Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

TÓM TẮT

Bài viết trình bày một số nội dung liên quan tới ứng dụng bộ

PowerPoint Microsoft Office 365 trong giảng dạy. Cụ thể, bài viết giới

thiệu một số tính năng mới trên PowerPoint Office 365 và các bước tạo

video bài giảng và khung lý thuyết TPACK áp dụng kèm theo; đồng thời,

chia sẻ kết quả nghiên cứu ứng dụng các video bài giảng Ngữ pháp trong

học phần tiếng Anh 3 tại Trường Đại học Hoa Lư.

1. MỞ ĐẦU

Tháng 5 năm 2018 Microsoft đã chính thức tích hợp tính năng Screen

Recording (ghi video màn hình) vào bộ công cụ Office 365. Đây là một add-on

độc lập đã được Microsoft phát triển và thử nghiệm từ 4 năm trước đó với tên gọi

Office Mix (Microsoft). Recording giúp các nhà giáo dục có thể quay video các

slides bài giảng được tạo ra trên PowerPoint. Đặc biệt, kết hợp với các tính năng

mới Microsoft cập nhật cho PowerPoint, giáo viên có cơ hội phát huy sức sáng

tạo của mình trong khi soạn bài giảng với các slides và videos sinh động. Giáo

viên có thể tải lên internet (Youtube, Facebook, ) để chia sẻ hoặc gửi trực tiếp

cho sinh viên xem lại phục vụ mục đích học tập.

Theo Basal (2015) việc tạo các video bài giảng mang lại ba lợi ích quan

trọng sau: Thứ nhất, việc sử dụng video bài giảng giúp giáo viên giải phóng thời

gian giảng bài trên lớp, thay vào đó, giáo viên và sinh viên có nhiều thời gian thảo

luận và luyện tập thông qua làm nhiều bài tập thực hành hơn. Thứ hai, sinh viên

có cơ hội cá nhân hóa việc học tập của mình. Và sinh viên sẽ có nhiều lựa chọn

học tập hơn dựa những điều kiện sẵn có về thời gian, năng lực, và nhu cầu riêng.

Khi không thể đến lớp, sinh viên có thể xem lại các video bài giảng để không bỏ

lỡ nội dung học tập. Thứ ba, các video giảng bài tăng thêm lựa chọn sư phạm cho

giáo viên, và sinh viên có cơ hội tiếp cận kiến thức và yêu thích môn học. Trang

Panopto cũng khẳng định, việc xem các video bài giảng làm tăng hiệu quả học

tập. Khi xem video bài giảng, sinh viên tập trung hơn. Và do đó, sinh viên tiếp

thu kiến thức sâu hơn.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung, và áp dụng các

công cụ công nghệ cụ thể nói riêng vào môi trường giáo dục, có thể gây hiệu ứng

tiêu cực. Đặc biệt, khi giáo viên không có phương pháp và quy trình ứng dụng

phù hợp (Acedo, 2019). Để tối ưu hóa công năng của công nghệ và nâng cao chất

lượng giảng dạy, Sheninger và Kieschnick (2018) cho rằng, 3 khung lý thuyết

đáng tin cậy mà các nhà giáo dục có thể tham khảo đang phổ biến hiện nay là:

SARM (Substitution - Augmentation - Modification - Redefinition), TPACK

(Technological Pedagogical and Content Knowledge), và TIM (Technology

Integration Matrix). Rogers (2018) đề xuất TPACK là mô hình phù hợp cho các

nhà giáo dục trong mọi bối cảnh giảng dạy dựa trên tính thực tế, đơn giản và hiệu

quả cao.

Tại trường Đại học Hoa Lư, tiếng Anh 3 là môn học bắt buộc với tất cả sinh

viên chính quy thuộc các ngành học khác nhau. Giáo trình chính sử dụng cho học

phần tiếng Anh 3 là cuốn New English File Intermediate. Trong đó có 21 nội dung

học tập về Ngữ pháp cho 15 tuần học. Việc giảng dạy các chủ điểm ngữ pháp mất

nhiều thời gian trên lớp. Với mỗi chủ điểm, giảng viên thường dành khoảng 20-

35 phút vừa giảng vừa luyện tập. Điều này gây áp lực cho giảng viên trong việc

vừa phải giúp sinh viên nắm được bài vừa phải đảm bảo đúng tiến trình giảng dạy.

Bên cạnh đó, không gian lớp học và phương pháp giảng bài truyền thống đơn điệu

trên lớp nhiều khi làm giảm sức hút đối với môn học. Sinh viên mất đi động lực

học tập, không còn hứng thú với việc học. Những bất cập này gây ảnh hưởng tiêu

cực tới chất lượng đào tạo. Do vậy, cần thiết phải có giải pháp phù hợp.

Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trang 1

Trang 1

Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trang 2

Trang 2

Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trang 3

Trang 3

Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trang 4

Trang 4

Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trang 5

Trang 5

Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trang 6

Trang 6

Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trang 7

Trang 7

Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trang 8

Trang 8

Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trang 9

Trang 9

Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 193 trang xuanhieu 4740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
[1]. Phạm Viết Vượng (2004), Giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học quốc 
gia Hà Nội. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN I: BÁO CÁO TOÀN VĂN 180 
[2]. Hà Nhật Thăng (2004), Phương pháp công tác của người giáo viên 
chủ nhiệm ở trường Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học quốc gia 
Hà Nội. 
[3]. Hà Nhật Thăng (2005), Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường 
phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục. 
[4]. https://www.classdojo.com 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN II: BÁO CÁO TÓM TẮT 181 
PHẦN II: BÁO CÁO TÓM TẮT 
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ÂM 
 NHẠC CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON 
 ThS. PHẠM THỊ THU HIỀN 
 Khoa Tiểu học – Mầm non 
 Bài viết đề cập đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 
Âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non nhằm phát huy tính tích 
cực, sáng tạo, sự hứng thú, tiếp thu bài một cách nhanh hơn, trực quan và 
sinh động hơn góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo của Trường 
Đại học Hoa Lư, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của ngành 
giáo dục nói chung và dạy học Âm nhạc nói riêng hiện nay. 
 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÒNG KẾ TOÁN ẢO TRONG DẠY HỌC 
 THỰC HÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 ThS. HÀ THỊ MINH NGA 
 Khoa Kinh tế - Kỹ thuật 
 Mô hình kế toán ảo là việc mô phỏng lại mô hình một bộ máy kế toán trong 
một đơn vị hoạt động thực tế, trong đó sinh viên được trực tiếp tham gia vào công 
tác kế toán của một doanh nghiệp cụ thể, trở thành một nhân viên kế toán thực 
thụ. Để nâng cao hiệu quả đào tạo, phát triển kỹ năng thực hành kế toán đồng thời 
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, các khối ngành kế toán thuộc các 
trường đại học đang từng bước triển khai mô hình phòng thực hành kế toán ảo 
trong giảng dạy. Bài viết trình bày việc ứng dụng mô hình phòng kế toán ảo trong 
dạy học thực hành và một số đề xuất của bộ môn kế toán nhằm thực hiện có hiệu 
quả việc ứng dụng công nghệ thông tintrong dạy học thực hành cho sinh viên 
chuyên ngành kế toán tại Trường Đại học Hoa Lư đó là xây dựng mô hình phòng 
kế toán ảo ứng dụng vào giảng dạy cho sinh viên ngành kế toán. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN II: BÁO CÁO TÓM TẮT 182 
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG 
 DẠY HỌC HÁN NÔM 
 ThS. BÙI LÊ NHẬT 
 Khoa Xã hội – Du lịch 
 Ứng dụng công nghệ soạn thảo bài giảng điện tử trong dạy học là xu thế 
tất yếu của thời hiện đại, đặc biệt là dạy học Hán Nôm. Công việc này được bắt 
đầu từ công đoạn chuẩn hóa những font chữ Hán Nôm dùng cho giảng dạy, xây 
dựng ứng dụng nhập chữ. Trong quá trình soạn bài, trước thực tế những phần 
mềm soạn thảo dựa trên flash hiện nay sắp không web được hỗ trợ, cán bộ giảng 
viên ngành Hán Nôm đã tập trung chuyển hướng sang sử dụng ngôn ngữ html5 
kết hợp công cụ đồ họa photoshop, coredraw, gimp để tạo hiệu ứng động cho bài 
giảng điện tử, giúp bài giảng đảm bảo tính sinh động khi trình chiếu mà vẫn có 
thể chạy trên trình duyệt, tiện cho việc tổ chức lớp học trực tuyến bằng Google 
Class và Microsoft Class. Bài viết trình bày một số nội dung về việc ứng dụng 
công nghệ thông tin trong dạy học Hán Nôm. 
 SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN 
 CN. PHẠM THỊ MINH THU 
 Khoa Tự nhiên 
 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán hiện nay là tích cực 
hóa hoạt động học tập nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng 
tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Với việc ứng dụng công 
nghệ thông tin vào dạy học môn toán thì môi trường dạy học đã thay đổi tác động 
tích cực tới đổi mới phương pháp dạy học môn Toán. Bài viết trình bày một số 
vấn đề về sử dụng phần mềm dạy học toán làm phương tiện hỗ trợ một cách hợp 
lý sẽ cho việc nâng cao hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn 
toán. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN II: BÁO CÁO TÓM TẮT 183 
 SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY - HỌC 
 THIẾT KẾ CÁC SẢN PHẨM CHO HỌC PHẦN ĐỒ CHƠI TRẺ EM 
 ThS. TỐNG THỊ KIM ANH 
 Khoa Tiểu học – Mầm non 
 Việc sử dụng các phần mềm đồ họa trong giảng dạy các học phần Mĩ thuật 
ở Trường Đại học Hoa Lư đang được bộ môn nghiên cứu và thử nghiệm. Hiện tại 
đã có học phần Đồ chơi trẻ em được ứng dụng phần mềm đồ họa Sketchup trong 
giảng dạy học và học tập. Qua quá trình giảng dạy bộ môn nhận thấy việc sử dụng 
phần mềm đồ họa này rất thiết thực và mở ra rất nhiều cơ hội học tập nghiên cứu 
sáng tạo cho sinh viên. Bài viết trình bày về việc sử dụng công nghệ thông tin 
trong dạy - học thiết kế các sản phẩm cho học phần đồ chơi trẻ em. 
 SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC XÂY DỰNG 
 QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN PHÁP LUẬT 
 ĐẠI CƯƠNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ – NINH BÌNH 
 ThS. PHẠM THANH XUÂN 
 ThS. VŨ TUỆ MINH 
 Bộ môn Lý luận chính trị 
 Công nghệ thông tin được xem là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương 
pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng 
giáo dục. Cũng như các môn khoa học khác, việc ứng dụng công nghệ thông tin 
trong giảng dạy môn Pháp luật đại cương góp phần mang lại hiệu quả nhất định. 
Bài viết khái quát quy trình thiết kế một bài giảng điện tử môn Pháp luật đại cương 
và một số vấn đề cần quan tâm trong việc xây dựng quy trình thiết kế bài giảng 
điện tử môn Pháp luật đại cương ở Trường Đại học Hoa Lư hiện nay. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN II: BÁO CÁO TÓM TẮT 184 
 MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY CHIẾU PROJECTOR 
 TRONG HOẠT ĐỘNG RÈN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH 
 VIÊN NGÀNH GDTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 ThS. BÙI THỊ HỒNG, ThS. BÙI THỊ KIM PHỤNG 
 Khoa Tiểu học - Mầm non 
 Phương tiện dạy học (PTDH) là một trong ba yếu tố quan trọng tạo nên sự 
thành công trong hoạt động dạy học (Nội dung - Phương pháp - Phương tiện). 
Việc lựa chọn, khai thác và sử dụng PTDH trong một bài học bất kì luôn phải xuất 
phát trước hết từ chính mục tiêu, nội dung của bài học và phù hợp với đối tượng. 
Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới khả năng của mỗi loại PTDH trong hỗ trợ phát 
triển năng lực của người học. Bài viết trình bày một số lưu ý khi sử dụng sử dụng 
máy chiếu Projector trong thực hành nghiệp vụ sư phạm đối với sinh viên ngành 
Giáo dục tiểu học - Trường Đại học Hoa Lư. 
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI 
 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TẠI BỘ MÔN VĂN HÓA – DU 
 LỊCH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 Th.S ĐỖ THỊ HỒNG THU, CN. NGUYỄN HỒNG THỦY 
 Khoa Xã hội – Du lịch 
 Hiện nay, công nghệ thông tin thực sự trở nên rất quan trọng trong mọi lĩnh 
vực của đời sống và xã hội. Trong hoạt động giáo dục, công nghệ thông tin đã và 
đang được ứng dụng ngày càng nhiều, hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy và học của 
giáo viên và học sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương 
pháp giảng dạy tại bộ môn Văn hóa - Du lịch ở Trường Đại học Hoa Lư bước đầu 
đã có được kết quả, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết trình bày một số 
vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy bộ 
môn Văn hóa - Du lịch, Trường Đại học Hoa Lư. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN II: BÁO CÁO TÓM TẮT 185 
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC HÓA 
 HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 ThS. HÀ THỊ HƯƠNG 
 Khoa Tự Nhiên 
 Công nghệ thông tin có vai trò rất to lớn trong tất cả các ngành khoa học, 
trong đó dạy và học nghiên cứu hóa học cũng vậy. Dạy học hóa học cần đáp ứng 
xu thế mới, ứng dụng công nghệ thông tin để khắc phục những khó khăn trong 
việc minh họa các khái niệm trừu tượng của lý thuyết về cấu tạo chất, về phản 
ứng hóa học, giúp thể hiện một cách sinh động mối quan hệ giữa cấu trúc và hoạt 
tính của các chất. Để phát huy tốt nhất ứng dụng của công nghệ thông tin đòi hỏi 
đội ngũ giáo viên hóa học có những năng lực, trình độ nhất định và sự linh động, 
sáng tạo trong từng bài giảng. Bài viết phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất 
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong 
dạy học Hóa học ở Trường Đại học Hoa Lư hiện nay. 
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ GIÚP TRẺ 
 ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN 
 ThS. VŨ THỊ DIỆU THÚY, 
 ThS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN 
 Khoa Tiểu học – Mầm non 
 Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, lĩnh vực công 
nghệ thông tin cũng đã, đang và không ngừng có bước phát triển, tác động đến 
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục, thành tựu của công 
nghệ thông tin đã làm thay đổi tính chất và hiệu quả của việc dạy học nói chung, 
trong dạy học bậc học mầm non nói riêng. Bài viết tập trung trình bày về cách 
thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ định hướng thời gian nhằm thúc 
đẩy hơn nữa chất lượng tổ chức cho trẻ định hướng thời gian, phát triển ở trẻ năng 
lực nhận thức, sự phát triển trí tuệ, hình thành ở trẻ những kĩ năng toán học cơ 
bản. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN II: BÁO CÁO TÓM TẮT 186 
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC SINH 
 HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
 TS. LÊ THỊ TÂM 
 Khoa Nông Lâm 
 Bài viết trình bày về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 
học Sinh học ở Trường Đại học Hoa Lư thể hiện ở việc ứng dụng các phần mềm 
công cụ để chuẩn bị tư liệu kỹ thuật số phục vụ dạy học; soạn giáo án, bài giảng 
điện tử; kiểm tra đánh giá. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao 
hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Sinh học ở nhà trường hiện 
nay. 
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY - HỌC TẠI 
 BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 ThS. VŨ THỊ VÂN HUYỀN 
 Khoa Kinh tế - Kỹ thuật 
 Ngày nay, với sự phát triển không ngừng, công nghệ thông tin đã trở thành 
công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Với bài viết này, 
tác giả nhằm giới thiệu tổng quan, một số cách thức ứng dụng công nghệ thông 
tin vào quá trình dạy, học đại học nói chung, dạy, học các học phần thuộc Bộ môn 
Quản trị kinh doanh trị kinh doanh ở Trường Đại học Hoa Lư nói riêng. 
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở BỘ 
 MÔN KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ HIỆN NAY 
 TS. VŨ ĐỨC HẠNH 
 Khoa Kinh tế - Kỹ thuật 
 Hiện nay, những thành tựu của công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục 
đã làm thay đổi tính chất, hiệu quả của các hoạt động dạy học trong nhà trường. 
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường đại học không 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN II: BÁO CÁO TÓM TẮT 187 
chỉ là xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, mà nó còn có tác động lớn đối với 
quá trình học tập của sinh viên. Bài viết trình bày một số vấn đề về ứng dụng công 
nghệ thông tin trong dạy học ở bộ môn kinh tế, Trường Đại học Hoa Lư hiện nay. 
 ỨNG DỤNG KAHOOT TRONG DẠY HỌC TIN HỌC Ở 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ 
 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học 
 Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã có tác dụng 
to lớn đối với tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học. Thực tế cho thấy, 
các sản phẩm ứng dụng của công nghệ thông tin đã đem lại nhiều tiện ích cho tất 
cả các quá trình dạy, học, quản lý ở trường đại học. Việc ứng dụng công nghệ 
thông tin trong dạy học ở trường đại học không chỉ ảnh hưởng quan trọng đến quá 
trình học tập của sinh viên mà còn góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp cho 
giảng viên. Bài viết trình bày việc hướng dẫn sử dụng Kahoot, đánh giá về công 
cụ và việc sử dụng Kahoot trong dạy học tin học tại Trường Đại học Hoa Lư. 
 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
 TRONG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHO SINH VIÊN 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 ThS. VŨ THỊ HỒNG, 
 ThS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT, 
 ThS. PHẠM THU QUỲNH 
 Bộ môn GDTC – Tâm Lý 
 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một trong những giải pháp 
quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đồng thời 
đáp ứng yêu cầu thực tiễn của người học và công tác quản lý. Bài viết đề cập đến 
vai trò cơ bản của người giảng viên trong quá trình dạy học nói chung, hướng dẫn 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN II: BÁO CÁO TÓM TẮT 188 
tự học nói riêng và định hướng sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình hướng 
dẫn tự học, tự nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần. 
 ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA TRẺ MẦM NON BẰNG VIỆC TÍCH 
 HỢP GIÁO DỤC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG 
 ThS. LƯU THỊ CHUNG1 
 ThS. LƯƠNG THỊ HÀ2 
 1, Khoa Tiểu học – Mầm non 
 2, Phòng Khảo thí và ĐBCL 
 Trong dạy học, nhiệm vụ của người giáo viên là phải tạo sân chơi và cung 
cấp cho tất cả mọi học sinh cơ hội bình đẳng để thành công. Đối với giáo dục 
mầm non, bằng việc tích hợp 2 lĩnh vực vào chương trình giáo dục để có thể tạo 
ra cơ hội cho trẻ hiểu biết sâu sắc hơn về môi trường và công nghệ. Bài báo trình 
bày một số tìm hiểu về việc sử dụng các thiết bị công nghệ (Webcams, máy quay 
phim, chụp ảnh, công nghệ di động) như thế nào để khuyến khích trẻ mầm non 
tham gia các hoạt động nhằm giúp trẻ hiểu rõ giá trị của các nguồn lực thiên nhiên 
khi khám phá các vấn đề về môi trường. 
 SỬ DỤNG CÔNG CỤ GOOGLE SITES, FORMS ĐỂ XÂY DỰNG 
 WEBQUEST DẠY HỌC NỘI DUNG ĐÚC TRONG HỌC PHẦN CƠ 
 KHÍ ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 ThS. ĐINH THỊ THỦY 
 Khoa Kinh tế - Kỹ thuật 
 Webquest là một dạng bài tập yêu cầu người học sử dụng World Wide Web 
để giải quyết một giả thuyết hay vấn đề trong thực tế. Phương pháp này sử dụng 
một mô hình website được thiết kế để định hướng việc học tập của người học, 
nhằm tránh lãng phí thời gian vào việc tìm kiếm thông tin, dành nhiều thời gian 
cho việc sử dụng và khai thác thông tin. Bài viết trình bày việc sử dụng công cụ 
Google sites để xây dựng trang Webquest và vận dụng dạy học nội dung Đúc 
trong học phần cơ khí đại cương tại Trường Đại học Hoa Lư. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 
 PHẦN II: BÁO CÁO TÓM TẮT 189 
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 KỶ YẾU HỘI THẢO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ 

File đính kèm:

  • pdfky_yeu_hoi_thao_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_de_nang_cao_cha.pdf