
đảm bảo an toàn và thực hiện quy chế sinh 
hoạt của CLB Tóm lại, CLB Bóng bàn 
trong các trường THPT phải là một tổ 
chức chặt chẽ chứ không thể theo hình 
thức tự phát. Đặc biệt CLB cần phải hoạt 
động dưới sự quản lý chung của Ban 
Giám hiệu các nhà trường và điều hành 
hoạt động của tổ nhóm giáo dục thể chất. 
CLB Bóng bàn trong trường THPT là 
tổ chức xã hội bao gồm sự liên kết của 
đoàn thể trong nhà trường, dưới sự quản 
lý chung của Ban Giám hiệu và điều hành 
trực tiếp của Đoàn Thanh niên hoặc tổ 
nhóm giáo dục thể chất. 
Trong cơ cấu của ban chủ nhiệm CLB 
phải có đại diện của Công đoàn, Đoàn 
TNCS Hồ Chí Minh, tổ nhóm giáo dục thể 
chất, đại diện học sinh. 
Giải pháp 4: Xã hội hóa và đề xuất 
tăng cường kinh phí đầu tư cho các mục 
đích cần thiết để phục vụ cho phong trào 
tập luyện môn Bóng bàn của học sinh. 
Mục đích của giải pháp này là tăng 
cường nguồn kinh phí mua sắm trang thiết 
bị phục vụ cho sinh hoạt và tập luyện của 
CLB. 
Những người trực tiếp tham gia tập 
luyện trong CLB Bóng bàn trong các nhà 
trường có trách nhiệm đóng hội phí và các 
khoản thu tự nguyện khác. 
Ban chủ nhiệm CLB có trách nhiệm 
vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo 
tâm, các bậc cha mẹ học sinh, các thầy cô 
giáo trong nhà trường đóng góp xây dựng 
CLB. Trước tiên, các bậc cha mẹ học sinh 
tài trợ gián tiếp hay trực tiếp tạo điều kiện 
chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho 
việc sinh hoạt và tập luyện của con em 
mình. 
Tạo ra nhiều phòng tập, từng bước 
trang bị dụng cụ tập luyện đầy đủ và hiện 
đại để nâng cao dần chất lượng tập luyện 
và thi đấu môn Bóng bàn. Ở đây, biện 
pháp và cách tiến hành là cần có nguồn 
vốn bằng cách vận động các doanh 
nghiệp, các nhà hảo tâm, các bậc cha mẹ 
học sinh, các thầy cô giáo đóng góp 
kinh phí để từ đó có nguồn kinh phí cho 
việc tăng cường phòng tập, dụng cụ tập 
luyện. Ngoài ra, ban chủ nhiệm CLB cần 
báo cáo đề nghị Ban Giám hiệu các nhà 
trường tăng cường hỗ trợ kinh phí từ 
nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm 
hỗ trợ cho các hoạt động của học sinh để 
xây dựng phòng tập riêng hoặc kết hợp 
phòng tập Bóng bàn gắn với các hoạt 
động khác trong nhà trường. 
Sở GD - ĐT cần đưa chỉ tiêu xây dựng 
các công trình phục vụ tập luyện và thi 
đấu thể thao cho học sinh trong đó có các 
công trình phục vụ cho việc tập luyện môn 
Bóng bàn thành một chỉ tiêu để xét thi đua 
các trường vào cuối các năm học, hoặc 
đưa vào tiêu chí cụ thể để xét tiêu chuẩn 
trường chuẩn quốc gia. 
Giải pháp 5: Duy trì và phát triển các 
giải thi đấu Bóng bàn trong các kì thi đấu 
cấp trường, Đại hội TDTT học sinh toàn 
Tỉnh hằng năm, ngày hội văn hoá thể thao 
ở các làng, xã 
Sở GD - ĐT Lào cai đưa nội dung thi 
đấu môn Bóng bàn thành nội dung thi đấu 
chính thức trong các kì Đại hội TDTT học 
sinh toàn tỉnh hằng năm. Khi môn Bóng 
bàn trở thành nội dung chính thức trong 
các Đại hội TDTT học sinh của tỉnh hằng 
năm, các trường THPT trong toàn tỉnh sẽ 
luôn phải quan tâm đầu tư cho môn Bóng 
bàn và thường xuyên tổ chức nội dung 
Bóng bàn trong các kì HKPĐ cấp trường 
để lựa chọn học sinh đi thi đấu cấp tỉnh. 
Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch 
khuyến khích các huyện, xã, phường, thị 
trấn trong toàn tỉnh đưa nội dung Bóng 
bàn vào chương trình thi đấu ở các ngày 
hội văn hoá, thể thao hằng năm tại các 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 25 
xã, phường, thị trấn, trong các kì Đại hội 
TDTT cấp tỉnh, huyện, Bóng bàn cũng là 
nội dung thi đấu chính thức. Đây là yếu 
tố rất quan trọng vì với phạm vi rộng qua 
sự khuyến khích tổ chức từ cấp tỉnh, 
phong trào tập luyện Bóng bàn trong 
quần chúng nhân dân sẽ rộng khắp, nhiều 
lứa tuổi tham gia tập luyện và thi đấu 
trong đó có cả học sinh THPT. Đặc biệt 
là học sinh ở các cấp học tích cực tập 
luyện hơn tạo tiền đề khi các em học sinh 
chuyển lên cấp học THPT trong tỉnh 
miền núi Lào Cai. 
Giải pháp 6: Thường xuyên mở các 
lớp tập huấn về kỹ thuật, bồi dưỡng và 
nâng cao trình độ tổ chức thi đấu, trọng 
tài cho các giáo viên giáo dục thể chất và 
hướng dẫn viên. 
Mục đích của giải pháp này là củng cố 
và nâng cao trình độ kĩ thuật, trình độ 
công tác tổ chức, thi đấu, trọng tài môn 
Bóng bàn cho đội ngũ giáo viên giáo dục 
thể chất, huấn luyện viên, hướng dẫn viên 
môn Bóng bàn. Công tác này giúp cho lực 
lượng giáo viên, huấn luyện viên, hướng 
dẫn viên ngày càng có kĩ thuật tốt hơn, 
tiếp cận với những kĩ thuật, phương pháp 
huấn luyện hiện đại và khoa học, cập nhật 
những thay đổi về luật thi đấu. 
Sở VH-TT&DL chỉ đạo các ban ngành 
đoàn thể có liên quan, các phòng văn hoá 
thể thao của các huyện tổ chức định kì 
hằng năm các đợt tập huấn cho đội ngũ 
huấn luyện viên, hướng dẫn viên, Ban chủ 
nhiệm các CLB ở các địa phương về công 
tác nâng cao trình độ đội ngũ huấn luyện 
viên, hướng dẫn viên. Từ các đợt tập huấn 
này, các CLB lại truyền đạt cho các thành 
viên trong các cơ sở của mình về những 
kiến thức đã được tập huấn. 
Sở GD - ĐT chỉ đạo cho phòng giáo 
dục trung học và chuyên viên phụ trách 
giáo dục thể chất tổ chức lồng ghép, tích 
hợp những kiến thức về kĩ thuật, chiến 
thuật, công tác tổ chức thi đấu, trọng tài 
môn Bóng bàn trong các đợt tập huấn 
chuyên môn được tổ chức trong các năm 
học cho đội ngũ giáo viên giáo dục thể 
chất trong các nhà trường, đặc biệt trong 
khối trường THPT. 
4. KẾT LUẬN 
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã 
lựa chọn được 6 giải pháp nhằm phát triển 
phong trào tập luyện môn Bóng bàn cho 
học sinh THPT thành phố Lào Cai. 
(*) Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Trường ĐH sư phạm TDTT Hà Nội 
( **) Học viên Cao học K5 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dr - Harre (1996) - Học thuyết huấn luyện (sách dịch) - NXB TDTT - Hà Nội, tr. 168-554. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Quy hoạch phát triển TDTT ngành Giáo dục Đào tạo giai đoạn 
1996 – 2000 và định hướng đến năm 2025. 
3. Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (1996) - "Sinh lý học TDTT" - NXB TDTT - Hà Nội, tr.361-
465. 
4. Nguyễn Xuân Sinh (1999) - "Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao" - NXB TDTT - 
Hà Nội, tr.5-371. 
5. Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội. 
6. Phạm Ngọc Viễn, Phạm Xuân Thành (2004), “Giáo trình Tâm lý học TDTT”, NXB TDTT, Hà 
Nội. 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_giai_phap_phat_trien_phong_trao_tap_luyen_mon_bong.pdf