Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy,

đề tài đã lựa chọn được 11 bài tập (BT) phát triển

sức nhanh (PTSN) cho nam sinh viên (SV) chuyên

sâu bóng đá trường Đại học Sư phạm Thể dục thể

thao Hà Nội (ĐHSP TDTT HN). Qua thời gian

thực nghiệm sư phạm, các BT mà đề tài lựa chọn

đã tỏ rõ hiệu quả trong việc PTSN cho nam SV

chuyên sâu bóng đá trường ĐHSP TDTT HN.

 

Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 1

Trang 1

Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 2

Trang 2

Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 3

Trang 3

Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 4

Trang 4

Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 3980
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
ân sâu bóng đá trường
ĐHSP TDTT HN thông qua một số giải nghiệp vụ sư
phạm và các giải thi đấu khu vực và toàn Quốc, nhất
là vào những thời điểm cần phát huy nỗ lực tối đa
trong trận đấu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lựa
chọn BT PTSN cho nam SV chuyên sâu bóng đá
trường ĐHSP TDTT HN sẽ góp phần PTSN, nâng cao
chất lượng đào tạo SV cho chuyên sâu bóng đá trường
ĐHSP TDTT HN. 
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: phân
tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn - toạ đàm, kiểm
tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm và toán học thống
kê.
Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho nam
sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học
sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
ThS. Nguyễn Kim Mạnh; TS. Trần Ngọc Minh Q
TÓM TẮT: 
Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy,
đề tài đã lựa chọn được 11 bài tập (BT) phát triển
sức nhanh (PTSN) cho nam sinh viên (SV) chuyên
sâu bóng đá trường Đại học Sư phạm Thể dục thể
thao Hà Nội (ĐHSP TDTT HN). Qua thời gian
thực nghiệm sư phạm, các BT mà đề tài lựa chọn
đã tỏ rõ hiệu quả trong việc PTSN cho nam SV
chuyên sâu bóng đá trường ĐHSP TDTT HN.
Từ khóa: Bài tập, phát triển, sức nhanh,
bóng đá, sinh viên, chuyên sâu, Đại học Thể dục
thể thao Hà Nội.
ABSTRACT:
The research has selected 11 fast development
exercises for male football intensive students at
Hanoi University of Education and Sports.
Through 16 weeks of experimental pedagogy, the
topic selected clearly shows the effectiveness in
developing fast strength for male football-
intensive students at Hanoi University of
Education and Sports.
Keywords: Exercise, develop, fast power, soc-
cer, student, intensive, university.
(Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2021
56 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Lựa chọn BT PTSN cho nam SV chuyên sâu
bóng đá trường ĐHSP TDTT HN
Qua tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn
của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu, qua khảo sát công tác giảng dạy,
huấn luyện VĐV bóng đá tại các Trung tâm thể thao,
các trường Đại học có đào tạo SV chuyên sâu bóng
đá, chúng tôi đã lựa chọn được 22 BT chuyên môn
ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện PTSN cho nam
SV chuyên sâu bóng đá trường ĐHSP TDTT HN.
Với mục đích xác định cơ sở thực tiễn của việc lựa
chọn BT ứng dụng trong giảng dạy, huấn luyện PTSN
cho đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn
25 huấn luyện viên, chuyên gia, các giáo viên hiện
đang công tác giảng dạy - huấn luyện môn bóng đá.
Kết quả được trình bày tại bảng 1.
Từ bảng 1 ta thấy: 22 BT đề tài đưa ra với ba
nhóm BT thì có 11 BT được HLV, các nhà chuyên
môn và các thầy cô giáo ưu tiên sử dụng. Đó là các
BT có tỷ lệ 70% trở lên hay các huấn luyện viên,
chuyên gia, các giáo viên cho rằng nên sử dụng các
BT này trong quá trình giảng dạy, huấn luyện PTSN
cho nam SV chuyên sâu bóng đá trường ĐHSP TDTT
HN
2.2. Lựa chọn test đánh giá sức nhanh của nam
SV chuyên sâu bóng đá trường ĐHSP TDTT HN 
Để có thể đánh giá chính xác, khách quan sức
nhanh của đối tượng nghiên cứu trong quá trình TN,
chúng tôi đã tiến hành lựa chọn các test đánh giá sức
nhanh thông qua :
- Phân tích các tài liệu chuyên môn có liên quan
- Quan sát công tác kiểm tra đánh giá sức nhanh
của nam SV chuyên sâu bóng đá trường Đại học Sư
phạm thể dục thể thao Hà Nội.
- Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, huấn
luyện viện, thầy cô giáo trong bộ môn bóng đá trường
ĐHSP TDTT HN về vấn đề này.
Qua phân tích các tài liệu chuyên môn, quan sát
thực tiễn và phiếu phỏng vấn thu được, chúng tôi đã
xác định được 5 test sử dụng để đánh giá sức nhanh
cho đối tượng nghiên cứu.
Để đảm bảo tính khách quan, đề tài tiến hành
phỏng vấn 25 giáo viên, HLV và các chuyên gia. Kết
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn BT PTSN cho nam SV chuyên sâu bóng đá trường ĐHSP TDTT HN(
n=25)
Kết quả phỏng vấn 
STT Nhóm BT Các BT thực hành 
Đồng ý Tỷ lệ % 
1.Chạy 30m XPC 13 53 
2.Dẫn bóng tốc độ tối đa 15m 11 45 
3.Dẫn bóng luồn cọc 25m 10 42 
4.Dẫn bóng tốc độ cao sút cầu môn 20m 12 48 
5.Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m 21 86 
6.Chạy 30m ziczắc 18 72 
7.Sút bóng 3,4 bước đà 20 80 
8.Tâng bóng di chuyển theo hiệu lệnh 17 70 
9. Chạy tốc độ cao đánh đầu 14 60 
1 
Nhóm 
BT cá 
nhân 
10.Chạy biến tốc 20 80 
1.Hai người một bóng vừa di chuyển vừa chuyền bóng cho nhau 13 53 
2.Hai người tranh cướp bóng sút cầu môn 19 76 
3.Phối hợp lật cánh đánh đầu 11 45 
4.Di chuyển chọn điểm rơi của bóng 17 70 
5.Phối hợp tấn công nhanh giữa 3 tiền đạo và 2 hậu vệ 10 42 
2 
Nhóm BT 
phối hợp 
nhóm 
6. Phối hợp tung bóng quay chạy nhận bóng 20 80 
1.Người thừa thứ ba 20 80 
2.Hoàng anh-hoàng yến 10 42 
3.Trò chơi đuổi bắt theo tín hiệu 17 70 
4.Cua đá bóng 12 48 
5.Chạy 5 lần x 30m 10 42 
3 
Các BT 
trò chơi và 
thi đấu 
6.Thi đấu cầu môn 22 88 
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2021
57THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 2.
Từ kết quả ở bảng 2 cho thấy: Có 3 test (1,3,5) đạt
tỷ lệ lớn hơn 70% số phiếu tán thành nên đề tài sử
dụng để đánh giá sức nhanh cho đối tượng nghiên
cứu. Hai test còn lại (2, 4) do không đảm bảo về tỷ lệ
tán thành nên đề tài loại bỏ.
Xác định tính thông báo của các test đã lựa chọn 
Để đánh giá độ tin cậy của Test qua phỏng vấn
phải kiểm nghiệm bằng phương pháp test lặp lại (lặp
lại hai lần yêu cầu của test cách nhau 7 ngày), trên
đối tượng là 40 nam SV chuyên sâu bóng đá. Tuần tự
lập test của các đối tượng và điều kiện lập test được
đảm bảo như nhau. 
Các test thoả mãn các yêu cầu sau: 
- Tiến hành trên cùng một đối tượng 
- Tiến hành trong cùng thời gian tập luyện
- Tiến hành trên cùng đối tượng tập luyện.
Kết quả được trình bày tại bảng 3
Từ kết quả bảng 3 cho thấy cả 3 test có mối tương
quan chặt chẽ với thành tích của nam SV chuyên sâu
bóng đá được chúng tôi lựa chọn sử dụng trong quá
trình nghiên cứu.
2.3. Tổ chức TN
2.3.1. Nội dung TN 
Các BT PTSN cho đối tượng nghiên cứu gồm 11
BT đã được lựa chọn. 
Để việc đánh giá các BT một cách khách quan,
chính xác, đề tài tiến hành lựa chọn 40 nam SV
chuyên sâu bóng đá khóa 43 có thời gian luyện tập,
có trình độ luyện tập như nhau và chia thành 2 nhóm
gồm:
- Nhóm đối chứng (ĐC) : Gồm 20 nam SV chuyên
sâu bóng đá lớp K43A tập luyện theo giáo án của bộ
môn.
- Nhóm TN: Gồm 20 nam SV chuyên sâu bóng đá
lớp K43B tập theo các BT mà đề tài đã lựa chọn.
- Thời gian TN: Từ tháng 09/2013 đến tháng
01/2014, ứng dụng và đánh giá hiệu quả của các BT
nâng cao sức nhanh cho nam SV chuyên sâu bóng đá
trường ĐHSP TDTT HN.
2.3.2. Tiến trình TN
Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài tiến
hành xây dựng tiến trình TN để ứng dụng các BT đã
lựa chọn vào thực tiễn tập luyện. Tiến trình TN trình
bày cụ thể ở bảng 4.
Ghi chú: 
Cách thức thực hiện các BT như sau:
BT 1: Dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn 30m (thực
hiện theo hình thức nước chảy trong thời gian 10-15
phút x 3 tổ, nghỉ ngơi tích cực)
BT 2: Chạy 30 mét zíc zắc. (thực hiện theo hình
thức nước chảy trong thời gian 10-15 phút x 2 tổ, nghỉ
ngơi tích cực)
BT 3: di chuyển sút bóng liên tục (sút 5 lần x 3 tổ,
thực hiện theo nước chảy, nghỉ ngơi tích cực)
BT 4: Tâng bóng di chuyển theo hiệu lệnh (3 lần,
mỗi lần nghỉ một phút)
BT 5: Chạy biến tốc(Thực hiện theo nước chảy,
lấy lần cao nhất, nghỉ ngơi tích cực)
BT 6: Hai người tranh cướp bóng (thực hiện theo
hình thức nước chảy x 3 tổ, nghỉ ngơi tích cực)
BT 7: Di chuyển chọn điểm rơi của bóng ( 5 lần/1
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn Test đánh giá sức nhanh (n=25)
Kết quả 
TT Test 
Đồng ý 
Tỷ lệ 
% 
Không 
đồng ý 
Tỷ lệ 
% 
1 Test chạy 30m xpc 24 96 1 4 
2 Test dẫn bóng luồn 7 cọc tốc độ cao 16 64 9 36 
3 Test dẫn bóng luồn cọc 25m 23 92 2 8 
4 Test dẫn bóng tốc độ 30 m 12 48 13 52 
5 Test dẫn bóng tốc độ tối đa 15m 22 88 3 12 
 Bảng 3: Xác định tính thông báo của các test đó lựa chọn
Kết quả kiểm tra 
TT Test 
x r P 
1 Chạy 30m XPC (s) 5.10 0.85 0.05 
2 Dẫn bóng luồn cọc 25m (s) 8.29 0.92 0.05 
3 Dẫn bóng tốc độ tối đa 15m (s) 5.17 0.84 0.05 
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 1/2021
58 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
tổ x 10 tổ, nghỉ giữa tổ 1 phút)
BT 8: Phối hợp tung bóng, quay chạy nhận bóng
(Mỗi người thực hiện liên tục trong vòng 5 phút x 5
tổ, nghỉ ngơi tích cực)
BT9: Người thừa thứ ba(thời gian thực hiện 5-10
phút )
BT 10: Trò chơi đuổi bắt theo tín hiệu (Số lần lặp
lại: 3 lần, nghỉ giữa lần 1 phút)
BT 11: Chia đội thi đấu (Thời gian thực hiện: 15-
20 phút, tâng bóng thả lỏng và căng cơ sau trận đấu)
2.4. Kết quả TN
2.4.1. So sánh kết quả trước TN
Trước TN chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả 3
test kiểm tra đã kể trên ở cả 2 nhóm ĐC và TN. Kết
quả thu được như trình bày tại bảng 5.
Từ kết quả bảng 5 cho thấy: ở giai đoạn trước TN
ở cả 3 test đều thu được ttính lần lượt bằng 0,75; 0,17;
0,77 0,05. Điều này có
nghĩa sự khác biệt giữa 2 nhóm TN và ĐC trước TN
là không có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác là
trước TN, trình độ sức nhanh của 2 nhóm là như nhau.
2.4.1. So sánh kết quả sau TN
Sau 16 tuần TN theo tiến trình đã xây dựng đề tài
tiến hành kiểm tra trình độ sức nhanh của 2 nhóm TN
và ĐC nhằm đánh giá hiệu quả của các BT đã lựa
Bảng 4. Tiến trình TN
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 
TT Các 
BT Buổi 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 
1 BT 1 x x x x x x x 
2 BT 2 x x x x x x x x 
3 BT 3 x x x x x x x 
4 BT 4 x x x x x x 
5 BT 5 x x x x x x x x x 
6 BT 6 x x x x x x x x x x 
7 BT 7 x x x x x x x x 
8 BT 8 x x x x x x x x 
9 BT 9 x x x x x x 
10 BT 10 x x x x x x 
11 BT 11 x x x x x x x x 
TT Các 
BT 
Tuần 9 10 11 12 13 14 15 16 
 Buổi 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 
1 BT 1 x x x x x x x 
2 BT 2 x x x x x x x x 
3 BT 3 x x x x x x x 
4 BT 4 x x x x x x 
5 BT 5 x x x x x x x x x 
6 BT 6 x x x x x x x x x x 
7 BT 7 x x x x x x x x 
8 BT 8 x x x x x x x x 
9 BT 9 x x x x x x 
10 BT 10 x x x x x x 
11 BT 11 X x x X x x x x 
Bảng 5. Kết quả kiểm tra sức nhanh của 2 nhóm TN và ĐC trước TN (n = 20)
TT 
 Tham số 
Test 
Ax ± σ 
(NĐC) 
Bx ± σ (NTN) 2σ ttính tBảng P 
1 Chạy 30m xpc (s) 5.10 ± 0.10 5.07 ± 0.09 0,009 0,23 2,101 0,05 
2 Dẫn bóng với tốc độ tối đa 15m (s) 4,08 ± 0.14 4,09 ± 0.13 0,02 0,17 2,101 0,05 
3 Dẫn bóng luồn cọc 25m (s) 7,53 ± 0.28 7,43 ± 0.27 0,08 0,77 2,101 0,05 
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 1/2021
59THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
chọn. Kết quả được trình bày tại bảng 6.
Qua bảng 6 ta thấy: Sau 16 tuần tiến hành TN theo
chương trình đề tài xây dựng, kết quả kiểm tra của 2
nhóm TN và ĐC đã có sự khác biệt đáng kể ở các
Test thể hiện ở kết quả ttính = 2.67; 2,75; 2,7 > tbảng =
2,552 ở ngưỡng P = 0,05
Điều này cho thấy BT đề tài lựa chọn để PTSN
cho đối tượng nghiến cứu đã phát huy hiệu quả cao
hơn hẳn so với các BT mà bộ môn vẫn sử dụng.
Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của các BT đến
cả 2 nhóm đề tài tiến hành so sánh nhịp độ tăng
trưởng của 2 nhóm đối chứng và TN. Kết quả thu
được ở bảng 7.
Qua bảng 7 cho thấy: Sau 16 tuần TN sức nhanh
của cả 2 nhóm TN và ĐC đều có sự tăng trưởng đáng
kể, nhưng sự tăng trưởng của nhóm TN lớn hơn hẳn
so với nhóm đối chứng
3. KẾT LUẬN
Thông qua nghiên cứu, đề tài lựa chọn được 11 BT
PTSN cho nam SV chuyên sâu bóng đá trường ĐHSP
TDTT HN. Quá trình TN sư phạm đã cho thấy những
BT mà đề tài lựa chon tỏ rõ hiệu quả trong việc PTSN
trên đối tượng nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alagich. R. (1998), Huấn luyện bóng đá hiện đại, Dịch: Nguyễn Huy Bích, Phạm Anh Thiệu, Nxb TDTT,
Hà Nội.
2. TS. Phạm Xuân Thành, TH.S. Phạm Khắc Minh, GV. Trần hữu truyền, “Giáo trình bóng đá”, Tài liệu
giảng dạy dùng cho SV đại học sư phạm Thể dục Hà Nội, Nxb TDTT, Hà Nội.
3. TS. Phạm Xuân Thành, TH.S. Phạm Khắc Minh, GV. Trần hữu truyền, Chương trình giảng dạy bóng đá
giành cho đối tượng chuyên sâu
4. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, Nxb TDTT, thành phố Hồ
Chí Minh.
5. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao, Nxb
TDTT, Hà Nội.
6. Daxiorơxki V.M (1978), Các tố chất thể lực của VĐV, Nxb TDTT, Hà Nội.
7. Ma Tuyết Điền (1999), bóng đá - Kỹ chiến thuật và phương pháp tập luyện, Dịch: Đặng Bình, Nxb
TDTT, Hà Nội.
Nguồn bài báo: Trích từ kết quả nghiên cứu khoa học của đề đề tài cấp cơ sở: "Nghiên cứu lựa chọn bài tập
phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu bóng đá khóa 43 Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thai
Hà Nội”, Trần Ngọc Minh, Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 16/9/2020; ngày phản biện đánh giá: 28/12/2020; ngày chấp nhận đăng: 15/1/2021)
Bảng 7. So sánh mức độ tăng trưởng của 2 nhóm TN và ĐC sau TN (n= 20)
Nhóm đối chứng Nhóm TN 
TT Test 
Trước TN Sau TN W% Trước TN Sau TN w% 
1 Chạy 30m xpc ( s) 5.10 5.04 0.60 5.07 4.96 2.20 
2 
Dẫn bóng tốc độ tối đa 
15m (s) 
4,08 4,09 0.24 4,09 3,76 8.40 
3 Dẫn bóng luồn cọc 25m (s) 7,53 7,54 0.13 7,43 7,27 2.18 
Bảng 6. So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm TN và ĐC sau TN (n = 20)
TT 
 Tham số 
Test 
Ax ± σ 
(NĐC) 
Bx σ± 
(NTN) 
2σ ttính tBảng P 
1 Chạy 30m xpc(s) 5.04 ± 0.005 4.96 ± 0.002 0,004 2.67 2,552 0.05 
2 Dẫn bóng với tốc độ tối đa 15m (s) 4,09 ± 0.33 3,76 ± 0.15 0,07 2,75 2,552 0.05 
3 
Dẫn bóng luồn cọc 
25m (s) 
7,54 ± 0.26 7,27 ± 0.22 0,06 2,7 2,552 0.05 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_bai_tap_phat_trien_suc_nhanh_cho_nam_sinh_vien_chuy.pdf