Lộ trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ

I/. ĐẶT VẤN ĐỀ

Một trong những thực trạng đáng lo ngại hiện nay đối với giáo dục hệ Đại học là

tình trạng sinh viên thiếu kiến thức Tiếng anh cơ bản cũng như chuyên ngành (đối với

sinh viên các khối ngành không chuyên ngữ). Việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành hiện

nay là vấn đề mang tính cấp bách, là mong muốn và cũng là mục tiêu mà Nhà trường

cũng như các cơ sở đào tạo hướng đến. Được sự tạo điều kiện của Nhà trường, Hội thảo

nâng cao chất lượng đào tạo là diễn đàn nhằm giúp các Cán bộ giảng dạy (CBGD) chia sẻ

kinh nghiệm, hướng tới việc thực hiện tốt:

 Đề án 2020 – Bộ GD&ĐT: 70% SV không chuyên ngữ đạt chuẩn

đầu ra (bậc 3 = B1 châu Âu)

 Đề án nâng cao năng lực tiếng Anh 2015-2020 (Hiệu trưởng

trường ĐH Nha Trang)

 Chuẩn đầu ra trường ĐHNT (B1 đối với khối ngành Kinh tế và A2

đối với khối ngành Kỹ thuật) & các học phần tiếng Anh chuyên ngành.

Lộ trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trang 1

Trang 1

Lộ trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trang 2

Trang 2

Lộ trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trang 3

Trang 3

Lộ trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trang 4

Trang 4

Lộ trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trang 5

Trang 5

Lộ trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 03/01/2022 2420
Bạn đang xem tài liệu "Lộ trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lộ trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ

Lộ trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ
76 
LỘ TRÌNH GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHÔNG 
CHUYÊN NGỮ 
GV: Nguyễn Ngọc Thảo Khoa Kinh té̂ 
I/. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Một trong những thực trạng đáng lo ngại hiện nay đối với giáo dục hệ Đại học là 
tình trạng sinh viên thiếu kiến thức Tiếng anh cơ bản cũng như chuyên ngành (đối với 
sinh viên các khối ngành không chuyên ngữ). Việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành hiện 
nay là vấn đề mang tính cấp bách, là mong muốn và cũng là mục tiêu mà Nhà trường 
cũng như các cơ sở đào tạo hướng đến. Được sự tạo điều kiện của Nhà trường, Hội thảo 
nâng cao chất lượng đào tạo là diễn đàn nhằm giúp các Cán bộ giảng dạy (CBGD) chia sẻ 
kinh nghiệm, hướng tới việc thực hiện tốt:  Đề án 2020 – Bộ GD&ĐT: 70% SV không chuyên ngữ đạt chuẩn 
đầu ra (bậc 3 = B1 châu Âu)  Đề án nâng cao năng lực tiếng Anh 2015-2020 (Hiệu trưởng 
trường ĐH Nha Trang)  Chuẩn đầu ra trường ĐHNT (B1 đối với khối ngành Kinh tế và A2 
đối với khối ngành Kỹ thuật) & các học phần tiếng Anh chuyên ngành. 
Xét đến yếu tố thuận lợi và khó khăn trong lộ trình thực hiện việc giảng dạy 
tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ, chúng ta có thể nhận thấy: 
THUẬN LỢI: 
Các CBGD nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Nhà trường, Khoa và Ngành theo đề án 
2020 và lộ trình phát triển của nhà trường. 
KHÓ KHĂN: 
- Do cơ cấu chương trình ở bậc phổ thông, sinh viên đa phần chỉ có kiến thức về từ 
vựng và ngữ pháp, có nhiều em gặp trở ngại về phát âm, không thể nghe, nói được nên có 
tâm lý hoảng loạn, sợ học ngoại ngữ. 
- Đối với khối không chuyên ngữ, mặc dù đã được Nhà trường hỗ trợ bằng cách mở 
các lớp bồi dưỡng tiếng Anh A2/B1 cũng như được học tiếng Anh chuyên ngành trong ít 
nhất 1HK, tuy nhiên các em phần đông chưa nhận thức được tính cấp bách cũng như sự 
cần thiết của tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập. 
- Một trở ngại khác cho các CBGD là sự chênh lệch trình độ khá rõ trong cùng một 
lớp. Với các SV ở thành phố hoặc được gia đình tạo điều kiện, các em có cơ hội tiếp xúc 
với tiếng Anh từ nhỏ ở cả 4 kĩ năng nên hoàn toàn tự tin trong việc sử dụng tiếng Anh. 
Con số này chiếm khoảng 1/5 đến 1/4 trong 1 lớp học 50 em. Số còn lại rơi vào các em ở 
vùng ngoại thành và chưa có điều kiện học tiếng Anh ngoại trừ biết ngữ pháp và từ vựng 
như đã đề cập ở trên. Để mang lại hiệu quả cao nhất cho môn học, thông thường GV sẽ 
điều chỉnh môn học theo trình độ của số đông, tức là giảm yêu cầu và điều chỉnh cơ cấu 
77 
môn học theo hướng dễ hơn. Mặc dù đã điều chỉnh như vậy thì với các em yếu kém, 
chuyển sang 1 phương thức học mới – không còn là học vẹt mà theo phương pháp lấy 
người học làm trung tâm, người học phải phải chủ động nghiên cứu theo phương pháp 
giảng dạy ở bậc đại học, thì các em hoàn toàn đuối sức. Còn các em khá giỏi thì không tìm 
thấy động lực trong môn học này do nội dung học quá dễ. Điều này dẫn đến hệ quả là các 
em ít “mặn mà” với tiếng Anh, học với tâm thế đối phó, chú trọng học để qua môn. 
II/. CHƯƠNG TRÌNH CỦA NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI: 
- Theo khung chương trình đào tạo, sinh viên ngành KDTM học tiếng Anh trong 3 
học kì liên tiếp – HK 4,5,6 hoặc 5,6, 7 - tương đương với 9 tín chỉ. 
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: 
 Gồm 5 nội dung chính (workshops) trong mỗi học kì và nâng dần cấp độ từ dễ tới 
khó. Chương trình giảng dạy tập trung 100% vào phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản ở 
học kỳ đầu và đi vào các tình huống, văn bản liên quan đến chuyên ngành ở các học kỳ sau. 
 Lộ trình học của các em ở 3 học kỳ theo phân tầng trình độ được thể hiện như bên 
dưới: 
III/. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ: 
1. Phương pháp giảng dạy & các hoạt động tại lớp 
 Phương pháp giảng dạy tập trung vào tương tác giữa các SV với nhau, sử dụng 
hình ảnh, videos và phương pháp mô phỏng, role play (đóng vai). 
Cụ thể:  Videos: Trong quá trình học, SV được tham khảo các videos mô phỏng các 
tình huống kinh doanh. Từ đó, các em sinh viên được giáo viên giới thiệu các mẫu câu và 
thực hiện các đoạn hội thoại theo nhóm 2 hoặc 3 người. 
78 
 Simulation (mô phỏng môi trường kinh doanh): SV sẽ được đặt vào các 
mô hình trong môi trường. Ví dụ như trong workshop 3 (chuyên đề 3), để SV thực tập về 
cách thức chào bán hàng ăn uống và không khí kinh doanh thực tế, giáo viên có thể tổ 
chức một hội chợ ẩm thực mà trong đó các nhóm được phân công sẽ tự chọn lựa sản 
phẩm và tự trang trí gian hàng. Còn cả lớp với vai trò là người mua sẽ tương tác với 
người bán, và chọn lựa sản phẩm mình thích. Điểm số của các nhóm một phần sẽ được 
đánh giá dựa trên số lượng sản phẩm bán được.  Records (các đoạn ghi âm): Đây là hình thức đã được sử dụng phổ biến ở 
các lớp học tiếng Anh. Đối với ngành KDTM, các đoạn ghi âm được chọn lọc cho phù hợp 
với tình huống thương mại. Ví dụ như trong workshop 4 (chuyên đề 4), để cho các em 
nắm bắt kỹ năng giao dịch qua điện thoại, ngoại trừ việc SV tự thiết lập các cuộc họp 
thương mại qua điện thoại, các em còn được nghe một đoạn tin nhắn trả lời tự động của 
công ty (còn gọi là IVR – Interactive Voice Response), qua đó sinh viên sẽ được yêu cầu 
thực hiện một đoạn ghi âm tương tự (dưới hình thức bài tập cá nhân).  Role play (đóng vai): đây là mô hình được áp dụng nhằm tăng tính tương 
tác của các sinh viên với nhau cũng như tăng khả năng phản xạ của các em. 
- Ví dụ 1: sinh viên được cung cấp một mô hình khách sạn với giá phòng, điều kiện 
phòng ốc và danh sách các khách hàng với các yêu cầu khác nhau. Sinh viên phải sắp xếp 
các khách này vào các phòng sao cho bảo đảm doanh thu của khách sạn và đáp ứng yêu 
cầu của từng khách hàng. 
- Ví dụ 2: SV phải chọn 1 địa điểm dùng cơm với KH nhằm kí 1 hợp đồng thương 
mại, dựa trên ngân sách của công ty và yêu cầu của khách, SV đóng vai trò là nhân viên 
phải trình bày với sếp của mình (là 1 SV khác) về cách thức mình lựa chọn nhà hàng 
nhằm đảm bảo lợi ích cho KH và công ty. 
2. Hình thức kiểm tra và đánh giá: 
 - Hình thức đánh giá: bao gồm phát biểu tại lớp, bài kiểm tra cá nhân, bài tập cá 
nhân và bài tập nhóm, thi vấn đáp cuối khoá (hình thức bốc thăm tình huống) 
 - Các yếu tố đánh giá đều dựa trên việc đo lường khả năng phản xạ và giao tiếp 
trong môi trường kinh doanh, hướng tới việc SV có khả năng giao dịch được với các đối 
tác nước ngoài. 
 - Trọng yếu của phần đánh giá như bên dưới. 
79 
 GHI NHẬN Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HỌC – SV KHOÁ 57TM 
Phạm vi: 2 lớp 57TM1 & 57TM2 (là 2 lớp học theo chương trình đào tạo mới của 
ngành) 
Nội dung: Các em được yêu cầu nêu nhận xét về chương trình học, phương pháp 
giảng dạy và nêu đề xuất nhằm cải thiện môn học theo hướng hiệu quả hơn cho các em. 
Qua khảo sát hơn 100 SV và nhận được ý kiến đóng góp chi tiết của gần 40 em, kết 
quả như sau: 
ĐIỂM TÍCH CỰC: • Chương trình học sát thực tế, tình huống đa dạng thiết thực với công việc. • Lớp học sôi động, phương pháp thu hút. • Rèn luyện được kỹ năng nghe nói. • Không học ngữ pháp khô khan mà kết hợp với thực hành. 
ĐỀ XUẤT: 
- Cần giao nhiều bài tập nhà liên quan đến các chủ đề học tại lớp. 
- Cần cho một danh sách các từ mới liên quan đến chủ đề (tổng hợp vào giáo 
trình học). 
- Cho nhiều mẫu câu giao tiếp hơn để các em ứng dụng vào môi trường thực tế. 
- Hệ thống âm thanh cần được cải thiện (đối với các bài tập nghe và kiểm tra). 
- Thay vì mỗi nhóm một chủ đề thì giao tất cả các chủ đề cho các nhóm và trình bày 
bằng cách bốc thăm. Như vậy các nhóm đều học được qua các chủ đề. 
- Cần có 01 bài kiểm tra đầu vào cho lớp và phân nhóm SV theo đúng trình độ. 
- Tất cả các khoá đều học 9TC chứ không chỉ K58. 
IV/. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN TẠI NGÀNH KDTM 
- Lộ trình phân tầng chương trình học – Đã và đang thực hiện 
- Giảng dạy tiếng Anh kết hợp với các kỹ năng khác: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng 
giải quyết tình huống, kỹ năng tham gia cuộc học và trình bày ý kiến trong cuộc họp, - 
Đã và đang thực hiện 
- Hoạt động ngoại khoá cho sinh viên ngành KDTM – Đã và đang thực hiện 
80 
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, đào tạo tiếng Anh trực tuyến. – Dự kiến 
thực hiện HK2 năm học 2016-2017. Mô hình tham khảo: Khoá học online A2/B1 do Khoa 
Ngoại ngữ đang thực hiện thành công. 
- Dựa vào kiểm tra đầu vào cho SV (do Khoa ngoại ngữ tổ chức) để tiến hành phân 
loại sinh viên, làm việc với các cán bộ lớp để các em đăng ký học các học phần ngoại ngữ 
theo trình độ ngang nhau, nhằm giảm tình trạng chênh lệch trình độ. – Đề xuất thực hiện 
cho Khoá 58TM. 
* HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ 
CLB Tiếng Anh ngành KDTM– BizTrade Club được thành lập vào HK2, năm học 
2015-2016 
o Đầu vào: Giáo viên tiến hành kiểm tra trình độ đầu vào – kiểm tra cả 4 kĩ năng và 
xếp các em vào 3 cấp độ: Elementary, Pre-Intermediate & Intermediate. 
o Chia nhóm: theo trình độ và khung giờ. Lý do: Các em SV ở các khoá khác nhau có 
khung giờ học khác nhau. 
o Mô hình: GV trực tiếp giảng dạy lớp Intermediate 1 buổi/tuần. Học viên ở lớp 
Intermediate đảm nhận vai trò là trưởng nhóm. Các trưởng nhóm này sẽ tiến hành sinh 
hoạt nhóm (tối đa 5SV) theo chủ đề do GV hướng dẫn (1-2 buổi/tuần) 
o Phương pháp GD: role play, board games, debates về các chủ đề nóng hiện nay 
trong học đường và xã hội, 
SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ (ngoài trời) được thực hiện mỗi quý một lần Có hình 
ảnh thực tế 
- Excursions: tổ chức mỗi quý cho tất cả các thành viên CLB tiếng Anh, có sự tham 
gia của người nước ngoài nhằm tăng tính tự tin dạn dĩ của SV khi giao tiếp với họ. 
- Buổi debut đầu tiên vào HK2/2015 tại Hội trường 2 với hình thức mô phỏng mô 
hình Amazing race với các hoạt động cho các đội sử dụng kỹ năng tiếng Anh để giải mã 
các chặng đua. Các đội (khoảng 5-6 thành viên) được yêu cầu sử dụng tiếng Anh để vượt 
qua các thử thách về phát âm, từ vựng, giải đáp và phỏng vấn-lấy thông tin của người 
nước ngoài. Đội nào hoàn thành tất cả các thử thách trong thời gian sớm nhất sẽ chiến 
thắng. 
SPECIAL TRAININGS: Các workshops được tổ chức mỗi học kì nhằm hỗ trợ cho 
sinh viên các kỹ năng mềm Có hình ảnh thực tế 
a) Workshop 1: HOW TO WRITE A COVER LETTER & TAILOR YOUR RESUME 
o Thời gian: Mỗi Học kì 
o Thời lượng: 2-4 buổi (tuỳ số lượng) 
o Số lượng: tối đa 30SV 
o Nội dung: Lý thuyết + Thực hành (viết Thư xin việc & CV bằng tiếng Anh) 
b) Workshop 2: GROUP INTERVIEW 
o Thời gian: Mỗi Học kì 
81 
o Thời lượng: 2-3 buổi (tuỳ số lượng) 
o Số lượng: tối đa 20SV 
o Nội dung: Thực hành phỏng vấn nhóm (theo công việc đăng ký) 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Đề án Ngoại Ngữ 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
2. Trường Đại học Nha Trang, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ 
chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Nha Trang, ban hành theo Quyết 
định số 197 / QĐ – ĐHNT ngày 28 tháng 2 năm 2013. 
3. Cotton, D., Falvey, D. & Kent, S. 2005, Market Leader, Longman. 
4. Umstatter, J. 2002, English Brainstomers, Jossey Bass, California. 

File đính kèm:

  • pdflo_trinh_giang_day_tieng_anh_cho_sinh_vien_khong_chuyen_ngu.pdf