Lịch sử hình thành và phát triển kiểm toán nội bộ
Tóm tắt:
Bài báo nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ (KTNB) dưới góc độ là
một bộ phận trong hệ thống hoạt động kinh tế xã hội. Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân
tích định tính, dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động kiểm toán cũng như thu thập các tác liệu của
các chuyên gia về hoạt động KTNB ở các nước trên thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, KTNB ở
các nước trên thế giới đã phát triển gần hoàn thiện với 4 giai đoạn. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn là
một lĩnh vực rất mới. Từ đó, tác giả đưa ra một số định hướng, nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt
động KTNB ở Việt Nam tiếp cận với chuẩn quốc tế.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Lịch sử hình thành và phát triển kiểm toán nội bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lịch sử hình thành và phát triển kiểm toán nội bộ
là một công cụ quản lý, giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý, góp phần hạn chế rủi ro, gia tăng giá trị cho DN (DN). Ở Việt Nam, hoạt động KTNB vẫn là một loại hình mới mẻ và chưa được các DN chú trọng phát triển. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động KTNB ở Việt Nam, chính là do mô hình hoạt động kinh doanh và đặc điểm nền kinh tế đang phát triển. Những năm gần đây, nhiều DN đã có sự hoàn thiện về mô hình tổ chức, đặc biệt đã tiến hành tổ chức bộ phận KTNB ngay trong DN. Tuy nhiên, hoạt động KTNB vẫn còn nhiều yếu kém và có những đặc điểm khác biệt với mô hình KTNB trên thế giới. Trên thế giới, KTNB đã xuất hiện từ rất lâu đời. KTNB ra đời, tồn tại và phát triển xuất phát từ tự thân đơn vị, từ yêu cầu của người quản lý nhằm thoả mãn yêu cầu về việc ngăn chặn những rủi ro, gian lận có thể phát sinh và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Được biết đến từ thời kỳ cổ đại dưới hình thức “lắng nghe”, đến Thế kỷ 19 lần đầu tiên xuất hiện kiểm toán viên (KTV) nội bộ hoạt động trong các DN, cụ thể trong các công ty đường sắt vốn là những nơi có nguy cơ về sai phạm cao. Tuy nhiên, phải đến năm 1879, KTNB mới phát triển và trở thành một hoạt động chuyên nghiệp với sự thông qua của Quốc hội Hoa Kỳ về yêu cầu phải thành lập bộ phận KTNB trong DN. Năm 1941, trong cuốn sách "KTNB" của Brink, tác giả đã đánh giá vai trò của KTNB vượt xa kế toán. Cũng trong năm này, Viện KTNB quốc tế IIA ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển của KTNB. Kể từ đây, hoạt động KTNB đã từng bước hoàn thiện về vai trò, bản chất cũng như phương pháp kiểm toán. 1. KTNB qua các thời kỳ - Giai đoạn kiểm toán tuân thủ (truyền thống): Nội dung kiểm toán chú trọng vào các hoạt động tài chính, chủ yếu mang tính tuân thủ và bao gồm việc rà soát một số lượng rất lớn các giao dịch. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 96 - Giai đoạn kiểm toán dựa theo phương pháp tiếp cận hệ thống: Thay vì việc chú trọng vào các địa điểm, giao dịch riêng rẽ, thì KTNB tiếp cận theo các chu trình và hệ thống trong toàn bộ tổ chức. - Giai đoạn kiểm toán dựa trên định hướng rủi ro. - Giai đoạn kiểm toán tổng quát, nhằm tìm kiếm nguồn lực nội bộ. Bảng 1. Các giai đoạn phát triển của KTNB Giai đoạn Tên gọi Nội dung Giai đoạn kiểm toán tuân thủ (truyền thống) Từ cuối thế kỷ 19 đến những năm 1950 Kiểm tra tài khoản kế toán Được thành lập ngay tại bộ phận kế toán có mục đích kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế. Hiệu quả KTNB gắn liền với việc phát hiện các sai phạm trong quá trình kiểm toán: Càng nhiều sai phạm được phát hiện thì hiệu quả càng cao. Khái niệm về KTNB chuyên nghiệp lần đầu tiên được đề cập đến trong cuốn sách “KTNB hiện đại” tác giá V. Brink vào năm 1941. Đến đầu những năm 1960 Kiểm tra tính tuân thủ KTNB thực hiện việc kiểm tra mức độ tuân thủ pháp luật và các quy chế nội bộ của công ty. Đến đầu những năm 1970 Đánh giá các quy trình hoạt động Vào giữa những năm 1960, KTV cần kiểm tra việc tuân thủ các quy trình được quy định trong các quy chế hoạt động của công ty. KTV nội bộ cần kiểm tra tài liệu, các tài khoản, phát hiện ra các thiếu sót trong quá trình kiểm soát và quản lý DN. Giai đoạn kiểm toán dựa theo phương pháp tiếp cận hệ thống Đến những năm 1980 Giai đoạn chuẩn hoá hoạt động KSNB (KTNB) KTV nội bộ không chỉ thực hiện chức năng phát hiên sai sót mà còn tham gia tư vấn, hoàn thiện hoạt động của DN dựa trên cơ sở xây dựng bộ phận KSNB. Vào năm 1978 ban hành chuẩn mực KTNB quốc tế. Đến những năm 1990 Đánh giá hệ thống KSNB KTV bày tỏ ý kiển về hệ thống KSNB DN. Giai đoạn kiểm toán dựa trên định hướng rủi ro Đến những năm 2000 Giai đoạn đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro Vào những năm 1990, lần đầu tiên xuất hiện khái niệm quản trị rủi ro, từ đó, vai trò của KTNB trong nội bộ DN hướng đến đánh giá chất lượng và hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro của DN. Áp dụng phương pháp kiểm toán theo định hướng rủi ro. Đến năm 2003 Giai đoạn kiểm toán theo định hướng rủi ro Giai đoạn kiểm toán tổng quát nhằm tìm kiếm nguồn lực nội bộ Từ năm 2013 đến nay Giai đoạn tổ chức KSNB theo mô hình COSO và sử dụng các công cụ kiểm toán theo định hướng rủi ro Nhằm mục đích tối đa hóa giá trị của thực thể kinh doanh và được kết hợp với chức năng của "giá trị gia tăng". Trong quá trình thu thập dữ liệu về bộ phận KSNB và đánh giá rủi ro, KTV nội bộ đánh giá hoạt động kinh tế và đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và cách thức nâng cao giá trị DN, dựa trên việc xác định nguồn lưc nội bộ. Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của KTNB cho thấy, vai trò của hoạt động kiểm toán thay đổi và mở rộng theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, xuất phát từ hình thức kiểm tra báo cáo tài chính đến chức năng tạo ra các giá trị cho DN. Hiện nay, đối với các nước phát triển, KTNB đã được nhìn nhận như là một bộ phận không thể thiếu đối với mọi tổ chức trong mọi lĩnh vực, KTNB đã n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 97 dần dần trở thành một hoạt động chuyên nghiệp mang tính độc lập cao, đóng vai trò quan trọng, trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Có nhiều quan điểm được đưa ra về vai trò, chức năng của KTNB, trong đó quan điểm cho rằng KTNB là một bộ phận của hệ thống KSNB DN, có vai trò trong việc đảm bảo tính kinh tế, phát triển văn hoá DN như là một phần của môi trường kiểm soát của hoạt động KSNB là quan điểm được nhiều chuyên gia kinh tế đề cập đến đầu tiên. Vào đầu thế kỷ 21, sự quan tâm về KTNB đã tăng lên do một loạt các vụ bê bối DN liên quan đến việc làm sai lệch báo cáo tài chính của các công ty quốc tế lớn. Hậu quả là sự quan tâm ngày càng tăng của chủ sở hữu đối với cơ chế KSNB của công ty và việc đưa ra những thay đổi tương ứng trong luật của nhiều quốc gia (bao gồm cả việc thông qua Đạo Luật Sarbanes-Oxley nổi tiếng năm 2002). Theo đó, một mặt, nhu cầu của ban giám đốc và quản lý của công ty về hoạt động KTNB với vai trò như là một hoạt động đánh giá độc lập đã tăng lên. Mặt khác, hoạt động KTNB của nhiều công ty diễn ra ngày càng thường xuyên, đặc biệt tập trung vào việc kiểm tra và lập hồ sơ KSNB (chủ yếu trong lĩnh vực báo cáo tài chính). Thông qua việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của KTNB cho thấy, ban đầu xuất phát từ các dịch vụ kiểm tra, xác minh tính chính xác của các nghiệp vụ tài chính, KTNB dần chuyển sang mục tiêu tìm kiếm nguồn lực và nâng cao chất lượng hoạt động của DN, đề xuất các khuyến nghị và giám sát việc thực hiện các khuyến nghị đã đề ra. Quá trình chuyển đổi hoạt động KTNB từ phương pháp tiếp cận truyền thống sang phương pháp tiếp cận hệ thống đã chậm lại và sự tham gia của KTNB trong việc xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro góp phần thúc đẩy hoạt động KTNB chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn tìm kiếm nguồn lực phát triển DN. Ở giai đoạn này, KTNB hướng đến mục tiêu tăng giá trị gia tăng của tổ chức và nâng cao hiệu quả quản lý nói chung, quản lý rủi ro và quản lý quy trình kinh doanh. Trong tương lai, KTNB có thể có tác động tích cực không chỉ đối với các hoạt động của DN, mà là của tất cả các đối tượng kinh tế và nền kinh tế nói chung. 2. KTNB ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam Hoạt động KTNB ở Thổ Nhĩ Kỳ Hoạt động KTNB xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ từ Thế kỷ 19, khi mà nhiều nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, việc các chủ nợ châu Âu tiến hành hoạt động kiểm soát việc thanh toán các khoản nợ của đế chế Ottoman, là hình thức sơ khai của KTNB. Đến năm1951, khái niệm KTNB đầu tiên được đưa ra trong Bộ Luật Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ, Luật Ngân hàng số 3182, ngày 22/7/1983, cũng đã đề xuất việc tiến hành KTNB trong các hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, luật này không áp dụng các chuẩn mực KTNB được ban hành bởi Viện KTNB quốc tế (IIA). Đến ngày 19/9/1995, Viện KTNB Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập, gồm 47 thành viên và trực thuộc IIA. Đến năm 1996, hệ thống các chuẩn mực KTNB quốc tế đã được dịch sang tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Từ năm 1997 trở đi, một hội nghị thường niên về phát triển KTNB đã được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ. Từ năm 2000, Viện KTNB đã tiến hành tổ chức thi Chứng chỉ KTV và được IIA cấp chứng nhận KTV quốc tế. Các quy định về KTNB đã được ban hành: - Quy định về thủ tục và nguyên tắc làm việc của Hội đồng điều phối KTV nội bộ, ban hành tháng 10/2005. - Quy định về tuyển chọn, đào tạo và cấp chứng nhận KTV nội bộ, ban hành tháng 10/2005. - Quy định về thủ tục và nguyên tắc làm việc cho KTV nội bộ ban hành tháng 7/2006. - Quy định về việc bổ nhiệm các KTV nội bộ ban hành vào tháng 9 và tháng 12/2006. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 98 Theo số liệu năm 2010, số lượng KTV ở Thổ Nhĩ Kỳ được cấp chứng chỉ KTV nội bộ là 362 người, Chứng nhận KTV cho Dịch vụ Tài chính (CFSA) là 41 người, KTV nội bộ trong các tổ chức chính phủ (CGAP) là 22 người. Tổng số người tham gia trong lĩnh vực KTNB đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Hoạt động KTNB ở Trung Quốc Sự hình thành và phát triển của KTNB ở Trung Quốc, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và các chính sách quản lý của chính phủ. Tháng 8/1983, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đề xuất ý kiến về vấn đề xây dựng và tăng cường vai trò của KTNB trong các phòng ban, nhằm thực hiện sự lãnh đạo thống nhất trong DN. Đến tháng 8/1985, Hội đồng Nhà nước đã thông qua "Quy chế kiểm toán tạm thời". Tháng 12/1985, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc ban hành "Một số quy định về KTNB". Đây có thể được coi là văn bản pháp luật đầu tiên về KTNB ở Trung Quốc. Tháng 7 năm 1987, Hội KTV độc lập của Trung Quốc chính thức ra đời và trở thành thành viên của Hiệp hội KTV hành nghề quốc tế vào tháng 12 năm đó. KTNB ở Trung Quốc đã dần phát triển hoàn thiện, thông qua Luật Kiểm toán ban hành năm 1994 đã xác định rõ vị trí KTNB trong hoạt động của DN. Năm 1995, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc đã ban hành các Quy định về KTNB đã cụ thể hóa các nguyên tắc về KTNB và hướng hoạt động kiểm toán, phù hợp với xu hướng của quốc tế. Đến năm 1997, Viện KTNB Trung Quốc phối hợp với IIA, để tổ chức các kỳ thi KTV nội bộ và cấp giấy chứng nhận KTV nội bộ quốc tế. Viện KTNB đã tiến hành dịch và áp dụng vào thực tiễn các chuẩn mực KTNB quốc tế. Nhìn chung, hoạt động KTNB ở Trung Quốc bắt đầu muộn nhưng phát triển rất nhanh. Trong vòng 10 năm, số lượng KTV nội bộ tăng lên 240.000 người có chứng chỉ hành nghề. Sự tăng trưởng nhanh chóng của KTNB đóng một vai trò tích cực, trong sự phát kinh tế ở Trung Quốc. KTNB ở Trung Quốc đang từng bước hoàn thiện theo cách hợp thức hóa, thể chế hóa, tiêu chuẩn hóa và phát triển bền vững. Hoạt động KTNB ở Hàn Quốc Sau khi giải phóng khỏi Nhật Bản, năm 1948, một Phòng Kiểm toán và giám sát độc lập được thành lập tại Hàn Quốc. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế, Hàn Quốc đã ban hành Luật Thương mại, trong đó hoạt động KTNB được quy định và quản lý bởi luật này. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998, đòi hỏi các công ty tham gia vào thị trường chứng khoán cần thành lập Ủy ban Kiểm toán để kiểm soát rủi ro, hạn chế thiệt hại cho các nhà đầu tư. Vì vậy, đến năm 1999, Bộ luật Thương mại Hàn Quốc đã được sửa đổi, để cho phép thành lập một Ủy ban Kiểm toán trong Tập đoàn kinh tế ở Hàn Quốc. Hiện nay, hoạt động KTNB được quy định trong Luật Thương mại, mọi DN hoạt động trên sàn chứng khoán bắt buộc phải thành lập bộ phận KTNB. KTNB của DN được Đại hội đồng cổ đông lập ra và có quyền đối với việc xác minh các hoạt động tài chính và tài sản của công ty, ngăn chặn việc lạm dụng quyền hạn của giám đốc và tiến hành báo cáo cho hội đồng cổ đông. Tháng 12/2005, Viện KTNB Hàn Quốc được thành lập (thành viên của IIA) và đóng một vai trò quan trọng, trong việc phát triển KTNB như một nghề chuyên nghiệp ở Hàn Quốc. Nghiên cứu quá trình phát triển của KTNB ở các nước cho thấy, hoạt động KTNB trên thế giới đã có sự phát triển tương đối hoàn thiện, trong khi đó ở Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực mới. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 99 Tổ chức KTNB trong các DN thương mại ở Việt Nam hiện nay, dựa trên quy định Luật Kế toán năm 2015. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một văn bản pháp lý cụ thể nào quy định vai trò, nhiệm vụ cũng như phương pháp tổ chức hoạt động kiểm toán trong các DN thương mại, trừ một số DN thuộc sở hữu nhà nước và các tổ chức tín dụng. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán và quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi các DN Việt Nam phải có sự chuẩn bị cần thiết trong quản lý DN, một trong số đó chính là việc xây dựng cho mình một bộ phận KTNB hiệu quả. Nhằm mục đích thúc đẩy quá trình phát triển hoạt động KTNB ở Việt Nam, Nhà nước và các DN cần có những động thái tích cực, đánh giá đúng đắn hơn vai trò của KTNB trong quá trình ngăn ngừa rủi ro, kiểm tra tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế của DN Việt Nam, đảm bảo DN đạt được các mục tiêu chiến lược, cũng như đối đầu với các rủi ro trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với Nhà nước, vai trò quan trọng hiện nay chính là xây dựng và phát triển một hệ thống pháp lý đầy đủ cho KTNB. Dự thảo về Nghị định KTNB chính là một trong những động thái tích cực của nhà nước trong việc phát triển kiểm toán ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần phối hợp với các tổ chức, DN, hiệp hội nghề để thúc đẩy việc thành lập Hội KTV nội bộ tại Việt Nam và là thành viên của Viện KTV nội bộ quốc tế. Đồng thời, mở rộng các chương trình nâng cao trình độ chuyên môn cho KTV nội bộ. Việc phối hợp với Viện KTNB quốc tế để xây dựng các chương trình bồi dưỡng cũng như thi lấy chứng chỉ CIA là một trong những hoạt động, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực KTNB. Đối với các DN ở Việt Nam, vấn đề tiên quyết chính là nhận thức của nhà quản lý về vai trò của KTNB trong việc bảo vệ tài sản và nâng cao giá trị của DN, không chỉ xây dựng hệ thống KTNB mang tính đối phó với các quy định pháp luật. Đổi mới phương pháp tiếp cận, lựa chọn phương pháp kiểm toán phù hợp, là tiền đề để hoàn thiện hoạt động KTNB. Để xây dựng được phương pháp kiểm toán hiệu quả đòi hỏi các KTV phải có sự sáng tạo, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ quốc tế và áp dụng một cách linh hoạt vào môi trường thực tiễn Việt Nam. ---------------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Internal Auditing in Turkey. Ozge Ascioglu, Internal Audit Director at AVEA. auditing.com/art.asp?n=283. 2. Yingjie Yang. Comparative Study on the Internal Audit between Chinese and Korean Enterprises. 2012. International Conference on Future Information Technology and Management Science & Engineering 3. Brink V.Z. Internal auditing: its nature and function and methods of procedure. N.Y., 1941. Lecture Notes in Information Technology, Vol.14. ----------------------------------
File đính kèm:
- lich_su_hinh_thanh_va_phat_trien_kiem_toan_noi_bo.pdf