Lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc - Ngoại ngữ thứ hai của sinh viên ngành Ngôn ngữ anh (Trường hợp Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh)
Nghiên cứu này tìm hiểu tình hình lo lắng và các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý
lo lắng trong học tập ngoại ngữ thứ hai tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành
Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM hiện nay. Trên cơ sở lý
thuyết về lo lắng trong học tập ngoại ngữ của Horwitz, chúng tôi tiến hành khảo
sát bằng bảng hỏi với 156 sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh của Trường vào tháng
11/2019. Kết quả cho thấy, lo lắng về thi cử và lo lắng về học tiếng Trung Quốc
có mức độ cao nhất, lo lắng về lớp học có mức độ thấp nhất; giới tính, thời gian
học và tuổi tác không ảnh hưởng đến mức độ lo lắng; sinh viên có mức độ lo
lắng càng cao thì thành tích học tập càng thấp; các đặc điểm của tiếng Trung
Quốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lo lắng trong học tập của sinh viên.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc - Ngoại ngữ thứ hai của sinh viên ngành Ngôn ngữ anh (Trường hợp Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh)
c các kỳ thi, các kỳ kiểm tra; sinh viên biết rõ hậu quả hi điểm các kỳ thi, các kỳ kiểm tra không tốt. Tiếng Trung Quốc tuy có nhiều điểm tương đồng với tiếng Việt, song ngôn ngữ này có chữ viết khác với con chữ Latinh để ghi lại tiếng Việt, tiếng Anh, vì thế người học SFL đều rất lo lắng với việc học ngôn ngữ này. Lo lắng về lớp học có mức thấp nhất, kết quả này giống với kết quả khảo s t đối với sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (Lưu Hớn Vũ, 20 9) Đồng thời, theo nghiên cứu (Lưu Hớn Vũ, (20 7), sinh viên SFL tiếng Trung Quốc có động cơ học tập h cao, đa số xuất phát từ động cơ nhu cầu công cụ du lịch, nghề nghiệp và thực hiện giá trị bản thân. Chính vì thế, sinh viên thường xuyên đến lớp và có mức độ lo lắng thấp nhất về lớp học tiếng Trung Quốc. 3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố cá thể đối với lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc 3.2.1. Ảnh hưởng của giới tính đối với lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc Bảng 4 cho thấy, sinh viên nữ có mức độ lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc cao hơn sinh viên nam Song, kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể – trường hợp mẫu độc lập cho thấy giữa sinh viên nam và sinh viên nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc (p > Bảng 3. Kết quả kiểm định Paired samples T-test đối với 7 phương diện lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc Lo lắng về lỗi sử dụng Lo lắng về bị hỏi Lo lắng về nghe nói Lo lắng về đ nh giá tiêu cực Lo lắng về thi cử Lo lắng về tiếng Trung Quốc Lo lắng về lớp học t = -4.699 p < 0.05 t = -12.616 p < 0.05 t = -14.369 p < 0.05 t = -7.462 p < 0.05 t = -18.337 p < 0.05 t = -11.110 p < 0.05 Lo lắng về lỗi sử dụng t = -5.834 p < 0.05 t = -6.850 p < 0.05 t = -7.462 p = 0.078 t = -10.980 p < 0.05 t = -6.956 p < 0.05 Lo lắng về bị hỏi t = 1.690 p = 0.093 t = 4.854 p < 0.05 t = -4.980 p < 0.05 t = -2.574 p < 0.05 Lo lắng về nghe nói t = 4.198 p < 0.05 t = -7.344 p < 0.05 t = -3.706 p < 0.05 Lo lắng về đ nh gi tiêu cực t = -9.462 p < 0.05 t = -6.399 p < 0.05 Lo lắng về thi cử t = 0.969 p = 0.334 Nguồn: Tác giả, 2019. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 5 (261) 2020 59 0 05) Như vậy, giới tính không phải là nhân tố ảnh hưởng đến lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh. Kết quả này không giống với kết quả nghiên cứu trước đây của chúng tôi (Lưu Hớn Vũ, 20 9) cũng không giống với kết quả nghiên cứu của Shi Ren-juan (2005), He Shan (2014), giới tính là nhân tố ảnh hưởng đến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc. Qua đó cho thấy môi trường ngôn ngữ, chuyên ngành học khác nhau cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến t c động của giới tính đối với mức độ lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc. 3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian học đối với lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc Tình hình lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc của sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba như Bảng 5 . Về mặt tổng thể sinh viên năm thứ ba có mức độ lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc cao hơn sinh viên năm thứ hai. Song, kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể – trường hợp mẫu độc lập cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc (p > 0.05) giữa hai nhóm sinh viên trên. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Shi Ren-juan (2005), thời gian học tiếng Trung Quốc không phải là nhân tố ảnh hưởng đến lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc. Bảng 4. Tình hình lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc theo giới tính Phương diện Giới tính Mean SD t p Lo lắng về lớp học Nam 2.0857 0.58554 -1.567 0.119 Nữ 2.4028 0.73378 Lo lắng về lỗi sử dụng Nam 2.6071 0.76406 -0.558 0.578 Nữ 2.7289 0.78012 Lo lắng về bị hỏi Nam 3.1071 1.21178 -0.628 0.531 Nữ 3.2923 1.03698 Lo lắng về nghe nói Nam 2.9714 0.50753 -1.217 0.225 Nữ 3.1704 0.59020 Lo lắng về đ nh gi tiêu cực Nam 2.8929 1.12965 0.114 0.910 Nữ 2.8627 0.92855 Lo lắng về thi cử Nam 3.3929 0.88096 -1.282 0.202 Nữ 3.7394 0.97253 Lo lắng về tiếng Trung Quốc Nam 3.3929 1.53396 -0.510 0.611 Nữ 3.6056 1.48495 Tổng thể Nam 2.9214 0.72124 -1.104 0.271 Nữ 3.1146 0.61511 Nguồn: Tác giả, 2019. LƯU HỚN VŨ – LO LẮNG TRONG HỌC TẬP TIẾNG TRUNG QUỐC 60 3.3. Mối quan hệ giữa tuổi tác, thành tích học tập với lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc Chúng tôi sử dụng phân tích tương quan Pearson để kiểm định mối tương quan giữa tuổi tác, thành tích học tập và lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc của sinh viên. Kết quả như Bảng 6. Bảng 6. Phân tích mối tương quan giữa tuổi tác, thành tích học tập và lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc Tuổi tác Thành tích học tập Pearson Correlation 0.63 -0.371 Sig. (2-tailed) 0.437 0.000 Nguồn: Tác giả, 2019. Tuổi tác và lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc của sinh viên có hệ số tương quan r = 0 63 và không có ý nghĩa nổi trội (p > 0.05). Như vậy không có mối tương quan giữa mức độ lo lắng và tuổi tác của người học Điều này có nghĩa là hông có sự khác biệt về mức độ lo lắng giữa những sinh viên có độ tuổi khác nhau. Bảng 6 cũng cho thấy thành tích học tập và lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc của sinh viên có hệ số tương quan r = -0.371 và ý nghĩa nổi trội (p < 0.05). Qua đó cho thấy mức độ lo lắng có mối tương quan nghịch với thành tích học tập, sinh viên có mức độ lo lắng càng cao thì thành tích Bảng 5. Tình hình lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc theo thời gian học Phương diện Năm học Mean SD t p Lo lắng về lớp học Năm thứ hai 2.2345 0.70030 -2.760 0.006 Năm thứ ba 2.5507 0.72388 Lo lắng về lỗi sử dụng Năm thứ hai 2.6609 0.80150 -1.030 0.305 Năm thứ ba 2.7899 0.74462 Lo lắng về bị hỏi Năm thứ hai 3.3218 1.07286 0.615 0.539 Năm thứ ba 3.2174 1.02713 Lo lắng về nghe nói Năm thứ hai 3.0874 0.54363 -1.572 0.118 Năm thứ ba 3.2348 0.62681 Lo lắng về đ nh gi tiêu cực Năm thứ hai 2.7931 0.89101 -1.074 0.284 Năm thứ ba 2.9565 1.00637 Lo lắng về thi cử Năm thứ hai 3.8391 0.88756 1.912 0.058 Năm thứ ba 3.5435 1.04227 Lo lắng về tiếng Trung Quốc Năm thứ hai 3.4483 1.34691 -1.308 0.193 Năm thứ ba 3.7609 1.63736 Tổng thể Năm thứ hai 3.0550 0.58509 -0.947 0.345 Năm thứ ba 3.1505 0.67296 Nguồn: Tác giả, 2019. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 5 (261) 2020 61 học tập của sinh viên càng thấp, và ngược lại sinh viên có mức độ lo lắng càng thấp thì thành tích học tập của sinh viên càng cao. Kết quả này đã chứng minh nhận định của Macintyre & Gregersen (20 2) “mức độ lo lắng cao và thành tích học tập thấp có quan hệ mật thiết với nhau”, đồng thời cũng đã iểm chứng kết quả nghiên cứu của Horwitz, Horwitz, và Cope (1986), Qian Xu-jing (钱旭菁) (1999), Zhang Li (张莉) & Wang Biao (王飙) (2002) và Shi Ren-juan (2005). 3.4. Nguyên nhân dẫn đến lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc Đ nh giá của sinh viên về 5 nguyên nhân dẫn đến lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc như Bảng 7. Sau khi tiến hành kết quả kiểm định trị trung bình của mẫu phối hợp từng cặp đối với năm nguyên nhân dẫn đến lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc, chúng tôi được kết quả như Bảng 8. Chúng ta thấy thứ tự 5 nguyên nhân dẫn đến lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc của sinh viên như sau: đặc điểm tiếng Trung Quốc > giao tiếp giữa thầy và trò = bản thân người học > nội dung gi o trình = xung đột văn hóa. Kết quả này cho thấy trong quá trình học tập SFL tiếng Trung Quốc, đặc điểm tiếng Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Ding An-qi & Wu Si-na (2011), Lưu Hớn Vũ (20 9) Bảng 8. Kết quả kiểm định Paired samples T-test đối với 5 nguyên nhân dẫn đến lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc Nội dung giáo trình Đặc điểm tiếng Trung Quốc Bản thân người học Xung đột văn hóa Giao tiếp giữa thầy và trò t = 5.361 p < 0.05 t = -13.203 p < 0.05 t = -1.672 p = 0.096 t = 3.992 p < 0.05 Nội dung giáo trình t = -16.016 p < 0.05 t = -6.240 p < 0.05 t = -0.667 p = 0.506 Đặc điểm tiếng Trung Quốc t = 12.785 p < 0.05 t = 13.981 p < 0.05 Bản thân người học t = 5.278 p < 0.05 Nguồn: Tác giả, 2019. Bảng 7. Nguyên nhân dẫn đến lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc Nguyên nhân Mean SD Giao tiếp giữa thầy và trò 2.1688 0.76153 Nội dung giáo trình 1.7821 0.76660 Đặc điểm tiếng Trung Quốc 3.2404 1.05566 Bản thân người học 2.2788 0.89846 Xung đột văn hóa 1.8333 0.90755 Nguồn: Tác giả, 2019. LƯU HỚN VŨ – LO LẮNG TRONG HỌC TẬP TIẾNG TRUNG QUỐC 62 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có sự lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc ở mức độ trung bình. Mức độ lo lắng này không chịu t c động bởi nhân tố giới tính, song chịu t c động nhất định của nhân tố thời gian học tập tiếng Trung Quốc trên phương diện lo lắng về lớp học. Mức độ lo lắng của sinh viên có mối quan hệ nhất định với thành tích học tập tiếng Trung Quốc, song không có mối tương quan với tuổi tác của sinh viên. C c đặc điểm của tiếng Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lo lắng trong học tập SFL tiếng Trung Quốc của sinh viên. Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: (1) Giảng viên cần thường xuyên khích lệ những sinh viên có thành tích học tập chưa tốt, giúp sinh viên cố gắng hơn trong học tập, nâng cao năng lực tiếng Trung Quốc của bản thân; (2) Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần nêu bật c c đặc điểm của tiếng Trung Quốc, chú trọng giảng dạy những điểm tương cận và dị biệt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ. PHỤ LỤC Bảng điều tra lo lắng trong học tập ngoại ngữ thứ hai - tiếng Trung Quốc Căn cứ vào tình hình thực tế, bạn hãy hoanh tròn chữ số biểu thị mức độ đồng ý cho c c câu bên dưới 1 === Hoàn toàn hông đồng ý === 2 === Hơi hông đồng ý === 3 === Phân vân === 4 === Hơi đồng ý === 5 Hoàn toàn đồng ý 1 Trong giờ học tiếng Trung Quốc, tôi rất không tự tin khi phát biểu 1 2 3 4 5 2 Trong giờ học tiếng Trung Quốc, từ trước đến giờ tôi luôn lo lắng việc mình sẽ xuất hiện lỗi sai 1 2 3 4 5 3 Trong giờ học tiếng Trung Quốc, khi biết giảng viên sắp hỏi tôi, tôi sẽ run lên vì lo sợ 1 2 3 4 5 4 Khi giảng viên nói tiếng Trung Quốc, tôi nghe không hiểu, tôi sẽ cảm thấy lo sợ 1 2 3 4 5 5 Học thêm nhiều giờ học tiếng Trung Quốc nữa, tôi sẽ cảm thấy rất lo sợ 1 2 3 4 5 6 Tôi luôn cảm thấy tiếng Trung Quốc của các bạn khác tốt hơn tôi 1 2 3 4 5 7 Khi thi tiếng Trung Quốc, tôi thường sẽ cảm thấy lo sợ 1 2 3 4 5 8 Trong giờ học tiếng Trung Quốc, khi phát biểu mà không có chuẩn bị trước, tôi cảm thấy lo sợ 1 2 3 4 5 9 Tôi sợ những hậu quả của việc hông đậu các môn tiếng Trung Quốc 1 2 3 4 5 10 Trong giờ học tiếng Trung Quốc, tôi sẽ lo sợ đến nỗi quên hết những gì tôi biết 1 2 3 4 5 11 Trong giờ học tiếng Trung Quốc, tôi không chủ động phát biểu 1 2 3 4 5 12 Tôi sợ nghe không hiểu những chỉnh sửa lỗi sai của giảng viên dành cho tôi 1 2 3 4 5 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 5 (261) 2020 63 13 Cho dù có chuẩn bị kỹ lưỡng trước giờ học, tôi vẫn luôn cảm thấy lo sợ trong giờ học tiếng Trung Quốc 1 2 3 4 5 14 Tôi thường không muốn đi học các giờ học tiếng Trung Quốc 1 2 3 4 5 15 Trong giờ học tiếng Trung Quốc, tôi không tự tin khi phát biểu 1 2 3 4 5 16 Tôi sợ giảng viên tiếng Trung Quốc chỉnh sửa từng lỗi sai của tôi 1 2 3 4 5 17 Khi giảng viên tiếng Trung Quốc sắp hỏi tôi, tôi thấy tim mình đập nhanh 1 2 3 4 5 18 Nói tiếng Trung Quốc trước mặt các bạn khác, tôi cảm thấy rất xấu hổ, sợ họ cười tôi 1 2 3 4 5 19 Học tiếng Trung Quốc phải nhớ một lượng lớn từ vựng, sẽ khiến tôi cảm thấy bất an 1 2 3 4 5 20 Học tiếng Trung Quốc phải nhớ một lượng lớn chữ Hán, sẽ khiến tôi cảm thấy bất an 1 2 3 4 5 21 Trong giờ học, giảng viên nói quá nhanh, tôi nghe không hiểu, cũng hông biết trả lời câu hỏi của giảng viên 1 2 3 4 5 22 Nội dung bài khóa không thực dụng lắm 1 2 3 4 5 23 Trong giờ học, khi phát biểu của tôi bị giảng viên cắt ngang, tôi cảm thấy rất áp lực 1 2 3 4 5 24 Tôi cảm thấy phát âm tiếng Trung Quốc rất khó, từ vựng và ngữ pháp lại nhiều 1 2 3 4 5 25 Tôi cảm thấy chữ H n cũng mang đến cho tôi áp lực 1 2 3 4 5 26 Những câu ví dụ mà giảng viên sử dụng thường rất khó, tôi không thể hiểu hết 1 2 3 4 5 27 Tôi không có tự tin lắm với việc học tiếng Trung Quốc 1 2 3 4 5 28 Đã học tiếng Trung Quốc rất lâu rồi, nhưng vẫn không có tiến bộ gì 1 2 3 4 5 29 Tôi hông thích văn hóa Trung Quốc và cách thức tư duy của người Trung Quốc lắm 1 2 3 4 5 30 Tôi không có hứng thú lắm với nội dung trong sách giáo khoa 1 2 3 4 5 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Arnold, J. 2000. Affect in Language Learning. Beijing: Foreign Language Teaching and Research Press. 2. Brown, H D 973 “Affective Variables in Second Language Acquisition” Language Learning, (2), 231. 3. Cao Xian-wen曹贤文 & Tian Xin田鑫. 2017. “汉语国际教育硕士留学生学习焦虑及其原因调查”. 华 文教学与研究, (4), 1-13. 4. Ding An-qi丁安琪 & Wu Si-na吴思娜. 2011. 汉语作为第二语言学习者实证研究. 北京: 世界图书出 版公司. 5. He Shan何珊 20 4 “外国留学生汉语学习焦虑研究” 云南师范大学学报 (对外汉语教学与研究版), (2), 61-69. 6. Horwitz, E K , Horwitz, M B & Cope, J 986 “Foreign language classroom anxiety”. The Modern Language Journal, 70 (2), 125-132. LƯU HỚN VŨ – LO LẮNG TRONG HỌC TẬP TIẾNG TRUNG QUỐC 64 7. Lưu Hớn Vũ 20 7 “Động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM”. Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, 33 (2), 146-154. 8. Lưu Hớn Vũ 20 9 “Lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc”. Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, 35 (5), 54-65. 9. MacIntyre, P. D. & Gregersen, T. 2012. “Affect: The role of Language Anxiety and Other Emotions in Language learning”. In S. Mercer, S. Ryan, & M. Williams (Eds.), Language Learning Psychology: Research, Theory and Pedagogy. Basingstoke: Palgrave. 10. Oxford R. L. 1999. “Anxiety and the Language Learner: New insights”. In Anold J (ed.). Affect in Language Learning. Cambridge: Cambridge University Press. 11. Qian Xu-jing钱旭菁 999 “外国留学生学习汉语时的焦虑”. 语言教学与研究, (2), 144-154. 12. Shi Ren-juan施仁娟. 2005. 留学生汉语学习焦虑的状况、成因和应付方式研究. 华东师范大学硕士学 位论文. 13. Zhang Li张莉 & Wang Biao王飙. 2002. “留学生汉语焦虑感与成绩相关分析及教学对策” 语言教 学与研究, (1), 36-42. 14. Zhang Xiao-lu张晓路 2008 “留学生汉语使用焦虑与归因的相关性研究” 语言教学与研究, (2), 32- 37.
File đính kèm:
- lo_lang_trong_hoc_tap_tieng_trung_quoc_ngoai_ngu_thu_hai_cua.pdf