Lí thuyết về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường Trung học Phổ thông

Bài báo trình bày khái quát tình hình nghiên cứu về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp

trên thế giới và Việt Nam, kế thừa ý tưởng các nhà khoa học trong và ngoài nước, xây dựng cơ sở

lí thuyết về chức năng và nội dung quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp bao gồm kế hoạch hóa,

tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra tích hợp với các thành tố của chủ thể quản lí, đối tượng quản lí và

công cụ quản lí nhằm đảm bảo tính khoa học và hiệu quả trong quản lí hoạt động tư vấn hướng

nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của

giáo dục, đào tạo trong thời kì mới.

Lí thuyết về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường Trung học Phổ thông trang 1

Trang 1

Lí thuyết về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường Trung học Phổ thông trang 2

Trang 2

Lí thuyết về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường Trung học Phổ thông trang 3

Trang 3

Lí thuyết về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường Trung học Phổ thông trang 4

Trang 4

Lí thuyết về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường Trung học Phổ thông trang 5

Trang 5

Lí thuyết về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường Trung học Phổ thông trang 6

Trang 6

Lí thuyết về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường Trung học Phổ thông trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 4420
Bạn đang xem tài liệu "Lí thuyết về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lí thuyết về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường Trung học Phổ thông

Lí thuyết về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường Trung học Phổ thông
i phí của chính 
phủ dành cho hoạt động này lại bị cắt giảm. Chính phủ cũng không có một quy chế cụ 
thể nào về hoạt động của các nhà tư vấn nói chung và tư vấn nghề nghiệp nói riêng, vì 
vậy các nhà tư vấn phải hoạt động dựa trên những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, 
phải tự đặt ra những mức phí có thể chấp nhận được. (dẫn theo Lê Thị Thanh Hương, 
2010, tr.84-87). 
Nhìn chung ở những nước phát triển, quản lí TVHN được tất cả các cấp quản lí từ 
cấp chính phủ đến địa phương coi trọng và được triển khai rộng khắp với sự tham gia 
không chỉ của nhà trường mà còn nhiều tổ chức xã hội khác nhau, tạo thành một hệ 
thống liên hoàn chặt chẽ. Tạo những điều kiện thuận lợi cả về mặt vật chất lẫn hệ thống 
những thông tin cần thiết để đảm bảo cho hoạt động TVHN cho HS có hiệu quả. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trần Vĩnh Linh 
191 
2.1.2. Tại Việt Nam 
TVHN ở nước ta đã được nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỉ XX. Cơ sở 
pháp lí của hoạt động hướng nghiệp được thể hiện qua những chủ trương, chính sách, 
văn bản pháp luật của nhà nước, qua những thông tư quyết định có liên quan của các cơ 
quan quản lí trực tiếp – Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác nhận rõ tầm quan trọng của 
công tác TVHN, đó là: 1) Nội dung cơ bản của hướng nghiệp (sự hài hòa giữa sở thích, 
hứng thú nghề, năng lực cá nhân và nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực; 2) Tính đa 
dạng của các hình thức hướng nghiệp; 3) Sự liên kết, phối hợp của các ban ngành, các 
tổ chức xã hội. Cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác hướng nghiệp cho HS 
phổ thông là Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các ban ngành, tổ chức khác phải có trách nhiệm 
phối hợp (Bộ kế hoạch và đầu tư, chính quyền địa phương các cấp, tổ chức xã hội, tổ 
chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, gia đình). 
Bên cạnh đó, từ năm 1996 đến nay đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về 
hướng nghiệp và tư vấn nghề cho HS, tập trung vào các đặc điểm của bản thân trong 
quá trình chọn nghề, tư vấn nghề đã được công bố điển hình như các nghiên cứu 
chuyên sâu của Đặng Danh Ánh về tư vấn chọn nghề cho HS phổ thông trải dài từ năm 
2003-2010, Phạm Tất Dong về hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông từ năm 
1978-2012, Lê Thị Thanh Hương (2010), Phạm Văn Sơn (2012), Đỗ Thị Bích Loan 
(2015), Lê Duy Hùng (2018). Kết quả về hoạt động TVHN được các tác giả tập trung 
về cơ sở lí luận, thực trạng và đề xuất biện pháp. Trong cơ sở lí luận, đáng lưu ý rằng 
chưa có sự thống nhất về khái niệm “tư vấn hướng nghiệp”, “tư vấn nghề”, “tư vấn 
hướng nghiệp”, “tham vấn hướng nghiệp” và “tư vấn học đường”. Đồng thời, các tác 
giả cũng đã nghiên cứu về nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, thực trạng GDHN và TVHN 
tại 3 trung tâm giáo dục lớn nhất: Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Những nội 
dung như đã trình bày về TVHN được các tác giả nghiên cứu với cách tiếp cận tâm lí 
học là chủ yếu. 
Tóm lại, mặc dù nhà nước và các cơ quan hữu quan đã có những chủ trương định 
hướng cho việc triển khai hoạt động này nhưng đến thời điểm hiện tại TVHN ở Việt 
Nam vẫn còn chưa thật sự được chú trọng, nhà nước đã đưa những quy định về công 
tác hướng nghiệp xuống các trường THPT, nhưng chưa có chế tài kiểm soát việc thực 
thi các quy định này hay nói cách khác, việc thực hiện quản lí TVHN còn yếu và kém 
hiệu quả. Đây chính là cơ sở lí luận cho phân tích lí thuyết quản lí hoạt động TVHN 
cho HS trường THPT ở phần sau. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 189-200 
192 
2.2. Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học 
phổ thông 
2.2.1. Khái niệm công cụ 
Trên cơ cở những nghiên cứu mang tính lí luận và thực tiễn về “tư vấn hướng 
nghiệp”, “tư vấn nghề”, “tư vấn hướng nghiệp” ‘tham vấn hướng nghiệp” và “tư vấn 
học đường” của các tác giả Hoàng Phê (2002), Đặng Danh Ánh (2009), Lê Thị Thanh 
Hương (2010), Phạm Văn Sơn (2012), Phạm Ngọc Linh (2013), Hồ Phụng Hoàng 
Pheonix và Trần Thị Thu (2015), Đỗ Thị Bích Loan (2015), Nguyễn Thị Thanh Huyền 
(2015), chúng tôi đưa ra các thuật ngữ có liên quan sau đây: 
 Tư vấn 
Thuật ngữ “couseling” trong tiếng Anh được chuyển sang tiếng Việt chủ yếu 
thành hai thuật ngữ “tư vấn” và “tham vấn”. Có thể hiểu tư vấn là hoạt động có sự tác 
động của chủ thể tư vấn và khách thể được tư vấn nhằm giúp người được tư vấn 
đưa ra quyết định cho một vấn đề nào đó. Chủ thể tư vấn là người có trình độ chuyên 
môn, có kinh nghiệm, được đạo tạo chuyên nghiệp, có kiến thức, kĩ năng và các phẩm 
chất đạo đức phù hợp với hoạt động tư vấn. Khách thể được tư vấn là người đang gặp 
khó khăn về các vấn đề liên quan đến tâm lí hay các mối quan hệ xã hội mà không tự 
giải quyết được và có nhu cầu được giúp đỡ. Kết quả của hoạt động tư vấn là khách thể 
được tư vấn lớn mạnh về nhận thức và tự giải quyết được vấn đề khó khăn của mình. 
Hiện nay, giữa các nhà chuyên môn còn chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng 
những thuật ngữ này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thuật ngữ “tham vấn” được sử 
dụng trong lĩnh vực tâm lí học bởi tham vấn tâm lí khác với tư vấn ở chỗ nhà tham vấn 
không được phép cho khách hàng những lời khuyên (như trong tư vấn), mà chủ yếu 
bằng các thủ pháp chuyên môn khác nhau, khích lệ khách hàng để họ tự tìm ra cách 
giải quyết vấn đề của mình một cách phù hợp nhất. Thuật ngữ “tư vấn” với nội hàm 
chung, bao gồm cả tham vấn tâm lí thường được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau 
của đời sống xã hội mà trong quá trình làm việc nhà TVHN vừa có thể sử dụng các 
biện pháp tâm lí làm cho khách hàng hiểu rõ bản thân, những mặt mạnh mặt yếu của họ 
vừa cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến ngành nghề khác 
nhau trong xã hội, từ đó hướng dẫn hoặc đề xuất cho khách hàng những cách 
thức/phương án lựa chọn ngành nghề trên cơ sở phân tích sự phù hợp giữa năng lực, sở 
thích điều kiện cá nhân và những yêu cầu của nghề, yêu cầu của thị trường lao động 
(Lê Thị Thanh Hương, 2010, tr.24-25). 
 Hướng nghiệp 
Khái niệm “Hướng nghiệp” (Carreer guidance) được phổ biến rộng rãi sau Hội 
nghị Quốc tế về Tâm lí học năm 1938 ở Barcelona, Tây Ban Nha. Sau đó ở các nước 
phương Tây đã ứng dụng những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực hướng nghiệp vào 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trần Vĩnh Linh 
193 
thực tế cuộc sống. Ở Việt Nam, Thông tư số 31-TT/17/11/1981 về việc hướng dẫn 
thực hiện quyết định của hội đồng chính phủ về công tác hướng nghiệp trong nhà 
trường phổ thông và sử dụng hợp lí HS phổ thông tốt nghiệp có quy định: “Hướng 
nghiệp là một yêu cầu cần thiết của cải cách giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nguyên 
lí và nội dung giáo dục của Đảng; góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân công 
và sử dụng hợp lí HS sau khi tốt nghiệp. Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ 
thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn HS chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát 
triển của xã hội, đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân. Hướng 
nghiệp phải dựa trên cơ sở giáo dục kĩ thuật tổng hợp và giáo dục toàn diện; Hướng 
nghiệp phải căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế, văn hoá và nhu cầu sử dụng 
nguồn lao động dự trữ của đất nước và địa phương; Mức độ nội dung, hình thức và 
phương pháp hướng nghiệp phải phù hợp với đặc điểm của HS (sức khỏe, lứa tuổi, 
trình độ học tập, xu hướng...)”. 
Như vậy, có thể định nghĩa: “Hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp tác 
động tác động của gia đình, nhà trường và toàn xã hội vào quá trình định hướng nghề 
nghiệp của cá nhân bằng cách giúp họ lựa chọn và xác định được vị trí nghề nghiệp của 
mình trong cuộc sống trên cơ sở kết hợp năng lực, sở trường, nguyện vọng của cá nhân 
với điều kiện gia đình và nhu cầu thị trường lao động, qua đó cá nhân tự quyết định 
chọn lấy một nghề phù hợp trong lao động nghề nghiệp sau này”. 
 Tư vấn hướng nghiệp 
Thuật ngữ Tư vấn hướng nghiệp đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên 
cứu nhưng chưa có công trình nào chỉ ra thật rõ ràng sự giống nhau và khác nhau giữa 
tư vấn nghề, TVHN và tư vấn nghề nghiệp (Career counseling). Theo tác giả Đặng 
Danh Ánh (2009, tr.3-4); Lê Thị Thanh Hương (2010, tr.32-33) về 3 thuật ngữ trên, có: 
Điểm giống nhau: Về hình thức lẫn nội dung thì tư vấn nghề, TVHN và tư vấn nghề 
nghiệp đều có chung mục tiêu chung nhất, cao nhất là giúp HS chọn được ngành học, 
nghề học và trường học sao cho phù hợp với yêu cầu của nghề, của xã hội và đặc điểm 
của bản thân các em. Điểm khác nhau cơ bản: Xét về đối tượng, phạm vi và mức độ thì 
tư vấn nghề là tư vấn diện hẹp, phạm vi diễn ra trong trường dạy nghề, trường trung 
cấp chuyên nghiệp, nó gắn với một ngành, một nghề cụ thể và đặc biệt gắn với khâu 
tuyển chọn nghề. Tư vấn nghề nghiệp bao gồm tất cả những hoạt động tư vấn gắn với 
những lựa chọn nghề nghiệp trải dài trong toàn bộ cuộc đời của cá nhân, trong khi đó 
TVHN quan tâm chủ yếu đến việc tư vấn định hướng nghề nghiệp cho HS trong các 
trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thông. TVHN là tư vấn diện rộng, đối tượng của 
TVHN là HS phổ thông, phạm vi diễn ra trong nhà trường phổ thông và trong trung 
tâm kĩ thuật tổng hợp-hướng nghiệp. Như vậy, nội hàm khái niệm tư vấn nghề nghiệp 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 189-200 
194 
bao hàm cả nội hàm khái niệm TVHN. TVHN được xem như là giai đoạn đầu của tư 
vấn nghề nghiệp. 
Các định nghĩa trên cho thấy TVHN bao gồm hai loại công việc: Một là hoạt 
động hướng dẫn, định hướng cho HS đi đến một nghề nhất định và Hai là hoạt động 
chuẩn bị cho các em cả về tri thức, kĩ năng, thái độ để tham gia vào lĩnh vực nghề 
nghiệp đó (tất nhiên nghề nghiệp này phải phù hợp với hứng thú, năng lực của các em 
và phù hợp với yêu cầu phân công lao động xã hội, của thị trường sức lao động). 
 Quản lí 
Từ những định nghĩa của Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich 
(1998), Hoàng Phê (2002), Thái Duy Tuyên (2010), Nguyễn Lộc (2010), Trần Kiểm & 
Nguyễn Xuân Thức (2012) có thể khái quát quản lí là “sự tác động có tổ chức, có kế 
hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí, thông qua thông qua 
các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá để đạt được mục tiêu 
quản lí. Bản chất của quản lí là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lí đến đối 
tượng quản lí, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Giữa chủ thể quản lí và khách thể quản lí 
có mối quan hệ tác động qua lại tương hỗ nhau. Chủ thể quản lí nảy sinh các động lực 
quản lí, còn khách thể quản lí làm nảy sinh các giá trị vật chất và tinh thần, đáp ứng 
nhu cầu của con người, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lí”. 
 Tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông 
Hoạt động TVHN cho HS THPT là quá trình tương tác giữ chủ thể tư vấn là GV 
THPT hay chuyên gia TVHN với đối tượng tư vấn là HS, trong đó chủ thể tư vấn phải 
có kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp để giúp HS hiểu vấn đề của bản thân và đưa ra quyết 
định lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với hợp với khả năng, điều kiện cá 
nhân, gia đình và xu hướng phát triển nghề nghiệp đó trong xã hội. TVHN ở trường 
phổ thông là quá trình trợ giúp và nâng cao nhận thức của HS lựa chọn chọn đúng 
ngành học, trường học hay một lĩnh vực nghề nghiệp để theo đuổi dưới sự trợ giúp của 
người tư vấn thông qua những đặc điểm tâm lí của bản thân để phát triển được sự 
nghiệp cá nhân vừa đóng góp chung cho định hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội. 
Như vậy, hoạt động TVHN ở trường phổ thông gồm 3 loại công việc sau: 1) Làm cho 
HS có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, về nội dung, yêu cầu của những nghề mà cá 
nhân mong muốn lựa chọn, đồng thời giúp cá nhân năm bắt và phân tích được những 
thông tin về thị trường lao động tại địa phương hoặc khu vực để làm căn cứ lựa chọn 
nghề nghệ; 2) Giúp HS nhận thức được về bản thân, đánh giá được những năng lực và 
khả năng của bản thân, thấy được giá trị của bản thân cũng như những khả năng thành 
công trong tương lai qua đó giúp cá nhân hình thành thái độ đúng đắn trong lựa chọn 
nghề nghiệp; 3) Hỗ trợ HS đưa ra được các quyết định chọn nghề phù hợp trên cơ sở 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trần Vĩnh Linh 
195 
tìm ra sự trùng khớp giữa mong muốn, khả năng, năng lực, điều kiện hoàn cảnh bản 
thân và yêu cầu của nghề cũng như nhu cầu của nghề đó trong xã hội. 
 Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường THPT 
Từ khái niệm “quản lí”, và những khái niệm về “hướng nghiệp” “TVHN”, chúng 
tôi nhận thấy công tác quản lí hoạt động TVHN trong nhà trường chính là một bộ phận 
không thể thiếu của quản lí giáo dục. Quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT là hệ 
thống những tác động có ý thức của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí bằng các 
phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí (lập 
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá) hoạt động TVHN và sử dụng mọi 
nguồn lực sẵn có của nhà trường nhằm đạt mục tiêu của hoạt động này cho HS trong 
trường THPT. 
Bộ máy quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT bao gồm: Ban giám hiệu (Hiệu 
trưởng, phó hiệu trưởng); Tổ trưởng bộ môn; GV chủ nhiệm; GV bộ môn; Đoàn Thanh 
niên Cộng sản Hồ Chí Minh; GV giảng dạy kĩ thuật; Đại diện hội cha mẹ HS; Các cơ 
sở sản xuất ở địa phương. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1981) 
2.2.2. Quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT 
Quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT có ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc 
định hướng, lựa chọn nghề, lựa chọn trường phù hợp cho HS tốt nghiệp THPT trong 
tương lai. Quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT là hệ thống những tác động có ý 
thức của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí bằng các phương pháp và công cụ nhất 
định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo 
và kiểm tra, đánh giá) hoạt động TVHN và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của nhà 
trường nhằm đạt mục tiêu của hoạt động này cho HS trong trường THPT. 
Theo Trần Kiểm (2014, tr.11), quản lí giáo dục trong phạm vi nhà trường (vi mô) 
là “hoạt động quản lí bao gồm nhiều loại, như quản lí hoạt động giáo dục: hoạt động 
dạy học, hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp), hoạt động xã hội, hoạt động văn thể, hoạt 
động lao động, hoạt động ngoại khóa, hoạt động GDHN...; quản lí các đối tượng khác 
nhau: quản lí GV, HS, quản lí tài chính, quản lí cơ sở vật chất...; quản lí nhiều khách 
thể khác: quản lí thực hiện xã hội hóa giáo dục, điều tiết và điều chỉnh ảnh hưởng từ 
bên ngoài nhà trường, tham mưu với Hội phụ huynh HS...”. Bên cạnh đó, quản lí giáo 
dục được diễn ra theo một quá trình, trong quá trình này có sự tác động của các nhân tố 
bên trong và bên ngoài nhằm thực hiện mục đích của quản lí đề ra thông qua bốn chức 
năng cơ bản: Kế hoạch hóa, tổ chức, điều khiển (chỉ đạo thực hiện) và kiểm tra. Trong 
quá trình quản lí còn cần sự tác động từ các yếu tố cơ bản: chủ thể quản lí, đối tượng 
quản lí (người tác động trực tiếp đến đối tượng được tư vấn) và công cụ quản lí. Do đó, 
những lí thuyết quản lí giáo dục trong phạm vi nhà trường đều vận dụng trong quản lí 

File đính kèm:

  • pdfli_thuyet_ve_quan_li_hoat_dong_tu_van_huong_nghiep_o_truong.pdf