Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 6 trường Trung học cơ sở Hoàng Diệu

Thông qua sử dụng các phương pháp nghiên

cứu khoa học thường qui đồng thời đánh giá thực

trạng công tác giảng dạy trò chơi vận động

(TCVĐ) cho học sinh (HS) lớp 6 tại trường Trung

học cơ sở (THCS) Hoàng Diệu, Huyện Chương

Mỹ, TP.Hà Nội, chúng tôi đã lựa chọn được 16

TCVĐ cho HS lớp 6 trường THCS Hoàng Diệu, với

thời gian thực nghiệm (TN) một năm học đã đem

lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thể lực cho

đối tượng nghiên cứu.

 

Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 6 trường Trung học cơ sở Hoàng Diệu trang 1

Trang 1

Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 6 trường Trung học cơ sở Hoàng Diệu trang 2

Trang 2

Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 6 trường Trung học cơ sở Hoàng Diệu trang 3

Trang 3

Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 6 trường Trung học cơ sở Hoàng Diệu trang 4

Trang 4

Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 6 trường Trung học cơ sở Hoàng Diệu trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2700
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 6 trường Trung học cơ sở Hoàng Diệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 6 trường Trung học cơ sở Hoàng Diệu

Lựa chọn các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 6 trường Trung học cơ sở Hoàng Diệu
ùc giảng dạy trò chơi vận động
(TCVĐ) cho học sinh (HS) lớp 6 tại trường Trung
học cơ sở (THCS) Hoàng Diệu, Huyện Chương
Mỹ, TP.Hà Nội, chúng tôi đã lựa chọn được 16
TCVĐ cho HS lớp 6 trường THCS Hoàng Diệu, với
thời gian thực nghiệm (TN) một năm học đã đem
lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thể lực cho
đối tượng nghiên cứu.
Từ khóa: Hiệu quả, trò chơi vận động, thể
lực, học sinh lớp 6, trung học cơ sở Hoàng Diệu.
ABSTRACT:
Through the use of routine scientific research
methods and simultaneously assessing the current
situation of teaching physical games to 6th-grade
students at Hoang Dieu secondary School in Chuong
My District, Hanoi City, we have selected 16 physical
games for grade 6 students from Hoang Dieu
Secondary School, with a one-year experimental
period that has brought remarkable results in
improving physical strength for research subjects.
Keywords: Effective, sport games, fitness,
grade 6 student, Hoang Dieu Junior high school. 
(Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2021
54 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Bảng 1. Thực trạng giảng dạy TCVĐ để phát triển thể lực cho HS lớp 6 trường THCS Hoàng Diệu (n = 29)
Kết quả phỏng vấn 
Thường xuyên Có sử dụng Ít sử dụng TT Nội dung phỏng vấn 
n % n % n % 
I Mục đích TCVĐ được sử dụng 
Phát triển sức nhanh khả năng quan sát, 
định hướng 
3 10.3 6 20.7 20 69.0 
Rèn luyện sức mạnh, sức bền 2 6.9 5 17.2 22 75.9 
Giáo dục khả năng, phối hợp vận động, ý 
thức tập thể 
2 6.9 9 31.0 18 62.1 
Khởi động, nghỉ ngơi tích cực 2 6.9 6 20.7 21 72.4 
II. Thời gian sử dụng TCVĐ 
Từ 10 - 15 phút/giáo án - - 10 34.5 - - 
Từ 5 - 10 phút/giáo án 19 65.5 - - - - 
III. Số lần sử dụng TCVĐ 
2 lần/tuần. - - 11 37.9 - - 
1 lần/tuần. - - - - 18 62.1 
IV. Khó khăn khi sử dụng TCVĐ 
Sân bãi, dụng cụ. 19 65.5 - - - - 
Phân phối chương trình. - - 10 34.5 - - 
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn TCVĐ nâng cao thể lực cho học sinh lớp 6 trường THCS Hoàng Diệu
(n = 29)
TT TCVĐ Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý 
1 Vượt sông 86.2 10.3 3.4 2.83 
2 Thủ kho và kẻ trộm 6.9 41.4 51.7 1.55 
3 Bịt mắt bắt dê 89.7 3.4 6.9 2.83 
4 Công an bắt gián điệp 93.1 3.4 3.4 2.90 
5 Bóng qua hầm 13.8 34.5 51.7 1.62 
6 Người thừa thứ ba 82.8 13.8 3.4 2.79 
7 Chuyền bóng qua đầu. 89.7 6.9 3.4 2.86 
8 Bỏ khăn 93.1 3.4 3.4 2.90 
9 Tranh phần 10.3 27.6 62.1 1.48 
10 Chong chóng 17.2 24.1 58.6 1.59 
11 Chia nhóm 93.1 6.9 0.0 2.93 
12 Nhảy cừu 20.7 17.2 62.1 1.59 
13 Hoàng Anh, Hoàng Yến 24.1 13.8 62.1 1.62 
14 Tránh mìn 24.1 10.3 65.5 1.59 
15 Kéo co 89.7 6.9 3.4 2.86 
16 Lăn bóng tiếp sức 93.1 3.4 3.4 2.90 
17 Đấu tăng 82.8 13.8 3.4 2.79 
18 Đèn cù 82.8 17.2 0.0 2.83 
19 Tránh bóng 17.2 27.6 55.2 1.62 
20 Cướp cờ 86.2 10.3 3.4 2.83 
21 Phá vây 6.9 17.2 75.9 1.31 
22 Vác đạn tải thương 10.3 20.7 69.0 1.41 
23 Đổi bóng 86.2 10.3 3.4 2.83 
24 Giăng lưới bắt cá 17.2 10.3 72.4 1.45 
25 Bóng chuyền sáu 20.7 6.9 72.4 1.48 
26 Đội nào cò nhanh 96.6 3.4 0.0 2.97 
27 Đàn vịt nào nhanh 86.2 6.9 6.9 2.79 
28 Mèo đuổi chuột 86.2 10.3 3.4 2.83 
29 Chọi cóc 24.1 10.3 65.5 1.59 
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2021
55THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Qua bảng 1 cho thấy: việc sử dụng các trò chơi
vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường
THCS Hoàng Diệu đã được các giáo viên thể dục
triển khai trong các giờ học thể dục. So sánh với bảng
phân phối chương trình môn thể dục cho thấy có sự
điều chỉnh linh hoạt trong công tác giảng dạy thực tế.
Tuy nhiên việc ứng dụng các bài tập trò chơi vận
động cũng còn biểu hiện một số tồn tại sau:
Các TCVĐ ít được giáo viên sử dụng để phát triển
sức nhanh khả năng quan sát, định hướng chiếm trên
69.0%; Khởi động, nghỉ ngơi tích cực (chiếm tỷ lệ
trên 72.4%) hoặc giáo dục khả năng, phối hợp vận
động, ý thức tập thể (chiếm tỷ lệ 62.1%). Nhóm các
TCVĐ nhằm phát triển sức mạnh, sức bền cũng ít
được sử dụng, chiếm tới 75.9%. Những loại bài tập
TCVĐ đ¬ược sử dụng ở mức độ thường xuyên rất
thấp chỉ chiếm từ 6.9 - 10.3%.
Thời gian chơi trò chơi trong mỗi buổi lên lớp
phần lớn các giáo viên sử dụng là 5 - 10 phút (chiếm
65.5%), một số giáo viên sử dụng 10 - 15 phút.
Số lần sử dụng trò chơi trong một tuần còn quá ít,
chỉ 11 giáo viên trả lời có sử dụng 2 lần một tuần
chiếm tỷ lệ 37.9%. Còn phần lớn thường xuyên sử
dụng 1 lần/tuần (chiếm 62.1%).
Trong quá trình phỏng vấn về thực trạng sử dụng
trò chơi ở trường THCS Hoàng Diệu cũng cho thấy
một số vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
trò chơi cho học sinh là có đến 65.5% số người trả lời
là do điều kiện về sân bãi và dụng cụ, 34.5% trả lời
là do hạn chế về việc thực hiện đúng theo phân phối
của chương trình giảng dạy môn thể dục cho học sinh. 
2.2. Lựa chọn TCVĐ nâng cao thể lực cho học
sinh lớp 6 trường THCS Hoàng Diệu
Tiến hành lựa chọn TCVĐ nâng cao thể lực cho
học sinh lớp 6 trường THCS Hoàng Diệu. Kết quả thu
được như trình bày ở bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy: Có 16/29 TCVĐ nâng cao
thể lực cho đối tượng nghiên cứu mà đề tài đưa ra đều
được các ý kiến lựa chọn với số ý kiến đạt từ 2.83 -
2.97 điểm thuộc mức đánh giá rất cần thiết. Còn
13/29 TCVĐ có ý kiến lựa chọn đạt từ 14.1 - 1.62
điểm là thuộc khoảng đánh giá không cần thiết (1.00
- 1.67 điểm). 
2.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng TCVĐ đối với
phát triển thể lực và sự đáp ứng nhu cầu của học
sinh trường THCS Hoàng Diệu, Huyện Chương
Mỹ, TP.Hà Nội
2.3.1. Tổ chức TN
Sử dụng phương pháp TN so sánh song song.
Nhóm TN ngoài các nội dung trong chương trình
giảng dạy quy định của môn học, TCVĐ trong một
buổi tập được sắp xếp sao cho tương ứng với nhiệm
vụ giảng dạy trong từng giáo án, đảm bảo các nguyên
tắc của quá trình GDTC. Đề tài tiến hành lựa chọn
theo 16 TCVĐ mà đề tài xác định. 
Nhóm đối chứng (ĐC) cũng được tập các TCVĐ
trong chương trình giảng dạy môn học thể dục theo
quy định của trường THCS Hoàng Diệu. Các TCVĐ
được áp dụng trong từng giáo án giảng dạy là do các
giáo viên đã áp dụng từ trước đến nay.
Các TCVĐ lựa chọn chủ yếu áp dụng cho học sinh
trong các giờ thể dục chính khóa và các giờ ra chơi.
Đề tài xây dựng tiến trình ứng dụng các TCVĐ đã lựa
chọn nhằm nâng cao thể lực cho nhóm học sinh TN.
Tiến trình ứng dụng trò chơi được xây dựng dựa trên
bảng phân phối chương trình môn học thể dục của
trường THCS Hoàng Diệu (bảng 3).
Thời gian áp dụng chính vào khoảng 15 phút cuối
của mỗi giờ học thể dục. Tức là tạo nên sự bổ trợ tốt
cho nội dung tập luyện của giờ thể dục của đối tượng
nghiên cứu. 
2.3.2. Kết quả kiểm tra trước TN
Trước khi tiến hành TN, đề tài tiến hành kiểm tra
các test đã xác định nhằm đánh giá mức độ đồng đều
về trình độ thể lực giữa 2 nhóm TN và nhóm ĐC. Các
Định lượng vận động TCVĐ cho đối tượng nghiên cứu
TT TÊN TRÒ CHƠI LVĐ 
QUÃNG 
NGHỈ 
GHI 
CHÚ 
1 Bịt mắt bắt dê 3l X 3 tổ 1 phút 
2 Bỏ khăn 3l x 3 tổ 1 phút 
3 Vượt sông 3l x 3 tổ 1 phút 
4 Chuyền bóng 
qua đầu 
4l x 3 tổ 1 phút 
5 Công an bắt 
gián điệp 
2l x 3 tổ 2 phút 
6 Thủ kho và kẻ 
trộm 
3l x 3 tổ 2 phút 
7 Cướp cờ 2l X 3 tổ 3 phút 
8 Mèo đuổi 
chuột 
2l x 3 tổ 3 phút 
9 Đội nào cò 
nhanh 
2l x 3 tổ 3 phút 
10 Đấu tăng 2l x 3 tổ 3 phút 
11 Đổi bóng 2l x 3 tổ 2 phút 
12 Chia nhóm 2l x 3 tổ 2 phút 
13 Lăn bóng tiếp 
sức 
2l x 3 tổ 2 phút 
14 Kéo co 2l x 3 tổ 2 phút 
15 Đàn vịt nào 
nhanh 
2l x 3 tổ 2 phút 
16 Đèn cù 2l x 3 tổ 2 phút 
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 2/2021
56 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
test được sử dụng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và
Đào tạo gồm:
- Nằm ngửa gập bụng(Số lần/30 giây).
- Bật xa tại chỗ(cm).
- Chạy con thoi 4 10m(giây).
- Chạy tùy sức 5 phút(m).
Kết quả được trình bày ở bảng 4
Qua bảng 4 cho thấy, kết quả kiểm tra ở các test
lựa chọn giữa 2 nhóm TN và ĐC (cả nam và nữ)
không có sự khác biệt, ttính < tbảng = 1.960 ở ngưỡng
xác suất p > 0.05), điều đó chứng tỏ rằng, trước khi
tiến hành TN, trình độ thể lực của 2 nhóm ĐC và TN
là đồng đều nhau.
2.3.3. Kết quả kiểm tra sau TN
Sau thời gian TN, đề tài tiến hành kiểm tra đánh
giá thể lực của đối tượng nghiên cứu ở 2 nhóm TN và
ĐC thông qua các test đã xác định. Kết quả thu được
như trình bày ở từ bảng 5.
Qua bảng ở các bảng 5 cho thấy:
Ở tất cả các nội dung kiểm tra đánh giá thể lực
của 2 nhóm TN và ĐC (ở cả nam và nữ) đã có sự
khác biệt rõ rệt, ttính đều > tbảng = 1.960 ở ngưỡng xác
suất p < 0.01 và p < 0.05. Hay nói một cách khác,
việc ứng dụng các bài tập TCVĐ mà đề tài lựa chọn
đã tỏ rõ tính hiệu quả trong việc nâng cao thể lực cho
học sinh trường THCS Hoàng Diệu.
Để khẳng định rõ hiệu quả các TCVĐ đã lựa chọn,
Bảng 4. Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực của đối tượng nghiên cứu trước TN
Kết quả kiểm tra ( δ±x ) 
TT Test Giới tính Nhóm ĐC 
(nnam = 36, 
nnữ = 35) 
Nhóm TN 
(nnam = 34, 
nnữ = 36) 
t p 
Nam 8.2 1.4 8.3 1.6 0.341 >0.05 
1 
Nằm ngửa gập bụng 
(số lần/30 giây) Nữ 7.3 1.8 7.4 1.7 0.318 >0.05 
Nam 132.3 7.6 131.2 7.6 1.669 >0.05 
2 Bật xa tại chỗ (cm) 
Nữ 131.9 8.3 132.4 8.3 0.731 >0.05 
Nam 13.78 1.27 13.65 1.33 0.477 >0.05 
3 Chạy con thoi 4 × 10m (giây) 
Nữ 14.31 1.52 14.33 1.37 0.070 >0.05 
Nam 816.7 30.1 814.6 33.1 1.561 >0.05 
4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 
Nữ 689.4 31.7 691.4 30.6 1.509 >0.05 
Bảng 3. Tiến trình ứng dụng bài tập xác định hiệu quả các TCVĐ nhằm nâng cao thể lực chung 
cho đối tượng nghiên cứu
9 10 11 12 2 3 4 5 6 
TT Thời gian 
Nội dung 
1 Trò chơi: Bịt mắt bắt dê + + + + + + + 
2 Trò chơi: Bỏ khăn + + + + 
3 Trò chơi: Vượt sông + + + + + 
4 
Trò chơi: Chuyền bóng qua 
đầu 
+ + + + + 
5 
Trò chơi: Công an bắt gián 
điệp 
 + + + + + 
6 Trò chơi: Thủ kho và kẻ trộm + + + + 
7 Trò chơi: Cướp cờ + + + + + + + + + 
8 Trò chơi: Mèo đuổi chuột + + + 
9 Trò chơi: Đội nào cò nhanh + + + + + + + + + 
10 Trò chơi: Đấu tăng + + + + 
11 Trò chơi: Đổi bóng + + + + 
12 Trò chơi: Chia nhóm + + + + 
13 Trò chơi: Lăn bóng tiếp sức + + + + + + + + + 
14 Trò chơi: Kéo co + + + + + 
15 Trò chơi: Đàn vịt nào nhanh + + + + + + + + + 
16 Trò chơi: Đèn cù + + + + + 
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 2/2021
57THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
sau khi kết thúc quá trình TN sư phạm, đề tài tiến
hành so sánh kết quả xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể theo quy định của Bộ GD-ĐT giữa nhóm ĐC
và nhóm TN, kết quả như trình bày ở bảng 6 và 7.
Qua bảng ở các bảng 6 và 7 cho thấy, khi so sánh
kết quả xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của 2
nhóm đối tượng nghiên cứu (ở cả nam và nữ) giữa
nhóm ĐC và nhóm TN cho thấy: Tỷ lệ xếp loại đạt ở
nam học sinh nhóm TN là 91.9% cao hơn nhóm ĐC là
55.9%. Tỷ lệ xếp loại đạt ở nữ học sinh nhóm TN là
93.9% cao hơn nhóm ĐC là 52.8%.
Có sự khác biệt rõ rệt về kết quả xếp loại tổng
hợp giữa 2 nhóm với học sinh nam X2 = 10.312 với P
= 0.0013 < 0.01 và học sinh nữ X2 = 12.629 với p =
0.0004 < 0.001. Điều đó một lần nữa lại khẳng định
rõ hiệu quả của các TCVĐ ứng dụng trong giảng dạy
môn học thể dục cho học sinh trường THCS Hoàng
Diệu mà đề tài đã lựa chọn.
3. KẾT LUẬN
Thông qua nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 16
TCVĐ và sắp xếp phù hợp trong chương trình giảng
dạy môn thể dục cho HS lớp 6 trường THCS Hoàng
Diệu. Bước đầu ứng dụng TCVĐ trong một năm học
đã nâng cao được thể lực cho HS lớp 6 trường THCS
Hoàng Diệu. 
Bảng 5. Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực của đối tượng nghiên cứu sau TN
Kết quả kiểm tra ( δ±x ) 
TT Test Giới 
tính 
Nhóm ĐC 
(nnam = 36, 
nnữ = 35) 
Nhóm TN 
(nnam = 34, 
nnữ = 36) 
t p 
Nam 8.4 1.3 14.7 1.6 21.845 <0.01 
1 Nằm ngửa gập bụng (số lần) 
Nữ 7.6 1.4 10.9 1.4 11.749 <0.01 
Nam 141.7 6.6 170.9 8.1 44.973 <0.01 
2 Bật xa tại chỗ (cm) 
Nữ 139.2 6.3 156.8 7.2 28.551 <0.01 
Nam 13.13 1.42 12.01 1.34 3.988 <0.05 
3 Chạy con thoi 4 × 10m (s) 
Nữ 14.05 1.37 12.49 1.32 5.666 <0.05 
Nam 820.3 30.6 954.1 33.4 98.844 <0.01 
4 Chạy tùy sức 5 phút (m) 
Nữ 706.8 31.9 831.5 31.6 93.226 <0.01 
Bảng 6. So sánh kết quả thực hiện chuẩn thể lực giữa
nhóm TN và nhóm ĐC - sau TN - nam 
Kết quả xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện 
thân thể Xếp loại 
Nhóm TN (n = 37) Nhóm ĐC (n = 34) 
Tổng 
34 19 Đạt 
91.9% 55.9% 
53 
3 15 Không 
đạt 8.1% 44.1% 
18 
Tổng 37 34 71 
So sánh χ2 = 10.312 ; P = 0.0013 < 0.01 
Bảng 7. So sánh kết quả thực hiện chuẩn thể lực giữa
nhóm TN và nhóm ĐC - sau TN - nữ 
Kết quả xếp loại Chuẩn thể lực Xếp loại 
Nhóm TN (n = 33) Nhóm ĐC (n = 36) 
Tổng 
31 19 Đạt 
93.9% 52.8% 
50 
2 17 Không 
đạt 6.1% 47.2% 
19 
Tổng 33 36 69 
So sánh χ2 = 12.629 ; P = 0.0004 < 0.001 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực HS, sinh viên ban hành kèm
theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Nguyễn Toán, Lê Anh Thơ (2006), 72 trò chơi vận động dân gian (tập 1, tập 2), Nxb TDTT, Hà Nội.
3. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2015), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
Nguồn bài báo: Trích từ kết quả nghiên cứu đề tài “Lựa chọn và ứng dụng trò chơi vận động trong giờ học
thể dục nhằm phát triển thể lực cho HS trường trung học cơ sở Hoàng Diệu – huyện Chương Mỹ – thành phố
Hà Nội” ThS. Phạm Thị Linh, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội (2019).
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 25/9/2020; ngày phản biện đánh giá: 11/10/2020; ngày chấp nhận đăng: 4/12/2020)

File đính kèm:

  • pdflua_chon_cac_tro_choi_van_dong_nham_nang_cao_the_luc_cho_hoc.pdf